Giấy thông hành covid lấy ở đâu

Trước tình hình số trường hợp mắc mới trên cả nước có sự tăng nhanh tại nhiều địa phương, đặc biệt riêng TP. Hồ Chí Minh chỉ trong thời gian ngắn đã có hơn 16.000 ca và có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Do đó nhiều tỉnh thành yêu cầu khi người dân đi lại, lao động và học tập cần phải có giấy thông hành để có thể đi qua các địa phương trong mùa dịch này. Mẫu giấy thông hành covid 19 xin ở đâu là câu hỏi nhận được đông đảo sự quan tâm của độc giả. Chúng tôi xin chia sẻ nội dung trên đến quý khán giả.

Các trường hợp được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16 của Chính phủ

Trước tình hình diễn biến hết sức mạnh và phức tạp của dịch bệnh nhiều Tỉnh/thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Người dân vẫn được ra ngoài, tuy nhiên nên hạn chế. Người dân được ra ngoài trong một số trường hợp nhất định.

Căn cứ theo Công văn 2601/VPCP-KGVX năm 2020, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết khi giãn cách theo Chỉ thị 16 gồm:

– Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

– Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

– Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở:

Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu [như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…]; cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…], chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động.

Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 02 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét.

Mẫu giấy thông hành covid 19 là gì?

Nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh trước tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp thì người dân không ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Trong trường hợp cần phải đi ra ngoài, người dân cần phải xuất trình giấy “thông hành”, đi đường kèm theo giấy chứng minh nhân dân [CMND] để có thể dễ dàng di chuyển qua các chốt kiểm soát, các trường hợp không có giấy thông hành đều bắt buộc phải quay đầu xe.

Giấy thông hành covid 19  có thể hiểu là cách mà người dân dùng để gọi các loại giấy tờ giúp người dân có thể đi qua được các chốt kiểm soát dịch.

Vậy Mẫu giấy thông hành covid 19 xin ở đâu sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo bài viết

Hiện nay có thể thấy có 02 loại giấy thông hành để ra ngoài là giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 và Giấy xác nhận công ty cấp cho người lao động đi làm việc tại các đơn vị được phép mở cửa hoạt động khi giãn cách. Tùy địa phương, tùy mức độ giãn cách, quãng đường di chuyển mà yêu cầu xuất trình giấy tờ khác nhau. Vậy Mẫu giấy thông hành covid 19 xin ở đâu là câu hỏi được quan tâm.

– Đối với Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19, hiện tại người dân có thể đến các đơn vị được cấp phép xét nghiệm khẳng định Covid-19 để xét nghiệm và nhận kết quả.

– Đối với  người lao động của các công ty thực hiện chức năng kinh doanh mà Chỉ thị 16 không quy định phải dừng kinh doanh thì người sử dụng lao động chủ động cấp giấy xác nhận dành cho nhân viên đi làm việc để được thông hành. Giấy đi đường do công ty cấp xác nhận rõ ràng, minh bạch và đúng người.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về những quy định về Mẫu giấy thông hành covid 19 xin ở đâu. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Luật Hoàng Phi trân trọng được đồng hành và hỗ trợ Quý khách hàng một cách nhanh chóng và tận tâm nhất.

"Giấy thông hành" chỉ là tên được người dân dùng để gọi các loại giấy tờ giúp người dân có thể đi qua được các chốt kiểm soát dịch.

Hiện tại có thể kể đến như Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 hay Giấy xác nhận cấp cho NĐL đi làm việc tại các đơn vị được phép mở cửa hoạt động khi giãn cách. Tùy địa phương, tùy mức độ giãn cách, quãng đường di chuyển mà yêu cầu xuất trình giấy tờ khác nhau.

**Đối với Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19, hiện tại người dân có thể đến các đơn vị được cấp phép xét nghiệm khẳng định Covid-19 để xét nghiệm và nhận kết quả:

Danh sách các đơn vị đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 

**Đối với Giấy xác nhận dành cho NLĐ đi làm việc thì đơn vị sử dụng lao động chủ động cấp cho NLĐ của mình.

"Giấy thông hành" Covid-19 sử dụng như thế nào?

Người dân thuộc các trường hợp được ra khỏi nhà trong thời gian giãn cách, cần mang theo CMND/CCCD và tùy yêu cầu của địa phương mà cần thêm "giấy thông hành" liên quan.

Ví dụ, tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang giãn cách theo Chỉ thị 16.

- Đối với người điều khiển, người phục vụ, hành khách trên phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa khi từ TP.HCM đi các tỉnh/thành phố khác hoặc từ tỉnh/thành phố khác đến TP.HCM thì phải có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực, trừ trường hợp phương tiện vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết [Theo Công điện 08/CĐ-BGTVT ngày 08/7/2021].

- Đối với người dân thuộc diện được phép ra khỏi nhà, ví dụ đến nơi làm việc tại những nơi được mở cửa hoạt động như nhân viên ngân hàng, kho bạc.... thì để qua chốt thì xuất trình giấy xác nhận đến làm việc của đơn vị để chứng minh.

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Covid-19: ‘Giấy thông hành âm tính’ làm khổ người dân

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nhiều địa phương đòi hỏi người dân phải có giấy xét nghiệm với kết quả âm tính mới được phép 'nhập cảnh'.

Kể từ 0 giờ ngày 5/7, người dân từ vùng dịch có việc phải đi đến các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng... đều được yêu cầu xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19. Giấy xét nghiệm này chỉ có giá trị từ 3 đến 7 ngày [tùy địa phương] kể từ khi có kết quả xét nghiệm.

Tranh cãi quanh đoàn tình nguyện ‘chi viện cho TP HCM’

TP HCM cần thay đổi cách chống dịch như thế nào?

Quảng cáo

Theo ghi nhận thực tế của báo Thanh Niên, trong ngày 5/7, nhiều người dân ở TP.HCM, Bình Dương đã không thể vào Đồng Nai làm việc vì không xuất trình được giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19. Thợ hồ Hồ Văn Lắm ở Bình Dương bị chặn lại tại chốt kiểm dịch chân cầu Đồng Nai buồn bã nói: "Giờ không cho qua thì tôi về thôi, có thể hôm nay về làm giấy xét nghiệm để mai được đi làm."

Đòi hỏi về "giấy thông hành" ngay lập tức khiến nhu cầu làm xét nghiệm tăng cao, tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế cũng như làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch do sự tập trung quá đông người ở các điểm xét nghiệm.

Báo Dân Trí đưa tin, vào trưa 5/7, rất đông người dân đã tập trung tại chợ đầu mối Bình Điền trên địa bàn quận 8, TP HCM để lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19. Có thời điểm, khi nhân viên y tế phát tờ rơi, hàng trăm người đã xúm vào tranh giành gây náo loạn cả góc chợ. Lực lượng y tế quá mỏng không thể điều phối người dân giãn cách, xếp hàng trật tự theo quy định.

Tờ báo dẫn lời đại diện ngành y tế cho biết có khoảng 15.000 đến 17.000 người tới tham gia xét nghiệm nhanh Covid-19. Tuy nhiên, đến 15 giờ cùng ngày, chỉ mới có gần 2.000 người được xét nghiệm nhanh. Điều đáng lo ngại là có nhiều người có kết quả dương tính.

Hình ảnh chen chúc ở chợ Bình Điền gợi nhớ lại hình ảnh hàng ngàn người chen chúc ở nhà thi đấu Phú Thọ tại quận 11, TP HCM để tiêm vaccine gần đây. Nó cũng đã châm ngòi cho một đợt tranh cãi mới trên mạng xã hội và trên báo chí về cách thức chống dịch của chính quyền.

Bạn đọc Thiềng Tạ bình luận trên báo Dân Trí: "Tổ chức xét nghiệm thế này thì vỡ trận... Nếu có ca dương tính thì toang luôn. Xét nghiệm nên đưa về thôn xóm và mời theo giờ giãn cách, theo nhà gộp mẫu."

Một người khác viết: "Đi xét nghiệm mà chen chúc nhau thế này khác nào nhân giống Covid-19. Hôm nay xét nghiệm không bị, nhưng mấy ngày sau sẽ bị. Phản khoa học quá mà."

Nhiều người còn cho rằng việc đòi hỏi "giấy thông hành" này chẳng khác gì một loại giấy phép con, một kiểu "hành hạ" người dân vốn đang lao đao, kiệt quệ giữa đại dịch, bởi các xét nghiệm theo yêu cầu để cấp giấy này đều thu phí.

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người còn cho rằng việc đòi hỏi "giấy thông hành" này chẳng khác gì một loại giấy phép con [ảnh minh họa]

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Trần Đức Khánh, chủ nhà xe chạy tuyến Nha Trang - Lâm Đồng, than phiền rằng để bảo đảm vận chuyển hàng hóa từ Nha Trang lên Lâm Đồng, mỗi ngày ông phải sử dụng ba lái xe thay phiên nhau. Mỗi lần thay lái xe đều phải đến CDC Lâm Đồng làm xét nghiệm nhanh Covid-19 [ở Lâm Đồng giấy xét nghiệm nhanh chỉ có giá trị ba ngày], có nghĩa mỗi chuyến xe tăng chi phí lên 238.000 đồng so với trước khi dịch bùng phát, chưa kể giá xăng dầu gần đây liên tục tăng.

Vấn đề mấu chốt trong chuyện này là câu hỏi: Giấy xét nghiệm ấy để làm gì? Nhiều người còn cho rằng giấy xét nghiệm này là vô giá trị, bởi nó chỉ có ý nghĩa cho biết một người âm tính trước thời điểm xét nghiệm. Còn sau khi lấy mẫu xét nghiệm và nhận giấy, người đó có nhiễm virus hay không lại là chuyện khác.

Việt Nam: Dự kiến 8 triệu liều vaccine trong tháng 7, miễn dịch cộng đồng đầu 2022

Covid-19: Dịch bùng phát, VN thực hiện cách ly tại nhà 28 ngày

Phát biểu với báo giới, bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ở TP HCM, cho rằng nếu nói xét nghiệm âm tính rồi đi lại đâu đó vài ngày là an toàn cho nơi họ đến là không chính xác. Về lý thuyết, việc xét nghiệm âm tính chỉ cho thấy giá trị xét nghiệm khẳng định từ khi lấy mẫu trở về trước là không lây cho người khác. Còn ngay sau lấy mẫu vẫn có thể chuyển dương tính bất cứ lúc nào.

Dường như đã thấy được sự bất cập này, vào ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo TP HCM, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương hướng dẫn cụ thể việc tích hợp kết quả xét nghiệm của người dân vào mã QR cá nhân, tạo thuận lợi cho các điểm kiểm soát người ra, vào vùng dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho hay những người đã được xét nghiệm sẽ được cấp chứng nhận dưới dạng mã QR. Tuy nhiên, dù có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng không có nghĩa là tuyệt đối an toàn, mọi người dân phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp 5K.

Video liên quan

Chủ Đề