Giải sách bài tập Toán lớp 6 trang 62

1.472 lượt xem

Toán lớp 6 Bài 1 trang 62 là lời giải bài Số nguyên âm SGK Toán 6 sách Cánh Diều hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 1 trang 62 Toán lớp 6

Bài 1 [SGK trang 62]: a] Đọc các số sau: – 9, – 18.

b] Viết các số sau: trừ hai mươi ba; âm ba trăm bốn mươi chín.

Hướng dẫn giải

- Các số -1; -2; -3, … là các số nguyên âm.

- Số nguyên âm được nhận biết bằng dâu “ – “ ở trước số tự nhiên khác 0.

Lời giải chi tiết

a. Số – 9 được đọc là: "âm chín" hoặc là "trừ chín";

Số – 18 được đọc là: "âm mười tám" hoặc "trừ mười tám".

b. Số "trừ hai mươi ba" được viết là: – 23;

Số "ấm ba trăm bốn mươi chín" được viết là: – 349.

----> Bài tiếp theo: Bài 2 trang 62 Toán 6 tập 1

----------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 1 Toán lớp 6 trang 62 Số nguyên âm cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 2: Số nguyên. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6. Ngoài ra mời quý thầy cô và học sinh tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: Lý thuyết toán lớp 6 Sách Cánh Diều, Giải Toán lớp 6 Sách Cánh Diều, Luyện tập Toán lớp 6, ....

Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 61. Giải Bài 3.41, 3.42, 3.43, 3.44, 3.45, 3.46, 3.47, 3.48, 3.49 trang 62 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Ôn tập chương 3

Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

Câu 1

So sánh ba số 0; 3 và -12.

[A] 0 < 3 < -12;

[B] 0 < -12 < 0;

[C] 3 < -12 < 0;

[D] -12 < 0 < 3.

Vì -12 là số nguyên âm nên – 12 < 0 mà 0 < 3 nên -12 < 0 < 3

Đáp án: D

Câu 2

Cho tập hợp A = { x ∈ Z | -15 ≤ x <  7}

[A] -15 ∈ A và 7 ∈ A;

[B] -15 ∉ A và 7 ∈ A;

[C] -15 ∈ A và 7 ∉ A;

[D] -15 ∉ A và 7 ∉ A.

A={-15; -14; -13; -12;….; 5; 6}

Ta có: -15 ∈ A và 7 ∉ A

Đáp án: C

Câu 3. Hai số nguyên a và b có tích a. b dương và tổng a + b dương. Khi đó:

[A] a > 0 và b > 0;

[B] a > 0 và b < 0;

[C] a < 0 và b > 0;

[D] a < 0 và b < 0.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b dương nên a và b là hai số nguyên cùng dấu

Mà tổng a + b dương nên a > 0 và b > 0

Đáp án: A

Câu 4. Hai số nguyên a và b có tích a. b dương và tổng a + b âm. Khi đó:

[A] a > 0 và b > 0;

[B] a > 0 và b < 0;

[C] a < 0 và b > 0;

[D] a < 0 và b < 0.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b dương nên a và b là hai số nguyên cùng dấu

Mà tổng a + b âm nên a < 0 và b < 0

Đáp án: D

Câu 5. Hai số nguyên a và b có tích a. b âm và hiệu a – b âm. Khi đó:

[A] a > 0 và b > 0;

[B] a > 0 và b < 0;

[C] a < 0 và b > 0;

[D] a < 0 và b < 0.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b âm nên a và b là hai số nguyên trái dấu

Mà hiệu a – b âm nên a < b.

Do vậy a < 0; b > 0

Đáp án: C

Câu 6. Hai số nguyên a và b có tích a. b âm và hiệu a – b dương. Khi đó:

[A] a > 0 và b > 0;

[B] a > 0 và b < 0;

[C] a < 0 và b > 0;

[D] a < 0 và b < 0.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b âm nên a và b là hai số nguyên trái dấu

Mà hiệu a – b dương nên a > b.

Do vậy a > 0; b < 0

Đáp án: B

Bài 3.41 trang 62 SBT Toán 6

Số nguyên a có phần dấu là – và phần số tự nhiên là 27. Hãy viết số a và tìm số đối của a.

+] Vì số nguyên a có phần dấu là “-” và phần số tự nhiên là 27 nên a = – 27

+] Số đối của – 27 là 27.

Vậy a = -27, số đối của a là 27.

Bài 3.42 trang 62 SBT Toán lớp 6

Hãy sắp xếp các số a, b, c, d theo thứ tự tăng dần, nếu:

a = 32 + [-28]; b = [-7] – 5;   c = [-12]. [-5];    d = [-28]: 7.

Ta có:

a = 32 + [-28] = 32 – 28 = 4

b = [-7] – 5 = – 7 – 5 = – [7 + 5] = – 12

c = [-12]. [-5] = 12. 5 = 60

d = [-28]: 7 = – [28: 7] = -4

Vì 12 > 4 nên -12 < -4 mà – 4 < 4 < 60 nên -12 < -4 < 4 < 60 hay b < d < a < c.

Vậy sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: b; d; a; c.

Bài 3.43 – Ôn tập chương 3 Toán 6

Tính giá trị của biểu thức; tìm cách tính hợp lí:

a] 21. 23 – 3. 7. [-17];

b] 42. 3 – 7. [[-34] + 18].

a] 21. 23 – 3. 7. [-17] = 21. 23 – 21. [-17] = 21. [23 – [-17]] = 21. [23 + 17] = 21. 40

= 21. 4. 10 = [21. 4]. 10 = 84. 10 = 840.

b] 42. 3 – 7. [[-34] + 18] = 7. 6. 3 – 7. [[-34] + 18] = 7. 18 – 7. [[-34] + 18]

= 7. [18 – [- 34] – 18] = 7. [[18 – 18] + 34] = 7. [0 + 34] = 7. 34 = 238.

Bài 3.44 trang 62 sách bài tập Toán 6

Tính giá trị của biểu thức; tìm cách tính hợp lí:

a] 71. 64 + 32. [-7] – 13. 32;

b] 13. [23 – 17] – 13. [23 + 17].

a] 71. 64 + 32. [-7] – 13. 32

= 71. 2. 32 + 32. [-7] – 13. 32

= 32. [71. 2 + [-7] – 13]

= 32. [142 – 7 – 13]

= 32. [135 – 13]

= 32. 122

= 3 904.

b] 13. [23 – 17] – 13. [23 + 17]

= 13. 23 – 13. 17 – 13. 23 – 13. 17

= [13. 23 – 13. 23] – [13. 17 + 13. 17]

= 0 – 2. [13. 17]

= 0 – 2. 221

= 0 – 442

= -442.

Bài 3.45 trang 62 SBT Toán 6 KNTT

Tìm x, nếu [38 – x]. [x + 25] = 0.

[38 – x]. [x + 25] = 0

Suy ra 38 – x = 0 hoặc x + 25 = 0

*Trường hợp 1:

38 – x = 0

x = 38 – 0

x = 38

*Trường hợp 2:

x + 25 = 0

x = 0 – 25

x = -25

Vậy \[x \in \{ 38; – 25\} \]

Giải Bài 3.46 SBT Toán 6

Tìm các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19.

Nhân 6 lần lượt với 1; 2; 3; 4; … ta được các bội dương của 6 là: 6; 12; 18; 24; …

Do đó các bội của 6 là: …; – 24; -18; -12; -6; 0; 6; 12; 18; 24; …

Các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19 là: -18; -12; -6; 0; 6; 12; 18

Vậy các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19 là -18; -12; -6; 0; 6; 12; 18.

Bài 3.47 trang 62 SBT Toán 6 Kết nối tri thức

Tìm tất cả các ước chung của hai số 36 và 42.

Ta đi tìm các ước chung nguyên dương của 36 và 42.

Ta có: 36 = 22.32;       42 = 2. 3. 7

ƯCLN[36, 42] = 2. 3 = 6

ƯC[36, 42] = Ư[6] = {1; 2; 3; 6}

Do đó tất cả các ước chung của hai số 36 và 42 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6

Vậy tất cả các ước chung của hai số 36 và 42 là: ±1; ±2; ±3; ±6.

Bài 3.48 trang 62 SBT Toán 6 tập 1

Hãy điền các số nguyên thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng dưới đây sao cho tích của ba số ở ba ô liền nhau luôn bằng 120

+Các số nằm ở ô thứ hai, thứ năm, thứ tám, thứ mười một bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười bằng nhau.

+ Tích của ba số ở ba ô liền nhau bằng 120, ta tìm được ô trống còn lại.

Giả sử bốn số ở bốn ô liên tiếp nào đó là a, b, c và d. Khi đó theo điều kiện của bài toán ta có: abc = bcd = 120. Từ đây ta suy ra a = d. Điều này có nghĩa là các số nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ hai, thứ năm, thứ tám, thứ mười một bằng nhau.

Chú ý rằng ô thứ mười là số -4 nên các số nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy đều là số -4; ô thứ ba là số 6 nên các số nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín đều là số 6.

Đặt các ô còn lại chứa số x

Ta có: [-4]. x. 6 = 120

             x. [-24] = 120

             x = 120: [-24]

             x = -5

Vậy ta được kết quả bảng là:

Bài 3.49 trang 62 SBT Toán 6 tập 1

Hãy điền các số nguyên thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng dưới đây sao cho tổng của ba số ở ba ô liền nhau luôn bằng 0.

Giả sử bốn số ở bốn ô liên tiếp nào đó là a, b, c và d. Khi đó theo điều kiện của bài toán ta có: a + b + c = b + c + d = 0. Từ đây ta suy ra a = d. Điều này có nghĩa là các số nằm ở ô thứ hai, thứ năm, thứ tám, thứ mười một bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười bằng nhau.

Chú ý rằng ô thứ hai là số -7 nên các số nằm ở ô thứ năm, thứ tám, thứ mười một đều là số -7

Ô thứ chín là số 3 nên các số nằm ở ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu đều là số 3.

Đặt các ô còn lại chứa số x

Ta có: x + [-7] + 3 = 0

           x – 7 + 3 = 0

           x – 7 = 0 – 3

           x – 7 = -3

           x = -3 + 7

           x = 4

Vậy ta được kết quả bảng là:

Video liên quan

Chủ Đề