Giải pháp về tình yêu tuổi học trò

Để chuẩn bị nội dung cho tiết sinh hoạt theo chủ đề, giờ sinh hoạt tuần trước đó, cô giáo chủ nhiệm đã giao nhiệm vụ cho tổ 1 thực hiện chủ đề “Tình yêu tuổi học trò”. Sau khi nhận nhiệm vụ, các thành viên trong tổ đã cùng nhau bàn bạc, lựa chọn nội dung, lên kế hoạch, phân chia nội dung công việc cho từng thành viên trong tổ và cùng nhau làm phần mềm trình chiếu Power point để trình bày trong giờ sinh hoạt thực hiện chủ đề.

Giờ sinh hoạt chủ đề có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thu Lý và 39 các bạn học sinh trong lớp 10A1. Sau phần giới thiệu của MC Vũ Thị Phượng – đại diện tổ 1 trình bày kết quả tìm hiểu về Chủ đề: “Tình yêu của tuổi học trò”.

Bạn Vũ Thị Phượng trình bày kết quả tìm hiểu chủ đề trước lớp
 

Các bạn tổ 1 đưa ra câu hỏi và gợi ý trả lời về chủ đề “Tình yêu tuổi học trò” bằng kết quả khảo sát cụ thể:

Câu hỏi 1: Tình yêu là gì?

- Tình yêu là hành động quan tâm, chăm sóc và lo lắng… dành cho một người nào đó mà bạn yêu thương và mong muốn mang lại thật nhiều hạnh phúc đến cuộc sống của họ.

Câu hỏi 2: Thế nào là tình yêu tuổi học trò?

- Tình yêu tuổi học trò: trong sáng, hồn nhiên và đơn giản.

- Một tình yêu ngộ nghĩnh với những biểu hiện chân thành, là những rung cảm đầu đời dành cho một người khác giới.

- Tình yêu học trò đơn giản là chờ nhau đi học, cùng nhau ăn vặt, cùng nhau dạo chơi,…

Câu hỏi 3:  Ý nghĩa của tình yêu tuổi học trò?

a. Tích cực:

- Về tâm lí:

+ Giúp hoàn thiện tâm lí bản thân, sống thật với cảm xúc.

+ Giúp con người trở nên vị tha, thấu hiểu và đồng cảm hơn.

+ Giúp chúng ta có một lối sống tích cực và biết suy nghĩ hơn.

- Về học tập:

+ Giúp giải tỏa phiền muộn và bớt căng thẳng trong học tập.

+ Giúp đỡ nhau trong học tập.

+ Có một người bạn tri kỉ, chia sẻ và thấu hiểu mọi chuyện buồn vui.

b. Hạn chế:

- Ở lứa tuổi học trò chưa đủ chín chắn và trưởng thành để nhận thức về tình yêu.

- Nếu không có suy nghĩ đúng đắn sẽ có những lệch lạc và phản ứng tiêu cực.

Câu hỏi 4: Tại sao chúng ta lại nảy sinh tình yêu tuổi học trò?

a. Nguyên nhân chủ quan

- Học sinh trung học đang ở lứa tuổi phát triển và thay đổi về tâm sinh lý.

- Nhận thức chưa đúng đắn về tình yêu: yêu theo phong trào, yêu để giải trí, yêu để lợi dụng…

b. Nguyên nhân khách quan

- Do gia đình chưa quan tâm đến con cái; chưa có những biện pháp tích cực, cụ thể và hiệu quả để định hướng và tác động đến nhận thức của các bạn…

Câu hỏi 5: Phụ huynh cần nhìn nhận về tình yêu tuổi học trò như thế nào?

+ Cần nhận thức được đây là tâm lý tuổi mới lớn của mỗi con người.

+ Phụ huynh cần trở thành một người bạn của con cái, để chia sẻ, lắng nghe và định hướng cho con những gì tốt nhất. Chứ không phải áp đặt, phản đối và tức giận với con, điều đó chỉ làm cho mọi thứ thêm tồi tệ.

Sau phần trình bày rõ ràng, thuyết phục của bạn Phượng - đại  diện  tổ 1 đưa ra, các thành viên trong lớp đều tỏ ra phấn khởi, hài lòng.

Nhưng có lẽ phần sôi nổi, hấp dẫn nhất của tiết sinh hoạt là các thành viên trong tập thể được nói lên những suy nghĩ, ý kiến của mình về câu hỏi mà các bạn tổ 1 thảo luận trước lớp: “Theo bạn, nên yêu hay không yêu ở lứa tuổi còn là học sinh?”

Bạn Nguyễn Tuấn Anh Đài cho rằng: “Tình yêu tuổi học trò thì không nên vì tình yêu rất khó đoán, khó giữ được lâu dài và ảnh hưởng đến học tập.”

Bạn Nguyễn Trung Nam bộc lộ quan điểm: “Mình nghĩ là nên bởi theo mình đó cũng là một kỉ niệm đáng nhớ trong tuổi học trò, không phải cứ khi yêu vào là sẽ học kém đi, chất lượng học tập giảm sút, nhờ tình yêu sẽ giúp nhau tiến bộ trong học tập”.

Là một cán sự lớp, bạn Bùi Tuấn Hưng cũng bày tỏ ý kiến của mình: “Về vấn đề nên hay không nên thì tùy thuộc vào mỗi người, nếu cảm thấy mình ý thức được, mình nghiêm túc và mình coi đó là một động lực để học hành, để phấn đấu thì mình nên yêu. Còn nếu mình chỉ yêu cho bằng bạn bằng bè và yêu theo phong trào thì mình không nên yêu vì có thể ảnh hưởng tới cả hai.”

Còn bạn Nguyễn Ngọc Sáng lại cho rằng: “Mình nghĩ là không nên yêu tuổi học trò vì tuổi học trò chưa đủ trưởng thành để nhận thức được tình yêu, do đó sẽ ảnh hưởng tới học tập.”

Bạn Nguyễn Thị Phương Thảo - lớp phó văn thể mỹ của lớp 10A1 nêu quan điểm rằng: “Mình nghĩ là không nên yêu bởi là con người ai cũng có cảm xúc nhưng khi ta đủ thông minh sẽ cân bằng được cảm xúc ấy. Đúng là yêu có hai mặt nhưng hầu như sẽ theo hướng tiêu cực vì khi yêu chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối như: ghen tuông, cãi vã, giận hờn… khi đó chúng ta sẽ không cân bằng được việc học, mất tập trung, dẫn đến sự suy sụp tinh thần.”

Tiết sinh hoạt khép lại với lời nhắn nhủ của cô giáo chủ nhiệm: cô mong các em nên cân nhắc thật kĩ trước khi đến với tình yêu ở tuổi học trò; phải xác định rõ mục tiêu học tập trong những năm học THPT, và nếu có tình yêu ở tuổi học trò thì phải biết cân bằng giữa việc học với việc yêu, không để tình yêu ảnh hưởng tới việc học; nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt tới tương lai của các em.

Giờ sinh hoạt về chủ đề “Tình yêu tuổi học trò” đã mang đến cho các bạn học sinh trong lớp những hiểu biết về tình yêu, những mặt tích cực và hạn chế khi yêu ở tuổi học trò… Qua việc chia sẻ một cách chân tình những suy nghĩ của các thành viên trong lớp, mỗi bạn sẽ tự rút ra cho mình những bài học bổ ích và lựa chọn cho mình một cách ứng xử thông minh nếu như đến với tình yêu tuổi học trò để không mắc sai lầm và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Bài và ảnh: Lớp 10A1

Mối tình tuổi học trò là những rung động đầu đời hồn nhiên và trong sáng, để lại nhiều cảm xúc đẹp. Tuy nhiên, việc yêu sớm cũng có nhiều mặt trái. Sau đây, bài viết xin chia sẻ hệ lụy của tình yêu học đường và giải pháp cho vấn đề này.

Bởi

pham nham

-

20 Tháng Chín, 2018

14

0

Chia sẻ

Facebook

Twitter

Mối tình tuổi học trò là những rung động đầu đời hồn nhiên và trong sáng, để lại nhiều cảm xúc đẹp. Tuy nhiên, việc yêu sớm cũng có nhiều mặt trái. Sau đây, bài viết xin chia sẻ hệ lụy của tình yêu học đường và giải pháp cho vấn đề này.

Tình yêu học đường là gì?

Theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý,hiện nay,tình yêu học đường là vấn đề nan giải nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc tìm hiểu khái niệm này thì không phải ai cũng chú ý. Hiểu một cách đơn giản thì đây là tình yêu của những bạn trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Vậy tình yêu học đường là gì? Tình yêu tuổi học đường là sự yêu thương, rung động giữa nam nữ học sinh. Loại tình cảm này có thể xuất phát từ tình bạn thân thiết, từ sự ngưỡng mộ giữa những học sinh trong lớp hay thậm chí là từ sự đua đòi, chạy theo phong trào hay chứng tỏ bản thân của các bạn trẻ hiện nay. Đây là những cảm xúc đẹp đẽ và thiêng liêng của con người.

Tình yêu học đường gây ra những hệ lụy gì?

Bàn về tình yêu học đường, có rất nhiều ý kiến trái chiều và xung đột. Nhiều ý kiến cho hay, tình yêu học trò phần nhiều là mối tình đầu. Mối tình này là rung động cảm tính, tuy rất trong sáng song lại thiếu chiều sâu và rất dễ bị chết yểu.

Tình yêu học đường là tình yêu đẹp nhưng cũng có nhiều hệ lụy

Tình yêu học trò cũng đem lại một số lợi ích, song phần nhiều lại là hệ lụy. Đây được ví là một con dao hai lưỡi . Nếu không biết cách điều chỉnh và ứng xử có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc.

+Gây ảnh hưởng đến việc học

Đây là hệ lụy đầu tiên mà tình yêu học trò đem lại. Các em học sinh hầu hết chưa có nhìn nhận đầy đủ và chính chín chắn về tình yêu, lại chưa được trang bị những kỹ năng sống cơ bản nên tình trạng học sinh yêu sớm và có những quan hệ gần gũi về thể xác đã gây ra những hệ lụy đáng tiếc.

Việc dành nhiều thời gian cho việc yêu khiến thời gian học tập bị giảm đi. Bên cạnh đó, do thường xuyên sống trong trạng thái nhớ nhung, mất ăn mất ngủ khiến cho lực học của học sinh trở nên sa sút do kiến thức “rơi rụng” dần. Thực tế, có rất học sinh yêu đương mà không làm ảnh hưởng đến việc học.

+ Hậu quả khi nếm trái cấm

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến việc học, việc học sinh yêu sớm có thể dẫn đến một số hành động thân mật, thậm chí là đi quá giới hạn, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, nhất là học sinh nữ. Đã có rất nhiều trường hợp nữ sinh ăn “trái cấm” và hậu quả là cái thai trong bụng khi các em chưa đủ các điều kiện để làm mẹ. Cũng có không ít nhiều trường hợp do mặc cảm, xấu hổ…đã tự tìm đến các cơ sở phá thai tư nhân để giải quyết hậu quả bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra.

Cùng nỗi đau thể xác là tình trạng hụt hẫng và sa sút về tinh thần, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của các em. Thậm chí cũng có trường hợp, do phát hiện muộn, cái thai trong bụng đã quá lớn, không thể phá bỏ, bản thân nữ sinh phải bỏ dở việc học và tìm cách “hợp lý hóa” đứa trẻ sắp chào đời.

Có thể thấy, chuyện tình yêu học đường hiện nay đang là vấn đề nan giải, cần phải quan tâm và tìm biện pháp giải quyết.

Giải pháp cho tình trạng yêu sớm của học sinh

Có thể thấy, tình yêu học trò đang dần mất đi sự trong sáng vốn có của nó. Theo các chuyên gia giáo dục tâm lý, đã đến lúc phải nhìn nhận lại vấn đề này và tìm giải pháp để hạn chế tình trạng này.

Giải pháp cho tình trạng yêu sớm

Về phía nhà trường, cần có biện pháp định hướng và chỉ đạo trong công tác giáo dục kỹ năng sống, tư vấn cho học sinh về mặt lợi và hại của tình yêu tuổi học đường. Các tổ chức đoàn thể cũng cần tăng cường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh. Bên cạnh đó, đưa chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản một cách hiệu quả và thiết thực hơn qua các mô hình: câu lạc bộ nữ sinh, giao lưu chủ đề tình yêu học đường …

Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cũng cần chia sẻ, chỉ dẫn cho con kinh nghiệm về chuyện tình yêu học đường ,phân tích để con hiểu cái hay cái đẹp của tình yêu tuổi mới lớn, tuy nhiên cũng cần khuyên bảo, ngăn chặn những sai lầm không đáng có.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề tình yêu học trò. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin có ích cho bạn đọc.

Xem thêm một số bài viết về tình yêu học đường:

>>> Báo động tình yêu học đường hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề