Giải thích vì sao bị stress gây tăng huyết áp

Stress hay trình trạng căng thẳng, lo âu quá mức có thể làm tăng huyết áp và gây nên các bệnh tim mạch.

Sự đáp ứng của cơ thể đối với tình trạng stress

Gần đây, tình trạng stress, hay tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức, thường được đề cập đến rất nhiều trong lĩnh vực sức khỏe. Nguyên nhân gây nên hiện tượng stress rất khác nhau nhưng phản ứng của cơ thể đối với tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức lại giống nhau và thường trải qua 3 giai đoạn.

Ảnh minh họa

Giai đoạn báo động:

Các hoạt động tâm lý hàng ngày của con người thường được tăng cường, đặc biệt là qua quá trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy. Khi con người tiếp xúc với các yếu tố có thể gây nên stress, các chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động làm tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và trương lực của cơ bắp... Giai đoạn này thường xảy ra nhanh từ vài phút đến vài giờ. Con người có thể bị đột tử trong giai đoạn này nếu gặp phải yếu tố stress xảy ra đột ngột, phức tạp và quá sức chịu đựng. Nếu cố gắng vượt qua được, các phản ứng của cơ thể lúc ban đầu sẽ chuyển sang giai đoạn thích nghi.

Giai đoạn thích nghi:

Đây là giai đoạn tiếp nối đối với những người có sức đề kháng của cơ thể tốt, có thể làm chủ được tình huống stress xảy ra. Nếu khả năng thích ứng của cao, các chức năng tâm sinh lý của cơ thể sẽ được phục hồi. Ngược lại, nếu quá trình phục hồi không thể xảy ra thì cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.

Giai đoạn kiệt quệ:

Phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng stress sẽ trở thành bệnh lý khi tình huống stress xảy ra bất ngờ, dữ dội, vượt quá khả năng thích nghi của cơ thể. Trong giai đoạn này, các biến đổi tâm sinh lý tập trung ở giai đoạn báo động sẽ xuất hiện trở lại.

Về mặt lâm sàng, phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng stress sẽ làm cho người bệnh hưng phấn quá mức về cả tâm lý và thực thể với các biểu hiện như tăng trương lực cơ làm với nét mặt căng thẳng, hành động và cử chỉ bị cứng nhắc, có cảm giác đau bên trong cơ thể. Ngoài ra, còn bị rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, có cơn đau vùng trước tim, huyết áp tăng, khó thở, ngất xỉu, vã mồ hôi, nhức đầu, đau ở nhiều nơi, nhất là cơ bắp. Đồng thời có hiện tượng tăng cảm giác, nhất là thính giác nên những tiếng động và âm thanh bình thường cũng trở nên khó chịu, dễ nổi cáu, tinh thần bất an, dễ bị kích động, rối loạn hành vi và nhân cách...

Mỗi người có một cách đáp ứng lại với những stress khác nhau. Sự đáp ứng sinh lý của mỗi người đối với stress tùy thuộc vào sự nhận biết về các kích thích có hại cho bản thân hay không nhận biết được. Chúng cũng phụ thuộc vào khả năng tiên đoán và khả năng kiểm soát của các tình huống có hại.

Sự nhận thức về khả năng tiên đoán và kiểm soát của con người đối với các tình huống xảy ra có ảnh hưởng lên sự tác động của stress. Các sự kiện xảy ra cũng không có tính chất gây nên stress giống nhau ở tất cả mọi người. Mức độ stress phụ thuộc vào ý nghĩa của sự kiện và những tiềm năng sẵn có cũng như như những kỹ năng và tiềm năng sẵn có của mỗi người trong việc đối phó với sự kiện. Khi một sự kiện được nhận định là lành tính, những cảm xúc tích cực như vui vẻ, thương yêu, hạnh phúc, phấn khởi, thanh thản sẽ diễn ra. Ngược lại, khi sự kiện được đánh giá là có tác dụng xấu, những cảm xúc tiêu cực như lo âu, sợ hãi, tội lỗi, thất vọng hoặc trầm uất sẽ xuất hiện. Những sự kiện và stress tích cực có tính chất tăng cường sức khỏe. Trái lại, những sự kiện và stress tiêu cực xảy ra nhưng khả năng của cơ thể đối phó, điều chỉnh tình huống không hiệu quả và không đầy đủ sẽ là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng.

Tình trạng stress gây nên bệnh lý tim mạch

Ngoài tác động làm tăng huyết áp, hiện tượng stress có thể gây nên bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch và đột tử.

Sự căng thẳng tâm lý, lo âu quá mức có thể thúc đẩy quá trình làm xơ vữa động mạch vì chúng được các nhà khoa học, y học cho là một yếu tố quan trọng gây nên bệnh lý xơ vữa động mạch. Đối với những người có sự hiểu biết về stress, có sức khỏe tốt và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động ảnh hưởng của stress và có được một cuộc sống vô tư, tươi vui, lành mạnh. Ngược lại những người có cơ thể ốm yếu, tinh thần suy sụp, không thể vượt qua và thích nghi nổi với những sự kiện tiêu cực và stress thì dễ dàng phát sinh bệnh tật, có thể ảnh hưởng lớn sức khỏe và có thể dẫn đến đột tử khi gặp phải những cú sốc quá lớn xảy ra trong cuộc đời.

Có giả thuyết cho rằng khi bị căng thẳng về tinh thần hay tâm lý cấp tính có thể gây rung tâm thất tim và bị đột tử do sự kích hoạt hệ thống bảo vệ dẫn đến hiện tượng giảm đột ngột trương lực thần kinh phó giao cảm. Thông qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương sẽ làm mất sự ổn định về điện học của tim được biểu hiện trên điện tâm đồ. Trong khi đó, trương lực thần kinh giao cảm ở tim tăng dẫn đến triệu chứng tăng nhịp tim, tăng sức co bóp của cơ tim, tăng huyết áp tâm thu, gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có xơ vữa động mạch vành dẫn đến nguy cơ bị rung tâm thất và đột tử.   

Làm gì để giảm thiểu stress?

Qua cuộc sống đời thường, hàng ngày tất cả mọi người đều có thể bị stress tác động, ảnh hưởng nhiều hoặc ít đến bản thân và chúng có thể gây nên tình trạng xấu cho sức khỏe, đặc biệt là hiện tượng tăng huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, thậm chí dẫn đến hậu quả bị đột tử. Vì vậy, cộng đồng cần phải nâng cao nhận thức, tạo cho bản thân mình cách sắp xếp, bố trí công việc và sinh hoạt một cách hợp lý để làm giảm thiểu những stress có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Biện pháp để làm giảm thiểu stress bao gồm việc chọn lựa cho mình những loại thức ăn có lợi cho sức khỏe; vận động bằng luyện tập thể dục, thể thao phù hợp; học cách hít thở khoa học; bố trí việc nghỉ ngơi hợp lý; dành thời gian có ý nghĩa cho các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết; tránh những thói quen, tập quán xấu như uống rượu, bia quá nhiều; giảm bớt lượng muối trong thức ăn, bỏ hút thuốc lá... Một vấn đề cũng cần được ghi nhớ là nên bố trí công việc hàng ngày một cách khoa học, hợp lý, vừa phải với sức lực của mình.       

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH


Mối liên hệ giữa căng thẳng quá mức với bệnh cao huyết áp vẫn đang được nghiên cứu và chưa có đáp án chính xác. Tuy nhiên, sự căng thẳng quá mức lâu ngày khiến cơ thể hoạt động ở cường độ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức huyết áp của cơ thể.

Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên về thể chất và tinh thần đối với những trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu căng thẳng quá mức tăng cao và không ngừng bùng phát có thể gây hại cho sức khỏe. Căng thẳng quá mức kéo dài trở thành mãn tính có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như cáu gắt, lo âu, phiền muộn, đau đầu, mất ngủ,...

Những tác động này của sự căng thẳng quá mức ảnh hưởng đến nhiều mặt khác nhau của con người, bao gồm:

  • Hệ thống thần kinh và nội tiết trung ương: Căng thẳng quá mức tác động lên hệ thần kinh, kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone gồm adrenaline và cortisol, những hormone này làm tăng nhịp tim. Căng thẳng quá mức lâu ngày cũng là một yếu tố dẫn đến các hành vi như ăn quá nhiều, lạm dụng rượu hoặc sử dụng ma túy hay sống xa cách với xã hội và mọi người xung quanh.
  • Hệ hô hấp và tim mạch: Khi bị căng thẳng quá mức, tim cũng đập nhanh hơn, làm cho các mạch máu co lại và tăng huyết áp. Việc căng thẳng quá mức nếu diễn ra thường xuyên sẽ khiến tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài, tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim.
  • Hệ thống tiêu hóa: Sự căng thẳng quá mức kích thích quá trình tạo glucose ở gan, để cung cấp cho bạn năng lượng. Do đó, nếu bị căng thẳng quá mức kéo dài sẽ làm tăng đường huyết, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
  • Hệ cơ: Phản ứng tự nhiên khi bị căng thẳng quá mức làm căng cơ bắp để tăng tính phòng vệ của cơ thể, nhưng nếu thường xuyên bị căng thẳng quá mức, các cơ có thể không được thư giãn, sẽ gây ra đau đầu, đau lưng và đau vai, nhức mỏi cơ thể.
  • Tình dục và hệ thống sinh sản: Căng thẳng quá mức liên tục gây ra mệt mỏi cho cả thể chất và tinh thần, làm giảm ham muốn. Nếu căng thẳng quá mức tiếp tục trong một thời gian dài, mức testosterone của đàn ông có thể bắt đầu giảm xuống, cản trở quá trình sản xuất tinh trùng và có thể gây ra chứng rối loạn cương dương hoặc thậm chí liệt dương. Đối với phụ nữ, căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến kinh nguyệt không đều, kỳ kinh nguyệt diễn ra với nhiều triệu chứng khó chịu hơn.
  • Hệ thống miễn dịch: Các hormone tiết ra do căng thẳng quá mức sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và làm giảm phản ứng của cơ thể đối với những yếu tố gây hại. Những người bị căng thẳng quá mức lâu ngày dễ mắc các bệnh do vi rút như cúm hay cảm lạnh thông thường và các bệnh nhiễm trùng khác. Căng thẳng quá mức cũng có thể làm trì hoãn sự hồi phục của cơ thể khi bị bệnh hoặc gặp phải chấn thương.

Sự căng thẳng quá mức ảnh hưởng đến nhiều mặt khác nhau của con người

Ngoài cảm giác khó chịu khi đối mặt với những tình huống căng thẳng quá mức, cơ thể chúng ta còn phản ứng bằng cách giải phóng các hormone “căng thẳng” là adrenaline và cortisol vào máu. Các hormone “căng thẳng” này khiến cơ thể đưa ra một trong hai phản ứng là “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy” khi bị căng thẳng quá mức bằng cách làm cho tim đập nhanh hơn và co thắt các mạch máu trong cơ thể.

Sự co thắt mạch máu và tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp nhanh, nhưng chỉ là tạm thời bởi khi phản ứng căng thẳng quá mức biến mất, huyết áp sẽ trở lại mức bình thường như trước khi căng thẳng quá mức diễn ra. Việc tăng huyết áp nhanh, tạm thời này khi bị căng thẳng quá mức gọi là chứng huyết áp cao do stress.

Mối liên hệ giữa việc căng thẳng quá mức với bệnh cao huyết áp vẫn đang được nghiên cứu và chưa có đáp án chính xác. Tuy nhiên, sự căng thẳng quá mức lâu ngày liên tục trở thành mãn tính khiến cơ thể chúng ta luôn hoạt động ở cường độ cao trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần đã cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực đến mức huyết áp của cơ thể.

Ngoài sự căng thẳng quá mức, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt tới bệnh tăng huyết áp nhanh như sau:

  • Hút thuốc;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Ăn thực phẩm không lành mạnh;
  • Bệnh tim;
  • Sự cô đơn.

Sự co thắt mạch máu và tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp nhanh

Giảm căng thẳng quá mức có thể không trực tiếp làm giảm huyết áp trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc quản lý căng thẳng có thể giúp cải thiện sức khỏe, điều hòa huyết áp một cách gián tiếp thông qua các hoạt động khác nhau. Ví dụ, thực hiện các hoạt động lành mạnh như tập thể dục ba đến năm lần một tuần, mỗi lần tập trong 30 phút có thể làm giảm mức độ căng thẳng, tạo ra sự khác biệt lâu dài trong việc giảm huyết áp.

Dưới đây là một số gợi ý giúp làm giảm căng thẳng quá mức có thể áp dụng:

  • Đơn giản hóa cuộc sống, suy nghĩ bằng cách thay đổi quan điểm khi gặp phải các vấn đề. Hãy tập trung vào việc tìm ra giải pháp thay vì xu hướng phàn nàn. Hãy cởi mở và sẵn sàng thử nghiệm, tận hưởng cuộc sống.
  • Tập hít thở sâu và chậm để thư giãn.
  • Thử tập yoga và thiền để tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể thư giãn về tâm trí. Những kỹ thuật này cũng cho thấy tác dụng có thể làm giảm huyết áp tâm thu của bạn từ 5 mm thủy ngân [mmHg] trở lên.
  • Ngủ nhiều vì giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể thoải mái, ngủ quá ít khiến cơ thể không được nghỉ ngơi cũng dễ khó chịu, gây ra sự căng thẳng quá mức.

Tóm lại, căng thẳng quá mức và tăng huyết áp là hai vấn đề phổ biến hiện nay. Căng thẳng quá mức gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm trí và thể trạng con người, ảnh hưởng tiêu cực đến mức huyết áp của cơ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, heart.org, drugs.com, health.harvard.edu

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề