Giáo án toán lớp 1 bài nhiều hơn ít hơn

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết [có lời giải] Môn học: Toán Ngày dạy: ….../ ….../ …... Lớp: …...... CHỦ ĐỀ 2: CÁC SỐ ĐẾN 10 BÀI: BẰNG NHAU – NHIỀU HƠN – ÍT HƠN [1 tiết] I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề 2. Năng lực đặc thù - Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS biết được quan hệ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn; xác định được các nhóm đồ vật có số lượng nhiều hơn trong cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: HS sử dụng các thuật ngữ “bằng”, “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5. - Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài. 3. Phẩm chất - HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tranh minh họa các nhóm đồ vật: con thỏ, củ cà rốt, xoong [nồi], đèn, ổ cắm... - SGK 2. Học sinh: - Bút chì, thước kẻ, SGK. Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85 Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết [có lời giải] III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG [5 phút] - Mục tiêu: Tạo không khí sôi nổi và HS nhớ lại kiến thức của bài trước. - Phương pháp dạy học: Trò chơi: - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò “Truyền - HS lắng nghe. điện”, luật chơi như sau: Cả lớp lần lượt từng bạn đếm số từ 1 đến 5. Nếu đếm sai số thì sẽ đếm ngược số từ 5 đến 1. Những bạn nào đếm sai sẽ lên bảng và hát một bài. - GV bắt đầu trò chơi. - GV tổng kết, dẫn dắt vào bài mới. - HS tham gia trò chơi. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI *Giới thiệu quan hệ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. - Mục tiêu: HS nhận biết được quan hệ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. - PP, kĩ thuật: PP vấn đáp - Cách tiến hành: Nhận biết mối quan hệ “bằng nhau” - GV cho HS quan sát tranh số 1 và nhận - Quan sát tranh: xét tranh: + Mỗi chú thỏ được 1 củ cà rốt. + HS lắng nghe. Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85 Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết [có lời giải] + Mỗi chú thỏ được ăn mấy củ cà rốt? + GV kết luận: Số chú thỏ đều có 1 củ + HS nhắc lại kết luận. cà rốt [vừa đủ]. Ta nói: Số chú thỏ bằng số củ cà rốt Số củ cà rốt bằng số chú thỏ. hay số chú thỏ và số củ cà rốt bằng + Tranh số 2 dư ra 1 chú thỏ [chưa có nhau. cà rốt]. - GV cho HS nhắc lại kết luận. - HS lắng nghe. Nhận biết mối quan hệ “nhiều hơn, ít hơn” - GV cho HS quan sát tranh số 2 và nhận xét tranh: + Tranh số 2 và tranh số 1 có gì khác - Có 4 chú thỏ nhau? - Có 3 củ cà rốt. + Nếu mỗi chú thỏ được 1 củ cà rốt, thì - HS lắng nghe và nhắc lại kết luận. số củ cà rốt sẽ bị thiếu. Ta nói: Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt. Số cà rốt ít hơn số thỏ. - GV hỏi: + Có mấy chú thỏ? + Có mấy củ cà rốt? - GV kết luận: Số thỏ nhiều hơn số cà rốt. Số cà rốt ít hơn số thỏ. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP So sánh các nhóm đồ vật [con vật] có số lượng trong phạm vi 5. - Mục tiêu: Sử dụng được các thuật ngữ “bằng”, “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5. Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85 Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết [có lời giải] - PP, kĩ thuật: PP vấn đáp, PP thảo luận nhóm. - Cách tiến hành: + GV cho HS quan sát tranh, thảo luận - HS thảo luận nhóm đôi, sử dụng bút nhóm đôi để so sánh số lượng các nhóm chì và thước để nối. đồ vật trong tranh 1, 2, 3, 4. - Tranh 1: Số nồi bằng số nắp. Số nắp bằng số nồi hay số nồi và số nắp bằng nhau. - Tranh 2: Số đèn nhiều hơn số ổ cắm Số ổ cắm ít hơn số đèn. - Tranh 3: Số bông hoa ít hơn số chim. Số chim nhiều hơn số bông hoa. - Tranh 4: Số chim mẹ bằng số chim con. Số chim con bằng số chim mẹ. Hay số chim mẹ và số chim con bằng nhau. - HS lắng nghe. + Yêu cầu HS sử dụng bút chì nối các Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 1 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank [QR]
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Quảng cáo

Bài 9.NHIỀU HƠN – ÍT HƠN – BẰNG NHAU

  1. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.

- Biết sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau khi so sánh về số lượng.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các thẻ bìa: 7 cái cốc, 6 cái đĩa, 5 cái thìa, 6 cái bát; thẻ đúng, thẻ sai.

- Một số tình huống đơn giản liên quan đến: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

III. CÁC HOẠTĐỘNG DẠYHỌC

  1. Hoạt động khởi động

- HS xem tranh, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ bứctranh. Chẳng hạn: Bức tranh vẽ 6 bạn gấu đang ngồi ở bàn ăn, trên bàn có 6 cái bát,có 7 cái cốc, ...

- HS nhận xét về số bạn gấu so với số bát, số cốc hay số thìa có trên bàn.

Quảng cáo

Lưu ý: GV khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.HS có thể đưa ra những nhận xét trực giác như: số cốc nhiều hơn số gấu, số thìa íthơn số bát, ... GV dẫn dắt: Nhưng làm thế nào để biết được điều đó, chúng ta tìm hiếu bài hôm nay.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức

1. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:

- Quan sát hình vẽ, rồi nói:

+ Có một số bát [GV gắn các thẻ bát lên bảng, HS đặt các thẻ bát trước mặt]. + Có một số chiếc cốc [GV gắn các thẻ cốc lên bảng, HS đặt các thẻ cốc trước mặt].

- HS trao đổi theo cặp, nói cho nhau nghe số bát nhiều hơn hay số cốc nhiều hơn.

[GV vẽ đường nối tương ứng thẻ bát và cốc, HS làm tương tự].

- GV nhận xét: Thừa ra một chiếc cốc. Vậy: số cốc nhiều hơn số bát; số bát ít hơn số cốc.

- HS nhắc lại: số cốc nhiều hơn số bát; số bát ít hơn số cốc.

- HS thực hiện tương tự với số bát và số thìa, số bát và số đĩa. Qua đó rút ra nhận xét:

+ Số thìa ít hơn số bát; số bát nhiều hơn số thìa.

+ Số bát bằng số đĩa; số đĩa và số bát bằng nhau.

2. Tương tự như trên, HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm với các bát và thìa. Đặt tương ứng mỗi bát với một thìa, rút ra nhận xét: số bát nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số bát.

  1. Hoạt động thực hành, luyện tập

Quảng cáo

Bài 1

- Cá nhân HS làm bài 1: Quan sát tranh, sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn,bằng nhau để nói về bức tranh. Chắng hạn: Số cốc ít hơn số thìa; số thìa và số đĩa bằng nhau, ...

- HS đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau nghe nhận xét về số cốc, số thìa, số đĩa trong bức tranh rồi chia sẻ kết quả trước lóp.

Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Quan sát tranh, nói và chỉ vào cây có nhiềuquả hơn.

GV khuyến khích HS nói, diễn đạt cách các em xác định cây bên nào có nhiềuquả hơn.

  1. Hoạt động vận dụng

Bài 3

- Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?

- GV đọc từng câu hỏi, HS giơ thẻ đúng hoặc thẻ sai.

- HS giải thích tại sao lại chọn đúng hoặc chọn sai.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. Khuyến khích HS quan sát tranh đặt các câu hỏi liên quan đến bức tranh sử dụng các từ:nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau rồi mời bạn khác trả lời.

  1. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà, em hãy tìm tinh huống thực tế liên quan đến so sánh số lượng sừ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Quảng cáo

[*] Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

- Thông qua việc đặt tương ứng 1 - 1 để so sánh số lượng của hai nhóm đốitượng, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua việc quan sát tranh tinh huống, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến,sử dụng các từ ngừ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để mô tả, diễn đạt so sánh số lượngcủa hai nhóm đối tượng, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, Nlgiải quyết vấn đề toán học.

LƯU Ý

- Nếu còn thời gian, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

Cách chơi: Chọn một số bạn, một số ghế [số người nhiều hơn số ghế]. Cả lớphát một bài, trong khi 4 bạn đi vòng quanh ghế. Khi hát hết bài, chủ trò ra hiệu mỗi bạn phai ngồi vào một ghế. Ai nhanh [có ghế ngồi] sẽ được khen,...

- GV nêu nhận xét: Một bạn không có ghế ngồi vi số ghế ít hơn số người. Như vậy, chúng ta có thể so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật bằng cách ghép tương ứng mỗi đồ vật của nhóm này với một và chỉ một đồ vật của nhóm kia

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 1 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 1 Cánh diều chuẩn khác:

  • Giáo án Toán Lớn hơn, dấu >; Bé hơn, dấu < Bằng nhau, dấu =
  • Giáo án Toán lớp 1 Luyện tập trang 26
  • Giáo án Toán lớp 1 Em ôn lại những gì đã học trang 27
  • Giáo án Toán lớp 1 Em vui học toán trang 30

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 1 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án Toán lớp 1 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề