Coòn có thể yên ổn đọc văn ngựa đực không

Một cuốn sách xứng đáng nhất trong năm nay trong năm 2023 của mình!!! Một câu chuyện về nỗi đau, bi kịch, ám ảnh và kỳ lạ qua thế hệ của một gia đình. Tình yêu, sự tàn nhẫn, sụp đỗ rồi lại phát triển của vùng đất gọi là "quỷ tha ma bắt".

Cuốn sách xoay quanh gia đình Trần, một gia đình truyền thống sống ở thị trấn nhỏ thuộc vùng nông thôn miền Trung đảo Đài Loan, họ lần lượt có năm người con gái, sau đó là hai trai. Và cuốn sách bắt đầu vào ngày Rằm tháng bảy [hay Tháng cô hồn], cậu con trai út, Trần Thiên Hoành, sau khi mãn hạn tù vì tội giết người bạn đời đồng tính ở Đức, thì gã đã trở về quê cũ. Còn các cô chị của Thiên Hoành, sau khi biết tin em út đã trở về vùng đất "quỷ tha ma bắt" họ cũng lần lượt trở về cho cuộc hội ngộ của họ.

Vùng đất quỷ tha ma bắt có rất nhiều POV, từ góc nhìn của mỗi nhân vật Quá khứ và Hiện tại cứ xen kẽ nhau vừa thực vừa ảo, từng chút từng chút một các "mảnh ghép" được ghép lại và mở ra một bức tranh tổng thể về bi kịch của gia đình Trần, hé lộ quá khứ đen tối ở thị trấn nhỏ Vĩnh Tĩnh. Ban đầu mình khá mơ hồ về diễn biến truyện, nhưng sau đó mình dần bị cuốn vào lịch sử của gia đình họ Trần và điều kỳ lạ ở Vĩnh Tĩnh. Lần lượt câu hỏi được đặt ra, tại sao Thiên Hoành lại giết bạn đời của gã [T]? Tại sao trước đó Thiên Hoành rời bỏ quê hương của gã? Điều gì trong quá khứ đã xảy ra hình thành lên những "bóng ma" ám lấy người nhà họ Trần?

Tựa bản gốc của cuốn sách là 鬼地方 "Nơi ma ám". Từ "ma" ám chỉ con ma hay hồn ma xuất hiện liên tục trong cuốn sách, thậm chí hồn ma còn là người kể chuyện. Hay chỉ là thị trấn nhỏ Vĩnh Tĩnh luôn tồn tại những câu chuyện ma, và còn ám chỉ Vĩnh Tĩnh là một "thị trấn ma" theo thời gian mọi thứ dần lụi tàn và chỉ còn trong ký ức mỗi người. Thậm chí còn có những con "ma sống" - tức con người còn đáng sợ hơn cả ma; không chỉ gia đình Trần, mà tất cả những con người ở vùng đất nhỏ Vĩnh Tĩnh và ở những nơi rộng lớn khác đều đối xử tàn nhẫn, đố kỵ lẫn nhau, nên con người còn tàn nhẫn hơn cả cô hồn ngạ quỷ. Cuộc sống của Thiên Hoành và T, cuộc hôn nhân thất bại của bốn cô chị khiến họ trở nên vô hình, sống như những bóng ma. Khắc họa lên một hình ảnh Đài Loan xưa cũ với những văn hóa Truyền thống và mê tín, với những tư tưởng còn khắc khe và lạc hậu, song song với những điều đó dù cho ở đâu hay ở thời đại nào, những nhân vật trong cuốn sách vẫn luôn bị dày vò bởi nỗi đau và họ cứ khắc sâu rồi di truyền nó cho nhau.

"Mọi người ổn cả chứ?"

Phải thành thực chăng? Năm chị em gái nhà họ Trần vốn là những đứa con không được mong đợi, cả đời này, có cơ hội "ổn" sao?

Có rất nhiều nỗi đau trong cuốn sách khiến mình chạnh lòng, điều đau khổ nhất mà mình nhận thấy trong cuốn sách là tư tưởng "trọng nam khinh nữ" vẫn còn tồn tại trong mỗi gia đình, không chỉ những cô con gái nhà Trần mà còn có mẹ, có bà của họ cũng bị ảnh hưởng và mang vết thương lòng của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Lần lượt là bi kịch trong hôn nhân, tính gia trưởng, phân biệt đối xử và kỳ thị người đồng tính, định kiến và kỳ vọng cao ở mỗi người.

Mình thích cách viết của Kevin Chen bởi nó khiến mình nhớ đến Đẹp là một nỗi đau của Eka Kurniawan, dù là một câu chuyện đau thương và cay đắng nhưng Kevin Chen vẫn có thể tạo ra một bi-hài kịch, các tình tiết éo le khiến mình có thể cười một cách bi đát khi đọc. Bên cạnh đó, cách viết của tác giả đẹp đẽ và giàu cảm xúc, cái cách những nhân vật trong sách kể và khao khát muốn được nghe, được nhìn thấy, được tiếp xúc với những thứ thân thuộc quá đỗi chân thực. Mọi giác quan trong cuốn sách hiện lên một cách chân thực: tiếng lợn kêu, tiếng mưa, tiếng tụng kinh, tiếng đàn cello; mùi hương cao Thanh Thảo, mùi kẹo ngọt, miêu tả về ẩm thực khiến mình còn thấy thèm :]]] Mình thích sự phát triển trong mối quan hệ của Thiên Hoành và T, kể cả khi Thiên Hoành kể về những mối tình trước của gã cũng đẹp và đau buồn, một thoáng thơ dại của tuổi thơ. Đặc biệt, tác giả có rất nhiều ẩn dụ, so sánh trong tên và tính cách của nhân vật, kể cả ẩn dụ rất thú vị trong bối cảnh và nguyên tố thiên nhiên mà mình rất thích.

Kevin Chen thành công khắc họa những ký ức đẹp có, buồn có; rạn nứt và lục đục của một gia đình và thậm chí là bên ngoài xã hội, những vất vả và khó khăn chạy theo guồng quay cuộc sống, yếu tố Chính trị tạo nên một điểm nhấn mạnh mẽ dù cho ở Đài Loan hay ở Đức. Mỗi thành viên trong gia đình Trần có quá nhiều bí mật, họ che giấu và luôn im lặng. Nhưng im lặng không có nghĩa là mọi chuyện sẽ trôi đi, mà nó trở thành một "bóng ma" ám lấy họ. Sau khi kiên trì với những tiết lộ nhỏ và mình đã ghép lại một bức tranh bi kịch gia đình hoàn chỉnh, thì tác giả lại tung ra liên tiếp các bất ngờ khác khiến mình KHÔNG THỂ NÀO TIN ĐƯỢC bởi sự hợp lý của nó!!! Tiếc là có một chi tiết mình thấy vẫn chưa có lời giải.

Tóm lại Vùng đất quỷ tha ma bắt là một cuốn sách ĐẦY NỖI ĐAU và bi kịch, nhưng vẫn hài hước một cách sâu cay và đẹp đẽ. Những ám ảnh về những điều ta đã làm, đã mất và không có mà tổn thương nhau. Có lẽ không khó để mình nhận ra nhân vật Trần Thiên Hoành là hình ảnh của chính tác giả Kevin Chen [Trần Tư Hoành], thậm chí sau vài ngày đọc xong cuốn sách mình tìm thử bản gốc, và ngạc nhiên là trong bản gốc có phần "Tái bút" mà bản dịch Việt nam không có, đọc xong phần Tái bút mình mới biết rõ hơn về câu chuyện và tâm tư của Kevin Chen với quê hương Vĩnh Tĩnh của ông ấy. Một hành trình để chính Kevin Chen và nhân vật của ông ấy nhìn lại những kỷ niệm và niềm đau, rũ bỏ, rồi lại chấp nhận những gì bản thân đã trải qua ở quê hương đó. Có lẽ đối với một vài người quê hương là vùng đát "quỷ tha ma bắt" - bởi nó dần lụi tàn, không còn phù hợp với họ, nó còn tàn nhẫn, chối bỏ họ và họ rời bỏ nó mà đi nhưng rồi vẫn trở về, dù tốt hay xấu quê hương cũng là một phần ký ức của họ, họ ghét và chối bỏ vùng đất nhỏ đó rồi vẫn nhung nhớ và tiếc nuối; có lẽ một ngày nào đó sẽ có ai ở vùng đất nhỏ đó dám đứng lên và thay đổi mọi thứ.

"Có những kỷ niệm và nỗi đau, tôi muốn chôn vùi và che giấu chúng. Quá khứ như một cái bóng, và quá khứ luôn song hành cùng với ta. Nếu có quá khứ thì có ma. Trên đời này đâu đâu cũng có ma. Có lẽ, bạn và tôi đều là ma."

asian-books lgbt phu

538 reviews14.6k followers

April 30, 2023

3,5/5 Bardzo nietuzinkowa książka!

667 reviews807 followers

August 25, 2022

Kevin Chen’s Ghost Town won the Grand Prize at Taiwan’s Literature Awards. It’s a fractured family saga centred on a writer Keith who grew up in a large family based in the small, rundown town of Yongjing in rural Taiwan. From an early age Keith knew he was gay, bullied and isolated he fled to Berlin where his troubled relationship with street performer T led to murder and Keith’s imprisonment. The story opens after Keith has been released and has returned to Taiwan just in time for the annual Ghost Festival when the Gate of Hell is said to open and the spirits of the past rise up. His return reunites his scattered siblings, all struggling, some with money, some tormented or self-harming, another the victim of domestic violence. All of them haunted by the ghosts of their past and their traumatic childhood.

Chen’s novel builds on his own experiences, and his flight to Berlin in search of a space in which his identity wouldn’t mark him out as other. His multi-voiced narrative takes in aspects of Taiwan’s history particularly during the years of repressive, authoritarian leadership, as well as drawing extensively on its rural customs and legends – hanging dead cats from trees to stop their spirits from returning, ghosts who lurk in the corners of the town, strange apparitions who herald doom. I was fascinated by the glimpses of Taiwan’s cultural history, and the richly-detailed references to ghost stories and myths, which mirror the myths of Keith’s family and its own buried spectres.

Chen’s clearly interested in examining the workings of memory and the impact of generational trauma here but I found his story so aggressively, viscerally downbeat that it became almost numbing. Chen takes in rape, murder, suicide, casual cruelty and outbursts of violence, brutal incidents that follow one after another throughout. I also found the shifts between characters a bit dizzying at times, although the structure is clearly intended to be episodic, so that the underlying meaning slowly builds chapter by chapter. So, for me, an interesting book but not an enjoyable or particularly successful one. Translated by Darryl Sterk

Thanks to Netgalley and publisher Europa Editions for an ARC

Rating: 2.5

Note: probably not suitable for anyone particularly sensitive to scenes of cruelty towards animals.

contemporary-fiction netgalley-arc work-in-translation

213 reviews1,409 followers

April 24, 2023

Recenzja na YouTube: //youtu.be/Zw_5EULyH6s

"Kiedy dorósł, przestał wierzyć w duchy i już się ich nie bał. Duchów nie ma się co bać, najokrutniejsi są ludzie."

Podróż przez traumatyczne wspomnienia z prowincji, portret rodzinny, kultura Tajwanu, poszukiwanie tożsamości i wyrywanie korzeni. Ma w sobie coś z "Traktatu o łuskaniu fasoli", "Stu lat samotności", i filmu "Paraside".

Nieschematyczna forma i interesujące spojrzenie na ważne problemy. Książka ważna i potrzebna.

🌈

Przeszłość nigdy nie umiera. Właściwie nawet nie mija. [William Faulkner]

116 reviews

July 31, 2022

What a wonderful, heartbreaking book, replete with all the cruelties that Asian men and mothers are capable of. It starts slow—the first 150 pages left me wondering where this was going, if anywhere—but builds up beautifully, layer by layer.

The story is about a family of many in Taiwanese village Yongjing—parents and their five unwanted daughters, followed by two much yearned-for sons. The youngest, Chen Tienhong [or "Keith" in the English edition—more on this later] left the village for Berlin, with the hopes of never returning. And yet he did... after killing his German boyfriend. Why?

As much as I enjoyed the story, I was put off by certain aspects of the translation. I did my best to separate my judgment of the story from it, but obviously narrative and language are embedded and I only ever read the English version of the book. Issue one: there are certain descriptions that I'm sure would've read more elegantly and smoothly in the original, but I don't think this is the translator's fault. Certain concepts just don't translate well into English, because there is no direct equivalent and because English is a clunkier language than Chinese.

Issue two, and also the much bigger one: I was really annoyed with the translator's choice with regards to names, and this really sank part of my enjoyment of the book. The narrator made the decision to give the characters English names instead of romanizing Chinese—part of the justification was because "the significance of names" was lost in romanization. WTF? Transforming "Ashan" into "Cliff" in the English doesn't make it any clearer that the name has to do with mountains. [And frankly in my individual case it obscures more than it reveals.] If you really want to make the significance known to mass readers, just give it a footnote. Doesn't help that the English names were ridiculous—naming sisters "Barbie," "Belinda," "Beverly," and "Betty"? WTF?

I get that translators have to make difficult decisions about how much of the original language to transform and make accessible to the audience market, but English-language translators always treat readers as if they are dumb babies incapable of figuring out or acclimating to the particularities of a different culture—at the expense of giving readers a chance to actually learn. I'm not fluent in Chinese, and I'm not sure what the author himself said about this or whether he agreed to it—but imagining a book in my native language [one that is not so far off from the logic of Mandarin Chinese] being translated like this into English would make me furious.

yellow-like-me

620 reviews806 followers

August 2, 2023

To była nietypowa i niepokojąca lektura. Bardzo ciekawy pomysł!

6 reviews

May 8, 2023

Quyển này mà cho vô học Văn chắc phân tích dữ luôn =]]]

123 reviews369 followers

July 28, 2022

I loved this book, possibly one of my favorites of the year.

Ghost Town follows the Chens, skipping around between time frames and narrators to paint a complex and deeply intricate portrait of a family plagued by loss, globalization, and secrets. The catalyst for the story is the return of the youngest son, Keith, a gay man who returns to Taiwan during its Ghost Festival after spending years in German prison for killing his domestic partner.

The author pushes the limits of what we think of as “ghosts”. Are they things of the past? Are they other people? Or are they the memories that follow us and haunt us continuously?

I was slow to understand it at first but I’m so glad I kept with it. As the book continues, the author reveals the importance of certain details [the White House crackers, the red shorts, the VHS store] so that as soon as I finished it, I had to turn back to the beginning and re-read the first chapter. I saw the whole book in a completely different light.

The characters are vibrant and quirky. And the translators naming conventions were so interesting, I thought they did a really great job.

Beautiful book, will definitely re-read it!

1,225 reviews35 followers

August 30, 2022

There aren't too many novels set in Taiwan that have been published in / translated into English, so when I saw it was the setting for Kevin Chen's new novel I jumped at the chance to read it.

Ghost Town [the original title literally translates as "Ghost Place", however the translator gives an interesting epilogue explaining the justification behind some of his translation choices -- not all of which I agreed with but that's by the by] tells the story of a family from rural central Taiwan, an oppressive, dead-end sort of place where everybody knows each other and nothing ever happens.

Keith - a young gay man and the youngest of seven children - longs to escape, and travels to Berlin where he begins to build a new life. We meet Keith as he is leaving a German prison, where he has been serving a sentence for killing his partner. The author then introduces us to Keith's parents and siblings, and it is through their backstories that we find out what led Keith to this point.

All of the characters are haunted by ghosts [either literally or figuratively] from their past and present, hence the title. The siblings all long to escape Yongjing, but for different reasons find themselves inextricably linked to [and drawn back to] their hometown.

This is a strongly character-led novel which I'd also describe as a contemporary family saga. It's also a slow burn, and I felt like I was constant teetering between feeling engrossed in the story and by desperately wanting something to happen, and feeling like the narrative needed to move along. Certain plot points took forever to be revealed, to the extent that when the big reveal came I had already lost interest.

The story is quite often incredibly bleak, with every character having a dispiriting backstory: most [if not all] of the cast have experienced some kind of abuse - be it emotional, physical or sexual.

There were some positives: despite my misgivings this is an accomplished novel which largely held my interest. Taiwan as a character itself felt very well evoked, and some of the prose had me longing to be back on its humid, palm-lined streets. I'll be sure to check out any other translated novels by this author in the future.

Thank you Netgalley and Europa Editions for the advance copy, which was provided in exchange for an honest review.

europa-editions fiction in-translation

246 reviews141 followers

April 14, 2023

Nữ thần tự tận

Âm vực huyền diệu Điệu khiêu vũ diễm lệ thê lương Lưỡi dao giấu trong vùng quên lãng Say sưa Huyễn hoặc cơn mê sảng Có kẻ bàng hoàng Trên thân thể tươi của nữ thần khoái lạc Gương mặt nàng héo kiệt Dưới lớp màng tráo trâng Thân tàn ma dại người lâng lâng Hỗn tục Hụt hẫng Gặm nhấm những hốc hác bần thần Rượu vang đỏ chảy rực như máu Làn lệ trong suốt rực như lửa Bóng sinh linh mục rữa Vẻ lưa thưa Xót thương vườn thánh địa Nhát dao dí thịt tê dại Vang vọng tiếng gào lời nguyện ước Vũ điệu rã rời, nát tan sự tội lỗi Nàng dấn mình vào cõi hoang sơ. ------ Đại dương rướm máu

Tôi quằn quại giết mình giữa mộng Thoáng nồng đượm bóng hình nơi xa Đại dương khóc thương dòng ký ức Hiện thực rũ rượi thoáng vụt qua

Trăng nuốt thống khổ trôi bồng bềnh Chảy trên dòng mộng tưởng lạc lối Bản thể rơi, dạt dào lênh đênh Đời - tiểu thuyết mục rữa tàn lụi

Bầy thiên nga trắng muốt tinh khôi Đôi cánh bạc lấp lánh khiêu gợi Giữa biển đêm tựa vì tinh tú Từng giọt một tí tách buông lơi

Lệ nhoà, mượn cánh môi em hồng Cong vênh méo mó cảnh lập thể Đêm vỡ, điếu thuốc thoi thóp thở Máu em rưới ướt tình đôi ta ------

Nếu có thể, mạn phép gửi những dòng này tới điều đã khiến tớ cay khoé mắt, bất lực chẳng dừng được dòng lệ rơi lã chã, để những ký ức ùa về dồn dập, như có quả tim bị thương và nó đang mắc kẹt đập thình thịch trong lồng ngực.

Và gửi cả một người, mặc dù hiện tại chị vẫn chưa đủ dũng khí đối mặt nếu em đọc được nó. Ở trong đây có một cuộc tình, của gã với T. Gã là người Đài, còn T là người Đức. Thật trùng hợp rằng em đã chuyển sang sống ở Đức, nơi em thỉnh thoảng thấy những bầy thiên nga trắng muốt, nơi gã đã gặp T và yêu điên cuồng. Nhưng khác với họ, về phía chị còn thấy chúng ta chẳng phải một mối quan hệ thực sự. Chúng ta chỉ là nơi trú ẩn của nhau khi đang trốn chạy hiện thực, khi mà nếu không có nhau thì sẽ rơi vào vùng đất hư vô và chẳng thể quay trở lại hiện thực được nữa. Em với chị cùng là con gái, cùng cuốn lấy nhau khi cả hai đều đang có người yêu là nam giới khác. Chúng ta từng lừa dối thế giới một cách quá quắt, êm đềm, dị thường, thảnh thơi. Có lẽ những đoạn về gã và T đều làm chị khóc tới lả người đi như thế, hoá ra là vì nhớ về những lúc em vẫn còn ở đây, và rồi chị nhận ra mình buồn và nhớ em tới như nào.

Tớ từng viết, ở mỗi góc nhìn, một cái hiện thực có thể xẻ thành trăm cái hiện thực. Trần Tư Hoành sắp xếp cuốn sách của ông ta theo một cách như vậy đấy. Như thể có một kẻ đang chìm trong cơn say đã xé nó ra thành nhiều mảnh, từ quá khứ tới hiện tại, rồi xếp bừa thứ tự lại [như cách Burroughs làm vậy thật với cuốn Naked Lunch của ông, không ẩn dụ]. Cuốn sách này, có thể gọi là bán tự truyện. Là về mối tình khi ở nơi đất khách quê người. Về cả vùng đất quê hương, vùng đất cổ hủ trọng nam khinh nữ, vùng đất bào mòn sự sống của những người phụ nữ, và cả ghét bỏ người đồng tính. Là về miền đất nơi trẻ con bị doạ nếu không ngoan sẽ bị ma quỷ bắt, không khác gì người lớn đã nói với tớ khi còn nhỏ. Nhưng hoá ra thứ đáng sợ nhất chẳng phải ma quỷ, mà chính là những con người thối nát đang hãm hại lẫn nhau, hãm hại chính mình, để mà dần ta thấy có khi ma quỷ còn êm đềm hơn con người. Phải rồi, chính là điều này, tới giờ mới gặp một cuốn sách nói ra nỗi lòng của tớ. Văn Trần Tư Hoành đẹp tới phát điên, vừa đọc vừa cảm thán, tất cả biện pháp nghệ thuật ông ném hết vào đây, không ngại phô bày khả năng viết của mình. Nếu bọn trẻ mà phải học Ngữ Văn phân tích ông này thì chắc sướng cả người vì một câu không thiếu điều đào ra được hai, ba cái biện pháp nghệ thuật.

Quen với cảnh bà ngoại cúng bái những đợt như cúng Giao Thừa, cúng rằm,.. không hiểu sao những lúc nhìn bà đang cúng, lẩm bẩm như niệm chú, khói hương mơ ảo, hương êm mũi như thuốc mê, trước mặt là mâm đồ cúng biết bao nhiêu món, không khí xung quanh đột nhiên lạnh lẽo, tớ chợt thấy lòng mình trống trải. Có một lần tớ khóc sau khi thấy bà cúng xong, rồi hỏi bà rằng, khi đang cúng để cầu mong bình an hạnh phúc, lòng bà có thấy hạnh phúc không..? Và khi ngay phần đầu cuốn sách có đoạn người chị cả trong gia đình cúng ma đói, mà chính bản thân mình đang dần chết đói, tớ khóc. Vùng đất nhỏ có tiếng mưa, có rắn, làm liên tưởng tới vùng quê ngoại tớ, còn có thêm ngựa, thêm trâu bò, thêm phân rải rác. Mặc dù biết rằng việc quy hoạch thành “đô thị” khang trang sẽ sạch sẽ hơn, nhưng khi quê hương bị mất đi những đồng lúa nước, những rừng chuối, những quầy hàng dựng xây tạm từ bao năm nay, như cách vùng đất trong cuốn sách có thêm tòa Bạch Cung, tớ không còn cảm thấy yên ổn nữa. Tưởng rằng những lối mòn ngang sông trong màn đêm đen kịt mất đi thì không còn đáng sợ nữa, chẳng còn những câu chuyện kỳ dị bà dọa tớ háo hức. Chẳng còn con đường nơi một đứa trẻ chạy trốn mỗi khi muốn lại một bước gần hơn với đường chân trời, chẳng còn những làn gió gợn trên mặt nước lạnh buốt giữa hè. Cứ như vậy, cứ nghĩ rằng quê hương cũ bị đập vỡ tàn lụi rồi xây mới, ta có thể vứt bỏ quá khứ, để nó chẳng tồn tại nữa, nhưng hóa ra chẳng phải, chỉ cứ toàn nỗi nuối tiếc mà thôi. Những mảnh linh hồn lạc lối muốn trốn thoát quê hương tàn vỡ ấy, họ vụn vỡ nhưng bằng cách nào đó vẫn sống, sống vất vưởng, phải sống, chẳng thể chết nổi. Những số phận quay cuồng như vòng lặp thống khổ, những tiếng gào thét, máu đổ, nước mắt rơi.

Tớ bất ngờ với những phân đoạn đầy tính nghệ thuật vị nghệ thuật trong đây. Khi gã đang run rẩy vì những diễn viên tài giỏi trên sân khấu, họ như ném bản ngã cuả mình đi thật xa để rồi kéo về, sao có thể choáng ngợp và dữ dội tới thế. Điều này làm tớ nhớ tới Dorian Gray và giây phút anh ta rơi vào lưới tình với một cô diễn viên khi xem cô ta diễn trên sân khấu. Rằng khi nghệ sĩ đang phiêu theo nghệ thuật và thực tại là hai điều khác nhau, cả hai con người này đều không thể chấp nhận nổi điều ấy, và rồi họ trở nên tàn lụi và muốn bán linh hồn của bản thân cho ác quỷ để lún sâu trong nghệ thuật mãi mãi. Điều này thật tuyệt, vì bản thân tớ cũng nhận ra việc cố rút bản thân ra khỏi cơn si mê nghệ thuật khi muốn trốn thoát thực tại tựa như con ong chỉ có thể đốt người ta một lần rồi chết, hay nói theo cách khác là một kiểu tự sát khác. Ta tự sát hiện thực để rơi vào giấc mộng, rồi tự sát giấc mộng để quay lại hiện thực, điên rồ quái gở và đầy hiểm nguy.

{Những dòng sau là một chút cảm xúc về vài đoạn trong cuốn sách, có thể sẽ là spoil, mọi người cân nhắc trước khi đọc}

Có lẽ những hình ảnh để lại sâu sắc nhất cho tớ là phân đoạn người chị năm tự sát trong đám cưới của chị tư, diễm lệ sâu sắc, ở đâu đó một lúc nào đó tớ cũng muốn được như thế. Những đoạn tự làm hại bản thân, nhân vật có thể tâm thần phân liệt, hoang tưởng, rối loạn lưỡng cực, nhưng thật sự không hề có một con chữ nào nhắc tới những bệnh tâm lý đó. Có lẽ vì ai ở vùng đất đó cũng điên, riết thành quen, chẳng còn điều gì lớn lao to tát hơn những tin tức giật gân nữa.

Hình ảnh gã và T yêu nhau đẹp như nào, tớ yêu phân cảnh T đánh rồi lại yêu gã, hãm hại rồi lại âu yếm gã, như thể cầu xin gã bất lực rồi hỏi rằng phải chăng em muốn chúng ta tự sát cùng nhau? T cố giết gã, gã giết T, gã chạy trốn ra vùng biển đen kịt có những con thiên nga lấp lánh. Cuối cùng tớ là người bi lụy, mắc kẹt ở phân cảnh này. Tạo dựng ra một vùng trời tưởng tượng nơi lấp lánh thiên nga hoang dã trắng muốt, để rồi khóc lóc thảm thương về nó. Những mảnh xương rồng mắc kẹt ở đôi vai đau đớn rướm máu. Những chiếc găng tay cô đơn, tớ đoán, rằng từ găng tăng trong tiếng Đức mang giới tính đực, lại còn một hình ảnh ấm áp nhưng chẳng trọn vẹn, nên Trần Tư Hoành mới sử dụng như một hình ảnh ẩn dụ giới tính và tính chất đượm buồn. Lại càng đau đớn hơn tới phân cảnh mẹ T tới xem gã diễn kịch trong tù, gã khóc như hấp hối, còn lòng tớ thì như bị vắt kiệt. Đây chẳng phải một minh chứng trong việc sau khi gã nhận ra khắc diễn kịch tồn tại ở một chiều không gian khác, và gã đang phải đối mặt với thực tại là mẹ T. Ôi tớ cần được đọc thêm về mẹ T, tớ thấy mọi thứ quá chóng vánh. Những giây phút linh hồn thích nghi với sự lạc lối, thỉnh thoảng bỏ nhà đi thật xa cũng vậy. Người chị tặng tớ cuốn sách này bảo Trần Tư Hoành viết đủ, không thừa không thiếu, nhưng có lẽ tớ thấy chưa đủ, tớ muốn được biết thêm nhiều ngóc nghách trong bức tranh rạn vỡ này lần nữa.

Thoạt đầu để cuốn sách ở ngưỡng 4 sao, vì những trang kết quá cụt hứng. Ngẫm lại thì cái kết này chẳng phải quá giống kết トパーズ của Ryū Murakami, đậm chất tâm linh, nhưng khác với Topaz tới cuối mới đập một phát sự tâm linh quái dị vào, thì cái tâm linh của cuốn này rơi rải rác, chỉ đậm nhất ở đoạn cuối. Thành ra không bị bất ngờ và hoảng hốt như Topaz, mà chính xác là cụt hứng vì có lẽ tớ muốn có một cái kết cảm xúc hơn. Cơ mà sau cùng, tớ quyết định để nó lên 5 sao, vì T.

bdsm favorite grotesque

52 reviews7 followers

March 30, 2021

作者的文筆真的沒話說,優雅流暢,溫柔與剛強並進,明喻暗喻都讓人印象深刻,特別是同性議題的描寫。 正因為如此,明日書局的部分讓我有點遺憾,很想繼續看作者寫胖老闆跟瘦老闆的故事,以及他們在白色恐怖下的內心世界(單純是個人的期待)。

最可惜的還是地下室的屍體,儘管這本書不是推理小說,我還是不喜歡「沒有答案」的答案。

lgbtq 台灣作品 懸疑-推理

625 reviews15 followers

December 9, 2022

TW: mention of domestic abuse, sexual abuse, suicide, violence, miscarriage

“I’m not afraid of death. I’m afraid of not being free.”

Ghost Town is a beautiful, complicated, revealing novel. It's about superstitions, family secrets and the search for identity. Told by multiple points of view. It's about trauma and how people cope with it or not. It's also about the distance between motivation and perception, between what one means to do and how it is seen. Keith Chen isn't accepted by his conservative parents, so he goes to Berlin in the hopes of finding acceptance as a young Gay man.

The novel starts a decade later when Keith is released from prison in Germany and has returned home. Taking place on the day of the Ghost festival, his parents are gone, His siblings married, mad or dead, he thinks there's little left for him. Each family member is haunted by ghosts. An event in their lives is a ghost. As the story unfolds, Keith reveals more details about the events that shaped his family life, the ghosts haunting the town, and the truth behind the crime he committed in Germany.

Be sure to read the notes from the author and translator at the end of the book. It's fascinating.

8 reviews

April 21, 2023

Hàng tấn bi kịch, đau thương đè lên thế hệ một gia đình, một vùng quê nghèo kém phát triển chìm đắm trong cái hủ tục mê tín và lạc hậu. Nhìn qua tiêu đề na ná truyện kinh dị nhưng thật ra không phải! Đơn giản là hành trình trở vể quê hương của những con người bị quê hương chối bỏ, họ lần nữa đối mặt với vô số nỗi đau của quá khứ, buồn, vui, lẫn bất ngờ. Dù bối cảnh Đài Loan nhưng chi tiết trọng nam khinh nữ, cúng bái cũng tương tự như Việt Nam mình vậy. Bản dịch mượt, phong cách viết của tác giả đẹp đến xiêu lòng.

6 reviews

May 8, 2023

Những nhân vật này chạy trốn, rủ bỏ quê hương, vì quê hương là vùng đất "quỷ tha ma bắt". Nhưng trong những lời nói, suy nghĩ và ký ức của họ vẫn luôn là quê hương. Những nỗi đau trong cuốn sách đẹp, xấu xí một cách trần trụi. Không nghĩ vẫn có thể viết hài hước như vậy.

447 reviews636 followers

May 10, 2023

3.5 sao. • Vĩnh Tĩnh lặng, gay mùi khét. Ma cỏ rợn ngợp từ cửa miệng qua bao đời, ám quẩn bụi tre tới ngóc ngách tường bao, thấm vào cây cỏ, vách nhà. Toàn gia họ Trần chín mạng ngầy ngật sống, rồi tẽ ra tứ phương, tai thường rộn tiếng ve, inh ỏi. • Con nhện tai ương giăng mùng tứ phía, sợi tơ bàng bạc, khó thấy, chờn vờn trên đầu chín người, kéo róng riết họ vào căm hờn, chút hy vọng nụm nịu qua năm tháng vỡ tan. Mỗi người đành hanh mình vào một cõi: lạc lõng, nhạt nhòa, chịu đựng, giam cầm, cứa nát, tù tội, giết người. Mỗi lần một bí mật được phanh phui tỉnh trân, người ta khẽ rùng mình một cái, chỉ mấy người họ tỉnh bơ sống tiếp. Ngoài sống, họ chẳng chắt chiu thêm được thứ gì. • Nhưng vẫn còn gia đình ở đó. Cuộc đoàn viên sau chừng ấy sóng gió thẽ thọt rịt năm chị em vào nhau, ấm áp. Họ từng trưởng thành trong cắng đắng, đe nẹt, hận thù, lớp lớp chửi rủa, tầng tầng khinh khi. Gia đình khi ấy là miểng chai, là mảnh kim châm chích. Hai tiếng thiêng liêng ấy đối với họ chừng như có lẽ, hờ hững, khô ran. Vậy mà sau ngần ấy thời gian, họ vẫn còn ngồi cạnh nhau, ăn gà rán, than trời nóng, nghe mưa gõ, đoái trông quá khứ mệt nhoài, tạm quên ngày mai nghiệt ngã. Họ là chị em, người còn kẻ mất, nhưng họ vẫn sum họp, mãi là gia đình. • Cái yên ủi tui nhất chính là khoảnh khắc đó. Xước xát quá nhi��u làm tui đâm hằn học với từng phận đời. Họ khổ, nhưng kể tè le như vầy đôi lúc làm tui hụt bớt cảm thông. Nhiều giấu giếm xồ ra te tái, có cái tui thấy rặt cái kết cấu dẫn dắt, thêm chuyện, nên tui lạnh tanh. [Đơn cử là bí mật của Cây Cau, và con hà mã]. Tuy vậy sau tất cả, tui vẫn xót xa nhiều hơn. Tui thương từng người, kể cả khi họ ác. Cái tui ghét là sau cái dấu chấm cuối cùng, những người mà mình từng biết rõ rành này sẽ tiếp tục sống ra sao, họ giải quyết đời họ như thế nào. Nên tui luôn cằn nhằn những đoạn kết bỏ mứa, chỉ chừa lại không gì ngoài buồn.

9 reviews

April 15, 2023

Chà, ban đầu khá dè chừng quyển này nhưng thấy ai cũng khen nên mình cũng mua đọc thử. Nào ngờ lại "lọt hố" luôn. Tác giả viết về câu chuyện xoay quanh thế hệ gia đình trên một vùng đất nhỏ nghèo nàn, lạc hậu, nào là kỳ thị LGBT, trọng nam khinh nữ tương đồng không khác gì Việt nam mình đâu. Cách viết thì mê khỏi nói! Vừa buồn vừa đẹp.

favortires

133 reviews10 followers

April 12, 2023

Ứng cứ viên cho best book of 2023.

Cuốn sách như 1 củ hành tây, càng bóc, càng biết thêm chút sự thật, lại càng đau và không ngừng rơi nước mắt. Suốt quá trình đọc, ruột quặn thắt, tim bị bóp nghẹn. Ngôn từ quá đẹp, muốn highlight cả trang sách. Kỹ thuật viết thượng thừa, so sánh, đối lập, ẩn dụ, hoán dụ đủ cả. Quyển sách như 1 bộ ghép hình 1000 mảnh, chờ độc giả ghép lại, mỗi nơi tác giả cất giấu 1 mảnh.

Điểm trừ duy nhất mình cảm thấy là cái kết quá điện ảnh, nhanh chóng và có phần hơi vội. 5 sao là bởi cả hành trình cảm xúc của mình.

Mình hơi liên tưởng đến Ocean Vương trong cuốn sách này dù 2 style hoàn toàn khác biệt. 1 vài điểm tương đồng: tác giả gay, nhân vật chính gay, lấy hình tượng bản thân và quê hương đết viết bán tự truyện, và ngôn từ đẹp... Cá nhân mình cuốn sách này tạo nhiều cảm xúc hơn so với On earth, 1 phần vì quyển này dịch siêu đỉnhhhhhh.

Mong quyển này sale tốt để NN tiếp xúc xuất bản sách của anh này.

124 reviews21 followers

August 25, 2023

Gia đình không phải do ma quỷ ám mà chính những con người trong ấy "ám" Một gia đình xã hội cũ với bà mẹ chồng cay nghiệt, cô con dâu khốn khổ "giận cá chém thớt " đẩy hết tội tình vào "bầy vịt trời". 5 cô con gái không được chào đón từ khi sinh ra chỉ vì không phải là đứa để nối dỗi tông đường . Hai người con trai đến thế giới với sự kì vọng to lớn thì 1 đứa đi tù , 1 đứa có tình cảm với đàn ông[ cảnh này chiếm gần 1/3 truyện , bị coi là biến thái và ruồng bỏ trong xã hội cũ] Với gia đình vỡ nát từ nhỏ , không khó đoán khi mỗi đứa con lớn lên với một trái tim đầy sẹo và chai lì cảm xúc Cảm giác rất "chim ưng" cách viết này của nhà văn , có cái gì đó cuốn hút và pha trộn cảm xúc nhân vật Trừ 1 sao cho cái kết chưa đã.

7 reviews

April 14, 2023

Ưng từ nội dung cho đến cách viết, ngay từ lúc đọc sơ qua bìa sau là mình đã biết rằng mình sẽ ưng cuốn sách này rồi!!

137 reviews31 followers

February 11, 2021

4.5 Ghost Town by Kevin Chen is a stunning novel about a small town in Taiwan countryside and a family haunted by the their own ghosts. The story starts with the protagonist comes back to this "ghost town" after being sentenced for killing his same-sex partner in Germany. We get to learn more and more about his family, consisting of 5 "useless" daughters and 2 youngest sons and their dead parents, and their past.

I'm sure it's cliché to say this, but for me, reading this novel is like peeling an onion. Every chapter is an layer of onion, the reader gets to learn a certain part of the family's past. Sometimes, it's uncomfortable, it's hard to digest, and it even stings to read about the honest-often-bizarre story of this family, and what each of them has suffered or what has they done. The closer to the core [the end], the more it hurts, more easily to shed a tear, because you'd relate to these characters even more, and just can't help but see yourself in each and every one of them. Days later, the story still lingers in my mind, like the smell stuck under the fingernails. One sniff, and the emotion rises.

I also love the writing style very much; it is very precise and sharp, and sometimes so interesting to read. The author also includes many different topics and issues into this story, which are all very close to Taiwanese cultures and people. It's a very Taiwanese novel I'd say, and that's why I'm so glad to see that it's [hopefully] going to be published in other languages. I hope with this novel people could understand the part of Taiwan that you don't normally see on surface.

favorites

123 reviews35 followers

April 29, 2023

Hết beef [netflix] rồi tới cuốn này, twist lật bàn, extra và ám ảnh, mình rất rất thích nó

118 reviews

April 27, 2023

4.25/5 Rate sao phóng tay vì mình thấy 4 tròn hơi thấp

Đây là cuốn sách đầu tiên về đời sống xã hội Đài Loan mình đọc, trước đó Đài Loan trong mình chỉ được vẽ lên qua vài ba quyển Cửu Bả Đao 🥲 Nhưng mình thấy quyển này chủ yếu là những chuyện làng quê hủ tục nên chắc phải đọc thêm nữa thì mới có cái nhìn khái quát được.

1. Nội dung: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất qua góc nhìn của nhiều nhân vật. Thực sự đổi góc nhìn rất rất nhiều, quyển có 3 phần lớn, mỗi phần lớn có thêm 10 chương nhỏ, và mỗi chương sẽ là 1 góc nhìn. Nhưng mình thấy cách làm này thực sự sáng tạo và câu chuyện của từng người trong gia đình nhà Trần đã được dệt lên cực chi tiết. Bao trùm lên cuốn truyện là những hủ tục, quan điểm ở miền quê đó: trọng nam khinh nữ, cúng bái, kì thị LGBT... Tuy nhiên cách tác giả viết không hề "cũ", mình đọc vẫn thấy mọi thứ rất thú vị. Có lẽ do ông không kể mà thể hiện [kiểu show not tell :D].

Xuyên suốt cuốn sách không có climax nào cả, nhưng đọc vẫn cuốn. Hơn nữa, mình cũng nghĩ không có cao trào mới thực sự khắc hoạ được những nét đời thường trong cuộc sống nơi ấy. Có nội dung vào thì lại thành tiểu thuyết mất! 1 điểm nữa là vibe quyển này khá u ám, cứ nồm nồm, chẳng ai ổn cả nên lúc đọc mình thấy hơi nặng nề.

2. Nhân vật: - Mình rất ghét bà mẹ A Thiền, từ đầu chí cuối. Bà mẹ ấy đã trở thành chính người mà bà từng ghét - mẹ chồng - với tính cách đay nghiến y hệt! Huhu xong còn đánh con nữa. Đọc bị traumatized mấy đoạn đó 🥲 Hơi tí là tát với nghi ngờ con xong đánh. Trang cuối của truyện mình nghĩ tác giả ẩn ý gì đó về sự thay đổi khi bà mẹ gặp con và mở miệng toan nói "Đừng khóc". Nhưng mình vẫn không chấp nhận được trời ơi 🥲 - Để tìm ra được 1 người để stan trong cuốn này cũng khó, vì chẳng ai ổn cả. Chắc ông bố là neutral nhất, trong cả lời tự thuật và qua lời kể của các con. Nhưng ai mà biết được, mình có được nghe toàn bộ câu chuyện nhà người ta đâu...

3. Văn phong: Văn phong cuốn này là 1 điểm sáng với mình. Hành văn gần gũi, đơn giản, nội dung không có gì, mà đọc lại cuốn :] Cách lồng ghép và đảo nhiều người kể chuyện thực sự thú vị. Việc đảo người kể cũng là 1 trong những lý do mình chấm cao điểm thế.

Thời gian bỏ ra đọc quyển này thật xứng đáng! Nên thử nhé mọi người.

14

107 reviews68 followers

June 22, 2023

Vùng đất quỷ tha ma bắt chắc phải lọt top 10 những quyển mình thích nhất trong tất cả những quyển mình từng đọc. Và là quyển mình mê nhất trong năm 2023 tính đến thời điểm này Vừa đọc vừa sợ hết, nhưng lại không thể ngừng đọc được. Truyện có plot xuất sắc. Đặc biệt cái việc mỗi chương lại tiết lộ thêm 1 chút về những chuyện trong quá khứ thực sự là vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, mình không rõ người đọc nước ngoài cảm nhận về quyển này như nào, nhưng với tư cách là 1 người Việt Nam thì những nhân vật trong truyện này rất gần gũi và dễ hình dung. Có lẽ 1 vùng quê như Vĩnh Tĩnh trong truyện không khó để tìm thấy ở đất nước mình. Lối suy nghĩ, cách cư xử của các nhân vật trong tác phẩm này thực sự có quá nhiều điểm quen thuộc Ôi, quyển này xứng đáng với 1 bài review lan tỏa thật dài. Nhất định sẽ cố gắng viết 1 bài cho Vùng đất quỷ tha ma bắt trên blog. Chấm 10/5

83 reviews34 followers

May 2, 2023

Ma không đáng sợ, con người mới thực sự đáng sợ.

64 reviews64 followers

May 16, 2023

hoàn toàn khum phải kiệt tác cao siêu gì nhưng mà rất giải trí. lâu lắm mới đọc hết được gần 500 trang trong 1 ngày 😌

229 reviews30 followers

April 24, 2023

“Con người ta vì sao phải về nhà? Đâu là nhà? Gã trở về, không phải để cứu chuộc, không phải để sám hối, không phải để tìm kiếm lời giải đáp. Hồi hương không phải nghĩa vụ, hồi hương khiến gã ngạt thở. Nhưng gã phải về. Bởi vì, quả thực chẳng còn nơi nào để đi cả.” - Trong tiếng Anh, “ghost” vừa là ma, vừa là quá khứ. “Ghost” vừa là những thực thể siêu linh trú ngụ trong mọi xó xỉnh tại thế gian, vừa mang nghĩa như những mẩu ký ức rời rạc, chắp vá, chồng lấn, va đập, khởi phát từ quá vãng và bám trụ mãi mãi ở thực tại. Khi đọc Vùng đất quỷ tha ma bắt, việc tái tạo ký ức, vốn là một chức năng nguyên thủy tồn tại vĩnh viễn trong cơ chế thành tạo nên một con người, bỗng ch��c khiến mình hoảng sợ. Bởi nhân loại dường như không bao giờ có thể trốn chạy khỏi ký ức.

Rằm tháng Bảy, cái nóng như lửa thiêu đổ xuống mặt đất, xé toạc thời không rồi để lại một cái rãnh sâu hoắm để ma quỷ trườn lên từ địa ngục: ma nữ bị cưỡng hiếp thời Nhật thuộc treo cổ trong rừng tre, ma nữ ế già bên cây liễu, ma da trầm mình dưới lòng sông Trạc Thủy, người con gái tự cắt tay rồi trùm túi bóng lên đầu cho tới khi cạn máu, người đàn ông chết mòn sau miếu thiêng vì căn bệnh ung thư, gã thanh niên lập lòe trong cái nắng trưa, thiếu phụ cựa mình bên cái máy may trên sàn đá, người vợ điên gào thét trong căn phòng tối đen kín cửa - người người, ma ma, lẫn lẫn, lộn lộn, tất cả đều vật vờ và xám ngoét tựa những cái bóng sống - những dư ảnh nhạt nhòa được bện dệt từ ký ức, mỏi mòn bấu víu vào thực tại, ám rịt vào vùng quê Vĩnh Tĩnh - một cái hố chứa đầy những ma.

Được chồng lấn bởi nhiều giọng kể, Vùng đất quỷ tha ma bắt là hành trình lùng kiếm ký ức [hay giũ bỏ ký ức, song bất thành] của chín thành viên gia đình họ Trần, đặt bối cảnh tại một vùng quê điêu tàn ở huyện Chương Hóa, Đài Loan. Mang cái tên Vĩnh Tĩnh: “vĩnh” trong “vĩnh viễn”, “tĩnh” trong “an tĩnh”, người làng dựa vào đó hằng mong cầu một cuộc sống muôn đời bình an, song thực chất, càng ngụp sâu trong cái vẻ an ổn của làng, người ta sẽ càng chỉ thấy đớn đau và bi kịch. Bi kịch kết tủa từ những định kiến, hủ tục lạc hậu; bi kịch xô lấn trong những ganh ghét, đố kỵ, lọc lừa; bi kịch lây nhiễm bởi những sang chấn di truyền và để lại những vết loét xấu xí mà thời gian dường như cũng không có khả năng xóa bỏ.

Chín giọng kể được truyền phát từ chín điểm điểm nhìn, chín góc độ, chín câu chuyện, tuy nhiên, chính chúng lại thuần túy chỉ là những thanh âm bất nhất, váng động trong thinh không rồi vô tình trượt xa ra khỏi nhau. Giao điểm duy nhất mà chúng có là những ký ức tại quê hương Vĩnh Tĩnh, song vùng đất ấy lại đầy rẫy những khe nứt mà âm thanh một khi đã lọt vào thì không thể nào thoát ra trở lại. Chế độ phụ quyền, chứng ghê sợ đồng tính, mê tín dị đoan, phản bội, phóng túng, bạo lực, dâm loạn, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, thái nhân cách, tất thảy tạo nên một thứ lực ép vô tình chỉ càng khiến cho những khe nứt kia ngày một thêm toang hoác - toang hoác trên địa thế cảnh quan xuống cấp của làng và toang hoác ở những thiết chế gia đình, đạo đức, xã hội của người.

Khi viết Vùng đất quỷ tha ma bắt, Kevin Chen không cố gắng để truyền phát một thông điệp nào cụ thể. Theo ông, việc gợi nhớ và viết ra cũng tương tự như một liệu pháp điều trị, một cơ chế để có thể đối diện và chấp nhận những sang chấn. Ông “khuyến khích độc giả tự chìm đắm vào con chữ và diễn giải câu chuyện theo cách riêng của họ”. Biên giới của vùng đất quỷ tha ma bắt ông thiết lập, theo lẽ đó, vừa là của chính ông, vừa là của mọi người. Thiên tiểu thuyết vốn dĩ mang đậm những ẩn ức cá nhân, dần vượt thoát khỏi các rào cản văn hóa, thể loại, dễ dàng khơi gợi sự đồng cảm và đi sâu vào từng ngóc ngách tới trái tim của không ít độc giả.

Vùng đất quỷ tha ma bắt lựa chọn kết cấu phân mảnh, sử dụng điểm nhìn đa bội và giọng kể đa thanh để tái hiện những bi kịch chồng chất bi kịch tại một miền quê nghèo ở Đài Loan, nơi mà bạn bạn đọc Việt Nam nói riêng và độc giả châu Á nói chung cũng phần nào dễ dàng phóng chiếu nên hình ảnh quê hương bản xứ ghi đè lên những câu chuyện được kể, theo mình, cuốn sách đã có khả năng đề xướng những cuộc luận bàn muôn thuở về bản chất, vai trò, cũng như trách nhiệm tối quan trọng của gia đình trong việc định hình nhân cách con người.

Cuộc đời là một khối lập phương đa diện, những điều con người khát khao có thể dễ dàng khiến người ta vỡ mộng, những điều đẹp đẽ bên ngoài có thể đầy những nứt vỡ ở bên trong, những chi tiết tản mác, ngẫu nhiên song lại có sức nặng ngữ nghĩa dồi dào tới không tưởng. Nhiều người có khả năng vượt qua nỗi đau để trở nên đẹp đẽ, nhiều người chấp nhận sống một cuộc đời đổ vỡ vì nỗi đau, và nhiều người hoàn toàn có thể bị nỗi đau quật ngã.

Bi kịch cá nhân nép mình trong những nếp gấp của bi kịch gia đình, bi kịch gia đình ghi đè lên những bi kịch mang tính lịch sử xã hội. Đối với nhiều người, ở nhiều giai đoạn, cuộc đời có thể chỉ mãi ngập chìm trong bi kịch, đầy ắp bi kịch, ngạt thở bởi bi kịch. Đôi khi, gia đình không phải là nơi để trở về để xoa dịu mọi nỗi đau thương. Đôi khi, gia đình lại chính là cội nguồn thương đau và là nơi khởi điểm của những vết thương khủng khiếp nhất. Đó là sự thật mà chúng ta, dù đau đớn, cũng phải đau đớn chấp nhận.

Khi gấp lại những trang cuối cùng của Vùng đất quỷ tha ma bắt, dường như, một phần nào đó trong mình vẫn đang kẹt lại tại Vĩnh Tĩnh, kẹt lại ở căn hộ ba tầng với cái máy may rền rĩ cả ngày, ở một trạm đăng ký hộ tịch tại Đài Bắc, nơi mỗi con người thông qua truyền thông, đều dễ dàng được trao cho cái quyền lực tối thượng là làm tổn thương kẻ khác; kẹt lại tại cái mồ chôn hôn nhân mà người phụ nữ bị tước đi tiếng nói, vĩnh viễn giãy giụa trong vẻ ngời sáng của cuộc sống vợ chồng vàng; kẹt lại tại dinh thự Bạch Cung, một công trình kiến trúc lố bịch của những kẻ trưởng giả ấu trĩ nhưng thích khoe mẽ; kẹt lại tại nước Đức, nơi một cuộc tình đã sống và đã chết, nơi những kẻ không có bến đỗ mãi lưu lạc trong dòng hải lưu ở biển Baltic mà qua hàng năm ròng vẫn không thể dạt vào bờ.

Bạn ơi, Đừng khóc./

1,670 reviews196 followers

February 5, 2023

Family saga set in TAIWAN and BERLIN

Ghost Town won the Taiwan Literature Award. It is a remarkable book, set in Yongjing in rural Taiwan and in Berlin. Keith Chen is the last child born into a family of five girls and two boys. He suffers an abusive childhood before moving to Berlin with a literary bursary. In Berlin he has a gay relationship with someone known just as T. T is equally troubled and they live a very damaged and tempestuous life. Until, for reasons that become clear near the end off the book, Keith kills T and spends years in a Berlin prison before he is released.

On his release he heads back to Yongjing. But all has changed… The village and its inhabitants are largely unrecognisable. His siblings have scattered and each has his or her own issues to face. They meet up, but not entirely happily. The story of Keith’s childhood in the village is told as a time shift story. It is at times difficult to follow, especially as some of the characters have passed on and speak as ghosts. But it is well worth persevering to learn of the trials and tribulations that he experienced. Family secrets and rural superstitions abound.

We ask why Keith chose to return to Taiwan. He did not have a happy life there, and he moved on. But somehow he is drawn back. The town is [or should be] familiar. It is an oddly safe place to be after all he has been through.

In location terms, Yongjing comes through well. It feels like rural Taiwan, even if some of the characters are a little larger than life. Berlin could be almost any large city. I know the place pretty well, and nothing was recognisable.

Chủ Đề