Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tiểu học

Giáo dục hòa nhập chất lượng cho trẻ em tự kỷ

[ĐCSVN] – Năm nay, Liên hợp quốc chọn “Giáo dục hòa nhập chất lượng cho tất cả” làm chủ đề cho Ngày Thế giới Nhận thức về Tự kỷ 2/4 nhằm nhấn mạnh rằng, người tự kỷ cũng có quyền được hưởng một nền giáo dục chất lượng như những người khác.

"Giáo dục hòa nhập chất lượng cho tất cả” là chủ đề cho Ngày Thế giới Nhận thức về Tự kỷ 2/4.
[Ảnh: jagrantv.com]

Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ” được tổ chức hàng năm nhằm kêu gọi và tập trung chú ý vào sự cần thiết phải cải thiện chất lượng cuộc sống của những người tự kỷ, cũng như nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng cho những người mang khuyết tật này.

Bên cạnh đó, Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ cũng nhằm tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng đối với người tự kỷ. Đó là việc phát hiện sớm, đánh giá kịp thời và có kế hoạch can thiệp phù hợp đối với trẻ tự kỷ, mà trước hết là sự đồng hành của cha mẹ để giúp trẻ có cơ hội phát triển. Đó còn là những chương trình mang việc làm hay đưa người tự kỷ hòa nhập xã hội.

Trên thế giới, tỷ lệ người mắc chứng tự kỷ rất cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], ước tính trên toàn thế giới, cứ 160 người thì có 1 người tự kỷ. Tự kỷ là một rối loạn lan tỏa sự phát triển do bất thường của não bộ xuất hiện sớm trong những năm đầu đời. Tự kỷ không phân biệt giới tính, chủng tộc hay tình trạng kinh tế xã hội.

Trẻ bị tự kỷ có những biểu hiện kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi. Do truyền thông chưa đến được với nhiều phụ huynh, các bậc cha mẹ chưa nhận thức rõ về các dấu hiệu báo động của tự kỷ, dẫn đến việc không phát hiện kịp thời để đưa trẻ đi thăm khám và lên kế hoạch can thiệp. Theo các chuyên gia y tế, nếu không được can thiệp sớm đúng phương pháp, vấn đề tự kỷ có thể làm cho trẻ chịu những hệ quả rất nặng nề như không nói được, không giao tiếp được, không tự phục vụ bản thân được suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng hướng, đúng cách, trẻ tự kỷ vẫn có thể phát triển và rút ngắn khoảng cách so với những trẻ cùng trang lứa khác. Trong can thiệp trẻ tự kỷ, phương pháp can thiệp dựa trên chơi là một trong những cách thức tốt nhất để tiếp cận và hòa mình vào “thế giới” của trẻ.

Mục tiêu phát triển bền vững số 4

Ngày 25 - 27/9/2015, Hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã diễn ra tại trụ sở chính của LHQ ở New York [Mỹ], với sự tham dự của 193 quốc gia thành viên.Tại hội nghị, các đại biểu đã chính thức thông qua Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu năm 2030 gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, thay thế 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được thực hiện từ năm 2000 đến năm 2015

Mục tiêu Phát triển Bền vững 4 [SDG 4] tập trung vào việc đảm bảo giáo dục hòa nhập và bình đẳng có chất lượng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi đối tượng, làm nền tảng để cải thiện cuộc sống của toàn dân và giảm sự bất bình đẳng.

Các mục tiêu cụ thể cho SDG 4 đề cập đến nhu cầu đảm bảo “tiếp cận bình đẳng với tất cả các cấp học và dạy nghề” cho người khuyết tật và xây dựng các cơ sở giáo dục nhằm cung cấp “môi trường học tập hòa nhập và hiệu quả cho tất cả mọi người.”

Về mục tiêu này, SDGs đã lặp lại nội dung trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật. Điều 24 của Công ước công nhận rằng người khuyết tật có quyền được giáo dục hòa nhập, có chất lượng trên cơ sở bình đẳng với những người khác và phải cung cấp chỗ ở phù hợp theo yêu cầu của cá nhân.

Giáo dục hòa nhập chất lượng đối với trẻ tự kỷ

Từ năm 2020, khi đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, phần lớn các quốc gia đã thông báo tạm thời đóng cửa các trường học, ảnh hưởng đến hơn 90% học sinh trên toàn thế giới. Sự gián đoạn trong học tập do đại dịch gây ra đã làm đảo lộn quá trình giảng dạy và học tập, đồng thời, làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục.

Nhiều học sinh mắc chứng tự kỷ đang phải đối mặt với những khó khăn đặc biệt nghiêm trọng. Các nghiên cứu cho thấy người bị tự kỷ đã bị ảnh hưởng rất nhiều do sự gián đoạn các quyền lợi, cũng như các dịch vụ và hỗ trợ mà họ vốn đang được hưởng.

Năm nay, Liên hợp quốc công bố chủ đề Ngày Thế giới Nhận thức về Tự kỷ 2/04 là “Giáo dục hòa nhập chất lượng cho tất cả”. Chủ đề năm nay là sự tiếp nối với chủ đề năm 2021 - “Hòa nhập tại nơi làm việc”, nhằm nhấn mạnh rằng người tự kỷ cũng có quyền được hưởng một nền giáo dục chất lượng như những người khác. Việc thúc đẩy giáo dục hòa nhập chất lượng cho những người mắc chứng tự kỷ sẽ giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình và đạt được thành công bền vững khi tham gia thị trường lao động. Hơn nữa, giáo dục hòa nhập còn là chìa khóa cho lời hứa mang tính đột phá của các Mục tiêu Phát triển Bền vững nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau”./.

H.Hà

Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ tịch HĐQT Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí và Trung tâm phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí, cho biết: “Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 300 trẻ tự kỷ đăng ký học tại các cơ sở của Khai Trí. Các cơ quan chức năng như giáo dục, y tế... chưa có nơi nào thống kê số lượng trẻ tự kỷ là bao nhiêu, nhưng thực tế cho thấy ở những bệnh viện nhi đồng, trung tâm tâm thần và tâm thần nhi đang quá tải người đến khám về tự kỷ và chậm phát triển”.

Còn tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng trên thế giới, trẻ tự kỷ gần đây tăng đột biến và VN cũng không ngoại lệ. Ông Điệp thông tin: “Cách đây 20 năm, 10.000 trẻ mới có 5 - 6 trẻ tự kỷ. Năm 2014, Tổ chức Tầm soát và phòng dịch bệnh của Mỹ khảo sát tỷ lệ là 1/120 và hiện tại là 1/50”.

Không chấp nhận, phụ huynh gửi con học hòa nhập

Ông Trần Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bành Văn Trân [Q.Tân Bình, TP.HCM], cho biết: “Hiện trường có hơn 20 trẻ có các biểu hiện của tự kỷ như tăng động, không giao tiếp với ai, thích thì học, không thích thì thôi, đang học tự động bỏ ra ngoài đi chơi, không kiểm soát được hành vi… Đa số phụ huynh không muốn thừa nhận vì ngại những người xung quanh có cái nhìn phân biệt. Cha mẹ biết con mình chậm và khác với trẻ bình thường, có buồn nhưng không chấp nhận. Trường đề xuất phụ huynh đưa trẻ đi kiểm tra để biết con mình có bị tự kỷ hay không, mức độ đến đâu..., thậm chí năn nỉ, nhưng nhiều trường hợp không đi”.

Một giáo viên của Trường tiểu học Võ Thị Sáu [Q.Gò Vấp, TP.HCM] cũng thông tin tại trường này, trẻ tự kỷ tăng lên rất nhiều trong mấy năm qua. Nhưng phần lớn phụ huynh biết nhưng e ngại, không muốn bạn bè, họ hàng biết mình có con tự kỷ, nên cứ tiếp tục để con học tại trường mà không đưa đi khám cũng như không tìm phương pháp can thiệp.

Theo tiến sĩ Điệp, để chấp nhận có con bất thường là rất khó khăn. Phụ huynh cần được tư vấn về tâm lý để dũng cảm đón nhận vì phải chấp nhận thì mới hỗ trợ, can thiệp kịp thời để giúp con phát triển tốt hơn. “Tuổi vàng để can thiệp tự kỷ là dưới 4 tuổi. Sự phát triển của tế bào thần kinh sau 4 tuổi giảm đi, nên càng can thiệp sớm, cơ hội hòa nhập càng cao”, tiến sĩ Điệp nhìn nhận.

Thiếu giáo viên có chuyên môn

Ông Đỗ Minh Hoàng, nguyên Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận giáo viên ở các trường tiểu học lại không có chuyên môn, không được dạy về các kỹ năng, phương pháp dạy trẻ tự kỷ ở trường sư phạm. Vì thế, trẻ bị nhẹ thì còn xử lý được, trẻ có những biểu hiện nặng thì rất khó và tội cho cả cô lẫn trò.

Còn theo ông Trần Tâm, lớp quá đông, giáo viên không thể bỏ mặc các học sinh còn lại để chỉ quan tâm tới 1 - 2 trẻ khác biệt. “Trường cố gắng xếp các em đặc biệt vào lớp của các giáo viên có kinh nghiệm. Nhưng thực ra là các giáo viên chỉ có kinh nghiệm chứ không có chuyên môn dạy trẻ tự kỷ. Giáo viên phải được đào tạo bài bản mới có phương pháp để dạy những học trò này”.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, ở các nước công nghiệp cao, số trẻ tự kỷ nhiều, chính sách chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ rất rõ ràng. Ví dụ ở Canada và Mỹ, mỗi trẻ tự kỷ được hỗ trợ giáo dục 25.000 - 30.000 USD/năm.

Bác sĩ Mẫm chia sẻ: “Họ có chủ trương cho trẻ tự kỷ vào trường học bình thường, đi kèm là một hoặc hai thầy hoặc cô chuyên biệt, tốt nghiệp ngành tâm lý hoặc giáo dục đặc biệt, có quy định học chung và riêng theo thời khóa biểu mỗi ngày. Nhưng ở VN không được như vậy, do giáo viên chuyên biệt thiếu trầm trọng; trẻ tự kỷ học chung, không được thầy cô giáo chuyên biệt quan tâm, sẽ bị cô lập với các bạn học sinh bình thường”.

Ít sinh viên theo học

Ông Võ Đình Vũ, Phó phòng Đào tạo Trường CĐ Sư phạm mẫu giáo trung ương TP.HCM, thông tin: số lượng thí sinh đăng ký ngành giáo dục đặc biệt thường ít hơn các ngành khác. “Mỗi năm trường chỉ đào tạo 20 - 30 em nên không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Các em học xong có khi cũng đi dạy ở bên ngoài được trả 200.000 - 300.000 đồng/giờ nên ít em muốn nộp hồ sơ vào các trường tiểu học để dạy”, ông Vũ cho hay.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề