Giao dịch bị từ chối bởi ngân hàng dịch

Nếu bạn đi du lịch nước ngoài mà bỗng nhiên chiếc thẻ tín dụng Visa của bạn rơi vào tình trang không sử dụng được. Hay nói đúng hơn là thẻ của bạn bị từ chối không chịu thanh toán khi mua hàng. Vậy trong trường hợp này bạn sẽ làm gì? Những thông tin sau đây có thể giúp được bạn.

Nguyên nhân thẻ tín dụng của bạn bị từ chối ở nước ngoài

Mỗi một quốc gia đều có một đặc điểm riêng, văn hóa riêng. Do đó những vấn đề luân chuyển tài chính giữa quốc gia này và quốc gia khác cũng tương đối phức tạp. Trường hợp thẻ tín dụng Visa bị từ chối ở nước ngoài thì có rất nhiều lí do.

  • Nguyên nhân đầu tiên là tình trạng chiếc thẻ của bạn không ở trong điều kiện tốt nhất để máy POS có thể nhận diện được.
  • Nguyên nhân thứ hai có thể là do hạn mức trong thẻ của bạn đã hết. Nhưng trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra, vì đa phần các ngân hàng phát hành thẻ bây giờ đã dự trù được tình huống khách hàng có thể sử dụng quá hạn mức thẻ và có mức phí phạt phù hợp.
  • Nguyên nhân cuối cùng đó chính là đất nước của bạn đang đi du lịch có độ tin cậy về tài chính không cao, thường xảy ra nhiều vụ gian lận tài chính dẫn đến bạn có nguy cơ bị từ chối thanh toán bằng thẻ.

Trừ trường hợp bạn có mang theo đủ lượng tiền mặt hoặc bạn có sẵn thẻ thanh toán quốc tế để rút tiền, còn không thì bạn cũng cần biết cách đối phó với tình huống này để đảm bảo cho chuyến du lịch của bạn được suôn sẻ hơn.

Làm gì khi thẻ visa bị từ chối? [Nguồn ảnh: Internet]

Luôn trang bị sẵn sàng thêm một chiếc thẻ có độ ổn định và phổ biến hơn

Đối với các dòng thẻ tín dụng Visa hay là Mastercard, việc bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là Visa luôn có những quy định cực kì khắt khe về mặt bảo mật tài chính. Nếu chiếc thẻ tín dụng của bạn sử dụng đã quá cũ, bạn cần nên thay một chiếc thẻ mới có chip bảo mật EMV [Europay Visa Mastercard]. Loại chip này giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng, thường được chấp nhận thanh toán rộng rãi. Thẻ tín dụng có trang bị chip EMV này trở thành một chuẩn thẻ chung trên thế giới. Nếu bạn đi du lịch nước ngoài, thì tốt nhất hãy trang bị những dòng thẻ này. Vì nếu bạn có sử dụng những dịch vụ công cộng như xe buýt, xe điện ngầm thì những chiếc thẻ có công nghệ mới hơn được chấp nhận dễ dàng hơn.

Mở thẻ Timo Visa – Nhận ngay hàng loạt ưu đãi

Miễn phí phát hành thẻ & phí thường niên trọn đời

Sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng chỉ với sao kê lương từ 6 triệu VND

Được chấp nhận ở 62.000 địa điểm trong nước và 30 triệu địa điểm toàn cầu

Hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VND, có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức

Thẻ được bảo mật an toàn, đóng và mở thẻ trực tiếp trên ứng dụng Timo!

Liên lạc ngay với nhà phát hành thẻ để xác nhận giao dịch

Đối với trường hợp thẻ của bạn bị từ chối thanh toán, hãy thử sử dụng qua thẻ thanh toán quốc tế nếu số dư trong thẻ của bạn vẫn còn và được chấp nhận. Còn nếu trường hợp tất cả các thẻ Visa bị từ chối hoàn toàn thì chúng có thể bị khóa thẻ trong tương lai cho đến khi bạn về nước bởi xin mở thẻ lại. Điều này thực sự đáng lo lắng. Trong trường hợp ấy, bạn nên chủ động liên lạc ngay với bên phát hành thẻ tín dụng cho bạn [thông thường là các ngân hàng] để nói về tình trạng chiếc thẻ tín dụng của bạn bị từ chối. Sau đó có một số ngân hàng chấp nhận cho phép bạn thanh toán khi xác minh được rõ rang người thanh toán là chủ thẻ.

Thẻ tín dụng Masrtercard hay Visa thì đều cũng có những hạn chế riêng của nó. Tất cả đều vì lợi ích của khách hàng mà thôi. Điều quan trọng đó là bạn hãy chuẩn bị đủ những công cụ tài chính cần thiết để có thể đối phó với những trường hợp khẩn cấp xảy ra như với tình trạng thẻ tín dụng bị từ chối này. Ngoài ra, việc chọn cho mình một ngân hàng uy tín để làm thẻ tín dụng cũng rất quan trọng. Hy vọng, bài viết trên, Timo đã thêm những hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng Visa / Mastercard bổ ích cho bạn. Hiện tại, Timo đang có ưu đãi thẻ tín dụng Timo Visa miễn phí thường niên trọn đời hỗ trợ cho việc du lịch một cách tối đa để đảm bảo tài chính khi đi nước ngoài.

Nếu bạn đã tìm cách mua thứ gì đó trong Cửa hàng Chrome trực tuyến và nhận được email cho biết thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của mình đã bị từ chối thì nguyên nhân có thể do tài khoản không đủ tiền hoặc ngân hàng của bạn có thể đang bảo vệ bạn khỏi hành vi lừa đảo có thể xảy ra.

Thẻ tín dụng [Credit Card] là một loại thẻ ngân hàng cho phép bạn mượn tiền của ngân hàng để mua hàng với điều kiện bạn phải trả lại số tiền bạn tiêu trong một khoảng thời gian quy định. Hay nói cách khác, thẻ tín dụng là thẻ chi tiêu trước trả tiền sau.

Số tiền trong thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho khách hàng gọi là hạn mức thẻ tín dụng. Thời gian miễn lãi [45 - 60 ngày] là khoảng thời gian bạn hoàn trả lại số tiền đã chi tiêu mà không bị tính lãi.

Vì sao thẻ tín dụng bị từ chối

Lý do khiến thẻ tín dụng của bạn bị từ chối

Phát hiện lừa đảo

Nếu bạn đã tìm cách mua thứ gì đó trên các trang thương mại điện tử trực tuyến và nhận được email cho biết thẻ tín dụng của mình đã bị từ chối, thì rất có thể bạn đang mua hàng ở 1 trang web không uy tín và ngân hàng muốn bảo vệ bạn khỏi hành vi lừa đảo đó nên đã từ chối cho phép thanh toán.

Cách xử lý

Để kiểm tra lại trường hợp này các bạn cần thực hiện theo các cách làm sau:

  • Vui lòng gọi tới số điện thoại mặt sau thẻ để tìm hiểu lý do thẻ của bạn bị từ chối.
  • Để hoàn tất giao dịch mua, bạn có thể nhập một tùy chọn thanh toán khác.

Nhập sai thông tin thẻ

Việc điền các thông tin để thanh toán trên các trang thương mại điện tử thường gây khá nhiều khó khăn cho khách hàng khi sử dụng, do vậy việc nhập thông tin sai là không thể nào tránh khỏi.

Cách xử lý:

Để lệnh thanh toán được thực hiện khách hàng cần điều chỉnh lại thông tin như sau:

Ví dụ: Mua hàng trên Chrome:

  • Đăng nhập vào tài khoản Google Wallet của bạn.
  • Ở phía bên trái của trang, nhấp vào chỉnh sửa phương thức thanh toán.
  • Trong phần "Thêm phương thức thanh toán mới", nhập địa chỉ thanh toán và các chi tiết về thẻ của bạn.
  • Để sử dụng thẻ này làm phương thức thanh toán mặc định của bạn, hãy nhấp vào đặt thẻ này làm phương thức thanh toán mặc định của tôi.

Hệ thống bị lỗi

Đây được xem là một trong những sự cố thường xuyên gặp phải khi khách hàng đang ở khu vực mạng yếu hoặc không kết nối được Internet.

Để khắc phục lỗi này khách hàng cần kiểm tra lại kết nối của mình, điền lại các thông tin thanh toán, ấn thanh toán và chờ hệ thống thông báo kết quả.

Nếu vẫn không thể thanh toán được thì có khả năng trang web đang gặp sự cố và bạn cần thoát ra và đăng nhập vào lại để đảm bảo an toàn cho thẻ và các thông tin thanh toán không bị các đối tượng tin tặc đánh cắp.

Sau khi đã cập nhật thông tin thanh toán của mình, bạn có thể quay lại mặt hàng mình muốn mua và nhấp vào nút cài đặt. Nếu bạn không cập nhật thông tin thanh toán trong vòng 7 ngày thì mọi đơn đặt hàng của bạn sẽ bị hủy.

Quên mật khẩu đăng nhập

Bạn đã quên tên người dùng và/hoặc mật khẩu đăng nhập để thanh toán trên thẻ tín dụng của mình. Nếu đăng nhập quá 5 lần thì thẻ của bạn sẽ bị khóa để đảm bảo an toàn.

Cách tốt nhất khi gặp phải tình trạng này là liên hệ ngay đến ngân hàng mở thẻ để được nhân viên tư vấn hỗ trợ.

Xem thêm: Những lưu ý khi dùng thẻ tín dụng khách hàng cần biết

Lý do khiến thẻ tín dụng của bạn bị từ chối

Một số biện pháp bảo mật thẻ hiệu quả

  • Không bao giờ để ví, túi xách không có người giữ, và đừng đem theo chứng minh nhân dân [CMND], giấy khai sinh, hay passport trong ví hay túi xách trừ khi thật sự cần thiết. Nếu thẻ CMND hay bằng lái xe của bạn bị mất, hãy báo ngay cho cơ quan chức năng.
  • Thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ nếu chiếc thẻ mới cấp hoặc thẻ được phát hành lại do báo mất không được giao đến tay bạn vào ngày đã định, và hãy chắc chắn hủy toàn bộ những tài khoản thẻ mà đã lâu bạn không còn có nhu cầu sử dụng.
  • Ký tên lên mặt sau chiếc thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ bằng bút mực không phải ngay khi nhận được thẻ. Không được viết số thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ trên tờ ngân phiếu, hay sử dụng số thẻ của mình như một phương tiện để nhận diện trong các phương thức thanh toán khác.
  • Không bao giờ vứt bỏ hóa đơn trong thùng rác công cộng. Khi cần vứt bỏ hóa đơn hay các bản sao kê cũ, hãy hủy toàn bộ phần giấy trên đó có in số tài khoản thẻ của bạn.
  • Không bao giờ cung cấp thông tin thẻ thanh toán hay thông tin tài khoản ngân hàng của bạn cho bất kỳ ai qua điện thoại, cho dù bạn là người thực hiện cuộc gọi, trừ khi bạn hoàn toàn tin rằng cuộc gọi là an toàn và việc cung cấp thông tin là thật sự cần thiết.
  • Hãy nhớ rõ thời điểm bạn nhận được sao kê tài khoản hàng tháng do ngân hàng gửi đến. Nếu tháng nào không nhận được sao kê đúng ngày, hãy liên hệ ngân hàng của bạn ngay tức khắc. Hãy thường xuyên kiểm tra cẩn thận các bản sao kê. Nếu bạn phát hiện trong sao kê một giao dịch không được cấp phép hay có bất cứ nghi vấn nào, ngay lập tức hãy liên hệ ngân hàng hay các bên liên quan.
  • Hãy lập danh sách tất cả tài khoản thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng của bạn và cất chúng ở một nơi an toàn, bao gồm số tài khoản, ngày hết hạn, số điện thoại liên lạc của dịch vụ khách hàng và dịch vụ phòng chống gian lận.
  • Luôn nhớ kiểm tra lại chiếc thẻ của bạn ngay khi bạn nhận lại chiếc thẻ từ tay nhân viên thu ngân sau khi thực hiện giao dịch thanh toán bằng thẻ.

Nắm rõ những thông tin trên khách hàng sẽ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thẻ một cách an toàn và hiệu quả. Nếu bạn chưa sở hữu cho mình 1 tấm thẻ tín dụng nào hoặc đang mong muốn có trong tay một tấm thẻ để mua sắm và tiêu dùng vui lòng truy cập ngay TẠI ĐÂY

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Video liên quan

Chủ Đề