Giáo trình tín dụng ngân hàng PDF

GIÁO TRÌNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GS. TS. NGUYỄN VĂN TIẾN TS. NGUYỄN THỊ LAN

Hoạt động ngân hàng nói chung, trong đó hoạt động tín dụng đóng vai trò trung tâm, được ví như hệ thần kinh của nền kinh tế với chức năng huy động các nguồn lực tài chính nhàn rỗi từ các chủ thể kinh tế để đầu tư phát triển kinh tế dưới các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng.

Xét từ góc độ kinh doanh, hoạt động tín dụng mang tính nghiệp vụ truyền thống và luôn là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoạt động tín dụng không những mang lại thu nhập chủ yếu cho mỗi ngân hàng, mà còn là nghiệp vụ cơ sở để ngân hàng phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng khác. Chính vì vậy, bất kỳ ngân hàng nào cũng luôn đề cao, ra sức củng cố và phát triển hoạt động tín dụng của mình.

Điều không ngạc nhiên, khi tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu chính sách, quy trình nghiệp vụ tín dụng của bất kỳ ngân hàng nào, chúng ta đều thấy rằng các ngân hàng đã dồn sức lực, tinh hoa trí tuệ để biên soạn các tài liệu háng trăm trang như Câm rnang tín dụng, Sổ tay tín dụng, Quy tình tín dụng nhằm hướng dẫn chi tiết, cầm tay chỉ việc đến từng vị trí, từng khâu trong quy trình cấp tín dụng của ngân hàng. Có ý kiến cho rằng, với những hướng dẫn cụ thể, chi tiết thế này thì một cuốn giáo trình Tín dụng ngân hàng sẽ là thừa. Nhưng không phải như vậy. Các tài liệu nghiệp vụ của ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn cho cán bộ tín dụng làm như thế nào mà chưa đề cập đến tư duy tại sao lại làm như thế. Đây chính là lý do cho sự ra đời cuốn Giáo trình Tín dụng Ngân hàng. Một yêu cầu đặt ra là tại các trường đại học, sinh viên không những được trang bị kiến thức làm như thế nào mà quan trọng hơn thế là phải được trang bị tư duy tại sao lại làm như thế. Với tinh thần như vậy, nội dung xuyên suốt của giáo trình này là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao.

MỤC LỤC

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng

1. Khái quát về quan hệ tín dụng

2. Khái quát về tín dụng ngân hàng

3. Chính sách và quy trình tín dụng

4. Chất lượng tín dụng ngân hàng

5. Vòng quay tín dụng nói gì về hiệu quả tín dụng

6. Câu hỏi và bài tập

Chương 2: Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

1. Đặc điểm cấu trúc tài chính doanh nghiệp

2. Ngân hàng xử lý giảm chi phí giao dịch

3. Ngân hàng xử lý thông tin không cân xứng

4. Ngân hàng xử lý vấn đề chất lượng cho vay dưới chuẩn

5. Xử lý rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn

6. Xử lý rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ

7. Hệ thống ngân hàng với tăng trưởng kinh tế

8. Khủng hoảng tài chính với hoạt động kinh tế

9. Câu hỏi và bài tập

Chương 3: Quy trình tín dụng

1. Khái quát về quy trình tín dụng

2. Lập hồ sơ tín dụng

3. Phân tích tín dụng

4. Quyết định tín dụng

5. Giải ngân

6. Giám sát và thu nợ

7. Thanh lý hợp đồng tín dụng

8. Câu hỏi và ôn tập

Chương 4: Bảo đảm tín dụng

1. Những vấn đề cơ bản về bảo đảm tín dụng

2. Bảo đảm bằng thế chấp tài sản

3. Bảo đảm bằng cầm cố tài sản

4. Bảo đảm bằng bảo lãnh tài sản của bên thứ ba

5. Bảo đảm bằng tín chấp

6. Một số quy định về xử lý tài sản bảo đảm

7. Câu hỏi và bài tập

Chương 5: Phân tích tín dụng

1. Cơ sở phân tích tín dụng

2. Các mô hình phân tích định tính

3. Các mô hình phân tích định lượng

4. Câu hỏi và bài tập

Chương 6: Phân tích dòng tiền trong phương án SXKD

Chương 7: Xếp hạng tín dụng trong doanh nghiệp

1. Khái quát về xếp hạng tín dụng

2. Khái quát về xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng

3. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng

4. Câu hỏi và bài tập

Chương 8: Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp

1. Khái quát về cho vay ngắn hạn doanh nghiệp

2. Các loại hình cho vay ngắn hạn doanh nghiệp

3. Các phương thức cho vay ngắn hạn

4. Định giá cho vay ngắn hạn doanh nghiệp

5. Câu hỏi và bài tập

Chương 9: Chiết khấu giấy tờ có giá

1. Một số nội dung cơ bản về chiết khấu

2. Phương pháp hiện giá chiết khâu

3. Chiết khấu thương phiếu

4. Cho vay giấy tờ có giá của NHTM Việt Nam

Chương 10: Cho vay tiêu dùng

1. Khái niệm và đặc điểm

2. Lợi ích của cho vay tiêu dùng

3. Phân loại cho vay tiêu dùng

4. Thẩm định cho vay tiêu dùng

5. Định giá và hiện giá cho vay tiêu dùng

6. Một số hình thức cho vay tiêu dùng Việt Nam

7. Câu hỏi và bài tập

Chương 11: Cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp

1. Khái quát về cho vay trung và dài hạn

2. Các hình thức cho vay trung và dài hạn

3. Nội dung của khoản cho vay trung và dài hạn

4. Thẩm định dự án đầu tư

5. Câu hỏi ôn tập

Chương 12: Cho thuê tài chính

1. Khái quát hoạt động cho thuê

2. Các loại cho thuê tài chính

3. Những lưu ý trong cho thuê tài chính

4. Định giá cho thuê tài chính

5. Câu hỏi và bài tập

Chương 13: Bảo lãnh ngân hàng

1. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng

2. Phân loại bảo lãnh ngân hàng

3. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

4. Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng

Chương 14: Tài trợ thương mại quốc tế

1. Phạm vi tài trợ thương mại quốc tế

2. Tài trợ trên cơ sở hợp đồng XNK

3. Tài trợ theo phương thức nhờ thu

4. Tài trợ theo phương thức tín dụng chứng từ

5. Nghiệp vụ Factoring

6. Nghiệp vụ Forfaiting

Sachkinhte.vn trân trọng giới thiệu!

Video liên quan

Chủ Đề