Giới cấm thủ kiến là gì

Contents

  1. 1/ Biên kiến
  2. 2. Thân kiến
  3. 3.Tà kiến

1/ Biên kiến

là một trong nămác kiến,gồm có:Thân kiến,Biên kiến,Tà kiến,giới cấm thủ kiến,Kiến thủ kiến.

Theo nhưđạo hữuhỏi trong thư,chúng tôixin trích đoạn Những Mộng Đàm vềPhật GiáoThiền Tông củaQuốc sưMộng Sơn do HuỳnhKim Quangdịch, [Viện Triết LýViệt NamvàTriết HọcThế Giớiấn hành] nhằm nói rõbiên kiếnnhư sau:

Người chưagiác ngộnghĩ rằng nhữngniềm tinmà họ tưởng là thật, chính là căn nguyên, do đó, một khi họ đặtniềm tinvào bất cứgiáo nghĩacủa trường phái nào, họ đềubác bỏtất cả các trường phái khác. Một khi họ đặtniềm tinvào một người nào đó như là bậcđạo sưcủa họ, họ nghĩ rằnggiáo nghĩacủamọi ngườikhác đều làthấp kém, và ngay cả từ chối nghe bất cứ điều gì khác.

Những người như vậy là những kẻ khờ dại nhất trong những người khờ dại .

Cũng có người ôm giữ mãido dựvà không quyết đoán, bởi vì nhữnggiáo nghĩacủa nhiều trường phái và cácvị đạosư khác biệt nhau .

Thức ăncó nhiềumùi vị; cái nào có thể được xác định như là tinh chất? Nhưthể chấtcủacon ngườikhác nhau,vị giáccủa họ cũng vậy . Một số người thì thích ngọt bùi; một số người khác thì ưathức ăncay . Nếu các ngài nói rằngmùi vịmà các ngài thích làmùi vịtinh chấtvà phần còn lại làvô dụng, các ngàichính thậtlà kẻ khờ dại .

Như thế, theogiáo lýđạo Phậtthì:bởi vì cácý thútự nhiêncủacon ngườikhác biệt nhau, có thể là, mộtgiáo nghĩađặc biệtnào đó, làgiá trịđặc thù đối với mộtcá nhânnào đó đượcban cho, nhưng nótrở thànhsai lầmnếu người tachấp chặtlấy nó như là điềuduy nhấtvàchân lýduy nhất, đểloại bỏtất cả nhữnggiáo nghĩakhác [Trang 152]

Trong Kinh Tăng Chi [Anguttara Nikaya] có một kinh gọi làKinh Kamala.Đức Phậtcó nói với mộtBà La Mônkhi đến hỏi Phật :Đừngtin tưởngmột điều gì vì phong văn . Đừngtin tưởngđiều gì vì nó là tập quánlưu truyền. Đừngtin tưởngđiều gì vì được nhiều người nói đi nhắc lại . Đừngtin tưởngđiều gì vì là bút tích củathánh nhân. Đừngtin tưởngnhữngthói quenđã có từ lâu khiến ta cho là đúng. Đừngtin tưởngmột điều gì do ta tưởng tượng nhưng lại nghĩ rằng do một vịthần linhđã khai thị cho ta . Đừngtin tưởngbất cứ một điều gì do các thầy cóuy tíndạy .Chỉtin tưởngcái gì mà chính các người đã từng trải,kinh nghiệmvà nhận là đúng,đồng thờicó lợi cho mình và kẻ khác. Chỉ có điều đó mới làm chocon ngườivàcuộc đờiđược thăng hoa.

trích //thuvienhoasen.org/a4168/bien-kien-va-so-tri-chuong-xin-giai-thich-cho-toi-biet-ro-ve-hai-tu-nay

2. Thân kiến

[Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP, tập 7, TG.2011, tr.270-272]
Nguồn:ĐVXP, tập 7

Hỏi:Kính thưa Thầy! Thân kiến là gì? Có phải là những kiến chấp về thân, coi trọng cái thân không? Có phải nó làm cho mình giảm nghị lực để chiến thắng mọi khó khăn, mọi hoàn cảnh về thời tiết bệnh hoạn? Rồi nó luận tu pháp này dễ hơn, khỏe hơn [Vô vi, Yoga] để mình xa dần pháp môn chân chánh của đạo Phật? Nếu con muốn phá được thân kiến phải tu tập những gì để có sức tự chủ? Con cúi xin Thầy giúp con thoát khỏi hoặc ngăn ngừa những sai lầm!

Ðáp: Con hiểu về thân kiến rất đúng. Trên đời, người ta khổ vì chấp thân là của ta, gặp hoàn cảnh khó khăn, gặp việc khó khăn,gặp khí hậu thời tiết, bệnh tật khó khăn là ta đi tìm cách tránh né cho khỏe thân hơn, tức là chấp ngã.

Tu hành là phải xả tâm; diệt ngã, ly dục, ly ác pháp quá khó khăn, khiến cho thân tâm phải mệt nhọc từng phút, từng giây, để chiến đấu làm chủ đời sống của mình. Vì tu hành quá vất vả, nhiều người nản chí và thối tâm chạy theo tu các pháp môn Tịnh Ðộ, Mật Tông, Thiền Tông, Vô vi, Yoga, v.v Ðó là do bệnh chấp ngã, xem ngã trọng, sợ ngã mệt nhọc, để tu các pháp khác an ổn, hỷ lạc hơn, ngồi thiềnnhiều khỏe hơn.

Tất cả những lý luận này là lý luận chấp ngã, nuôi ngã, dưỡng ngã. Người chấp ngã, nuôi ngã là đi ngược lại đường lối tu tập của đạo Phật, thì dù có tu muôn kiếp cũng khó giải thoát được. Tu như vậy thì tu để làm gì, tốt hơnsống ngoài đời có đạo đức nhân bản nhân quả còn khỏe hơn là chạy đi tìm dục lạc trong thiền định. Nếu nói để trị bệnh, thì làm sao thiền định trị bệnh được. Bệnh gốc do nhân quả, muốn trị thì phải trị bằng nhân quả, sao lại trị bệnh bằng thiền tưởng? Thiền tưởng chỉ làm cho chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và phục hồi những rối loạn chức năng của cơ thể, chứ không thể chữa hết nghiệp nhân quả bệnh khổ.

Muốn phá được thân kiến thì chỉ có các pháp thiền định của đạo Phật:

1-Ðịnh Niệm Hơi Thở.

2-Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác.

3-Ðịnh Vô Lậu.

4-Ðịnh Sáng Suốt.

Hàng ngày phải chuyên cần tu tập pháp hướng tâm:Tâm như cục đất, lìa tham, sân, si hết thì thân kiến mới dứt.

trích //www.nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/903-tklg-dv7

3.Tà kiến

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại; các pháp thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, như tà kiến. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại; các pháp thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn diệt. [Kinh Tà Kiến, phẩm Chủng Tử, Tăng Chi Bộ].

Tàkiến là cái thấy biết sai lệch. Nó là nguồn gốc của mọi bất thiện. Tất cả những điều tội lỗi có mặt trên đời là do nó. Bài kinhChánh Tri KiếnthuộcTrung Bộ Kinhcó giải về chánh kiến như sau:Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bản bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bản thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này. Tuệ tri ở đây không phải là hiểu biết suông, kiến thức mà nó là sự biết rõ nhờ nghe, suy tư và thể nghiệm. Kinh giải: bất thiện là sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, ác khẩu, tham dục, sân nhuế, tà kiến. Căn bản của bất thiện là tham, sân, si. Thiện là những điều ngược lại với bất thiện. Căn bản của thiện là không tham, không sân, không si. Không tuệ tri được các pháp đó, tức là bị tà kiến.Người thế gian do có tà kiến nên mới hằng ngày tạo vô số nghiệp tội. Vì tạo nghiệp tội nên phải chịu quả khổ mãi không thôi.

Trong kinhPhạm VõngthuộcTrường Bộ Kinhcó nói đến 62 tà kiến, được chia như sau: tà kiến chấp theo quá khứ có 18 điều, 5 phần làthường kiến[có 4 nguyên do], thường vô thường kiến [có 4 nguyên do], biên vô biên kiến [có 4 nguyên do], vô ký kiến [có 4 nguyên do], vô nhân sinh kiến [có 2 nguyên do] và tà kiến chấp theo vị lai có 44 điều, 5 phần là hữu tưởng kiến [có 16 nguyên do], vô tưởng kiến [8 nguyên do], phi tưởng phi phi tưởng kiến [có 8 nguyên do], đoạn kiến [có 7 nguyên do], Niết-bàn hiện tại kiến [có 5 nguyên do]. [Trích bản giảiSiêu Lý Tiểu Họcdo HT. Tịnh Sự dịch]. Để hiểu rõ hơn, quý vị hãy đọc kinhPhạm Võng. Sư Toại Khanh giảng bài kinhPhạm Võngđã gom 62 tà kiến thành 2 tà kiến làthường kiếnvà đoạn kiến. Sư giải thích như sau:

1.Thường kiến:

+ Tin vào cái tôi vĩnh cửu.

+ Tin vào một bề trên có toàn quyền sinh sát, một đấng sáng tạo hóa.

+ Tin vào một cứu cánh thoát khổ nào đó đi ngược với lý nhân quả.

2.Đoạn kiến:

+ Vô nhân kiến: cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên có, không do nhân quả gì hết.

+ Vô hành kiến: cho rằng thiện ác giống hệt nhau, chỉ là hành động mà thôi, có thể tha hồ sống và hành động theo ý thích.

+ Vô hữu kiến: cho rằng những gì mình không chứng minh được, không thấy không nghe là không có, không thật.

Hiểu đơn giản là một cái cho rằng chết rồi là còn mãi [ví dụ: người chết vẫn được làm người, vật chết vẫn làm vật] hay chết là lên thiên đường sống mãi mãi hay xuống địa ngục mãi mãi; một cái cho rằng chết rồi là mất hẳn. Do quan điểm sai lầm như thế, nên người ta mới sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, tham lam, sân nhuế, tà kiến, mê tín dị đoan mà không có sợ hãi nhân quả sẽ đến với mình. Do không có ánh sáng của đức Phật nên tà kiến như thế đã được nhiều người chấp nhận và rao giảng.

KinhPháp Cúcó câu:

Đường dài cho kẻ mệt
Đêm dài cho kẻ thức
Luân hồi dài, kẻ ngu
Không biết chân diệu pháp.

Vì không biết chân diệu phápnên kẻ ngu cứ mãi tạo nghiệp, do tạo nghiệp nên kẻ ngu tiếp tục luân hồi, chịu nhiều khổ đau.

KinhChánh Tri Kiếncòn dạy, xin được tóm gọn, đó là tuệ tri thức ăn, tập khởi thức ăn, đoạn diệt thức ăn, con đường đi đến đoạn diệt thức ăn. Tuệ tri về khổ, tập, diệt, đạo [Tứ diệu đế]. Tuệ tri mỗi chi phần của 12 nhân duyên như tuệ tri về già chết, tập khởi của già chết, đoạn diệt của già chết, con đường đưa đến đoạn diệt già chết Tương tự cho 11 chi phần còn lại là sinh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục xứ, danh sắc, hành, vô minh. Cuối cùng là tuệ tri lậu hoặc, tập khởi lậu hoặc, đoạn diệt lậu hoặc, con đường đi đến đoạn diệt lậu hoặc. Để hiểu rõ hơn, xin quý vị đọc kinhChánh Tri KiếntrongTrung Bộ Kinh.

Tóm lại, không biết rõ về thiện ác, thức ăn, Tứ diệu đế, lý duyên khởi [nhân duyên, nhân quả], lậu hoặc tức là không có chánh tri kiến. Không có chánh kiến tức là tà kiến. Hành động, lời nói, suy nghĩ hợp với tà kiến là hành động tà, lời nói tà, suy nghĩ tà. Ví dụ: do không rõ thiện ác, nhân quả nên suy nghĩ tham của người, hận thù người, gây hại cho người, lời nói dối trá, lừa đảo, ma ranh, sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, xem tướng, bói toán, cúng sao giải hạn, cúng thần tài, các hình thức mê tín dị đoan trái luật nhân quả Thế gian không thoát được khổ đau bởi vì tà kiến lẫy lừng mà trong kinh hay nói là rừng rậm tà kiến. Lý duyên khởi dạy:Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này có thì cái kia có. Suy ra, tà kiến sinh thì tà tư duy sinh, tà tư duy sinh thì tà ngữ sinh, tà ngữ sinh là tà nghiệp sinh, tà nghiệp sinh là tà mạng sinh, tà mạng sinh là tà tinh tấn sinh, tà tinh tấn sinh là tà niệm sinh, tà niệm sinh là tà định sinh, tà định sinh là tà trí sinh. Như vậy, tà sinh là tất cả các điều ác sinh, các điều thiện bị diệt mất.

Trăm người thế gian là trăm người muốn thoát khổ. Nguyên nhân không rõ thì không thể đoạn diệt khổ. Khổ sinh do nghiệp sinh, nghiệp sinh do vô minh sinh. Vô minh chính là tà kiến. Lý duyên khởi dạy:Cái này diệt thì cái kia diệt, cái này không thì cái kia không. Vì vậy, để diệt khổ thì phải diệt tà kiến. Diệt tà kiến là chỉ cần có chánh kiến, có chánh kiến là nhờ tuệ tri thiện ác, thức ăn, Tứ diệu đế, lý duyên khởi, lậu hoặc.

Đầu tiên là tìm hiểu các kinh nói về thiện ác, Tứ diệu đế, lý duyên khởi rồi tìm kiếm chú giải, hoặc sách, hoặc video giảng về các vấn đề trên. Sau đó, đọc nghe và nghiền ngẫm cho thông suốt. Cuối cùng, áp dụng thực hành trong đời sống hiện thực. Nếu tìm hiểu mà không thông thì phải tìm những bậc Thầy sáng suốt giải đáp.

Nếu muốn giác ngộ thì không thể bỏ qua việc tu tập chánh kiến, đoạn diệt tà kiến. Sư Toại Khanh giảng, để đoạn diệt tà kiến thì phải thường xuyên quán: Mọi thứ có mặt, hiện hữu ở đời là do duyên. Ví dụ con người và các loài động vật, thực vật sống được là nhờ vô số duyên như: mặt trời, ánh sáng, nhiệt độ, hơi ấm, khí hậu, thời tiết, không khí, nước, mưa, mây, gió, tầng ozon, sông, suối, núi, biển, hồ, ao, đất, cát, kim loại, các loại lực vật lý, trao đổi chất, di truyền, năng lượng, các định luật vật lý, hóa học, sinh học Quán chiếu để thấy rõ bản chất của các pháp là không. Không không phải là không có mà không là không tự tánh, không độc lập, không bản ngã, không đấng sáng tạo. Chúng vận hành theo lý duyên khởi [lý duyên sinh và lý duyên diệt]. Từ ví dụ này, chúng ta có thể suy nghĩ thêm nhiều ví dụ tương tự.

Với một chút kiến thức nho nhỏ, người viết xin được chia sẻ. Hy vọng, người có duyên sẽ đọc và yêu thích trong việc tu học Phật pháp. Cuối lời, kính chúc những người có duyên đọc bài viết này được nhiều sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống.

Tâm Huỳnh

//www.chuahoangphap.com.vn/tin-tuc/chi-tiet-ta-kien-4675/

Xem thêm : 62 loại tà kiến //tamhoc.org/2021/05/09/62-loai-ta-kien/

4. Giới cấm thủ

5. Kiến thủ kiến

Hits: 926

Post Views: 981

Video liên quan

Chủ Đề