Giao lưu văn hóa đông tây thời cổ trung đại

Dƣơng Thị Huyền

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

84[08]: 9 - 16

SỰ TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN MINH THỜI CỔ ĐẠI
Dương Thị Huyền*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Tiếp xúc và giao lƣu văn minh là sự tiếp nhận yếu tố văn minh bên ngoài của những dân tộc chủ
thể thông qua nhiều con đƣờng và cách thức khác nhau. Mỗi dân tộc có thành tựu văn minh độc
đáo của mình, đóng góp vào nền văn minh nhân loại những thành tựu đặc sắc, đồng thời cũng tiếp
thu, kế thừa những tinh hoa của các nền văn minh khác, làm phong phú thêm cho nền văn minh
của dân tộc mình. Quá trình tiếp xúc và giao lƣu văn minh diễn ra một cách rộng lớn và sâu sắc
trên toàn thế giới, trong phạm vi từng khu vực, không phân biệt nền văn minh lớn hay nhỏ. Trong
đó xuyên suốt và điển hình nhất là quá trình tiếp xúc và giao lƣu giữa các nền văn hóa, văn minh
phƣơng Đông với phƣơng Tây. Quá trình này diễn ra rõ nét nhất là trong thời kỳ cổ đại, tạo nên
những nền văn minh đa dạng, phong phú, trở thành những di sản của văn minh nhân loại.
Từ khoá: văn hoá, văn minh, tiếp xúc và giao lưu văn minh

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Thời cổ đại, trên thế giới đã xuất hiện những
nền văn minh rực rỡ. Các nhà nghiên cứu đã
chia nền văn minh thế giới cổ đại thành 2 loại:
văn minh phƣơng Đông [bao gồm văn minh Ai
Cập, Lƣỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ] và văn
minh phƣơng Tây [gồm văn minh Hy Lạp và La
Mã]. Các nền văn minh đã hình thành nên
những phong cách độc đáo của mình, không
trộn lẫn vào các nền văn minh khác. Nhƣng
giữa chúng không hề tách biệt nhau mà luôn có
sự tiếp xúc và giao lƣu với nhau. Sự tiếp xúc và
giao thoa này diễn ra chậm chạp, nhiều khi
mang tính gián tiếp do sự cách biệt về địa lý và
do các phƣơng tiện giao thông, thông tin liên
lạc không thuận tiện. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ
Đông- Tây đã diễn ra một cách mạnh mẽ thông
qua nhiều con đƣờng khác nhau: con đƣờng
buôn bán của các thƣơng nhân, con đƣờng du
lịch, con đƣờng truyền giáo, con đƣờng chiến
tranh… tạo nên sự giao lƣu văn minh giữa các
khu vực trên thế giới thời cổ đại. Sự tiếp xúc
văn minh có tác động vô cùng to lớn tới “số
phận” của các nền văn minh trên thế giới.
Một mặt, nó thúc đẩy các nền văn minh phát
triển phong phú đa dạng hơn. Mặt khác, nó sẽ
dẫn tới sự “xung đột” văn minh và huỷ diệt văn
minh nếu trong quá trình tiếp xúc mà không có
sự giao thoa văn minh. Chỉ có nền văn minh
*

nào mở cửa để vừa truyền bá những thành tựu
của mình, vừa tiếp thu những thành tựu của nền
văn minh khác thì mới kéo dài đƣợc “số phận”
và phát triển ở mức độ cao. Vì vậy, tiếp xúc và
giao lƣu văn minh đã trở thành quy luật phát
triển của nhân loại. Do đó, việc tìm hiểu sự tiếp
xúc và giao lƣu giữa các nền văn minh trong
thời cổ đại là một điều cần thiết.
Trong thời cổ đại, sự tiếp xúc và giao lƣu văn
minh diễn ra không đơn giản mà theo nhiều
chiều khác nhau, đan xen vào nhau: ĐôngĐông, Tây- Tây, Đông- Tây… Nhƣng trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu sự giao lƣu văn minh giữa phƣơng
Đông và phƣơng Tây.
KẾT QUẢ CỦA SỰ TIẾP XÚC VÀ GIAO
LƢU VĂN MINH
1. Chính trị
Các quốc gia cổ đại phƣơng Đông theo thể chế
quân chủ chuyên chế trung ƣơng tập quyền.
Vua đứng đầu nhà nƣớc nắm mọi quyền lực và
chi phối mọi việc trong nƣớc. Còn các quốc gia
cổ đại phƣơng Tây lại theo thể chế dân chủ hơn,
quyền lực nằm trong tay đại đa số ngƣời. Tuy
nhiên đã có một thời, hai thể chế chính trị này
lại kết hợp, giao thoa với nhau cùng tồn tại trên
một lãnh thổ. Sau khi thiết lập đƣợc một quốc
gia rộng lớn trên cả 3 châu lục châu Á- châu
Âu- châu Phi, Alêchxanđrơ đã nhanh chóng bắt
tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị. Tổ chức

Tel: 0975702362; Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com

9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

//www.lrc-tnu.edu.vn

Dƣơng Thị Huyền

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

chính quyền của đế quốc dựa trên sự phối hợp
giữa chế độ chính trị của thị quốc Hy Lạp với
nội dung chuyên chế của các quốc gia phƣơng
Đông. Hoàng đế Alêchxanđrơ đƣợc thần thánh
hoá cao độ, nắm mọi quyền lực trong tay.
Những ngƣời thân cận của Hoàng đế đƣợc giao
giữ các trọng trách trong bộ máy nhà nƣớc.
Qua tiếp xúc với phƣơng Đông, giai cấp chủ nô
La Mã rất thích thú với mô hình nhà nƣớc
chuyên chế trung ƣơng tập quyền. Họ có mong
muốn và khát vọng tập trung quyền lực vào
trong tay mình. Do đó, nền đế chế ở La Mã
đƣợc thiết lập dƣới thời vua Ôtaviuxơ [TK ITK V] thay cho nền cộng hòa trƣớc đó. Giống
nhƣ tổ chức nhà nƣớc phƣơng Đông, quyền lực
tối cao của nền đế chế nằm trong tay nhà vua.
Viện nguyên lão suy tôn ông là “quốc phụ” và
tặng cho ông danh hiệu “Ôguxtuxơ”- đấng cao
cả, tối cao. Đại hội công dân và Viện nguyên
lão không còn giữ đƣợc vai trò nhƣ thời kỳ
trƣớc mà trở thành công cụ thống trị của chính
quyền quân chủ. Tính chất dân chủ của nhà
nƣớc Cộng hoà La Mã thời kỳ trƣớc đến nay
dần bị phai nhạt. Đây là bƣớc thụt lùi của văn
minh La Mã.
Tuy nhiên, chế độ quân chủ chuyên chế trung
ƣơng tập quyền ở phƣơng Đông không thể
thắng nổi nền dân chủ tiến bộ của phƣơng Tây.
Giai cấp chủ nô chỉ tiếp thu những mặt tích cực
trong hệ thống tổ chức nhà nƣớc phƣơng Đông
vì họ thấy hợp với tham vọng của mình lúc đó,
chứ không tiếp thu toàn bộ những đặc điểm
chính trị của phƣơng Đông. Vua ở phƣơng Tây
có quyền lực tối cao nhƣng không đƣợc cha
truyền con nối và không đƣợc có nhiều vợ nhƣ
vua chuyên chế phƣơng Đông. Không phải giai
cấp chủ nô La Mã không muốn mà điều này
không phù hợp với phong tục tập quán của
ngƣời phƣơng Tây và Viện nguyên lão chi phối
bộ máy chính quyền nên giai cấp chủ nô không
dám coi thƣờng chế độ Cộng hoà và Viện
nguyên lão. Nhƣ vậy, văn minh phƣơng Tây đã
tiếp thu một cách có chọn lọc yếu tố văn minh
tích cực của phƣơng Đông và loại bỏ những yếu
tố không phù hợp với mình.
2. Kinh tế- xã hội

84[08]: 9 - 16

Thông qua tiếp xúc, nhiều cây trồng của
phƣơng Đông và phƣơng Tây đã đƣợc trao đổi
cho nhau. Nho, dƣa chuột, dƣa hấu đƣợc
chuyển từ Tây Vực- các nƣớc Trung Á, vào
Trung Quốc. Trong tập “Bản thảo cương mục”
của nhà y dƣợc Lý Thời Trân đời Minh có viết:
“Trương Khiên đi xứ Tây Vực đem về trồng cây
“hồ qua” [Dưa của người Hồ]. Sau đổi thành
hoàng qua” [6, tr.50]. Dƣa hấu đƣợc đƣa từ Tây
Vực vào trồng phổ biến ở Trung Quốc. Ngoài
ra, nho là sản phẩm nổi tiếng của phƣơng Tây
cũng đƣợc truyền sang Trung Quốc, ngƣời
Trung Quốc rất thích nho và coi đây là một loại
hoa quả quý. Đồng thời, ngƣời Tây Vực cũng
du nhập nhiều sản vật có ảnh hƣởng đến đời
sống của nhân dân nhƣ nông cụ, cây ăn quả, rau
chân vịt, hồ đào, thạch lựu, kiều mạch, chanh…
sau đó truyền sang các nƣớc Hy Lạp và La Mã.
Qua các thƣơng nhân, những kĩ thuật trong sản
xuất thủ công nghiệp và nông nghiệp cũng đƣợc
phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nền văn
minh thế giới cổ đại hình thành và phát triển
trên lƣu vực các dòng sông lớn hoặc ven bờ Địa
Trung Hải, nên cƣ dân thời cổ đại sớm biết đến
nghề đóng thuyền. Kĩ thuật đóng thuyền của
ngƣời Phênixi đạt trình độ cao nhất. Qua buôn
bán, ngƣời Hy Lạp đã học kĩ thuật đóng thuyền
của ngƣời Phênixi. Gỗ dùng để đóng thuyền lấy
từ cây tuyết tùng nhập từ Lƣỡng Hà về. Họ đã
đóng đƣợc những chiếc thuyền với hàng trăm
mái chèo. Mặt khác, ngƣời Hy Lạp còn thiết kế
thuyền cho phù hợp với nhiều chức năng khác
nhau. Bình thƣờng, thuyền dùng để chuyên chở
hàng hoá nhƣng khi có chiến tranh thì trở thành
những thuyền chiến. Trung Quốc cũng là quốc
gia đầu tiên biết sử dụng tiền để làm vật trao
đổi buôn bán nhƣng ngƣời Hy Lạp mới là ngƣời
biết đến kĩ thuật đúc tiền đầu tiên trên thế giới.
Theo bƣớc chân chinh phục của Alêchxanđrơ
đại đế, tiền đúc của Hy Lạp đƣợc trải rộng ra
khắp vùng Địa Trung Hải. Ấn Độ đã học đƣợc
kĩ thuật đúc tiền của Hy Lạp. Ngoài ra, kĩ thuật
chế thuỷ tinh của ngƣời Ai Cập cũng nhanh
chóng đƣợc ngƣời Hy Lạp tiếp thu.
Về trang phục, ngƣời Hy Lạp quen mặc hàng
len thô dệt bằng lông cừu. Khi Alêchxanđrơ

10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

//www.lrc-tnu.edu.vn

Dƣơng Thị Huyền

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

tiến quân sang xâm lƣợc Ấn Độ, ngƣời Hy Lạp
đã vô cùng thán phục vải trắng dệt sợi bông của
Ấn Độ. Một vị tƣớng của Alêchxanđrơ là
Nearchus đã tả: “Họ mặc quần dài chấm gót,
choàng tấm vải qua vai, một góc quấn trên đầu
bằng một thứ vải sợi bông trắng chưa từng thấy
ở bất cứ nơi đâu” [4, tr.98]. Ngƣời Hy Lạp đã
nhanh chóng tiếp nhận loại vải bông này và
mặc trang phục theo kiểu Ấn Độ.
Sử gia Hêrôđốt viết “Vài thứ cây mọc hoang
trong rừng. Không có trái mà lại có len, thứ len
đó đẹp hơn, tốt hơn thứ len ở lông cừu. Người
Ấn dùng cây đó để dệt áo” [4, tr.159]. Do cuộc
chiến tranh xâm lƣợc vùng Cận Đông mà ngƣời
La Mã biết đến loại “len” ở cây này: “Ở đó- Ấn
Độ- người ta dệt thứ vải tuyệt vời không thấy ở
đâu trên thế giới, mịn và nhẹ đến mức có thể
cuốn lại cho luồn qua một chiếc vòng nhỏ” [4,
tr.159]. Vải lụa của Ấn Độ đƣợc truyền sang
phƣơng Tây làm cho cƣ dân ở đây vô cùng
thích thú, nhất là những chiếc khăn soan mỏng,
mịn, nhẹ và lộng lẫy. Các ngôn ngữ châu Âu
chỉ bông và các loại vải lụa, phần lớn đều có
nguồn gốc từ ngữ âm Ấn Độ.
Thông qua buôn bán, những sản phẩm tơ lụa
đặc sắc của Trung Quốc đã đƣợc mang đến bán
cho ngƣời Tây Á, đặc biệt là ở La Mã. Thời kỳ
đầu, những bậc đế vƣơng và những nhà quý tộc
Rôma thích tơ lụa Trung Quốc đến mức họ cân
lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân
nặng tƣơng đƣơng. Tƣơng truyền, một vị hoàng
đế Rôma lần đầu tiên mặc bộ quần áo tơ lụa
Trung Quốc đi xem hát gây chấn động khắp
kinh thành Rôma. Vua Xêda [100 TCN]
thƣờng mặc áo tơ lụa Trung Quốc trong những
dịp thiết triều hoặc tiếp sứ giả nƣớc ngoài. Còn
Nữ hoàng Ai Cập Clêôpatra lúc đó chỉ diện váy
lụa Trung Quốc. Quần áo của họ có hoạ tiết
trang trí với màu sắc tƣơi sáng và chất liệu vải
bền đẹp. Về sau mọi tầng lớp trong xã hội
phƣơng Tây đều sử dụng lụa Trung Quốc để
may váy áo, trang phục. Nhƣ vậy, qua tiếp xúc
với ngƣời phƣơng Đông, ngƣời phƣơng Tây đã
tiếp thu cách ăn mặc của ngƣời phƣơng Đông.
Về ẩm thực, trƣớc kia, ngƣời phƣơng Tây ăn
uống rất đơn giản và không biết sử dụng các gia

84[08]: 9 - 16

vị. Bánh mì, lƣơng khô đƣợc làm từ lúa mì, lúa
đại mạch hoặc lúa mạch đen và cá là lƣơng thực
cơ bản của họ. Thực phẩm rất ít loại, chủ yếu
đƣợc ƣớp muối. Trƣớc đây, cách duy nhất để
làm cho thực phẩm trở nên ngọt là dùng mật
ong. Qua tiếp xúc với ngƣời phƣơng Đông, cƣ
dân vùng Điạ Trung Hải đã biết cách chế biến
nhiều món ăn ngon và biết đến gia vị của họ.
Điều đó đã làm thay đổi căn bản văn hoá ẩm
thực của vùng Địa Trung Hải. Họ không những
có một nguồn lƣơng thực phong phú đủ loại mà
còn biết sử dụng các gia vị của phƣơng Đông
vào việc chế biến món ăn. Gia vị làm các món
ăn trở nên cầu kì hơn, đậm đà và hấp dẫn hơn.
Điều này có thể lí giải vì sao từ thời cổ đại về
sau ngƣời phƣơng Tây luôn tìm mọi cách sang
buôn bán ở phƣơng Đông- xứ sở của hƣơng
liệu, gia vị.
Nhƣ vậy, tiếp xúc và giao lƣu văn minh thời cổ
đại là một trong những nhân tố thúc đẩy tình
hình kinh tế chính trị, xã hội của các quốc gia
trên toàn thế giới phát triển ngày một đa dạng
và phong phú hơn. Mặt khác, các thành tựu
văn hóa cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến văn
hóa của các quốc gia khác trên thế giới.
3. Văn hóa
Về chữ viết, mọi cộng đồng ngƣời trong thế
giới cổ đại nói chung đều biết dùng hình vẽ để
biểu đạt thông tin. Đây là cơ sở để họ tiến tới
sáng tạo ra chữ viết. Lƣỡng Hà, Ai Cập, Trung
Quốc, Ấn Độ cổ đại đƣợc coi là chốn sinh thành
và phát triển của hệ thống chữ viết đầu tiên của
loài ngƣời. Chữ viết của các quốc gia cổ đại
phƣơng Đông chủ yếu là chữ tƣợng hình, chƣa
có sự khái quát cao.
Ngƣời Phênixi ở Tây Á đã mở rộng buôn bán
với tất cả các khu vực trên thế giới trong đó có
Lƣỡng Hà và Ai Cập. Họ đã biết dùng chữ
tƣợng hình của ngƣời Ai Cập và chữ hình góc
của ngƣời Lƣỡng Hà. Nhƣng do yêu cầu của
việc giao dịch quốc tế, của sự phát triển ngành
thƣơng mại, ngƣời Phênixi đã cải tiến chữ viết
cho đơn giản và thuận tiện hơn. Hệ thống chữ
cái a, b, c đã đƣợc phát minh trên cơ sở chữ viết
Ai Cập vào khoảng thế kỷ XIV TCN. Loại mẫu

11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

//www.lrc-tnu.edu.vn

Dƣơng Thị Huyền

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

tự này có khoảng 30 ký tự nhƣng nhiều âm
khác nhau, có thể đƣợc biểu thị bằng một vài ký
hiệu. Tính chính xác và đa dạng của chúng
khiến loại chữ này dễ nắm bắt hơn những loại
chữ hình nêm.
Trong khi đó, ngƣời Hy Lạp vẫn ở trong tình
trạng mù chữ. Thật may mắn cho văn minh
phƣơng Tây khi việc buôn bán đã đƣa ngƣời Hy
Lạp tiếp xúc với ngƣời Phênixi. Họ đã tiếp thu
bảng chữ cái của ngƣời Phênixi và đem lại sự
chính xác hơn cho loại chữ này bằng cách thay
đổi một số ký tự hoàn toàn là phụ âm thành
nguyên âm. Bảng chữ cái của ngƣời Hy Lạp đã
phát triển thành hai phiên bản. Một phiên bản
Tây sau đó đến với ngƣời Etơruxcơ- những
ngƣời sau này cai quản La Mã. Về sau, ngƣời
dân La Mã đã biến nó thành mẫu tự đƣợc sử
dụng khắp thế giới phƣơng Tây. Phiên bản
phƣơng Đông đã trở thành bảng chữ cái chuẩn
ở chính sứ Hy Lạp. Nhờ hệ thống mẫu tự này,
ngƣời Hy Lạp đã để lại cho hậu thế một di sản
văn hóa vô cùng phong phú, nhất là trong lĩnh
vực văn học.
Nhƣ vậy, đa phần thế giới ngày nay sử dụng
nguồn này hay nguồn khác của bảng chữ cái
Phênixi theo dạng mà nó tiếp nhận của ngƣời
Ai Cập và Lƣỡng Hà.
Về khoa học kỹ thuật
Phƣơng Đông đƣợc coi là nôi của nền khoa học
thời cổ đại. Nơi đây là nơi phát tích rất nhiều
những thành tựu khoa học đặc sắc có giá trị đến
ngày nay. Tuy ra đời ở phƣơng Đông, những
thành tựu này lại phát triển rực rỡ ở phƣơng
Tây. Bởi trong quá trình tiếp xúc với phƣơng
Đông, phƣơng Tây đã học tập và tiếp thu những
thành tựu này và không ngừng phát triển lên
một tầm cao mới.
Về thiên văn và lịch pháp, dựa vào sự quan sát
thiên văn, ngƣời phƣơng Đông đã biết làm ra
lịch, sớm nhất là ngƣời Ai Cập. Cũng giống
nhƣ các quốc gia cổ đại phƣơng Đông khác,
ban đầu ngƣời Ai Cập đặt ra một niên lịch chia
thời gian thành năm âm lịch, mỗi năm có 364
ngày, chia thành 12 tháng. Khi cầm quyền ở La
Mã, Xêda đã biết đến loại lịch này và cho đây là

84[08]: 9 - 16

“niên lịch vĩ đại và thông minh nhất thế giới”.
Do đó, sau khi ở Ai Cập về, năm 45 TCN, Xêda
đã mời nhà toán học và thiên văn học Ai Cập
Xôđigien dựa vào lịch Ai Cập để cải cách lịch
của La Mã bởi một phép làm lịch của nhà nƣớc
trƣớc đó đã bị quan lại La Mã thao túng có
nhiều tiêu cực. Lịch mới của La Mã mang tên
Xêda gọi là lịch Julien, đƣợc sử dụng phổ biến
ở phƣơng Tây từ năm 45 TCN đến năm 1582
sau CN. Phép lịch này lấy một năm có 365 ngày
¼, cứ 4 năm lại có một năm nhuận, các tháng lẻ
có 31 ngày, tháng chẵn có 30 ngày. Tháng hai
của năm không nhuận có 28 ngày, năm nhuận
có 29 ngày. Nhƣ vậy, lịch của ngƣời La Mã có
sự tiếp thu lịch Ai Cập cơ bản hoàn thiện nhƣ
lịch ngày nay.
Về toán học, phƣơng Đông đƣợc coi là cái nôi
của nền toán học cổ đại. Trung tâm toán học
lớn nhất thời cổ đại là thƣ viện Alêchxanđrơ và
Viện hàn lâm khoa học. Nơi đây tập trung tất cả
các nhà khoa học từ Hy Lạp, La Mã đến học
tập, trong đó có một số nhà toán học nổi tiếng
nhƣ Pytago, Ơclít, Talét, Acsimet… Họ tiếp thu
những thành tựu toán học của phƣơng Đông và
vƣợt qua cách tính nhân chia, cộng trừ sơ cấp,
vƣơn tới sự khái quát thành những định lí, định
đề, nguyên lí vẫn đƣợc sử dụng trong toán học
hiện đại: Định lý Pytago, định lý Talét, định đề
Ơclít, định luật Acsimet…
Ngƣời Ai Cập dùng hình học để đo đạc lại đất
đai của nhà nông sau những con lũ hàng năm do
sông Nil gây ra. Các nƣớc gọi môn hình học là
Gieometri- tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự đo đạc
đất đai. Ơclít sau một thời gian du lịch ở đây đã
học tập những kiến thức hình học này, sắp xếp
và tổ chức lại hình học thành một môn học quy
củ. Ông cũng đơn giản hóa và sắp xếp lại các
tác phẩm riêng lẻ của các bậc tiền bối, hệ thống
các định lý và chứng minh nó thành một chuỗi
logic. Trong đó nổi bật nhất là định đề về tỷ lệ
thức giữa các cạnh của tam giác.
Sự liên hệ giữa các cạnh của tam giác vuông đã
đƣợc nêu trƣớc Pytago khoảng 1000 năm vào
thời cổ Babilon nhƣng Pytago là ngƣời đầu tiên
chứng minh công thức đó và phát triển nó thành
một định lý nổi tiếng mang tên ông: “Trong tam

12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

//www.lrc-tnu.edu.vn

Dƣơng Thị Huyền

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng
bình phương hai cạnh góc vuông”. Đây là chìa
khóa để xây dựng nhiều định lý trong hình học
có ý nghĩa vô cùng to lớn tới ngày nay. Nhờ
định lý này, ta tìm đƣợc nhiều hệ thức lƣợng
trong các hình. Việc tính các cạnh của tam giác
thƣờng, chiều cao, trung tuyến của tam giác,
đƣờng chéo của hình bình hành đều dựa vào
định lý Pytago.
Ngƣời Ấn Độ đã biết tới và sử dụng hệ thập
phân ngay từ đầu công nguyên. Hệ số 10 chữ số
trong đó có một số đƣợc khắc trên cột đá dƣới
triều vua Asôka là phát minh vĩ đại của ngƣời
Ấn Độ, có tác dụng rất lớn tới toán học thế giới
cổ đại. Một nhà toán học châu Âu sau này đã
đánh giá cao giá trị của phát minh rằng “Chính
nhờ Ấn Độ mà chúng ta học được cái cách tài
tình chỉ dùng có 10 chữ số mà viết đủ các số.
Mỗi chữ số vừa có một trị số tùy theo vị trí của
nó, vừa có một trị số tuyệt đối. Ý đồ tế nhị mà
quan trọng. Ngày nay chúng ta cho đó là bình
thường nên không thấy hết công lao của người
Ấn. Nhưng chính nhờ nó đơn giản mà làm toán
mới dễ dàng và hệ thống số học đó là sáng kiến
vĩ đại nhất. Hai nhà bác học thiên tài của
phương Tây thời cổ đại Acsimet và Apôlôniut
mà cũng không tìm ra được hệ thống đó thì mới
nhận định nổi sáng kiến của người Ấn tài tình
ra sao”[5, tr. 83].
Các kiến thức toán học khác của phƣơng Đông
nhƣ: Số căn, số âm, các quy tắc về hoán vị, tổ
hợp, số pi = 3,1416 cũng đƣợc các nhà khoa
học phƣơng Tây tiếp thu và truyền sang phƣơng
Tây bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Đóng
góp vĩ đại của các nhà toán học phƣơng Tây là
đã tiếp thu các thành tựu toán học phƣơng Đông
rồi không ngừng phát triển lên làm cho “Toán
học trở thành nền tảng của nhiều ngành khoa
học khác”.
Về hóa học, thời cổ đại, nền hóa học của Ai
Cập vô cùng phát triển. Nghệ thuật ƣớp xác là
một bằng chứng nói lên trình độ cao của nghề
thủ công hóa học Ai Cập. Đặc biệt chính ở khu
vực châu thổ sông Nil này đã xuất hiện mầm
mống đầu tiên của thứ “Nghệ thuật bí mật
thiêng liêng” nhằm biến đổi kim loại không quý

84[08]: 9 - 16

thành vàng, chế tạo ngọc giả, chế tạo thuốc
trƣờng sinh. Những điều ghi chép của họ dƣới
hình thức thần bí, đôi khi lọt ra ngoài và đã có
tác dụng kích thích các thế hệ bác học nƣớc Hy
Lạp cổ sau này tiếp tục tìm kiếm với một quy
mô rộng lớn hơn nhiều.
Sau khi Alêchxanđrơ Makêđônia chiếm Ai Cập
thì những kiến thức về “Nghệ thuật bí mật” mà
các giáo sĩ nhà thờ Odirít và nhà thờ Iziđa đã
tích lũy và giữ kín đƣợc hòa hợp với triết học
và kỹ thuật thủ công Hy Lạp. Lúc đó, trình độ
khoa học chƣa đủ để xác định vàng thật, vàng
giả nên “Nghệ thuật bí mật” của các giáo sỹ Ai
Cập đƣợc các nhà bác học Hy Lạp coi nhƣ một
khoa học chân chính và chẳng bao lâu đƣợc phổ
biến rộng rãi ở khắp miền đất Hy Lạp rồi truyền
sang các nƣớc khác ở vùng Địa Trung Hải.
Ngƣời Hy Lạp đã học đƣợc nghề nhuộm và các
loại thuốc nhuộm của Ai Cập. Ngoài thuốc
nhuộm vô cơ của Ai Cập, ngƣời Hy Lạp còn
dùng nhiều loại thuốc nhuộm thiên nhiên có
màu đỏ tƣơi. Công thức nhuộm và cách nhuộm
đã đƣợc mô tả trong các tập sách viết ở giai
đoạn viện hàn lâm khoa học Alechxanđrơ.
Về nghệ thuật
Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cũng ảnh
hƣởng rõ rệt với nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp
thời mới ra đời. Hình tƣợng thanh niên Kouros
độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp cổ xƣa
bắt nguồn từ Ai Cập: Chàng trai thân thẳng, cao
dong dỏng, ở tƣ thế đứng, chân trái đƣa lên
trƣớc, hai cánh tay áp sát vào thân, bàn tay nắm
lại. Những pho tƣợng kiểu này không những
mô phỏng dáng điệu của nhân vật Ai Cập mà
còn tôn trọng các quy tắc cổ truyền của nghệ
thuật Ai Cập, nhất là “Nguyên lý tỷ lệ” mà
những ngƣời sáng tạo đã áp dụng từ hơn hai
trăm năm trƣớc công nguyên. Họ chia cơ thể
thành 8 hình vuông bằng nhau, từ vƣơng triều
XVI trở đi thì đƣợc chia làm 21 hình vuông khi
mà đơn vị đo độ dài là cubit đƣợc thay đổi.
Phiđiát và Pôlinhốt, hai nhà điêu khắc Hy Lạp
nổi tiếng, đã xuất phát từ truyền thống đó để tạc
pho tƣợng Apollon, chia cơ thể làm 21,1/4 hình
vuông [1, tr.607 ]. Họ xem điêu khắc tả hình
thể con ngƣời nhƣ một bản hợp xƣớng các giai

13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

//www.lrc-tnu.edu.vn

Chủ Đề