Glutaraldehyde 2 là gì

Ts. Huỳnh Trường Giang, Khoa Thuỷ sản - Đại học Cần Thơ

1. Glutaraldehyde là gì

Glutaraldehyde [C5H8O2], với công thức cấu tạo là OHC-CH2-CH2-CH2-CHO, một hợp chất di-dehyde 5 carbon bão hòa, không màu, có mùi cay nồng, tan trong dung môi như là nước, ether, cồn, benzen. Glutaraldehyde có nhiều tên gọi khác nhau như: 1,5-pentanedial, glutaral, glutardialdehyde. Glutaraldehyde bắt đầu được giới thiệu sử dụng rộng rãi trong nền công nghiệp ướp xác vào những năm 1960. Trên thị trường, sản phẩm glutaraldehyde có nồng độ rất thay đổi từ 4 – 50% tùy theo nhà sản xuất.

                                                                         

Glutaraldehyde thì thường bị nhầm lẫn với formaldehyde [formol] vì chúng có chung gốc dehyde [-CHO]. Đặc tính của chúng rất khác nhau, glutaraldehyde không chứa formaldehyde cũng như không phóng thích ra formaldehyde trong quá trình lưu trữ lâu dài. Glutaraldehyde có tính hoạt động cao. Khi ở dạng dung dịch, glutaraldehyde tồn tại giữa các dạng glutaraldehyde tự do [non-hydrated], hoặc ngậm nước [hydrated].

2. Công dụng

Glutaraldehyde được sử dụng như là chất cố định bộ phận trong phân tích tế bào dưới kính hiển vi điện tử. Nó cũng thường được sử dụng trong ứng dụng sinh hóa thông qua liên kết chéo [crosslinking] và alkyl hoá [alkylating] làm bất hoạt tế bào.

Gluataraldehyde có khả năng giết chết tế bào rất nhanh, có khả năng diệt khuẩn phổ rộng. Do đó, dung dịch glutaraldehyde 0,1–2% là có thể được sử dụng trong khử trùng hoặc dùng trong việc bảo quản. Glutaraldehyde được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khử trùng dụng cụ y tế, công nghệ ướp xác, xử lý nước, chăn nuôi, công nghiệp giấy, thuộc da, mô bệnh học, thủy sản… Dung dịch glutaraldehyde 10–15% được sử dụng trong xử lý nước, khống chế sự phát triển của vi khuẩn gram âm [-] và gram dương [+], tảo, nấm và cả vi-rút trong nước. Trong thủy sản hiện nay glutaraldehyde được sử dụng trong vệ sinh dụng cụ, xử lý nước trước khi thả giống và phòng trị bênh trên tôm cá.

Nguyên lý diệt khuẩn của glutaraldehyde được cho là khi tiếp xúc với vi sinh vật, nhóm carbonyl [C=O] sẽ tương tác với axít nucleic và protein của tế bào. Điều này cho phép tạo liên kết chéo với nhóm amin trên bề mặt tế bào và màng tế bào của vi khuẩn từ đó làm bất hoạt chúng.

3. Những thuận lợi khi sử dụng glutaraldehyde

Không giống như formaldehyde, glutaraldehyde không bị liệt kê vào nhóm có khả năng gây ung thư theo EU và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ [USEPA]. Điều đặc biệt là đối với một số chất sát trùng khác thì hiệu quả sẽ bị giảm nếu xử lý nước trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, glutaraldehyde vẫn đạt được hiệu quả cao trong điều kiện này. Glutaraldehyde có khả năng tự hủy sinh học [biodegradable] nhanh chống. Sản phẩm chứa hàm lượng 9,0 và đạt giá trị cao nhất khi pH ³ 8,0. Khi pH trên 9,0, hoạt tính sẽ giảm cho đến khi pH khoảng 11. Do đó không sử dụng glutaraldehyde khi xử lý nước có pH quá cao [>9].

  • Glutaraldehyde ít độc đối với cá nước ngọt hơn cá nước lợ/mặn.
  • Glutaraldehyde ổn định ở nhiệt độ phòng, nhưng không ổn định ở nhiệt độ cao và môi trường kiềm. Trong điều kiện yếm khí glutaraldehyde bị chuyển hóa thành 1,5-pentanediol  [một dạng rượu hữu cơ - C5H12O2].
  • Trong hệ thống xử lý nước, nếu còn glutaraldehyde trong nước thì dùng NaHSO3 [Sodium bisulfite] để làm làm bất hoạt glutaraldehyde trước khi thải ra ngoài.
  • Glutaraldehyde có thể gây ra các triệu chứng: buồn nôn, nhức đầu, bỏng rát da và mắt nên cần sử dụng phương tiện bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc trực tiếp ở nồng độ > 40%.
  • Xử lý nước, phòng/ trị bệnh trên tôm cá, sử dụng liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  •  Nguồn từ Công ty Cổ Phần UV.

    Page 2

    KHPTO - Theo các chuyên gia thủy sản Việt Nam, nuôi cá nước ngọt thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, cá thường mắc một số bệnh như: đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng mỏ neo…

    Bệnh nấm thủy mi

    Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài cá nước ngọt, phát triển thuận lợi trong các ao nuôi nước tù, hàm lượng chất hữu cơ cao. Trên da xuất hiện các búi trắng như bông, bơi lội bất thường, thích cọ xát vào các vật thể trong nước làm tróc vảy trầy da. Ngoài ra, có thể ký sinh làm ung trứng cá. Trị bệnh bằng cách tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi, nuôi cá với mật độ thích hợp, tránh tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị tổn thương; duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao, duy trì mực nước ao 1,5 m, phủ bèo tây 2/3 mặt ao, dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy mi như: methylen 2 - 3 g/m3, KMnO4 1 - 2 g/m3 tạt xuống ao, lặp lại 2 lần trong 1 tuần hoặc dùng dung dịch muối ăn 3% tắm cá trong 15 phút.

    Bệnh Streptococcus

    Cá bệnh, màu sắc chuyển dần sang đen tối, bơi xoắn, không định hướng, mắt cá lồi, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang. Trị bệnh bằng cách duy trì mức nước tối thiểu 1,2 m trong ao nuôi; tăng cường thay nước, quạt nước về đêm và sáng sớm nhằm cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan cho cá. Định kỳ bổ sung vitamin tổng hợp vào thức ăn liên tục trong 7 ngày; khử trùng nước bằng viên sủi Vicato 20 - 30 ngày/lần. Dùng phương pháp trộn kháng sinh [Erythromycin, Ciprofloxacin, Enrofloxacin] vào thức ăn với liều lượng 25 - 50 mg/1 kg cá/ngày, cho ăn 4 - 7 ngày. Sử dụng thảo dược TD3, vitamin tổng hợp trộn vào thức ăn hàng ngày cho cá nhằm tăng sức đề kháng và hạn chế tác nhân vi khuẩn lây lan.

    Bệnh trùng mỏ neo

    Cá bệnh bơi không bình thường, kém ăn, dị hình. Trên mình cá có các vết nhỏ màu đỏ, một số ký sinh trong miệng làm miệng cá sưng lên và không đóng kín được. Trị bệnh bằng các biện pháp tổng hợp như: dùng lá xoan bón lót xuống ao với lượng 0,2 - 0,3 kg/m3 nước để diệt ấu trùng của trùng mỏ neo có trong ao; thay toàn bộ nước trong ao và khử trùng nước; dùng lá xoan 0,4 - 0,5 kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea. Theo dõi cấp nước kịp thời khi cần thiết; tắm cá [1 - 2 giờ] trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 - 12 g/m3.

    Hội chứng lở loét

    Khi cá bệnh hay bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, trên thân lở loét có màu xám là nơi nấm phát triển. Phòng trị bệnh bằng cách tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi, trong quá trình nuôi, định kỳ 2 tuần/lần rải đều vôi khắp mặt ao với liều lượng 2 kg/100 m3 nước. Trước khi thả cá giống cần tắm NaCl 2 - 3% trong 5 - 15 phút để tẩy trùng tác nhân bên ngoài; tránh các tác động cơ học làm tổn thương đến cơ thể cá.

    Bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas

    Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, vảy dễ rơi rụng, mắt lồi, mờ đục. Phòng, trị bệnh bằng cách dùng thuốc tím [KMnO4] tắm cá, liều dùng 0,4 g/100 lít nước, xử lý lặp lại sau 3 ngày; định kỳ tắm cá 1 tuần, 2 tuần hoặc 1 tháng/lần, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cá. Dùng một trong các loại thuốc: Oxytetracyclin 55 - 77 mg/kg thể trọng cá, Enrofloxacin 20 mg/kg thể trọng cá, Streptomycin 50 - 75 mg/kg thể trọng cá, Kanamycin 50 mg/kg thể trọng cá trộn vào thức ăn và cho ăn 7 - 10 ngày.

    Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn

    Cá bệnh xuất hiện các đốm đỏ lở loét trên thân, vảy rụng, cá mất nhớt, khô ráp, vây xuất huyết, rách nát cụt dần, xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, xung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng. Trị bệnh bằng cách dùng vaccin; giảm mật độ nuôi; cung cấp nguồn nước tốt; tắm KMnO4 liều dùng là 0,4 g/100 lít nước; có thể dùng các loại kháng sinh [đã hướng dẫn đối với bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas] để điều trị bệnh. Hoặc dùng thuốc tiên đắc 100 g/50 kg cá/ngày và cung cấp thêm vitamin C.

    Page 3

    hs.Trần Việt Tiên, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ

    Bệnh đốm trắng do vi-rút là một trong những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải tôm có đốm trắng nào cũng do vi-rút gây ra mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường. Vì vậy, nắm vững kiến thức cơ bản về bệnh đốm trắng như hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phân biệt bệnh để có chiến lược phòng ngừa và chữa trị là rất cần thiết.

    ĐỐM TRẮNG DO VI-RÚT

    Tác nhân gây bệnh

    Vi-rút gây hội chứng đốm trắng [White Spot Syndrome Virus - WSSV] là giống mới Whispovirus thuộc họ mới là Nimaviridae.Vi-rút dạng hình trứng, kích thước 120 x 275 nm, có một đuôi phụ ở một đầu, kích thước 70 x 300 nm. Nhân có cấu trúc DNA dạng vòng với 2 chuỗi nucleotide và không có thể ẩn [Occlusion body], bộ gen 292.967 bp. Vi-rút có ít nhất 5 lớp protein với trọng lượng phân tử từ 15-28 kilodalton.  Vỏ bao có có đường kính khoảng 120-150 nm và chiều dài 270-290 nm với 2 lớp protein VP28 và VP19, nucleocapsid có đường kính  65-70 nm, chiều dài 300-350 nm với 3 lớp VP26, VP24, VP15.

    Phát hiện bệnh

    Dấu hiệu bệnh lý

    Triệu chứng của bệnh là tôm có rất nhiều đốm trắng kích thước 0,5-2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ nhất là ở giáp đầu ngực [Hình 1], đốt bụng thứ 5, thứ 6 và lan toàn thân. Bên cạnh đó, tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Đôi khi tôm có dấu hiệu đỏ thân. Bệnh thường xuất hiện ở thời điểm 1-2 tháng sau khi thả nuôi, khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3-10 ngày tôm chết hầu hết trong ao nuôi [100%], tỉ lệ chết cao và nhanh .

    Hình 1: Vỏ giáp đầu ngực của tôm bị đốm trắng

    Mô bệnh học

    Tôm sắp chết do vi-rút đốm trắng có biểu hiện hủy hoại các mô trung bì và ngoại bì. Nhân của tế bào bị bệnh phình to và khi nhuộm màu với H&E sẽ nhìn thấy các thể vùi ở trung tâm bắt màu thuốc nhuộm kiềm từ nhạt đến sẫm được bao bởi chất nhiễm sắc. Những mô biểu hiện rõ nhất là mô ở lớp dưới cutin của dạ dày, giáp đầu ngực hoặc mô mang.

    PCR cho kết quả dương tính với vi-rút gây bệnh đốm trắng.

    ĐỐM TRẮNG DO VI KHUẨN

    Tác nhân gây bệnh

    Vi khuẩn gây hội chứng đốm trắng [Bacterial White Spot Syndrome - BWSS] một số nghiên cứu cho rằng có liên quan đến một số loài thuộc họ Bacillaceae.

    Phát hiện bệnh

    Dấu hiệu bệnh lý

         Trong giai đoạn đầu nhiễm khuẩn tôm vẫn còn hoạt động ăn mồi và lột vỏ, lúc đó có thể mất đi các đốm trắng. Tuy nhiên quá trình lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác đối với tôm bị nhiễm nặng nhưng không có hiện tượng tôm chết hàng loạt, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể [Hình 2]. Hiện tượng ăn mòn làm lớp vỏ thoái hóa và mất màu sắc. Đốm trắng hình tròn, nhỏ và ít hơn đốm trắng do vi-rút [WSSV]. Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng, trong khi đó đốm trắng do vi-rút có đốm đen [melanin] ở giữa. Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết. Nhìn chung tôm có ăn chậm hơn nhưng không gây thiệt hại đáng kể. Trong trường hợp này nên kiểm tra ở mức độ mô học và kiểm tra bằng kỹ thuật PCR.

    Hình 2: Vỏ đầu ngực của tôm bị đốm trắng do vi khuẩn [BWSS]

    [Nguồn: Wang et al., 2000] 

    Mô bệnh học

    Kết quả mô học cho thấy chỉ có tổn thương lớp cutin, không phát hiện thể vùi nội nhân đặc trưng ở nội bì và trung bì.

    Kỹ thuật PCR

    PCR cho kết quả âm tính với vi-rút gây bệnh đốm trắng.

    ĐỐM TRẮNG DO MÔI TRƯỜNG

         Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khoẻ mạnh, không có tôm tấp bờ, đàn tôm vẫn hoạt động và ăn đều ở mức bình thường, chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm thì nguyên nhân bị đốm trắng là do môi trường chứ không phải là do vi-rút hay vi khuẩn. Khi độ cứng [Ca2+ và Mg2+] của nước cao, tôm sẽ hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng. Để khắc phục hiện tượng này có thể thay nước để làm giảm độ cứng, tránh bón vôi quá liều, cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với biện pháp kích thích lột xác. Sau khi lột xác thì đốm trắng sẽ mất đi.

    Nguồn: UV Việt Nam

    Page 4

    KHPTO - Cá thần tiên luôn được ưa chuộng, là nhóm cá không thể thiếu trên thị trường cá cảnh. Nuôi và sinh sản cá thần tiên cung cấp cho thị trường rất tiềm năng, tuy nhiên, người nuôi phải biết kỹ thuật, đặc biệt tuyển chọn giống cá mới, đẹp.

    Nuôi cá thần tiên sinh sản không quá khó, ai từng nuôi cá cảnh đều có thể nuôi sinh sản thành công. Theo khuyến cáo của ông Bảy Châu ở Dĩ An, Bình Dương, trước tiên phải chọn giống cá đẹp, đang được thị trường ưa chuộng, có thể ép cùng màu hay khác màu nhằm tạo ra con cá lai khác lạ, đẹp mắt. Cá giống phải khỏe mạnh và hơn một năm tuổi là có thể cho sinh sản.

    Sau khi tuyển chọn cá bố mẹ xong, cho chúng vào hồ nuôi quan sát, khi thấy chúng có dấu hiệu bắt cặp và rượt đuổi nhau thì nên tách cặp cá này ra riêng để chúng sinh sản. Cá mái sắp đẻ bụng no tròn, căng cứng do ôm trứng, cá trống bung vây kỳ hay lượn ép bên cá mái.

    Lưu ý nước trong hồ, nhiệt độ thích hợp: 26 - 300C, có pH từ 5,5 - 6,5, ở điều kiện này, tỷ lệ trứng thụ tinh và nở tốt hơn. Nên chú ý pH nước vì nó rất quan trọng đến tỷ lệ thành công của trứng, pH thấp quá [dưới 4] không đạt, cao quá [trên 8] trứng có nguy cơ hư và nở rất thấp. Vì vậy, khi nuôi sinh sản cần trang bị thiết bị đo pH nước đạt chuẩn. Trong hồ có thể đặt cụm đảo [giá thể], rong nhưng không được rậm rạp hay cản trở cá bơi lượn.

    Đến lúc gần sinh sản, cá mái hay càng phá giá thể và đẻ trứng lên giá thể đó, cá trống bơi sau tưới tinh trùng lên trứng, quá trình này kéo dài đến khi cá mái đẻ xong. Lúc này không được làm động cá hay để tiếng động xung quanh làm ồn. Có thể tắt hệ thống lọc trong hồ lúc cá sinh sản, chỉ sục oxy mức độ vừa phải. Quá trình đẻ trứng của cá thần tiên khoảng 20 - 30 phút với lượng trứng từ 500 - 1.000 trứng, trứng màu trắng trong. Ngay khi đẻ xong, cá trống và mái sẽ dùng vây quạt trứng nhằm cung cấp oxy và không để vật lạ bám vào trứng. Người nuôi cũng hết sức chú ý quan sát giai đoạn cá vừa đẻ xong, có những cặp cá đẻ xong quay lại ăn trứng, phát hiện kịp thời thì vớt cá bố mẹ này ra. Trường hợp này phải ấp trứng nhân tạo cho trứng nở bằng cách cho sủi oxy, điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức 280C, pH từ 5,5 - 6,5, nước trong hồ không quá nhiều. Sau khi cá đẻ trứng khoảng 30 phút, có thể dùng thuốc khử trùng nước chống hư trứng. Không nên dời ổ cá.

    Sau khi đẻ khoảng 48 giờ, trứng sẽ được thụ tinh [trứng từ trắng trong chuyển sang có đốm đen nhỏ], trứng trắng đục sẽ bị hư. Cá con nhanh chóng hình thành [dạng cá bột], chúng bám vào giá thể và sống bằng noãn có sẵn. Khoảng 2 - 3 ngày, cá con sẽ tách ra khỏi tổ và bơi xung quanh. Quan sát thấy cá bơi nhanh, khỏe thì vớt cá bố mẹ ra khỏi hồ. Cá bố mẹ sau đó đem qua hồ dưỡng để tiếp tục đẻ lứa mới.

    Cá thần tiên không phải loài ăn tạp, cá ăn rất ít nên chỉ cho ăn một lần hoặc hai lần một ngày. Điều đặc biệt loài cá này là có thể nhịn đói và sống được trong 2 tuần. Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Cá phát triển đầy đủ kích thước khi nuôi được 12 - 18 tháng. Cá thần tiên có tuổi thọ cao, chúng có thể sống tới 8 - 9 năm. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách thì tuổi thọ chúng khoảng 3 năm.

    • Nguồn: khoahocphothong
    • 10:32 ,06/07/2019

    Page 5

    Navico - Hiện nay, dịch bệnh luôn là tác nhân gây thiệt hại lớn nhất trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Người chăn nuôi muốn khống chế được dịch bệnh phải dùng đến vaccin, các loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không được khuyến khích do hiện tượng đề kháng thuốc và tồn dư kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe động vật và người tiêu dùng. Vì vậy, giải pháp hiệu quả và an toàn nhất đối với tình hình trên là người chăn nuôi nên sử dụng các chế phẩm sinh học, trong đó, chế phẩm chứa β-glucan và Mannan Oligosacchride [Biolex-MB40, Immunowall] ngày càng phổ biến không những thay thế kháng sinh mà còn giúp động vật tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ chết, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giúp tăng trưởng nhanh và đạt được hiệu quả kinh tế cao.

    β-glucan và Mannan Oligosacchride [MOS] là gì?

    Công thức hóa học β-glucan

    β-glucan là một polysaccharide tự nhiên, hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β-glycoside có lợi ích sức khỏe,  được chiết xuất chủ yếu từ thành tế bào nấm men, nấm, vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh β-glucan có tác dụng đến hệ miễn dịch ở động vật. Có nhiều loại β-glucans khác nhau như β-1.3-1.4-glucan, β-1,3-1,6-glucan, β-1,4-glucan, β-1,3-glucan,... nhưng chỉ có loại β-[1,3][1,6]-glucan là có hoạt tính sinh học cao đối với sức khỏe động vật.

    Công thức hóa học Mannan oligosacchride [MOS]

    Mannan oligosacchride [MOS], được trích ly từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae. Các nghiên cứu chứng minh được rắng MOS có ảnh hưởng tích cực đến tình trạng sức khỏe đường ruột và khả năng kháng bệnh của gia súc, gia cầm và động vật thủy sản nhờ cơ chế ức chế quá trình liên kết giữa vi khuẩn gây bệnh với tế bào biểu mô ruột và giúp loại thải mầm bệnh ra ngoài cơ thể.

    Cơ chế hoạt động của β-glucan và Mannan Oligosacchride [MOS] đối với hệ miễn dịch

    β-glucan có bốn cơ chế chính đối với hệ miễn dịch của vật nuôi:

    • Tạo ra các bạch cầu để phá hủy nguồn bệnh
    • Huy động tế bào [khả năng của bạch cầu chuyển đến chỗ bị thương]
    • Năng lực thực bào tế bào lạ [vi khuẩn, virus, …]
    • Tạo ra chất trung gian hoạt hóa oxy và các nhân tố khác diết chết vật thể lạ.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, β-glucan đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt cả hệ miễn dịch không đặc hiệu [bẩm sinh] và đặc hiệu. Khi bổ sung β-glucan qua đường thức ăn thì chúng đi qua biểu bì ruột, đến mô lympho tế bào ruột, gắn với đai thực bào [ là một thành phần chính của hệ miễn dịch không đặc hiệu] và hoạt hóa chúng theo hai hường. Hướng thứ nhất, giúp đại thực bào tăng cường khả năng thực bào tối ưu nhất giúp bắt và tiêu diệt được nhiều vi khuẩn gây bệnh. Hướng thứ hai là sản sinh cytokin tự nhiên, giúp hoạt hóa các tế bào NK, đại thực bào, tế bào T, tế bào B, kích hoạt hệ miễn dịch đặc hiệu tham gia bảo vệ vật chủ chống lại tác nhân gây bệnh.

    Hơn nữa, β-glucan còn có khả năng liên kết và làm bất hoạt một số loại độc tố nấm mốc như: Aflatoxin B1, DON, Zearaenone…

    Ngoài ra, β-glucan còn được biết đến là một chất bổ trợ, giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch sau khi chủng ngừa vaccin cho vật nuôi, nó được chứng mình giúp làm tăng hiệu giá kháng thể với khoảng 60-80% sau khi chủng ngừa cho gà thịt vaccin New Castle và  vaccin viêm phế quản truyền nhiễm [An et al., 2008].

    Đối với Mannan oligosacchride [MOS], đây được xem là nguồn prebiotic cung năng lượng cho hệ vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa như Lactobacilli, Bifidobacteria,… trong khi đó, các vi khuẩn gây bệnh lại không thể tiếp nhận. Do đó, việc bổ sung MOS vào đường ruột của vật nuôi giúp hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

    Chặn sự gắn kết của vi khuẩn và do đó ức chế sự xâm chiếm của vật chủ bằng MOS

    MOS tham gia vào hệ thống phòng bệnh của cơ thể thông qua việc ức chế quá trình liên kết giữa vi khuẩn gây bệnh với tế bào biểu mô ruột. Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh sẽ bám vào biểu mô ruột non, nhờ vào cấu trúc tương đồng giống như thụ thể tiếp nhận của biểu mô ruột, mà các MOS biến thành những chiếc bẫy bắt vi khuẩn, ngăn chúng gắn kết với thành ruột. Sản phẩm bẫy bắt vi khuẩn của MOS với vi khuẩn được loại thải theo phân ra khỏi cơ thể giúp làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa, nhờ đó cải thiện sức khỏe và giảm được tỷ lệ chết cho vật nuôi.

    Nhờ vào sự kết hợp của β-glucans và MOS, vật nuôi giảm được số lượng vi khuẩn gây bệnh, hệ thống miễn dịch được cải thiện, hạn chế việc sử dụng kháng sinh phòng và chữa bệnh, giúp năng cao sức khỏe, giảm tỷ lệ chết trong đàn và tăng năng suất động vật.

    Một số kết quả ứng dụng β-glucan và Mannan oligosacchride trong chăn nuôi

    Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu quả của hỗn hợp β-glucan và Mannan oligosacchride [Biolex-MB40] đối với năng suất và sức khỏe đường ruột heo con. [Fuchs et al., Poland 2010]

    Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 206 con heo con từ 2 đến 74 ngày tuổi, được chia thành 2 lô nghiệm thức:

    -Lô đối chứng: gồm 102 heo con cho ăn khẩu phần ăn cơ bản

    -Lô thử nghiệm: gồm 104 heo con cho ăn khẩu phần cơ bản có bổ sung thêm 0/2% Biolex-MB40

    Kết quả: Biolex-MB40 giúp cải thiện tăng trọng hằng ngày và FCR trên heo con

    Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của β-glucan trên heo như: S Dritz et al. [1995] chứng minh bổ sung β-glucan vào khẩu phần của heo con sau cai sữa với hàm lượng 0.025% giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và khả năng chống lại Streptococcus suis, kết quả nghiên cứu của Stuyven et al., 2009, Zhou et al. [2013] khẳng định việc bổ sung β-glucan vào khẩu phần ăn cho heo con giúp phòng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli, nghiên cứu của Bos etal., Netherlands 2004 chứng minh β-glucan và MOS có khả năng thay thế được kháng sinh Avilamycine trên heo con, giúp giảm vi khuẩn gây bệnh, tăng lượng ăn vào và giảm FCR.

    Thí nghiệm 2: Thử nghiệm chứng minh hiệu quả của β-glucan và Mannan oligosacchride [Biolex-MB40] đối với sức khỏe đường ruột của gà thịt [Dukic-Stojcic, Serbia 2014]

    Thực hiện với tổng số 560 con gà thịt hybrid Ross 308, chia thành 2 lô nghiệm thức, mỗi lô thực hiện 8 lần lặp lại.

    -Lô đối chứng:208 con gà thịt cho ăn khẩu phần ăn cơ bản

    -Lô thử nghiệm: 208 con gà thịt cho ăn khẩu phần cơ bản có bổ sung 0.2% Biolex-MB40

    Kết quả: Biolex-MB40 giúp cải thiện đáng kể hình thái ruột của gà thịt về chiều cao lông nhung, độ sâu Crypt và tỷ lệ V/C của ruột.

    Bảng 1: Hiệu quả của Biolex-MB40 đối với năng suất của gà thịt

    Chỉ tiêu

    Đối chứng

    Biolex-MB40

    Cải thiện

    Số con gà thịt

    350

    350

     

    Lượng ăn vào [g/ngày]

    103,0

    104,3

    1,3 %

    FCR

    1,90

    1,86

    2,1 %

    Tăng trọng hằng ngày [g/ngày]

    54,19

    56,14

     

    Khối lượng kết thúc [g]

    2276a

    2358b

    3,6 %

    Khổi lượng thân thịt[n]

    1818a

    1911b

    5,1 %

    Tỷ lệ chết [%]

    5,71

    3,21

    44 %

    Rathgeber et al. [2009], cho biết bổ sung β-glucan với tỷ lệ 0.1% vào thức ăn của gà sẽ hạn chế sự phát triển của Salmonella trong gan và lách. Nghiên cứu của Shashidhara và Devegowda [2003] trên gà thịt chỉ ra rằng viêc bổ sung MOS còn giúp cải thiện được mật độ tinh trùng và tất cả các thông số về sinh sản như sản lượng trứng và tỷ lệ nở.  Cải thiện tăng trọng trung bình hằng ngày lên tới 10%  [Tian et al., 2016; Zhang và cộng sự, 2008], cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn 6%  [Zhang và cộng sự, 2008; Tian et al., 2016] khi sử dụng β-Glucan.

    Qua các kết quả thí nghiệm và nghiên cứu trên, cho thấy khẩu phần ăn bổ sung β-glucan và Mannan oligosacchride [Biolex MB40, Immunowall] giúp cải thiện sức khỏe, năng suất vật nuôi liên quan đến tăng trọng hàng ngày và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, và giảm tỷ lệ chết. Hơn nữa, chúng còn giúp ức chế phát triển của vi khuẩn dẫn đến giảm viêm và tiêu chảy, giảm sử dụng kháng sinh và tăng hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vaccin. Do đó, β-glucans và MOS [Biolex-MB40, Immunowall] như là một công cụ có giá trị cho người chăn nuôi giúp thay thế cho thuốc kháng sinh.

    Saigon Nutrition Team

    Nguồn: Saigon Nutrition 

    Page 6

    Đây là bài viết được tổng hợp dựa trên các cuộc phỏng vấn của Thefishsite với các nhà sản xuất thủy sản hàng đầu sử dụng công nghệ biofloc để đưa ra 10 bước đơn giản, thực tế giúp người nuôi kết hợp các nguyên tắc của hệ thống biofloc trong hoạt động nuôi tôm/cá của mình.

    Thức ăn, hệ thống lọc và trang thiết bị hệ thống là các yếu tố chiếm sự đầu tư lớn trong nuôi trồng thủy sản. Với chi phí sản xuất tăng liên tục, nông dân và các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm những cách khác để sử dụng ít tài nguyên hơn mà vẫn sản xuất được nhiều tôm/cá hơn.

    Ban đầu công nghệ biofloc hình thành như một biện pháp tự nhiên để làm sạch nước, ngày nay đã trở nên phổ biến ngoài việc làm sạch nước nuôi tôm/cá với chi phí thấp đồng thời cung cấp thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho vật nuôi. 

    Bằng cách tái chế protein, hệ thống biofloc khắc phục mối lo ngại liên quan đến mật độ thả cao, chất lượng nước suy giảm và nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trong các hệ thống canh tác truyền thống, chỉ có khoảng 25% hàm lượng protein của thức ăn thực sự được tiêu thụ bởi các loài tôm/cá nuôi. Bằng cách chuyển hóa nitơ vô cơ thành protein trong sinh khối vi sinh vật, hệ thống biofloc có thể tăng gấp đôi % hàm lượng protein được tiêu thụ bởi tôm cá giúp tiết kiệm số tiền lớn cho nông dân. Hệ thống biofloc làm giảm sự lây lan của mầm bệnh đồng thời cải thiện sức khỏe của tôm/cá thông qua chất lượng nước tốt hơn và thức ăn tự nhiên. 

    10 bước để nuôi tôm cá trong hệ thống biofloc

    Bước 1: Xây dựng bể hoặc ao

    Mặc dù có thể chuyển đổi ao cá truyền thống sang hệ thống biofloc mà không cần lớp lót đáy ao tuy nhiên đó là một nhiệm vụ đầy thách thức. Vi khuẩn, khoáng chất và kim loại nặng có trong đất dễ dàng ảnh hưởng đến các thông số của nước ao và các quá trình tự nhiên trong hệ thống biofloc.

    Như Khoo Eng Wah, giám đốc điều hành của Trung tâm nuôi trồng thủy sản Sepang Today [STAC] ở Malaysia giải thích: Đối với những người mới ứng dụng biofloc, tốt nhất là bắt đầu với ao lót bạt, ao bê tông hoặc bể trong nhà để đất không ảnh hưởng đến các thông số nước hoặc quá trình biofloc. Ở hầu hết các nước nhiệt đới, hệ thống trong nhà có lợi thế hơn ngoài trời, nhất là khi trải qua một cơn mưa lớn làm độ kiềm và pH thay đổi đột ngột. Ao có mái che là lựa chọn tốt.

    Hình 2: Tômthẻ là một loài rất phù hợp cho các hệ thống biofloc. Khoo Eng Wah/Sepang Today Aquaculture Centre.

    Hệ thống biofloc cũng có thể sử dụng bể trong nhà hoặc mương, nhưng không có sự hiện diện của ánh sáng mặt trời tảo sẽ không phát triển đầy đủ hoặc hoàn toàn không phát triển - tạo ra một hệ thống biofloc chỉ dựa trên vi khuẩn. 

    Nếu bạn sử dụng ao lớn, nên đặt ống thoát nước dưới đáy giữa ao để thỉnh thoảng loại bỏ bùn thải. Điều này đặc biệt quan trọng khi bổ sung carbohydrate một cách thường xuyên. Tùy chọn thứ hai là sử dụng lò phản ứng biofloc để tăng tốc chuyển đổi bùn ao thành flocs.

    Bước 2: Sục khí

    Sau khi đã xây dựng xong hệ thống ao nuôi, đã đến lúc làm việc với hệ thống sục khí. Biofloc yêu cầu chuyển động liên tục để duy trì mức oxy cao và để giữ cho chất rắn không lắng xuống. Các khu vực không có chuyển động sẽ nhanh chóng mất oxy và biến thành các khu vực kỵ khí giải phóng một lượng lớn amoniac [NH3] và metan [CH4].

     

    Máy sục khí kiểu bánh xe quạt nước.

    Để ngăn chặn điều này, mỗi ao, bể hoặc mương thì các thiết bị sục khí phải được bố trí hợp lý. Ao thường sử dụng thiết bị sục khí kiểu bánh xe quạt nước [paddlewheel aerators]. Các hệ thống biofloc cần tới 6mg oxy/lít mỗi giờ và nên bắt đầu với máy sục khí ít nhất 30 mã lực/mỗi ha. Nhưng, tùy thuộc vào cường độ và năng suất của hệ thống, con số này có thể đạt tới 200 mã lực mỗi ha.

    Máy sục khí nên được lắp đặt một cách hợp lý để tạo ra dòng chảy trong ao. Cần thường xuyên di chuyển một số thiết bị sục khí để đảm bảo các hạt rắn sẽ không lắng xuống ở những khu vực có ít hoặc không có dòng chảy.

    Bước 3: Nuôi  cấy vi khuẩn có lợi trước 

    Để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống biofloc và ổn định ao của bạn nhanh hơn, nên nuôi cấy vi khuẩn có lợi trước khi thả tôm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thêm một số chủng vi sinh thương mại hoặc công thức tự làm vào nước nuôi. Một công thức tự chế đơn giản để nhanh chóng sản xuất các vi khuẩn sinh học và prebiotic là sử dụng cám gạo và Red Cap 48 [một sản phẩm địa phương từ Đông Nam Á] trộn trong một cái thùng kín và để lên men trong 48 giờ, sau đó hỗn hợp có thể được thêm vào ao.

    Bước 4: Chọn loài và mật độ thả

    Nên lựa chọn loài nuôi có lợi nhất từ các protein bổ sung được tạo ra trong hệ thống, bằng cách tiêu hóa bioflocs. Cả tôm và cá rô phi đều là những ứng cử viên xuất sắc, khi chúng sử dụng bioflocs làm thức ăn, nhờ đó cải thiện đáng kể hiệu quả cho ăn và FCR trong hoạt động nuôi của bạn. 

    Tại STAC ở Malaysia, cá rô và cá mú cũng đã được nuôi trong các hệ thống biofloc trong nhà, với kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tránh các loài không thích vùng nước bùn với hàm lượng chất rắn cao, như một số loài cá da trơn và cá chẽm. 

    Nhờ có sục khí mạnh và khả năng tự lọc của nước nuôi, mật độ thả cao có thể được xem xét và thông thường là thả tôm ở mật độ 150 đến 250 PL/m2. Mật độ thả an toàn cho cá rô phi sẽ là 200 - 300 cá bột/m2. Nhiều nông dân cố gắng sử dụng mật độ thả cao hơn nhưng điều này làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh, làm tổn hại cả sức khỏe và phúc lợi của động vật.

    Bước 5: Cân bằng nguồn carbon đầu vào

    Để ngăn sự đạt đỉnh của amoniac [chủ yếu có nguồn gốc từ nitơ trong thức ăn] khi bắt đầu chu kỳ nuôi, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu hệ thống biofloc bằng việc đảm bảo đủ carbohydrate. Cacbon trong carbohydrate này cho phép vi khuẩn dị dưỡng sinh sôi và tổng hợp amoniac, do đó duy trì chất lượng nước.

    Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên chọn các nguồn carbon và hỗn hợp thức ăn có tỷ lệ carbon-nitơ [C / N] trên 10 vì điều này hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn dị dưỡng. Vì hầu hết thức ăn cho cá và tôm có tỷ lệ C/N là 9: 1 hoặc 10: 1, nên cần có thêm đầu vào để nâng tỷ lệ này lên trong khoảng từ 12:1 đến 15:1. Có thể sử dụng: mật đường, tinh bột sắn, mía hoặc tinh bột. 

    Để ngăn chặn đỉnh amoniac ở các giai đoạn sau của quá trình sản xuất, nên lặp lại bước này, đặc biệt là khi sử dụng mật độ thả cao kết hợp với lượng lớn thức ăn cho ăn. Kiểm soát điều này là một trong những bước khó nhất để thực hiện thành công các nguyên tắc biofloc.

    Bước 6: Tăng trưởng Biofloc

    Với sự sục khí đầy đủ, ánh sáng tự nhiên [trong hầu hết các hệ thống] và nguồn carbon có sẵn, số lượng biofloc của bạn sẽ bắt đầu nhân lên nhanh chóng. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nhiệt độ nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời, cộng với số lượng bioflocs được gieo hạt khi bắt đầu, số lượng flocs sẽ tăng từ gần 0 lên khoảng 4 – 5 đơn vị trên một mililit trong một vài tuần. Cuối cùng, mật độ đáng kinh ngạc lên tới 10 tỷ vi khuẩn trên mỗi cm khối. Như Nyan Taw giải thích: “Một sự đa dạng đáng kinh ngạc của hơn 2.000 loài, tất cả đều làm việc chăm chỉ để giảm thiểu hàm lượng amoniac trong nước và duy trì chất lượng nước tốt.”

    Theo dõi sự tăng trưởng của các flocs này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng cốc có hình nón để thu thập một số mẫu nước ở độ sâu từ 15cm đến 25cm, tốt nhất là vào buổi sáng. Các hạt rắn nên được để lại trong 20 phút. 

    Bước 7: Theo dõi và kiểm soát sự phát triển của biofloc

    Từ thời điểm này, các mẫu nước phải được lấy thường xuyên để theo dõi và xác định hoạt động của hai loại biofloc cộng với mật độ tương ứng của chúng. Nói một cách đơn giản, bioflocs ngoài trời bao gồm tảo xanh và vi khuẩn: tảo chủ yếu sử dụng ánh sáng mặt trời để phát triển, trong khi vi khuẩn chủ yếu ăn thức ăn thừa, sản phẩm phụ và chất thải liên quan.

    Do ban đầu tảo có xu hướng nhân lên nhanh hơn, điều này có nghĩa là một cái ao lúc đầu trông có màu xanh, chuyển sang màu nâu trong những tuần tiếp theo khi các khuẩn lạc vi khuẩn bắt đầu chiếm ưu thế. Như Nyan Taw giải thích: Từ màu nâu này xảy ra nhanh hơn với cá rô phi vì chúng được cho ăn nhiều thức ăn hơn, trong khi tôm mất nhiều thời gian hơn. Sự thay đổi màu này được minh họa rõ trong chỉ số màu của Hình 4.

     

    Hình 4: Chỉ số màu cộng đồng vi khuẩn [MCCI] cho thấy sự chuyển đổi từ hệ thống thống trị tảo sang hệ thống thống trị vi khuẩn. Nguồn: Southern Regional Aquaculture Center [originally from Brune và Kirk]

     

    Phát triển hệ thống biofloc liên quan đến tỷ lệ thức ăn. Nguồn: Regional Aquaculture Center

    Bước 8: Theo dõi và kiểm soát các thông số nước và sục khí

    Khi hệ thống biofloc chuyển sang màu nâu, sục khí phải được tăng lên đáng kể để duy trì tốc độ hô hấp cao. Tốc độ hô hấp ở giai đoạn này có thể đạt tới 6mg mỗi lít mỗi giờ, đòi hỏi năng lượng gấp sáu lần mỗi ha so với khi bắt đầu hoạt động.

    Bất kỳ sự cố mất điện nào trong giai đoạn này đều có thể nhanh chóng dẫn đến mất mùa do thiếu oxy và vì trong môi trường oxy thấp, nhiều vi khuẩn dị dưỡng bắt đầu sản xuất amoniac. Điều quan trọng đối với hệ thống sục khí là phải luôn luôn hoạt động.

    Điều này có nghĩa là bảo trì và giám sát tốt các thiết bị sục khí, cộng với hệ thống điện cung cấp năng lượng để chạy hệ thống này. Vì lưới điện ở nhiều nước châu Á không quá đáng tin cậy, do đó nông dân nên đầu tư vào các giải pháp dự phòng. Một số nhà sản xuất có thiết bị sục khí chạy bằng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, những thứ này tốn kém hơn và không phải lúc nào cũng mạnh mẽ. Một máy phát điện diesel lớn, bao gồm một bộ máy phát điện dự phòng thứ hai, có thể là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết các hoạt động của trang trại lớn.

    Theo dõi thường xuyên các thông số chất lượng nước, đặc biệt là nồng độ oxy và amoniac hòa tan, sẽ cho cho bạn biết hệ thống đang hoạt động tốt hoặc cần sục khí thêm.

     

    Đo thông số chất lượng nước. Nguồn: Khoo Eng Wah/Sepang Today Aquaculture Centre

    Bước 9: Theo dõi các thông số hiệu quả nuôi

    Bên cạnh việc duy trì chất lượng nước với chi phí thấp hơn và không cần trao đổi nước, mục tiêu thứ hai của hệ thống biofloc là cải thiện tốc độ tăng trưởng và hiệu quả nuôi, từ đó cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của hoạt động canh tác.

    Để kiểm tra trang trại đang hoạt động như thế nào, cần theo dõi thường xuyên các yếu tố hiệu suất của trang trại, tính toán và ghi lại tốc độ tăng trưởng, ngoại hình tổng thể, FCR và tỷ lệ sống là bắt buộc. 

    Bước 10: Thu hoạch và vệ sinh

    Đối với tôm, thu hoạch từ 20 - 25 tấn/ha có thể được mong đợi một cách an toàn. Nếu tất cả các bước đã được tuân thủ, một nông dân có thể mong đợi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống tăng lên, do đó giảm chi phí đầu tư và cải thiện lợi nhuận.

    Việc làm sạch ao nuôi sau thời gian thu hoạch thường bị lãng quên và bị đánh giá thấp tuy nhiên đây là khâu rất quan trọng. Mặc dù việc tái sử dụng nước nuôi có vẻ hấp dẫn vì phải nỗ lực rất nhiều để xây dựng quần thể vi sinh vật, nhưng điều này không được khuyến khích. Các mầm bệnh có thể đã phát triển và có thể gây ra rủi ro an toàn sinh học nghiêm trọng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng theo thời gian, kim loại nặng có thể tích tụ trong nước nuôi cấy, có thể tích tụ trong ao của bạn, khiến nó không phù hợp với tiêu dùng của con người. Chúng tôi khuyên bạn nên dọn dẹp vệ sinh hệ thống thật tốt trước khi bắt đầu vụ nuôi tiếp theo.

    TÉP BẠC

    //thefishsite.com

    Page 7

    Bổ sung acid hữu cơ trong thức ăn được coi là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh, thúc đẩy tăng trưởng và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn [FCR], giúp tăng năng suất trong quá trình nuôi.

    Tuy nhiên đưa trực tiếp acid hữu cơ hoặc muối của acid hữu cơ vào thức ăn thủy sản, đặc biệt thức ăn công nghiệp thì còn là kỹ thuật hoàn toàn mới. Các acid hữu cơ hoặc muối của acid hữu cơ bổ sung vào thức ăn thủy sản thường bao gồm acid lactic và sodium lactate, acid acetic và sodium acetate, acid propionic và sodium propionate, acid formic và sodium formate hay potassium diformate…

    Các nghiên cứu có liên quan đến acid hữu cơ và động vật thủy sản hiện nay chủ yếu tập trung vào khả năng tăng cường hấp thu phospho và các khoáng chất khác. Ngoài ra, chúng còn có các tác dụng khác như: Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại [nấm mốc, nấm men, vi khuẩn gây bệnh] tồn tại trong môi trường sống, trong thức ăn và trong cơ thể của động vật thủy sản. Ngoài ra còn làm giảm pH trong dạ dày, đặc biệt ở ruột non, phân ly trong tế bào vi khuẩn và sự tích lũy các anion muối ức chế sự phát triển của những vi khuẩn gram âm. Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn có thể dẫn đến pH thấp ở tá tràng, cải thiện việc giữ lại nitơ và làm tăng độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ đó cải thiện tốc độ tăng trưởng và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn.

    Nghiên cứu ứng dụng acid hữu cơ vào thức ăn của tôm sú để đánh giá hiệu suất tăng trưởng và hiệu quả duy trì chất dinh dưỡng của tôm sú được cho ăn các acid hữu cơ [butyrate, succinate và fumarate] riêng lẻ [10g/kg ] hoặc trong kết hợp [30g/kg ] và nghiệm thức đối chứng không bổ sung acid hữu cơ.

    Sau 42 ngày, tỷ lệ sống sót cao hơn đáng kể trong các phương pháp điều trị BUT và bổ sung kết hợp so với nghiệm thức đối chứng.

    Bổ sung butyrate, succinate và kết hợp cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn giảm so với nhóm đối chứng [1.3- 1.7 so với 2.4 ở nghiệm thức đối chứng].

    Nghiệm thức bổ sung butyrate và bổ sung kết hợp đều có sinh khối cao hơn so với succinate, fumarate và nghiệm thức đối chứng [28,3g  so với 11,2 - 1919g]. Kết quả còn cho cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng sinh khối và tổng lượng thức ăn trong các phương pháp điều trị chế độ ăn uống. 

    Việc bổ sung succinate, butyrate và bổ sung kết hợp làm tăng hiệu quả duy trì chất dinh dưỡng tổng thể so với đối chứng, với butyrate và bổ sung kết hợp hiển thị dinh dưỡng tổng thể cao nhất cho tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng được kiểm tra [protein thô = 26,7% và 24,6% so với 15,3 %, tổng lipid = 19,2% và 17,7% so với 10,6%, tro = 25,1% và 23,1% so với 12,1% và tổng năng lượng = 17,7% và 16,3% so với 10,2%]. 

    Tóm lại, việc bổ sung kết hợp các acid hữu cơ [fumarate, butyrate và succrate] với liều lượng 30 g/kg thức ăn và bổ sung butyrate 10 g/kg đã cải thiện tỉ lệ sống, tăng cường miễn dịch, kích thích tăng trưởng và hiệu quả giữ chất dinh dưỡng ở tôm sú.

    Page 8

    Ảnh: T.L

    KHPTO - Theo Tổng cục thủy sản, người nuôi tôm cần nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ, thả tôm đúng với mật độ phù hợp theo từng hình thức nuôi và nhất là cần thả giống vụ mới theo hướng thăm dò để theo dõi dịch bệnh, môi trường; nếu tình hình nuôi tôm khả quan thì tiếp tục thả giống, tránh thả giống vụ mới một cách ồ ạt.

    Người nuôi tôm cần thực hiện tốt công tác chọn tôm giống; trước khi thả nuôi cần kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm như: đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy... Có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản tại địa phương khi phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được xả tôm chết, bùn thải, nước nuôi chưa qua xử lý ra môi trường, cần chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Trong quá trình nuôi cần gắn lợi ích với trách nhiệm bảo vệ môi trường vùng nuôi và thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp.

    Đối với mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh khuyến cáo chỉ nuôi 1 vụ/năm, nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh và tôm sú quảng canh cải tiến chuyên tôm nuôi 2 vụ/năm. Có khoảng thời gian ngắt vụ giữa các vụ nuôi: 1 tháng đối với những ao nuôi hiệu quả và 2 tháng đối với những ao nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh hoặc thả nuôi các đối tượng khác [cá chẽm, cá kèo, cá mú, rô phi đơn tính, rong câu, hải sâm...] để diệt mầm bệnh, tăng thu nhập, cải tạo môi trường.

    Nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng của El-nino và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong vụ tôm nước lợ năm 2016 vùng đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2016, Tổng cục thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh thả giống từ tháng 1 đến tháng 9 và từ tháng 11 đến 12/2016. Lưu ý, tháng 12/2014 mới vào giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3, 4, 5/2016 tại các địa phương có nắng, nóng, xâm nhập mặn không thả giống nhưng các cơ sở có đủ điều kiện điều tiết độ mặn, nhiệt độ có thể thả nuôi.

    Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm thả giống từ tháng 2 đến tháng 10/2016; tuy nhiên một số vùng gần biển, đảm bảo các yếu tố môi trường như độ mặn trong khoảng thời gian tháng 11 và 12 có thể thả nuôi. Nuôi tôm quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm rừng thả giống từ tháng 1 đến 11/2016; nuôi tôm theo hình thức thu tỉa thả bù, thả giống rải vụ theo điều kiện của mỗi vùng thì cứ cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần. Nuôi luân canh tôm - lúa thả giống từ tháng 1 đến tháng 4, sau đó thu hoạch và sạ lúa vào tháng 8 đến tháng 10; phương thức thu tỉa thả bù phải sử dụng con giống cỡ lớn để tăng hiệu quả nuôi nên người nuôi tôm cần ươm dưỡng giống trước 1 tháng.

    Đối với người nuôi tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 12/2015 đến 2/2016 và từ tháng 6 đến 10/2016. Người nuôi cần chọn thời điểm thời tiết thích hợp để thả giống. Lưu ý: tháng 12 mới vào giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3, 4, 5/2016 tại các địa phương có nắng, nóng, xâm nhập mặn không thả giống.

    • Nguồn: khoahocphothong
    • 09:24 ,18/04/2019

    Page 9

    Từ trước tới nay việc sử dụng kháng sinh được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi vì các lợi ích của nó mang lại như chữa bệnh, phòng bệnh và kích thích tăng trưởng. Nhưng việc lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài đã gây nên hiện tượng kháng thuốc ở một số vi  khuẩn và gây nguy hiểm cho an toàn vật nuôi cũng như sức khỏe con người. Do đó hiện nay rất nhiều nước đã cấm việc sử dụng kháng sinh như là một chất kích thích tăng trưởng nhằm hạn chế, loại bỏ nguy cơ kháng thuốc của các loại vi khuẩn. Vậy giải pháp thay thế là gì khi kháng sinh mang lại những hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất vật nuôi như một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng kháng sinh có thể giúp tăng trọng thêm 3.3-8.8% và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn lên tới 2.5-7%.

    Sự phát triển của việc kháng thuốc kháng sinh

    Vi khuẩn rất dễ thích nghi với môi trường vì có vòng đời ngắn, nhiều loại chỉ sống trong 15 đến 20 phút trong môi trường lý tưởng, đồng thời chúng có khả năng chia sẻ thông tin di truyền cho cả các chủng vi khuẩn khác. Do đó mặc dù hầu hết các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt khi sử dụng kháng sinh nhưng một số ít trong chúng sẽ có khả năng đề kháng và sẽ dễ dàng hồi phục, nhân lên hoặc chuyển gen đó cho cả các chủng khác, từ đó dẫn đến việc thuốc kháng sinh sẽ không còn hiệu quả trị bệnh nữa.

    Tác động kích thích tăng trưởng của kháng sinh

    Việc sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng đã được thực tế chứng minh có hiệu quả mặc dù cơ chế chính xác cho việc này vẫn chưa được hiểu rõ.  Một số nghiên cứu cho rằng đó là do tác đông của kháng sinh đến vi khuẩn, một số khác lại chỉ ra rằng kháng sinh sẽ làm ổn định đường ruột từ đó tăng hiệu quả tiêu hóa và sử dụng chất dinh dưỡng.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng sẽ đạt hiệu quả tăng trưởng cao nhất so với các loại phụ gia khác. Như vậy để nói thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng thì gần như không có gì tốt bằng, các giải pháp thay thế chỉ nhằm làm sao giảm thiểu tối đa những bất lợi mà việc không sử dụng kháng sinh sẽ xảy ra nhất là trong điều kiện chăn nuôi còn yếu kém như Việt Nam.

    Các phụ gia thức ăn có thể thay thế được cho kháng sinh

    Với kháng sinh kích thích tăng trưởng sẽ có 3 tác động tới động vật như sau:

    - Tăng trưởng

    - Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn

    - Giảm việc nhiễm bệnh của vật nuôi

    Như vậy để đạt hiệu quả thì các phụ gia thay thế cũng phải mang lại tác động tương tự. Tuy nhiên, các phụ gia thay thế sẽ có cơ chế hoạt động khác và các tác động có lợi hoặc có hại cũng phải xem xét. Và từ đó có thể cần thiết phải sử dụng kết hợp các yếu tố để đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Do đó để thay thế kháng sinh thì cần một chương trình quản lý vệ sinh chuồng trại tốt phối hợp với việc thay đổi công thức khi sử dụng các phụ gia thay thế có những kết quả nghiên cứu khả quan về khả năng thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng như:

    Acid hữu cơ,

    Pro-prebiotic,

    Enzyme,

    Phytochemical,

    Và một số kim loại nặng, khoáng sét.

    1.Organic acid

    Khi kháng sinh kích thích tăng trưởng bị cấm ở Châu Âu thì acid hữu cơ được sử dụng rộng rãi ví dụ như acid lactic, benzoic, citric, fumaric, sorbic và các muối như calcium formate, calcium propionate, Kali diformate, NH3 formate, và nó được chấp nhận rộng rãi như một chất thay thế các các yếu tố kháng bệnh truyền thống. Hiệu quả sử dụng acid hữu cơ đã được chứng minh trên thành tích của vật nuôi nhất là trên thú non và có vẻ như hiệu quả cho gia cầm là cao hơn cho heo. Tác động của acid hữu cơ còn phụ thuộc vào cấu trúc sử dụng nguyên liệu và độ đệm của công thức. Bổ xung acid hữu cơ trong thức ăn cho gà có thể thấy được sự tăng trưởng và cải thiện thành tích lên tới 17%. Các kết quả tốt cũng được chứng minh trên heo, mặc dù với các giai đoạn khác nhau thì có kết quả không giống nhau. Acid hữu cơ làm giảm các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa và được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ tiêu chảy của heo con sau cai sữa so với khẩu phần không chưa acid hữu cơ.

    2.Enzyme

    Cơ chế của Enzyme - Nguồn Popular Science

    Hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh chính là liên quan tới hệ vi sinh vật đường ruột do đó để tìm một chất thay thế thì việc gây tác động lên hệ sinh thái đường ruột là một lựa chọn. Các enzyme như NSP có thể hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm môi trường thức ăn cho các vi khuẩn có hại là một lựa chọn tốt cho các khẩu phần có chứa nhiều NSP. Cơ chế kích thích tăng trưởng của Enzyme sử dụng trong thức ăn vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nó có thể là khả năng thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, phân cắt nhỏ các phân tử thức ăn hoặc tác động lên cấu trúc của ruột non cũng như khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng của chúng. Enzyme sử dụng trong thức ăn còn có khả năng chống lại một số bệnh như viêm ruột hoại tử trên gia cầm. Các nghiên cứu được tiến hành nhiều và kết quả thường cũng biến đổi lớn tùy thuộc vào loại động vật. Các kết quả khả quan thường thấy là việc sử dụng enzyme trên gia cầm như một cách kích thích tăng trưởng, tăng khả năng tiêu hóa. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng enzyme giúp tăng khả năng tăng trọng cũng như giảm được FCR cho gà thịt từ 42 ngày tuổi đến xuất chuồng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra được hiểu quả của việc sử dụng Xylanase và Beta glucanase trên gia cầm và có thể phòng được viêm ruột hoại tử.

    Các kết quả nghiên cứu trên heo thì thường biến động lớn hơn. Nồng độ acid cao trong đường tiêu hóa của heo cũng có thể bất hoạt hoạt động của enzym. Trên con heo thì hiệu quả của enzyme Phytase là cao nhất so với các loại enzyme khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng enzyme trong thức ăn có thể ngăn ngừa một số loại bệnh ví dụ như nhiễm trực khuẩn E.coli của heo con sau cai sữa.

    Enzyme sử dụng trong thức ăn cho bò thì không hiệu quả vì nó sẽ bị bất hoạt trước khi xuống tới ruột non.

    3.Pro-prebiotic

    Probiotic [Nguồn Animal health news]

    Việc sử dụng probiotic là cần thiết khi nó sẽ bổ xung các chủng vi khuẩn có lợi trong thức ăn cho đường tiêu hóa, tăng tính cạnh tranh với các vi khuẩn có hại và làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh.

    Probiotic có hiệu quả trên gia cầm đã được chứng minh qua  việc tăng trưởng và ngăn ngừa bệnh tật cũng như giảm tỉ lệ chết, thậm chí việc giảm tỷ lệ chết còn tương đương với việc sử dụng kháng sinh. Với gà đẻ cũng có hiệu quả trong việc tăng tỉ lệ đẻ. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng probiotic cho thức ăn gà thịt còn có hiệu quả hơn bổ xung enzyme trong việc giảm tỉ lệ chết và tăng khả năng sinh trưởng.

    Việc sử dụng probiotic trong thức ăn cho heo cũng đã được chứng minh hiệu quả trên phương diện năng xuất và sức khỏe động vật.  Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, probiotic có hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng cho heo trong việc làm giảm tỉ lệ chết và ngăn ngừa tiêu chảy cho heo con. Cung cấp probiotic cho thức ăn heo con có thể tăng 7% tăng trọng và làm giảm tỷ lệ tiêu chảy tới 40%.

    Nhưng việc bảo quản và quản lý probiotic cũng cần phải được quan tâm khi chúng có thể bị tiêu diệt khi sản xuất thức ăn viên ở nhiệt độ cao, và việc có thể lây nhiễm các vi sinh vật không mong muốn cũng như có thể gây ra những tác động không mong muốn ở hệ vi sinh vật đường ruột của động vật khi bổ xung probiotic vào.

    Prebiotic cũng là một chất hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh, khi đó là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Các vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa của heo có thể tiêu hóa được các loại thức ăn này và trong điều kiện stress sau cai sữa dẫn tới tiêu chảy thì prebiotic có thể cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó các prebiotic này với cấu trúc của chúng có thể gắn vào lớp niêm mạc ruột và làm cho các vi khuẩn có hại không có chỗ bám dính vào và bị thải ra ngoài. Các prebiotic cũng có khả năng hỗ trợ tiêu hóa các chất khoáng do tăng khả năng hòa tan sau khi được lên men.

    Các nghiên cứu về hiệu quả của prebiotic lên gia cầm còn hạn chế mặc dù có một số đã chỉ ra được lợi ích lên thành tích và ngăn ngừa bệnh tật. Trên heo có nhiều báo cáo tác động hiệu quả hơn khi tăng thành tích lên 8% đối với heo sau cai sữa, và trong khẩu phần ăn cho heo có chứa cả probiotic và prebiotic sẽ làm cải thiện hệ miễn dịch và phòng chống được nhiễm samonella.

    Tác động của các chủng  probiotic lên hệ vi sinh vật đường ruột của heo:

    Chủng vi sinh vật

    Các nghiên cứu chỉ ra hiệu quả tác động

    Các nghiên cứu không thấy có hiệu quả tác động

    Lactobacillus

    Bomba et al. [1998]; Depta et al. [1998]; Mathew et al.

    [1998]; Alexopoulos et al. [2001]; Scharek et al. [2005,

    2007]; Reiter et al. [2006]

    De Cupere et al. [1992]; Newbold

    et al. [1995]

    Bifidobacterium

    Bomba et al. [1998, 2002]; Depta et al. [1998]; Alexopoulos

    et al. [2001]; Reiter et al. [2006]

    none

    Bacillus

    Ozawa et al. [1981]; Mathew et al. [1998]; Adami and

    Cavazzoni [1999]; Kyriakis et al. [1999], Link et al.

    [2005]; Scharek et al. [2007]

    Spriet et al. [1987]; De Cupere et

    al. [1992]

    Streptococcus

    Bomba et al. [1998]; Mathew et al. [1998]; Alexopoulos

    et al. [2001]

    none

    Enterococcus/

    E. faecium

    Jin and Zhao [2000]; Scharek et al. [2005, 2007]

    none

    Saccharomyces/

    S. cerevisiae

    Mathew et al. [1993, 1996]

    Newbold et al. [1995]; Mathew et

    al. [1998]

    Các loại Prebiotic và nguồn gốc của nó:

    Prebiotic

    Mode of production

    Mannanoligosaccharides

    Galactooligosaccharides

    Fructooligosaccharides

    Soybeanoligosaccharides

    Isomaltooligosaccharides

    Xylooligosaccharides

    Lactulose

    Inulin

    enzymatic synthesis from mannose

    trans-galactosylation of lactose with Aspergillus oryzae β-galactosidase

    partial enzymatic hydrolysis of inulin/transfructosylation from saccharose

    extraction from soyabean whey

    enzymatic hydrolysis of starch/transglucosylation of maltose

    enzymatic hydrolysis of xylan

    alkali isomeration

    isolation from chicory root

    4.Phytochemical

    Cơ chế của Phytochemical [Nguồn Animal Science and Technology]

    Đây là các dẫn xuất từ thực vật được chiết ra và có thể có khả năng kháng khuẩn như tinh dầu thiết yếu  hoặc tanin. Các hợp chất này đã được áp dụng rộng rãi trong thức ăn cho gia cầm và có hiệu quả trong việc tăng trưởng và ngăn ngừa bệnh tật như giảm tỉ lệ mắc bệnh cầu trùng và tăng sức khỏe đường ruột.

    Dưới đây là các loại tinh dầu và tác động của nó trên heo:

    5.Các loại phụ gia khác

    Các phụ gia như kim loại nặng và khoáng sét cũng có khả năng thay thế kháng sinh trong việc kích thích tăng trưởng cũng như kháng khuẩn. Kẽm, đồng hay một số kim loại nặng khác thường vẫn được sử dụng như một một nguồn cung cấp khoáng cho động vật, nhưng cũng có thể dùng với hàm lượng cao hơn cho việc kích thích tăng trưởng hoặc trị bệnh. Ủy ban châu âu đã kết luận rằng, Đồng có khả năng  kích thích tăng trưởng cho gia cầm và heo, trong khi đó kẽm có khả năng cải thiện thành tích cho heo con. Các thí nghiệm cũng chỉ ra rằng gà thịt được cung cấp khẩu phần ăn với hỗn hợp các khoáng vô cơ như đồng, sắt, kẽm và mangan sẽ tăng khả năng tăng trọng một cách rõ rệt. Đồng còn được chứng minh làm tăng thành tích của gà đẻ, trong khi kẽm làm giảm tiêu chảy cho heo con. Tuy nhiên việc sử dụng kim loại nặng ở hàm lượng cao có thể gây độc hoặc những tồn dư không mong muốn nên cần phải xem xét kỹ trước khi sử dụng.

    Bên cạnh đó một số các loại khoáng sét cũng được chứng minh có khả năng thúc đẩy tăng trưởng cũng như phòng và trị bệnh, nhưng dữ liệu nghiên cứu ít và thường xung đột lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp thì tính an toàn khi sử dụng là kém.

    Kết luận

    1.Trên gia cầm

    Từ các nghiên cứu cho thấy: có thể sử dụng các phụ gia sau để thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng với hiệu quả cao, đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh và khuyến cáo sử dụng trong thương mại. Tác động cụ thể được thể hiện ở bảng dưới:

    Phụ gia dùng cho cám gia cầm

    Có bằng chứng vững chắc cho khả năng kích thích tăng trưởng

    Có bằng chứng vững chắc cho tác động phòng bệnh

    Có khả năng tác động phòng bệnh nhưng ít bằng chứng

    Enzyme

    x

    x

    Acid hữu cơ

    x

    x

    Probiotic

    x

    x

    Prebiotic

    x

    x

    Phytochemical

    x

    x

    Kim loại nặng và khoáng sét

    x

    2.Trên heo

    Có thể sử dụng các phụ gia sau để thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng với hiệu quả cao, đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh và khuyến cáo sử dụng trong thương mại. Tác động cụ thể được thể hiện ở bảng dưới:

    Phụ gia dùng cho cám heo

    Có bằng chứng vững chắc cho khả năng kích thích tăng trưởng

    Có khả năng cho tác động kích thích tăng trưởng nhưng ít bằng chứng

    Có khả năng cho tác động phòng bệnh nhưng ít bằng chứng

    Có khả năng cho tác động trị bệnh nhưng ít bằng chứng

    Enzyme

    x

    x

    Acid hữu cơ

    x

    x

    Probiotic

    x

    x

    x

    Prebiotic

    x

    x

    Phytochemical

    x

    x

    Kim loại nặng và khoáng sét

    x

    x

    Như vậy hầu hết các phụ gia thay thế trên đều có cả tác động kích thích tăng trưởng và phòng bệnh hiệu quả trên gia cầm. Còn trên heo thì chủ yếu là tác động kích thích tăng trưởng.

    References:

    1. Cromwell GL. Why and how antibiotics are used in swine production. Anim Biotechnol. 2002;13:7–27. doi: 10.1081/ABIO-120005767. [PubMed] [Cross Ref]
    2. Vondruskova H, Slamova R, Trckova M, Zraly Z, Pavli I. Alternatives to antibiotic growth promotors in prevention of diarrhea in weaned piglets: a review. Vet Med. 2010;55:199–224.
    3. Van der Fels-Klerx HJ, Puister-Jansen LF, Van Asselt ED, Burgers SL. Farm factors associated with the use of antibiotics in pig production. J Anim Sci. 2011;89:1922–1929. doi: 10.2527/jas.2010-3046. [PubMed] [Cross Ref]
    4. Jacela JY, DeRouchey JM, Tokach MD, Goodband RD, Nelssen JL, Renter DG, Dritz SS. Feed additives for swine: fact sheets-prebiotics and probiotics, and phytogenics. J Swine Health Prod. 2010;18:132–136.
    5. Simon O. An interdisciplinary study on the mode of action of probiotics in pigs. J Anim Feed Sci. 2010;19:230–243.
    6. Cho JH, Zhao PY, Kim IH. Probiotics as a dietary additive for pigs: a review. J Anim Vet Adv. 2011;10:2127–2134.
    7. Halas V, Nochta I. Mannan oligosaccharides in nursery pig nutrition and their potential mode of action. Animals. 2012;2:261–274. doi: 10.3390/ani2020261. [PMC free article] [PubMed][Cross Ref]
    8. Thacker PA. Recent advances in the use of enzymes with special reference to β-glucanases and pentosanases in swine rations. Asian-Aust J Anim Sci. 2000;13:376–385. [Special Issue]
    9. Jacela JY, DeRouchey JM, Tokach MD, Goodband RD, Nelssen JL, Renter DG, Dritz SS. Feed additives for swine: fact sheets-carcass modifers, carbohydrate-degrading enzymes and proteases, and anthelmintics. J Swine Health Prod. 2009;17:325–332.
    10. Adeola O, Cowieson AJ. Opportunities and challenges in using exogenous enzymes to improve nonruminant animal production. J Anim Sci. 2011;89:3189–3218. doi: 10.2527/jas.2010-3715.[PubMed] [Cross Ref]
    11. Jacela JY, DeRouchey JM, Tokach MD, Goodband RD, Nelssen JL, Renter DG, Dritz SS. Feed additives for swine: fact sheets-acidifiers and antibiotics. J Swine Health Prod. 2009;17:270–275.
    12. Kil DY, Kwon WB, Kim BG. Dietary acidifiers in weanling pig diets: a review. Revista Colombian de Diencias Pecuarias. 2011;24:1–22.
    13. Suruanarayana MV, Suresh J, Rajasekhar MV. Organic acids in swine feeding: a review. Agric Sci Res J. 2012;2:523–533.
    14. Papatsiros VG, Billinis C. In: Antimicrobial agents. Bobbarala V, editor. 2012. The prophylactic use of acidifiers as antibacterial agents in swine; pp. 295–310. InTech, DOI:10.5772/32278. Available from: //www.intechopen.com/books/antimicrobial-agents/the-prophylactic-use-of-acidifiers-as-antibacterial-agents-in-swine. 978-953-51-0723-1.
    15. Windisch W, Schedle K, Plitzner C, Kroismayr A. Use of phytogenic products as feed additives for swine and poultry. J Anim Sci. 2008;86[E. Suppl]:E140–E148. [PubMed]
    16. Liu HW, Tong JM, Zhou DW. Utilization of Chinese herbal feed additives in animal production. Agric Sci China. 2011;10:1262–1272. doi: 10.1016/S1671-2927[11]60118-1. [Cross Ref]
    17. Pettigrew JE. Reduced use of antibiotic growth promoters in diets fed to weanling pigs: dietary tools, part 1. Anim Biotechnol. 2006;17:207–215. doi: 10.1080/10495390600956946. [PubMed][Cross Ref]
    18. Jacela JY, DeRouchey JM, Tokach MD, Goodband RD, Nelssen JL, Renter DG, Dritz SS. Feed additives for swine: fact sheets-high dietary levels of copper and zinc for young pigs, and phytase. J Swine Health Prod. 2010;18:87–91.
    19. Li YM, Xiang Q, Zhang QH, Huang YD, Su ZJ. Overview on the recent study of antimicrobial peptides: origins, functions, relative mechanisms and application. Peptides. 2012;37:207–215. doi: 10.1016/j.peptides.2012.07.001. [PubMed] [Cross Ref]
    20. Trckova M, Vondruskova H, Zraly Z, Alexa P, Kummer V, Maskova J, Mrlik V, Krizova K, Slana I, Leva L, Pavlik I. The effect of kaolin feeding on efficiency, health status and course of diarrheoal infections caused by enterotoxigenic Esherichia coli strains in weaned piglets. Vet Med. 2009;54:47–63.
    21. Song M, Liu Y, Soares JA, Che TM, Osuna O, Maddox CW, Pettigrew JE. Dietary clays alleviate diarrhea of weaned pigs. J Anim Sci. 2012;90:345–360. doi: 10.2527/jas.2010-3662. [PubMed][Cross Ref]
    22. Stein HH, Kil DY. Reduced use of antibiotic growth promoters in diets fed to weanling pigs: dietary tools, Part 2. Anim Biotechnol. 2006;17:217–231. doi: 10.1080/10495390600957191. [PubMed][Cross Ref]
    23. Gatnau R. Use of plant extracts in swine. 2009. Available at //www.pig333.com/nutrition/use-of-plant-extracts-in-swine_957/
    24. Michiels J, Missotten JA, Fremaut D, De Smet S, Dierick NA. In vitro characterization of the antimicrobial activity of selected essential oil components and binary combinations against the pig gut flora. Anim Feed Sci Technol. 2009;151:111–127. doi: 10.1016/j.anifeedsci.2009.01.004.[Cross Ref]
    25. Brenes A, Roura E. Essential oils in poultry nutrition: main effects and modes of action. Anim Feed Sci Technol. 2010;158:1–14. doi: 10.1016/j.anifeedsci.2010.03.007. [Cross Ref]
    26. Ragland D, Stevenson D, Hill MA. Oregano oil and multi-component carbohydrases as alternatives to antimicrobials in nursery diets. Swine Health Prod. 2008;16:238–243.
    27. Cho JH, Chen YJ, Min BJ, Kim HJ, Kwon OS, Shon KS, Kim IH, Kim SJ, Asamer A. Effects of essential oils supplementation on growth performance, IgG concentration and fecal noxious gas concentration of weaned pigs. Asian-Aust J Anim Sci. 2006;19:80–85.
    28. Maenner K, Vahjen W, Simon O. Studies on the effects of essential-oil based feed additives on performance, ileal nutrient digestibility, and selected bacterial groups in the gastrointestinal tract of piglets. J Anim Sci. 2011;89:2106–2112. doi: 10.2527/jas.2010-2950. [PubMed] [Cross Ref]
    29. Li PF, Piao XS, Ru YJ, Han X, Xue LF, Zhang HY. Effects of adding essential oil to the diet of weaned pigs on performance, nutrient utilization, immune response and intestinal health. Asian-Aust J Anim Sci. 2012;25:1617–1626. doi: 10.5713/ajas.2012.12292. [PMC free article] [PubMed][Cross Ref]
    30. Ahmed ST, Hossain ME, Kim GM, Hwang JA, Ji H, Yang CJ. Effect of resveratrol and essential oils on growth performance, immunity, digestibility and fecal microbial shedding in challenged piglets. Asian-Aust J Anim Sci. 2013;26:683–690. doi: 10.5713/ajas.2012.12683. [PMC free article][PubMed] [Cross Ref]
    31. Huang Y, Yoo JS, Kim HJ, Wang Y, Chen YJ, Cho JH, Kim IH. Effects of dietary supplementation with blended essential oils on growth performance, nutrient digestibility, blood profiles and fecal characteristics in weanling pigs. Asian-Aust J Anim Sci. 2010;23:607–613.
    32. Thacker PA. Effect of enzyme supplementation on the performance of growing-finishing pigs fed barley based diets supplemented with soybean meal or canola meal. Asian-Aust J Anim Sci. 2001;14:1008–1013.
    33. Olukosi OA, Sands JS, Adeola O. Supplementation of carbohydrases or phytase individually or in combination to diets for weanling and growing-finishing pigs. J Anim Sci. 2007;85:1702–1711. doi: 10.2527/jas.2006-709. [PubMed] [Cross Ref]
    34. Jones CK, Bergstrom JR, Tokach MD, DeRouchey JM, Goodband RD, Nelssen JL, Dritz SS. Efficacy of commercial enzymes in diets containing various concentrations and sources of dried distillers grains with solubles for nursery pigs. J Anim Sci. 2010;88:2084–2091. doi: 10.2527/jas.2009-2109. [PubMed] [Cross Ref]
    35. Baas TC, Thacker PA. Impact of gastric pH on dietary enzyme activity and survivability in swine fed β-glucanase supplemented diets. Can J Anim Sci. 1996;76:245–252. doi: 10.4141/cjas96-036.[Cross Ref]
    36. Thacker PA, Baas TC. Effect of gastric pH on the activity of exogenous pentosanase and the effect of pentosanase supplementation of the diet on the performance of growing-finishing pigs. Anim Feed Sci Technol. 1996;63:187–200. doi: 10.1016/S0377-8401[96]01028-0. [Cross Ref]
    37. He J, Yin J, Wang L, Yu B, Chen D. Functional characterization of a recombinant xylanase from Pichia pastoris and effect of the enzyme on nutrient digestibility in weaned pigs. Brit J Nutr. 2010;103:1507–1513. doi: 10.1017/S0007114509993333. [PubMed] [Cross Ref]
    38. Lv JN, Chen YQ, Guo XJ, Piao XS, Cao YH, Dong B. Effects of supplementation of β-mannanase in corn-soybean meal diets on performance and nutrient digestibility in growing pigs. Asian-Aust J Anim Sci. 2013;26:579–587. doi: 10.5713/ajas.2012.12612. [PMC free article] [PubMed][Cross Ref]
    39. Cai H, Shi P, Luo H, Bai Y, Huang H, Yang P, Yao B. Acidic β-mannanase from penicillium pinophilum C1: cloning, characterization and assessment of its potential for animal feed application. J Biosci Bioeng. 2011;112:551–557. doi: 10.1016/j.jbiosc.2011.08.018. [PubMed] [Cross Ref]

    [Cảm ơn anh Nguyễn Hoàng Hải, trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Hồng Hà đã cung cấp bài viết.]

    Nguồn: honghafeed

    Page 10

    Phần I: Chất acid hóa [Acid hữu cơ đã được sử dụng trong hơn 50 năm qua nhằm làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong nguyên liệu và từ đó bảo quản được thức ăn chăn nuôi, trong đó Acid Formic và Propionic là được chứng minh có hiệu quả. Nhưng chúng cũng có tiềm năng để giảm việc sử dụng kháng sinh. Khi kháng sinh kích thích tăng trưởng bị cấm ở Châu Âu thì acid hữu cơ được sử dụng rộng rãi ví dụ như acid lactic, benzoic, citric, fumaric, sorbic và các muối như calcium formate, calcium propionate, Kali diformate, NH3 formate, và nó được chấp nhận rộng rãi như một chất thay thế các các yếu tố kháng bệnh truyền thống. Nhưng hiệu quả của nó phụ thuộc vào hoạt lực, ảnh hưởng hỗ trợ với các acid khác và chất phụ gia khác, vào pH dạ dày và lứa tuổi. Tính theo sản lượng thì các loại acid thường được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi trên thế giới là acid propionic, fumaric, formic và lactic.]

     1. Cơ chế hoạt động-vai trò của acid hữu cơ

    Cơ chế hoạt động của acid hữu cơ và muối của chúng

    Mục tiêu

    Loại acid và các dạng muối

    Cơ chế tác động

    Trong thức ăn

    Acid propionic; acid formic, acid sorbic

    Giảm pH

    Chống mốc, chống nấm, chống vi khuẩn

    Trong đường tiêu hóa

    Acid Formic, acid Lactic, Benzoic

     
     

    Phân ly thành Proton

    Giảm pH dạ dày

    Tăng hiệu quả của enzyme Pepsin [pH tối ưu từ 2.5 tới 3.5] nhằm tăng khả năng tiêu hóa Protein

    Kháng khuẩn

    Phân ly thành các Anion

    Kháng khuẩn

    Kết hợp với các ion khoáng như Ca, Mg, Fe để tăng khả năng hấp thu các khoáng này

    Sự chuyển hóa trung gian

    Acid Butyric, acid Formic

    Là nguồn cung cấp năng lượng

    Cơ chế diệt khuẩn của acid hữu cơ [Nguồn Exotic]

    Acid hữu cơ được phân chia ra nhiều nhóm nhỏ dựa vào công dụng của chúng

    Nhóm đầu tiên có tác dụng làm sạch như chống mốc, nấm và cầu khuẩn. Trong đó acid propionic có tác dụng chống mốc và acid sorbic thì chống nấm.

    Nhóm thứ 2 có tác dụng cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn bởi làm giảm pH trong dạ dày. Acid fumaric, formic và lactic là thường được sử dụng để giảm pH dạ dày. Hoạt động chính của acid hữu cơ là làm giảm pH dạ dày để kích hoạt enzyme pepsin nhằm tiêu hóa tốt Protein. Bên cạnh đó acid hữu cơ cũng có tác động vừa ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại vừa tiêu diệt chúng. Ví dụ Acid lactic được cho là giảm pH dạ dày và ngăn ngừa sự phát triển của E.coli. Sự dư thừa khoáng chất và Nito cũng được giải quyết bởi acid hữu cơ khi mà chúng có khả năng gắn kết với các chất này và làm chúng trở nên dễ hấp thu hơn.

    Nhóm cuối cùng là nhóm trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn. Acid formic, Benzoic, Butyric, Aetic, Propionic và Sorbic và các acid béo mạch trung bình đã được chứng minh là tiêu diệt được các yếu tố gây bệnh hiệu quả, nhóm này là đặc biệt quan trọng trong việc giảm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Các loại acid hữu cơ mạnh ngắn như acid acetic, propionic và butyric làm tăng sự phát triển của các tế bào biểu mô và kích thích sự tiết ra của enzyme tuyến tụy trong heo. Acid hữu cơ và muối của chúng làm tăng khả năng tiêu hóa của đường tiêu hóa và cải thiện năng xuất, tăng khả năng sử dụng protein đặc biệt là trên heo con.

    Acid hữu cơ nguyên chất có tính chất ăn mòn do đó khi sử dụng thì thường dùng dạng muối của nó như muối Canxi hay Natri. Nhưng cơ chế hoạt động của acid hữu cơ lại dựa vào việc giải phóng các ion H+ tự do mà dạng muối của chúng thì không thể giải phóng ra ion H+ tự do này, do đó dạng muối chỉ có tác dụng đối với hệ đệm của thức ăn, chỉ khi nào dạng muối này găp được môi trường có acid mạnh hơn, ví dụ như trong dạ dày có acid HCL thì mới chuyển hóa thành dạng acid và từ đó mới có hiệu quả như một chất acid hóa.

    Giá trị phân ly pKa của acid sẽ xác định đó là acid có tác dụng làm giảm pH hay acid diệt vi khuẩn, trong từng điều kiện pH của môi trường. Nếu pH môi trường mà lớn hơn pKa thì acid đó sẽ bị phân ly và giải phóng ion H+  nhóm này là nhóm acid làm giảm pH. Nếu pKa của 1 acid mà lớn hơn pH môi trường thì acid này sẽ không phân ly và sẽ tiếp cận vi khuẩn để tiêu diệt vì thành tế bào vi khuẩn mang điện tích âm và cấu trúc không phân ly của acid sẽ chui qua được màng tế  bào, nhất là đối với các acid có cấu trúc phân tử nhỏ đơn giản như acid formic nếu như acid này không bị phân ly. Như vậy acid hữu cơ có pKa càng cao [Propionic, Butyric, Acetic acid] thì là loại diệt vi khuẩn tốt. pKa thấp hơn [Formic , lactic acid] thì là loại dùng làm giảm pH dạ dày.

    Bình thường chúng ta muốn acid hữu cơ sẽ hoạt động trong ruột non, như vậy nó cần phải được bảo toàn khi qua dạ dày vì dạ dày có pH rất thấp khoảng 2, với những con non thì pH dạ dày có cao hơn là 4 do đó cần phải hiểu rõ cơ chế để sử dụng acid hữu cơ đúng loại cho đúng mục đích. Ví dụ, với acid lactic [pKa 3.86] thì sẽ còn nguyên vẹn khi đi qua dạ dày với pH 2, nhưng với con non thì pH dạ dày là 4 thì acid lactic sẽ bị phân ly ở dạ dày và do đó có tác dụng giảm pH dạ dày mà không còn tác dụng diệt khuẩn ở ruột non nữa. Với acid acetic [pKa 4.75] thì mặc dù cả con non lẫn con trưởng thành thì pH dạ dày đều thấp hơn pKa của acid này nên acid này không có tác dụng làm giảm pH dạ dày được nữa.

    Do đó giá trị của việc sử dụng acid hữu cơ là việc xác định đúng vị trí hoạt động của nó, một vài loại thì phù hợp ở dạ dày, một vài loại thì được yêu cầu hoạt động ở ruột non. Như vậy hiện nay thường sẽ sử dụng hỗn hợp acid hữu cơ để bao  phủ toàn bộ dải pH của đường tiêu hóa. Nhưng việc sử dụng cũng tùy thuộc vào yêu cầu là gì, thường trong thức ăn thì nên sử dụng 2 loại acid một loại có cho việc acid hóa, còn 1 loại thì cho tính thèm ăn. Còn với heo nái nuôi con thì cần acid hóa nước tiểu thì chỉ cần một loại acid đơn như acid benzoic.

    Giá trị pKa và công thức hóa học của một vài acid thường được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi

    Acid

    pKa

    Công thức hóa học

    Propionic

    4.88

    CH3CH2COOH

    Butyric

    4.82

    CH3CH2CH2COOH

    Sorbic

    4.76

    CH3CH:CHCH:CHCOOH

    Acetic

    4.75

    CH3COOH

    Benzoic

    4.2

    C6H5COOH

    Lactic

    3.83

    CH3CH[OH]COOH

    Formic

    3.75

    HCOOH

    Citric

    3.13

    COOHCH2C[OH][COOH]CH2COOH

    Fumaric

    3.02

    COOHCH:CHCOOH

    Phosphoric

    2.16

    H3PO4

    Như vậy từ bảng trên ta thấy rằng, với  động vật trưởng thành thì hầu hết các acid đều bảo toàn [không bị phân ly] khi qua dạ dày và hoạt động ở ruột non như chất chống vi khuẩn. Nhưng đối với động vật non thì chỉ từ acid Benzoic  trở lên mới có tác động này, còn lại từ acid lactic trở xuống chỉ có tác dụng làm giảm pH dạ dày.

    Để tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn, chỉ số HLB của acid béo cũng rất quan trọng khi mà nó liên quan tới độ phù hợp để gắn vào màng tế bào vi khuẩn. Các acid béo mạch trung bình có chỉ số HLB tối ưu cho việc này. Các vi khuẩn Gram âm thì nhạy cảm với acid caproic [ C6] và caprylic [C8], các vi khuẩn Gram dương thì nhạy cảm với với Capric [C10] và lauric [C12] acid béo có nhiều trong dầu dừa. Như vậy hỗn hợp của 4 acid này thì sẽ đưa ra giải pháp tối ưu để diệt vi khuẩn.

    2. Một vài số liệu nghiên cứu về tác dụng của acid hữu cơ

    Vị trí hoạt động của các acid hữu cơ trên đường tiêu hóa [Nguồn National Hog Farmer]

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các acid hữu cơ mạch ngắn như Propionic and Formic dùng trong thức ăn hoặc nước uống đều được chuyển hóa và hấp thu ở đoạn trên của đường tiêu hóa, do đó việc tác động lên hệ vi sinh vật ở phần dưới là hạn chế. Do đó dạng vi bọc thường được sử dụng để tăng hiệu quả trên toàn bộ đường tiêu hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng 0.2% acid hữu cơ vi bọc sẽ làm tăng lợi khuẩn và giảm hại khuẩn trong đường ruột của gia cầm.

    Tác dụng làm tăng kích thước của lớp vi nhung mao đường ruột cũng được cải thiện bởi sử dụng acid hữu cơ. 1% acid sorbic và 0.2% acid citric hiệu quả cho gà con ở 14 ngày tuổi. Bổ xung 0.5%-1% acid formic cho thức ăn gà thịt cũng làm tăng kích thước của vi nhung mao, điều đó cũng xảy ra khi sử dụng 0.2-0.4-0.6% acid butyric. Các nghiên cứu chỉ ra rằng acid butyric sẽ hỗ trợ rất tốt cho gà con trong việc phát triển đường tiêu hóa.

    Acid hữu cơ thường được sử dụng trong thức ăn gia cầm để cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Sử dụng 0.5% acid fumaric hoặc acid formic và 0.75% acid acetic hoặc 2% acid citric sẽ tăng khả năng tiêu hóa ME và các chất dinh dưỡng cho gà đẻ. Dùng acid formic 0.5 hoặc 1% trong cám gà thịt giai đoạn cuối tăng khả năng tiêu hóa vật chất khô và đạm thô.

    Với những nguyên liệu khó tiêu hóa cho gia cầm như khô đậu việc bổ xung 2% acid citric sẽ làm tăng hoạt động của enzyme phân hủy các carbohydrate khó tiêu hóa tăng hiệu quả sử dụng. Các Ion điện tích âm của acid hữu cơ có thể tạo phức với các loại khoáng như Ca, P ,Mg, Zn và từ đó tăng hiệu quả tiêu hóa các loại này.

    Nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng 0.4% butyrate trong cám gà thịt là tương đương với việc sử dụng kháng sinh trong việc duy trì tăng trọng cho gà nhưng tốt hơn về mặt FCR.

    Hỗn hợp các loại acid hữu cơ còn có hiệu quả cao hơn một số kháng sinh kích thích tăng trưởng trong việc cải thiện thành tích của gia cầm thịt. Ví dụ hỗ hợp của các acid như lactic, benzoic, formic, citric and acetic trong cám gà thịt không những cải thiện năng xuất mà con cho chất lượng thịt tốt hơn.

    Việc cải thiện thành tích của gà thịt khi dung acid hữu cơ đã được chứng mình, nhưng có hạn chế là các acid hữu cơ thường bị chuyển hóa nhanh ở diều, điều đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng. Do đó, các muối đôi của acid hữu cơ như muối Kali hay Na diformate là những cái có thể tiếp cận được xuống ruột non sẽ có hiệu quả cao hơn.

    Với gà 18 tuần tuổi thì việc sử dụng acid hữu cơ cũng không làm tăng nhiều tỉ lệ đẻ, nhưng với gà 24-28 tuần tuổi thì có hiệu quả rõ rệt, và đối với giai đoạn từ 36-38 tuần tuổi thì sự giảm tỷ lệ đẻ cũng chậm hơn so với đối chứng. Tỉ lệ đẻ là cao nhất trong nhóm thí nghiệm khi sử dụng 1.5% acid hữu cơ trong khẩu phần

    Hiệu quả của từng loại acid hữu cơ trong dinh dưỡng động vật

    2.1. Acid citric

    Đây là acid có tính kháng khuẩn kém nhất so với các loại acid khác, hầu như không có hiệu quả trong việc giảm pH, kháng khuẩn trong toàn bộ đường tiêu hóa. Không có khả năng hạn chế tiêu chảy của heo con sau cai sữa. Acid này chủ yếu dùng để tăng tính thèm ăn.

    2.2. Acid Propionic

    Chủ yếu được dùng để chống nấm mốc. Khi sử dụng cho thức ăn heo con thì với 10kg/tấn thức ăn [hàm lượng acid 53.5%] thì mới có tác dụng trong việc giảm số lượng vi khuẩn E.Coli trong dạ dày, nhưng cũng không có tác dụng làm giảm pH. Cung cấp acid propionic trong thức ăn cho heo con sau 12 tuần tuổi sẽ thấy lượng vi khuẩn có lợi lactobacilli tăng lên. Khuyến cáo rằng liều lượng an toàn sử dụng tối đa cho gia cầm là 10kg/tấn thức ăn và trong heo là 30 kg/tấn thức ăn.

    Acid propionic không có ảnh hưởng tới Samonella và Coliform trong ruột non, nhưng chúng giảm đi rõ rệt khi sử dụng ở liều cao 4% acid propionic cho ăn liên tục hoặc 7 ngày cuối của thử nghiệm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng 3 kg/tấn thức ăn Caxi propionate làm giảm lượng coliform trong thức ăn gà thịt, nhưng không có hiệu quả tới clostridium.

    2.3. Acid lactic

    Sử dụng acid lactic ở 0.8% trong thức ăn sau cai sủa của heo con cũng có tác dụng làm giảm E.Coli trong tá tràng của heo 8 tuần tuổi. Acid lactic sử dụng làm giảm pH của dạ dày cũng như đường ruột của heo con sau cai sữa.

    2.4. Acid formic

    Acid formic có tác dụng làm giảm pH dạ dày của heo con ở hàm lượng 0.35 tới 1.2%. Sử dụng dạng muối Kali diformate ở 0.9 tới 1.8% trong thức ăn heo con cũng làm giảm pH và vi khuẩn có hại trong dạ dày và hồi tràng, không làm giảm lượng vi khuẩn có lợi Lactobacilli. Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng sử dụng dạng muối thì không tác động lên pH nhưng sẽ tăng hàm lượng cửa acid formic trong dạ dày và ruột non. Dùng 0.8 tới 1.2% Kali diformate trong thức ăn heo nái sẽ giúp tăng độ dày mỡ lưng trong khi lượng ăn và tăng trọng không thay đổi, heo con sinh ra nặng hơn. Làm tăng lượng béo trong sữa heo nái. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng 0.8% kali diformate trong điều kiện nhiệt đới sẽ làm tăng lượng ăn từ 3 ngày sau sinh, giảm sự mất trọng lượng và sự mất lớp mỡ lưng sau sinh của heo nái. Cho heo thịt thì o.9% Natri format sẽ làm cải thiện tăng trọng và FCR, ADG.

    Acid formic có thể diệt được Samonella trên các nguyên liệu bị lây nhiễm nhưng hiệu quả thì khác nhau. Với 1% acid formic thì hiệu quả đối với khô cải đắng nhưng không tốt trên khô đậu. Không có sự khác biệt về hiệu quả khi sử dụng acid formic hay acid hỗn hợp [acid formic, acid propionic vaf Na formate].

    Muối amonium formate cũng làm giảm E.coli trong đường ruột, nhưng không có tác dụng đối với Clostridium. Trong khi đó Kali diformate với 0.45% có thể giảm tỉ lệ chết nguyên nhân bởi viêm ruột hoại tử nhất là sau 35 ngày thì giảm rõ rệt.

    2.5. Acid butyric

    Có tác dụng làm tăng sinh tế bào biểu mô, tăng độ dài của các lông nhung mao đường ruột của heo khi dùng 0.17% muối Na butyrate và làm thay đổi hình thái của ruột. Acid butyric cũng làm tăng sự tiết ra của enzyme tuyến tụy, đồng thời là nguồn năng lượng chính cho các tế bào biểu mô của ruột già.

    Muối Natri butyrate trong cả hai dạng bọc béo và không bọc đều có khả năng giảm sự cư trú của Samonella trong manh tràng của gà thịt. Muối Na của acid butyric bọc một phần có hiệu quả hơn loại không bọc trong việc tiêu diệt Samonella.

    Nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu của các acid hữu cơ:

     

    Formic acid [%]

    Propionic acid [%]

    Lactic acid [%]

    Salmonella typhimurium

    0,10

    0,15

    0,30

    Escherichia coli

    0,15

    0,20

    0,40

    Campylobacter jejuni

    0,10

    0,20

    0,25

    Staphylococcus aureus

    0,15

    0,25

    0,40

    Clostridium botulinum

    0,15

    0,25

    0,30

    Clostridium perfringens

    0,10

    0,25

    0,30

    3. Kết luận

    - Acid hữu cơ được ứng dụng rộng rãi cho cả thức ăn gia súc và gia cầm nhằm bảo quản thức ăn cũng như tiêu diệt vi khuẩn, tăng khả năng tiêu hóa, giảm chất thải, từ đó nâng cao được thành tích của động vật. Nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để chứng minh.

    - Trong đó trên gia cầm có nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học cho cả tính chất kích thích tăng trưởng và ngăn ngừa bệnh tật. Trong khi đó đối với heo việc ứng dụng cho kích thích tăng trưởng có bằng chứng khoa học mạnh mẽ, còn việc ngăn ngừa bệnh thì có không nhiều bằng chứng khoa học.

    - Acid hữu cơ cũng nằm trong nhóm các chất phụ gia có thể thay thế kháng sinh

    - Acid hữu cơ có hiệu quả trên gia cầm, heo con và heo choai và thủy sản. Trong đó cho gia cầm chủ yếu  với mục đích ngăn ngừa và diệt khuẩn, cho heo chủ yếu với mục đích hạ pH dạ dày.

    - Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của việc sử dụng acid formic và dạng muối formate trên gia cầm

    - Acid formic và acid propionic thường được sử dụng nhất. Nồng độ tối thiểu để có thể ức chế vi khuẩn của Acid formic là thấp nhất, sau đó đến acid propionic và acid lactic

    - Trên heo thường sử dụng hỗn hợp các loại acid và muối của chúng, hai acid hay được sử dụng kết hợp là acid formic và lactic

    - Acid butyric và benzoic thường được sử dụng ở dạng đơn cùng với muối của chúng, cho các mục đích riêng biệt.

    - Để tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của Samonella thì acid formic hoặc hỗn hợp acid formic và propionic là hiệu quả nhất

    - Để phát triển lớp vi nhung mao đường ruột thì acid butyric và muối của nó sẽ có hiệu quả nhất, acid formic và sorbic cũng có tác dụng nhưng cần sử dụng liều cao hơn cho mục đích này.

    Rerference

    1. Close WH. Producing pigs without antibiotic growth promoters. Advances Pork Production. 2000;11:47–56.

    2. Doyle ME. Alternatives to antibiotic use for growth promotion in animal husbandry. Food Research 2001: 1–17.

    3. Luckstadt C, Mellor S. Holoanalysis – the acid test in pig diets. Kraftfutter Feed Magazine. 2010;1–2:18–21.

    4. Easter RA: Acidification of diets for pigs. In: [Ed. W. Haresign and D.J.A. Cole]. Recent Advances in Ani Nutri Butterworths, London. UK. 1988, Pp. 61–72.

    5. Tsiloyiannis VK, Kyriakis SC, Vlemmas J, Sarris K. The effect of organic acids on the control of porcine post-weaning diarrhea. Res Vet Sci. 2001;70[3]:287–93.

    6. Partanen KH, Morz Z. Organic acids for performance enhancement in pig diets. Nutr Res Rev. 1999;12:117–45.

    7. Thompson JL, Lawrence TLJ. Dietary manipulation of gastric pH in the profilaxis of enteric disease in weaned pigs. Some field observations. Vet Rec. 1981;109:120–2.

    8. Cranwell PD. The development of acid and pepsin [EC 3. 4. 23. 1] secretory capacity in the pig; the effects of age and weaning: 1. Studies in anaesthetized pigs. Bri J Nutri. 1985;54:305–20.

    9. Falkowski JF, Aherne FX. Fumaric and citric acid as feed additives in starter pig nutrition. J Anim Sci. 1984;58:935–8.

    10. Henry RW, Pickard DW, Hughes PE. Citric acid and fumaric acid as food additives for early-weaned piglets. Anim Prod. 1985;40:505–9.

    11. Cole DJA, Beal RM, Luscombe JR. The effect on performance and bacetrial flora of lactic acid, propionic acid, calcium propionate and calcium acrylate in the drinking water of the weaned pigs. Vet Rec. 1968;83:459–64.

    12. Risley CR, Kornegay ET, Lindemann MD, Wood CM, Eigel WN. Effect of feeding organic acids on selected intestinal content measurements at varying times postweaning in pigs. J Anim Sci. 1992;70:196–206.

    13. Schoenherr WD. Phosphoric acid-based acidifiers explored for starter diets. Feedstuffs. 1994;66:40.

    14. Mosenthin R, Sauer WC, Ahrens F, De Lange CFM, Bornholdt U. Effect of dietary supplements of propionic acid, siliceous earth or a combination of these on the energy, protein and amino acid digestibilities and concentration of microbial metabolites in the digestive tract of growing pigs. Anim Feed Sci Technol. 1992;37:245–55.

    15. Kemme PA, Jongbloed AW, Mroz Z, MaÈkinen M. Apparent ileal amino acid digestibility in pigs as affected by phytate, microbial phytase, and lactic acid. J Anim Sci. 1995;73[1]:173.

    16. Mroz Z, Jongbloed AW, Partenen K, van Diepen JTHM, Kemme PA, Kogut J. Apparent digestibility of amino acids and balance of nitrogen and minerals as influenced by buffering capacity and organic acids in diets for growing swine. J Anim Sci. 1997;75 Suppl 1:185 Abst.

    17. Jongbloed AW, Jongbloed R. he Effect of Organic Acids in Diets for Growing Pigs on Enhancement of Microbial Phytase Efficacy. ID-DLO Report no. 96009. Lelystad, The Netherlands: Insitute for Animal Science and Health; 1996.

    18. PapatsirosVG TPD, Tzika ED, Papaioannou DS, Petridou E, Alexopoulos C, Kyriakis SC. Effect of benzoic acid and combination of benzoic acid with probiotic contatining Bacillus cereus var. toyoi in weaned pig nutrition. J Vet Sci. 2011;14[1]:117–25.

    19. Giesting DW, Easter RA. Response of starter pigs to supplementation of corn soybean meal diets with organic acids. J Anim Sci. 1985;60[5]:1288–94.

    20. Kirchegessner M, Roth FX. Fumaric acid as a fed additive in pig nutrition. Pig News Info. 1982;3:259.

    21. Blank R, Mosenthin R, Sauer WC, Huang S. Effect of fumaric acid and dietary buffering capacity on heal and fecal amino acid digestibilities in earlyweaned pigs. J Anim Sci. 1999;77:2974–84.

    22. Liem A, Pesti GM, Edwards Jr HM. The effect of several organic acids on phytate phosphorus hydrolysis in Broiler chicks. Poult Sci. 2008;87[4]:689–93.

    23. Jongbloed AW: In: Phosphorus in the feeding of pigs. Agricultural University of Wageningen. 1987, P. 343.

    24. Jongbloed AW, Mroz Z, van der Weij-Jongbloed R, Kemme PA. The effects of microbial phytase, organic acid and their interaction in diets for growing pigs. Livest Prod Sci. 2000;67:113–22

    25. Maribo H, Jensen BB, Hedemann MS : Different doses of organic acids to piglets. Danish Bacon and Meat Council 2000, no. 469.

    //www.wattagnet.com/articles/31564-chemistry-of-organic-acids-in-antibiotic-free-animal-diets

    [Cảm ơn anh Nguyễn Hoàng Hải, trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Hồng Hà đã cung cấp bài viết.]

    Nguồn: Honghafeed

    Page 11

    Chất thải, bùn đáy ao thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi và năng suất vụ nuôi. Do đó việc quản lý bùn thải đáy ao trong và sau quá trình nuôi tôm là khâu cực kỳ quan trọng.

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển nhanh cả quy mô, mật độ và sản lượng nuôi. Nuôi tôm thâm canh đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới với mức độ sản xuất tôm tăng từ việc mở rộng diện tích nuôi và tăng mật độ nuôi. Ngày nay, tất cả các ao nuôi thâm canh đều có vấn đề với sự hình thành bùn đáy ao và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nó đến quá trình nuôi tôm.

    Sự hình thành bùn ở đáy ao

    Trong nuôi tôm thâm canh các ao nuôi thường được sục khí mạnh và thực hành phổ biến là lắp máy sục khí dạng cánh quạt để tạo ra chuyển động tròn của nước. Nếu sục khí quá mức, nền đáy cùng bờ ao sẽ bị xói mòn. Đồng thời trong quá trình nuôi các sản phẩm chất thải từ vật nuôi được sản xuất liên tục dưới dạng hỗn hợp khí, chất lỏng, bán rắn và rắn. Một số sẽ được loại bỏ thông qua xả thải và một số sẽ lắng xuống đáy ao trở thành bùn đáy ao. 

    Sự hình thành bùn dựa trên thiết kế và loại ao, hệ thống nuôi, chế độ quản lý ao và nguyên liệu đầu vào [phân bón, thức ăn, hóa chất xử lý…]. Dựa vào tính chất và nguồn gốc của nó, bùn của ở đáy ao nuôi tôm có hàm lượng chất hữu cơ, tổng nitơ, COD, BOD và phốt pho cao hơn so với đất bình thường.

    Ảnh hưởng của bùn đáy ao

    Sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm và chất lượng nước ao bị ảnh hưởng rất lớn bởi bùn thải của ao.

    Khối lượng lớn bùn ở đáy ao sẽ làm tăng nhu cầu oxy và gây ra sự suy giảm oxy ở đáy khiến tôm bị căng thẳng và dễ mắc bệnh hơn. Lượng bùn tích tụ lớn trong ao không chỉ làm tăng nhu cầu oxy để phân hủy trầm tích mà còn tạo ra điều kiện yếm khí dẫn sự hình thành khí độc không mong muốn như hydro sunfua H2S. Các khí này có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của tôm, làm tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và dẫn đến suy giảm chất lượng nước.

    Bùn thải đáy ao tác động đến chất lượng nước, sinh vật tự nhiên và môi trường ven biển. Nước từ các trang trại nuôi tôm nếu không được xử lý mà thải ra môi trường nước tự nhiên gây ra hiện tượng phú dưỡng làm suy giảm chất lượng nước các vùng lân cận. Chất thải ao chứa nhiều hạt rắn lơ lửng gây ra độ đục trong nước tiếp nhận. Độ đục trong nước làm giảm sự xâm nhập ánh sáng, do đó làm giảm hoạt động quang hợp và mức oxy hòa tan gây ra căng thẳng cho các sinh vật dưới nước đặc biệt là động vật đáy. Bùn thải chưa qua xử lý chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và còn mang nhiều mầm bệnh gây nguy cơ gây ô nhiễm trở lại ao nuôi tôm và môi trường xung quanh ao.

    Quản lý chất thải ao nuôi tôm

    Các kỹ thuật khác nhau được thực hiện để quản lý chất thải trong ao nuôi tôm tùy thuộc vào mô hình nuôi, ao và điều kiện môi trường và nguồn tài nguyên sẵn có. Quản lý chất thải ao hiệu quả phải được thực hiện cả trong và sau quá trình nuôi tôm. Ba trong số các cách tiếp cận hữu ích nhất để quản lý chất thải ao là kiểm soát, xử lý và tái sử dụng.

    Quản lý kiểm soát: giai đoạn kiểm soát là ngăn chặn ảnh hưởng xấu của bùn đáy ao đến sức khỏe tôm nuôi và giảm thiểu việc xả chất thải bùn chưa được xử lý vào môi trường tự nhiên. 

    Ngăn chặn ảnh hưởng của bùn đáy ao bằng việc tập trung chất thải trong ao nuôi tôm lại ở giữa ao để tạo không gian sạch hơn cho tôm sinh sống quanh các cạnh. Các kỹ thuật khác nhau được thực hiện để kiểm soát bùn đáy ao như tăng cường sục khí, quản lý thức ăn, hạn chế sự xói mòn bờ ao, áp dụng các hóa chất oxy hóa, sử dụng men vi sinh, sử dụng các hợp chất phân hủy sinh học, sục khí đáy, v.v.

    Máy sục khí đáy được lắp đặt ngay từ đầu vụ, việc sục khí được cung cấp dưới đáy ao giúp oxy hóa các hạt dinh dưỡng dư thừa và cho phép phân hủy hiếu khí và do đó hạn chế hình thành và tích lũy khí độc.

    Quản lý loại bỏ:  

    Loại bỏ chất thải trong quá trình nuôi với mục đích tạo không gian sạch hơn cho tôm. Loại bỏ bằng việc thiết kế hệ thống thoát nước trung tâm, hố xi phong ở giữa ao hay máy hút bùn. Càng về cuối vụ nuôi thì tần suất xi phong càng nhiều.

     

    Loại bỏ bùn thường xuyên từ đáy ao, để giảm các chất dinh dưỡng hữu cơ dư thừa từ nước giúp hạn chế sự phát triển của thực vật phù du tránh hiện tượng tảo nở hoa. Giảm sự tích tụ của các khí độc như ammonium và sulfide ở đáy ao từ đó cải thiện tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm nuôi.

    Xử lý và tái sử dụng bùn thải nuôi tôm:

    Việc xử lý nhằm mục đích giảm khối lượng, độc tính của chất thải và làm cho nó hữu ích cho các mục đích khác vừa giảm ảnh hưởng bùn thải đến môi trường vừa tăng thu nhập phụ cho người nuôi. Như nuôi cấy thực vật phù du, nuôi kết hợp cá trong các ao xử lý nước thải, nuôi cấy tảo từ nước thải ao nuôi tôm, làm bể biogas…

    *Một số lưu ý

    Tất cả các trang trại sản xuất nên có một khu vực để xử lý chất thải. 

    Khu vực xử lý chất thải phải được điều chỉnh sau mỗi vụ nuôi để phù hợp với mức độ sản xuất chất thải, điều kiện môi trường địa phương và yêu cầu của chính phủ.

    Sau khi loại bỏ chất thải nên có một hệ thống quản lý chất thải thích hợp trước khi thải ra khỏi trang trại.

    Chất thải ao tôm không được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài.

    TÉP BẠC

    En.engormix. Impact of Pond Waste [Sludge] and its Management for Sustainable Vannamei Shrimp Culture Practice.

    Author/s : Prakash Chandra Behera / Business Head-Aqua, PVS Group, Vijayawada, India

    Page 12

    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…

    Quản lý sức khỏe thủy sản mùa lạnh

    Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của tôm/cá, nó gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu về thức ăn cho tôm/cá. 

    Chúc Mừng Năm Mới 2021

    NAVICO kính chúc Quý khách hàng, đối tác một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý!

    Bệnh đóm trắng trên tôm nuôi

    Bệnh đốm trắng do vi-rút là một trong những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải tôm có đốm trắng nào cũng do vi-rút gây ra mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.

    pH trong nuôi trồng thủy hải sản

    NAVICO - pH trong ao nuôi có tác động đến sức khỏe của động vật thủy sản trong ao nuôi. Nếu pH trong ao nuôi xuống thấp hoặc tăng cao sẽ làm tôm giảm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khiến tôm nuôi dễ mắc bệnh hơn. Bài viết tổng hợp các kiến thức về pH trong ao nuôi cũng như cách kiểm soát pH hiệu quả và kinh tế giúp người nuôi giảm chi phí và tăng năng suất nuôi.

    Sử dụng nguyên liệu phụ gia trong thức ăn chăn nuôi - Phần II

    Để đạt hiệu quả thì các phụ gia thay thế cũng phải mang lại tác động tương tự. Tuy nhiên, các phụ gia thay thế sẽ có cơ chế hoạt động khác và các tác động có lợi hoặc có hại cũng phải xem xét. Và từ đó có thể cần thiết phải sử dụng kết hợp các yếu tố để đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Bệnh do virus DIV1 trên tôm

    Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ tại tỉnh Phúc Kiến. Tháng 2/2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông [Trung Quốc] và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.

    Phòng bệnh vi bào tử trùng và đốm trắng mùa nắng nóng

    Hiện nay,thời tiết nắng nóng, độ mặn cao, nhiệt độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên dễ phát sinh các mầm bệnh nguy hiểm do vi khuẩn và virus trong nuôi tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng đang diễn biến phức tạp trên cả tôm thẻ và sú.

    CATALOGUE NAVICO

    Công ty Navico chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao chuyên dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi, xử lý nước, hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản, góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí cho người chăn nuôi. 

    SO SÁNH PAC, PHÈN NHÔM VÀ PHÈN SẮT TRONG XỬ LÝ NƯỚC

    Trong công nghệ sử lý nước, các hóa chất thường dùng để giải quyết tốt nhất là sử dụng phèn nhôm và phèn sắt, PAC. Mỗi loại hóa chất xử lý nước này đều có những đặc điểm phù hợp với ứng dụng nhất định, vậy thì phèn nhôm, phèn sắt và PAC có sự khác biệt như thế nào? Trong xử lý nước nuôi trồng thuỷ sản các hoá chất này có nên sử dụng không?

    OXY GIÀ - ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

    Hydro peroxid hay nước oxy già có công thức hóa học H2O2, là một chất oxy hóa dạng lỏng trong suốt, nhớt hơn một chút so với nước, có các thuộc tính ôxi hóa mạnh, được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản với công dụng cung cấp oxy hoà tan, diệt tảo, mầm bệnh, loại bỏ khí Amoni [NH3]

    ỨNG DỤNG CÁC DÒNG BACILLUS SP. CÓ ÍCH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

    Bacillus tiết ra enzyme phân hủy các chất như carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn. Chúng cũng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao nuôi tôm. Bacillus có tác dụng làm giảm COD, H2S trong ao tôm làm tăng năng suất nuôi.

    GLUTARALDEHYDE – CHẤT SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG

    Gluataraldehyde có khả năng giết chết tế bào rất nhanh, có khả năng diệt khuẩn phổ rộng. Do đó, dung dịch glutaraldehyde 0,1–2% là có thể được sử dụng trong khử trùng hoặc dùng trong việc bảo quản. Glutaraldehyde được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khử trùng dụng cụ y tế, công nghệ ướp xác, xử lý nước, chăn nuôi, công nghiệp giấy, thuộc da, mô bệnh học, thủy sản…

    Sử dụng vôi trong nuôi trồng thuỷ sản

    Vôi là một trong những chất dùng để xử lý môi trường khá rẻ tiền, có nhiều tác dụng và hiệu quả cũng rất cao, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi để cải tạo ao, đầm nuôi tôm, cá. Hiểu và sử dụng đúng loại cũng như đúng liều lượng sẽ giúp người nuôi đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.

    Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm cá

    Trong NTTS, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất và để xử lý chất hữu cơ dư thừa trong môi trường, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường là ưu tiên hàng đầu.

    Quản lý ao nuôi trong quá trình tôm lột xác

    Trong nuôi tôm, việc tôm lột xác đồng đều là điều mà người nuôi nào cũng mong muốn. Nhưng, để làm được điều đó, chúng ta cần nắm vững các kiến thức về dinh dưỡng, môi trường, cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm nuôi.

    Bổ sung khoáng và chất kích thích miễn dịch trong nuôi cá

    Khoáng chất và vitamin rất cần thiết cho sự hình thành xương ở cá rô phi, chúng đóng vai trò là đồng yếu tố của các enzyme trong một số quá trình trao đổi chất, trong sự cân bằng axit-bazơ của máu, dẫn truyền các xung thần kinh.

    Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp [EMS] trên tôm

    Trong nhiều năm qua, bà con nuôi tôm đã phải “vật lộn” với Hội chứng chết sớm trên tôm [EMS] hay Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính [AHPND] để duy trì sản xuất.

    Cơ chế hoạt động của nhóm ß-Lactams

    Tảo trong ao nuôi tôm và giải pháp khắc phục

    Tảo trong ao nuôi tôm

    Lưu ý khi nuôi sinh sản cá thần tiên

    Cá thần tiên luôn được ưa chuộng, là nhóm cá không thể thiếu trên thị trường cá cảnh. Nuôi và sinh sản cá thần tiên cung cấp cho thị trường rất tiềm năng, tuy nhiên, người nuôi phải biết kỹ thuật, đặc biệt tuyển chọn giống cá mới, đẹp.

    Nuôi tôm nước lợ: Nên thả giống theo thời vụ

    Theo Tổng cục thủy sản, người nuôi tôm cần nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ, thảtôm đúng với mật độ phù hợp theo từng hình thức nuôi và nhất là cần thảgiống vụ mới theo hướng thăm dò để theo dõi dịch bệnh, môi trường; nếu tình hình nuôi tôm khảquan thì tiếp tục thảgiống, tránh thảgiống vụ mới một cách ồ ạt.

    Một số bệnh thường gặp trên cá nuôi nước ngọt

    Theo các chuyên gia thủy sản Việt Nam, nuôi cá nước ngọt thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, cá thường mắc một số bệnh như: đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng mỏ neo…

    Vitamin C rất cần thiết trong nuôi trồng thủy sản

    Việc bổ sung các khoáng vi lượng hay nguyên tố vi lượng cho tôm, cá không những giúp cho loài thủy sản nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của loài nuôi.

    Page 13

    Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin và hóa chất.

    Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng như là chất thúc đẩy tăng trưởng về dinh dưỡng, chất kích thích miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, có thể xem như là một phương thức dự phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.

    Một số loài men vi sinh hiện đang được sử dụng trong nuôi thủy sản, bao gồm Lactobacillus, Enterococcus, Bacillus, Aeromonas, Alteromonas, Arthrobacter, Bifidobacterium, Clostridium, Microbacterium, Paenibacillus, Phaeobacter, Pseudoalteromonas, Pseudomonas, Rhodosporidium, Roseobacter, Streptomyces, Vibrio.

    Vì sao men vi sinh lại có tác động tốt?

    Các vi sinh vật có lợi trong ruột sẽ làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào đường tiêu hóa [GI]. Các chất được sản xuất bởi các probiotics còn có thể đóng vai trò là chất đối kháng hoặc đóng góp enzyme vào hệ tiêu hóa.

    Ngoài ra, probiotics còn cạnh tranh với sắt với vi khuẩn gây bệnh. Đối với vi khuẩn gây bệnh, khả năng thu nhận sắt là rất quan trọng để tồn tại trong vật chủ, nhiều gen liên quan đến việc hấp thụ chất sắt có liên quan đến độc lực của vi khuẩn, khi nồng độ sắt thấp, vi khuẩn có thể sinh độc tố giết tế bào chủ để lấy sắt..

    Siderophores - các chất có trọng lượng phân tử thấp được sản xuất bởi các chế phẩm sinh học hoặc nội tiết đường ruột có lợi - làm giảm sự tồn tại của sắt đối với vi khuẩn gây bệnh, vì siderophores có ái lực cao với ion sắt, một số vi khuẩn có thụ thể với siderophore của vi khuẩn khác và lấy sắt của chúng. 

    Một phương thức khác là cải thiện khả năng miễn dịch, tăng hoạt động của đại thực bào và mức độ kháng thể. Probiotic có thể tăng cường khả năng miễn dịch của vật chủ và khả năng kháng bệnh của cá tôm đã nhận được nhiều sự quan tâm trong thập kỷ qua. Trong đó, vi khuẩn lactic [Lactic acid bacteria] và các chủng Bacillus được sử dụng thường xuyên, chúng kích thích phản ứng miễn dịch bẩm sinh và cải thiện khả năng chống nhiễm trùng đối với vi khuẩn gây bệnh. Cuối cùng, cải thiện chất lượng nước trong ao thông qua điều chế hệ vi sinh vật trong nước, cải thiện các thông số hóa lý của nước và kiểm soát mầm bệnh.

    Sử dụng men vi sinh hiệu quả

    Sử dụng men vi sinh phụ thuộc vào một số yếu tố, cơ bản bao gồm chủng men, mức độ liều lượng, hình thức bổ sung và thời gian áp dụng.

    Lựa chọn chủng men phù hợp 

    Việc lựa chọn các chủng men vi sinh tiềm năng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như tăng trưởng chất nhầy, dung nạp axit và mật, sống sót trong dịch dạ dày, sản xuất enzyme ngoại bào, sản xuất các chất chống vi trùng, ức chế sự tăng trưởng của mầm bệnh và an toàn sinh học [hoạt tính tán huyết và mẫn cảm với kháng sinh]. Độ bám dính vào niêm mạc ruột được coi là một tiêu chí lựa chọn quan trọng và là điều kiện tiên quyết cho tác dụng lâu dài của men vi sinh.

    Ngoài men vi sinh, paraprobamel [thành phần thành tế bào] cũng có thể đóng vai trò thay thế cho việc sử dụng kháng sinh trong phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng do mầm bệnh gây ra. Cả men vi sinh và paraprobamel đều có thể liên kết trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh, làm hạn chế sự bám dính và xâm nhập của mầm bệnh vào tế bào ruột.

    Dùng qua chế độ ăn uống hoặc tắm

    Bổ sung vào chế độ ăn uống là phương pháp quản lý phổ biến nhất. Thông thường, men vi sinh được áp dụng trong thức ăn dưới dạng nuôi cấy đông khô, đôi khi được trộn với lipid để thêm vào như một dạng bổ sung. Probiotic cũng có thể được thêm vào toàn bộ bể hoặc nước ao.

    Đối với ấu trùng cá và động vật có vỏ, thức ăn sống [ví dụ như artemia] đã được chứng minh là một chất mang men vi sinh hiệu quả.

    Kết hợp nhiều chủng vi sinh vật

    Trước đây, hầu hết các nghiên cứu về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được sử dụng một cách hạn chế, nhưng hiện tại việc bổ sung kết hợp chế phẩm sinh học trong chế độ ăn cho động vật thủy sản trở nên phổ biến.

    Ưu điểm của các chế phẩm đa chủng là chúng hoạt động tốt trong một loạt các điều kiện khác nhau, cũng như tác dụng với nhiều đối tượng nuôi.

    Sử dụng vi khuẩn bất hoạt hoặc bào tử 

    Trạng thái bào tử là cấu trúc được tạo ra bởi một vài chi vi khuẩn và chống lại nhiều yếu tố môi trường hoặc các tác động đến vi khuẩn. Các bào tử giúp vi khuẩn sống sót bằng cách chống lại những thay đổi cực đoan trong môi trường sống của chúng, bao gồm nhiệt độ khắc nghiệt, thiếu độ ẩm/khô hạn hoặc tiếp xúc với hóa chất và phóng xạ. Bào tử của lợi khuẩn có tác dụng tích cực trong việc điều hòa hệ miễn dịch, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các bào tử vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở mức độ dinh dưỡng thấp.

    Tóm lại, men vi sinh hiệu quả vì hệ vi sinh vật đường ruột phụ thuộc vào khả năng tương tác của vi sinh vật trong hệ tiêu hóa, thông qua đó tác động đến tình trạng viêm nhiễm, chuyển hóa và miễn dịch. Mặc dù chúng ta không thể kết luận rằng chế phẩm sinh học có tốt hơn chất kích thích miễn dịch hoặc vắc-xin hay không, nhưng tác dụng có lợi của chúng đối với vật chủ và môi trường là không thể phủ nhận. Đây là một trong những phương pháp tiềm năng nhất hiện nay để tăng cường miễn dịch, giảm bớt tác động tiêu cực từ môi trường từ đó giúp kiểm soát bệnh trên cá tôm nuôi.

    TÉP BẠC

    23/4/2020

    Page 14

    Ứng dụng của enzyme Phytase trong dinh dưỡng vật nuôi.

    Phytase là gì?

    Myo–inositol [1,2,3,4,5,6] hexakisphosphate phosphohydrolase hay còn gọi là enzyme phytase, giúp xúc tác quá trình thủy phân phytate thành myo-inositol và phốt-phát tự do. Trong số nhiều loại enzyme, phytase được biết đến là loại enzyme được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong ngành thức ăn chăn nuôi. Hiện nay phytase được coi là một enzyme thiết yếu đối với thức ăn chăn nuôi. Về cơ bản, một đơn vị hoạt động của phytase được định nghĩa là lượng enzyme cần thiết để giải phóng 1 μmol phốt-phát vô cơ mỗi phút từ muối natri phytate ở 37°C, pH 5,5, được biểu thị là U [FTU].

    Trong thực vật, phốt pho được dự trữ dưới dạng phytate, chứa 6 phân tử phốt phát liên kết quanh vòng myo-inositol và bị phân hủy thông qua quá trình khử phốt pho bởi enzyme phytase. Khoảng 65-90% tổng hàm lượng phốt pho trong thực vật ở dạng phytate [Reddy và cộng sự., 1982]. Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa phytate là một thách thức đối với lợn và gia cầm vì hoạt động rất thấp của enzyme phytase nội sinh [Pointillart và cộng sự., 1987].

    Phytate tạo phức với các ion khoáng mang điện tích dương như Ca, Mg, K, Mn hoặc Zn tạo ra phức chất khoáng-phytate, khó hoàn tan. Do đó, phytate làm giảm sinh khả dụng các ion khoáng [Plimmer, 1913; Selle và cộng sự, 2009; Joshi-Saha và Reddy, 2015]. Thêm vào đó, phytate có thể liên kết với các chất dinh dưỡng khác, cụ thể như protein, tinh bột và lipid, làm giảm khả năng tiêu hóa của chúng [Thompson và Yoon, 1984; Ravindran và cộng sự., 2000; Newkirk và Classen, 2001].

    Enzyme phytase thủy phân phytate thông qua quá trình khử phốt pho giải phóng các ion khoáng qua đó làm tăng tỷ lệ hấp thụ các khoáng chất, đặc biệt là phốt pho. Enzyme phytase cũng giúp tối ưu hóa sử dụng các chất dinh dưỡng như protein [axit amin] tinh bột và lipid. Ngoài ra, enzyme phytase giúp cải thiện môi trường nhờ việc giảm bài tiết phốt pho ra ngoài môi trường thông qua việc tăng tỷ lệ tiêu hóa phốt pho. Do đó, với enzyme phytase,các nhà dinh dưỡng lên được những khẩu phần ăn không những tối ưu được nguồn dinh dưỡng trong nguyên liệu mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

    Enzyme phytase đã trở thành một thành phần nguyên liệu cơ bản trong khẩu phần ăn của lợn và gia cầm do chi phí nguồn phốt pho vô cơ ngày càng cao. Enzyme phytase thủy phân phytate giải phòng phốt pho. Điều này cho phép giảm việc sử dụng nguồn phốt pho vô cơ đắt tiền [Selle và Ravindran, 2008].

    Enzyme phytase liều cao “Super-dosing”

    Enzyme phytase liều cao “Super-dosing” có nghĩa là bổ sung hàm lượng enzyme phytase trong khẩu phần ăn với tỷ lệ cao hơn mức cần thiết để đáp ứng yêu cầu của phốt-pho khả dụng cũng như tăng cường hiệu suất  đối với vật nuôi [Kies và cộng sự., 2006; Cowieson và cộng sự., 2011].

    Với liều enzyme phytase thông thường [500 FTU/kg thức ăn], myo-inositol phosphate ester 6 [IP6] sẽ từng bước được chuyển hóa thành IP4 và / hoặc IP3. Tuy nhiên, IP3 và IP4 vẫn có khả năng ức chế hoạt động của pepsin [enzyme tiêu hóa protein] mặc dù ở mức độ thấp hơn IP5-6 [Hình 2]. Theo báo cáo của Cowieson và cộng sự., 2011 thì khả năng hòa tan của IP3 và IP4 vẫn còn thấp [8% và 31% trong ruột non, 0% và 6% ở ruột già, theo thứ tự] và có thể dễ dàng tạo phức với kẽm và các khoáng chất khác. Enzyme phytase liều cao [1500 FTU trên kg thức ăn] sẽ giúp loại bỏ IP4 và IP3 [Yu và cộng sự., 2012] do đó cải thiện hàm lượng khoáng khả dụng.

    Nelson và cộng sự [1971] lần đầu tiên báo cáo về việc bổ sung enzyme phytase  liều cao trong khẩu phần ăn của gà cho thấy hàm lượng phốt pho đã tăng với liều phytase từ 950 FTU tới 7,600 FTU trên kg thức ăn.

    Một số nghiên cứu khác cũng đã đưa ra liều khuyến nghị của phytase cho gia cầm là 500 FTU trên kg thức ăn [Selle và Ravindran, 2007; Cowieson và cộng sự., 2009; Pirgozliev và cộng sự., 2012; Lalpanmawia và cộng sự., 2014]. Tuy nhiên gần đây đã có nhiều nghiên cứu đưa ra đề xuất để điều chỉnh liều lượng theo nhu cầu cụ thể. Shirley và Edwards [2003] đã quan sát thấy việc giảm hàm lượng phốt-pho phytate [phương trình bậc hai và tuyến tính] với việc tăng liều enzyme phytase lên đến 12,000 FTU trên kg thức ăn dựa trên ngô là chính cho gà thịt.

    Theo một số nhận định cho thấy, có thể có ba cơ chế nguyên tắc đã thu hút được sự quan tâm tới việc sử dụng phytase liều cao: 1] tăng hàm lượng phốt-phát được giải phóng hoặc tăng giải phóng tỷ lệ P/Ca, 2] giảm hàm lượng phytate, được coi như yếu tố kháng dinh dưỡng đồng thời tăng cường sự phân hủy các ester cao khó hòa tan như IP3-6 xuống các ester thấp dễ hòa tan hơn IP1-2, 3] tăng giải phóng myo-inositol với tác dụng giống như vitamin/lipotropic [kích thích cơ thể sử dụng mỡ] [Cowieson và cộng sự., 2011].

    Việc sử dụng phytase liều cao [> 1,000 FTU trên kg thức ăn] giúp tăng cường khả năng cung cấp chất dinh dưỡng khả dụng sẵn có từ thức ăn [Cowieson và cộng sự., 2006], tăng giải phóng phốt-phát từ phytate và do đó tăng tỷ lệ canxi trên phốt pho khả dụng đồng thời giúp giảm hàm lượng phytate trong hệ tiêu hóa [Cowieson và cộng sự., 2011]. Liều phytase tiêu chuẩn có thể nhắm vào việc chuyển hóa từ IP6 thành các este thấp hơn như IP4 và hoặc IP3 [khả năng hòa tan vẫn tương đối thấp]. Tuy nhiên với khái niệm enzyme phytase liều cao có thể giúp giải phóng phốt pho hiệu quả hơn từ IP6 đến IP1 [khả năng hòa tan cao] ở phần trên của ống tiêu hóa như dạ dày và tá tràng [đoạn đầu của ruột non] đối với lợn hoặc diều, dạ dày tuyến và mề trên gia cầm với pH thấp hơn [Hình 3 ].

    Trong các nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng enzyme phytase liều cao đã cho thấy nhu cầu phốt pho của vật nuôi được đáp ứng với 500 đến 750 FTU phytase trên kg thức ăn. Do đó, các cải thiện trên hiệu suất với phytase trên 750 FTU trên kg thức ăn có thể có liên quan đến các cơ chế riêng biệt so với việc đáp ứng các yêu cầu phốt pho [Cowieson và cộng sự., 2011]. Điều này cho thấy việc đề xuất cải thiện hiệu suất từ ​​enzyme phytase liều cao là kết quả của các chất dinh dưỡng khác ngoài phốt pho, vì nhu cầu phốt pho được đáp ứng ở mức độ phytase dưới mức độ cải thiện hiệu suất tối đa.

    Trong bài đánh giá tổng quan, Kornegay [2001] đã kết luận rằng hiệu quả tối đa của việc bổ sung enzyme phytase lên hiệu suất chăn nuôi được ước tính là từ 500 đến 1,500 FTU trên kg thức ăn. Số lượng các bài báo được công bố về phytase liều cao đang tăng lên [hình 4-số liệu thống kê từ PubMed]. Do đó, việc sử dụng phytase liều cao sẽ giúp tiết kiệm chi phí thức ăn bằng cách giảm bổ sung canxi phốt-phát đồng thời cũng cải thiện hiệu quả của các chất dinh dưỡng sẵn có trong nguyên liệu đã được biết đến rộng rãi.

     Gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung phytase liều cao trong khẩu phần hạn chế phốt pho vẫn cho thấy hiệu quả tăng trọng tốt hơn [Bảng 1]. Do đó, những cải thiện về hiệu suất chăn nuôi với việc bổ sung phytase liều cao có thể liên quan đến việc tăng dị hóa phytate giải phóng khoáng sẵn có trong nguyên liệu đặc biệt là phốt pho, tăng khảng năng cung cấp dinh dưỡng khả dụng, và tăng hiệu suất sử dụng myo-inositol sẵn có trong nguyên liệu thức ăn cho sự phát triển của vật nuôi.

    Tầm quan trọng của inositol

    Myo-inositol [Inositol] là một loại đường dạng vòng có công thức gần giống với glucose, tham gia vào nhiều quá trình sinh lý: [1] có đặc tính và chức năng trao đổi chất tương tự insulin, [2] kích thích sự chuyển dịch GLUT4 [chất vận chuyển glucose nhạy cảm với insulin chính ở động vật có vú] sang màng plasma. Điều này cho thấy rằng nó có thể điều chỉnh sự vận chuyển glucose, gluconeogenesis và sự lắng đọng protein ở động vật có vú [Dang et al., 2010; Yamashita et al., 2013].

    Myo-inositol có cấu trúc cơ bản với họ phosphoinositide của lipit, nằm ở các màng trong cơ thể. Phosphoinositide được sử dụng như một nguồn dẫn xuất thấp hơn của các inositol có liên quan đến việc truyền tín hiệu thứ cấp trong tế bào của canxi và insulin [Fisher và cộng sự, 2002; Raboy, 2003; Croze và Soulage, 2013].

    Huber và cộng sự.[2017] chỉ ra ràng có mối tương quan tích cực đã được tìm thấy giữa khẩu phần ăn có bổ sung myo-inositol với nồng độ serotonin và dopamine trong huyết thanh trên gà thịt 21 ngày tuổi. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến sự điều tiết giấc ngủ, hành vi và tính thèm ăn [Peter và cộng sự., 2007; Le Floc’h và Seve, 2007]. Nồng độ serotonin và dopamine cao giúp giảm hiện tượng cắn mổ lông [van Hierden và công sự., 2002; 2004] và sự hung hăng [Dennis].Thêm vào đó, Cowieson và cộng sự. [2013]cũng đã báo cáo việc bổ sung myo-inositol theo đường uống đã giúp cải thiện hiệu suất của gà thịt.

    Do đó, enzyme phytase liều cao có thể dẫn đến tăng khả năng sử dụng các dẫn xuất thấp hơn của myo-inositol, giúp giảm thiểu nhu cầu tổng hợp chúng và tiết kiệm năng lượng được sử dụng trong quá trình tổng hợp, vật nuôi có thể sử dụng nguồn năng lượng này cho sự tăng trưởng. Phytase liều cao giúp tăng cường cung cấp dinh dưỡng khả dụng như đã đề cập trước đây, có thể những cải thiện nhỏ được quan sát thấy ở lợn choai đến xuất chuồng là do các cơ chế riêng biệt như giải phóng myo-inositol [Holloway et al., 2016].

    Kết luận

    Enzyme phytase liều cao “super-dosing” giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, hiệu quả sử dụng năng lượng, tăng giải phóng myo-inositol, tăng sinh khả dụng  khoáng, tăng hệ số tiêu hóa axit amin tiêu hóa. Khi hiệu quả sử dụng enzyme phytase liều cao trở nên rõ ràng hơn thì tầm quan trọng của việc lựa chọn các sản phẩm enzyme phytase chất lượng cao cần được quan tâm nhằm tối ưu hiệu quả chăn nuôi. CJ Youtell sẽ cung cấp các sản phẩm enzyme chất lượng cao và giải pháp kỹ thuật hỗ trợ khách, giúp nhà chăn nuôi tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi.

    Tài liệu tham khảo

    Babatunde, O. O., Cowieson, A. J., Wilson, J. W., & Adeola, O. [2019]. Influence of age and duration of feeding low-phosphorus diet on phytase efficacy in broiler chickens during the starter phase. Poultry science, 98[6], 2588-2597.

    Beaulieu, A. D., Bedford, M. R., & Patience, J. F. [2007]. Supplementing corn or corn-barley diets with an E. coli derived phytase decreases total and soluble P output by weanling and growing pigs. Canadian journal of animal science, 87[3], 353-364.

    Broomhead, J. N., Lessard, P. A., Raab, R. M., & Lanahan, M. B. [2019]. Effects of feeding corn-expressed phytase on the live performance, bone characteristics, and phosphorus digestibility of nursery pigs. Journal of animal science, 97[3], 1254-1261.

    Croze, M. L., & Soulage, C. O. [2013]. Potential role and therapeutic interests of myo-inositol in metabolic diseases. Biochimie, 95[10], 1811-1827.

    Cowieson, A. J., Acamovic, T., & Bedford, M. R. [2006]. Phytic acid and phytase: implications for protein utilization by poultry. Poultry Science, 85[5], 878-885.

    Cowieson, A. J., Bedford, M. R., Selle, P. H., & Ravindran, V. [2009]. Phytate and microbial phytase: implications for endogenous nitrogen losses and nutrient availability. World’s poultry science journal, 65[3], 401-418.

    Cowieson, A. J., Wilcock, P., & Bedford, M. R. [2011]. Super-dosing effects of phytase in poultry and other monogastrics. World’s Poultry Science Journal, 67[2], 225-236.

    Fisher, S. K., Novak, J. E., & Agranoff, B. W. [2002]. Inositol and higher inositol phosphates in neural tissues: homeostasis, metabolism and functional significance. Journal of neurochemistry, 82[4], 736-754.

    Gourley, K. M., Woodworth, J. C., DeRouchey, J. M., Dritz, S. S., Tokach, M. D., & Goodband, R. D. [2018]. Effect of high doses of Natuphos E 5,000 G phytase on growth performance of nursery pigs. Journal of animal science, 96[2], 570-578.

    Holloway, C. L., Boyd, R. D., Walk, C. L., & Patience, J. F. [2016]. 238 Impact of super-dosing phytase in diets fed to 40 kg, 60 kg and 80 kg pigs on phytate catabolism. Journal of Animal Science, 94[suppl_2], 112-113.

    Joshi-Saha, A., & Reddy, K. S. [2015]. Repeat length variation in the 5ʹUTR of myo-inositol monophosphatase gene is related to phytic acid content and contributes to drought tolerance in chickpea [Cicer arietinum L.]. Journal of experimental botany, 66[19], 5683-5690.

    ….

    Page 15

    Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin… Trong đó 7 ứng dụng sau được dùng phổ biến và có hiệu quả thực tế trong sản xuất.

    Một chế phẩm sinh học 

    Probiotics thường được bổ sung dưới dạng đơn lẻ để có thể mang lại lợi ích tối ưu cho vật chủ. Việc bổ sung vào chế độ ăn cả tế bào sinh dưỡng và bào tử B. subtilis có tác động tích cực đến tình trạng sức khỏe của các loài thủy sản do ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của vật chủ. Vi khuẩn này là một dạng bào tử gram dương không gây bệnh, được sử dụng để cải thiện hiệu suất tăng trưởng cũng như quản lý sức khỏe và dịch bệnh trên tôm. Ngoài ra, có tài liệu cho rằng loài Bacillus có thể sản xuất nhiều peptide kháng khuẩn chống lại vi sinh vật gây bệnh. 

    Xu hướng hiện nay của men vi sinh là bổ sung một nhóm vi sinh vật có lợi nhằm đạt được lợi ích tối đa trong vật chủ. B. subtilis kết hợp với vi khuẩn axit lactic [LAB] như Lactobacillus lactis, L.acidophilus, L.plantarum và các vi sinh vật khác có tác dụng hiệp đồng đối với sự tăng trưởng, dinh dưỡng, khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của vật chủ.  

    Thức ăn cho Artemia 

    Artemia là thức ăn không thể thiếu đối với ấu trùng của cá, động vật có vỏ và các loài thủy sản khác. Sinh vật này không chỉ cải thiện khả năng sống sót của ấu trùng, cá con mà còn tăng cường sự phát triển của động vật thủy sản. Ngược lại, đôi khi chúng hoạt động như vật mang mầm bệnh vào môi trường nuôi, do đó có thể lây nhiễm cho vật chủ.

    Do đó, việc bổ sung các loài Bacillus làm chế phẩm sinh học có thể giảm các mầm bệnh do Artemia gây ra và điều chỉnh hệ vi sinh vật cũng như tăng cường sự phát triển của tôm, cá. Một nghiên cứu đã cho thấy sự ức chế thành công các mầm bệnh A.salmonicida và Vibrio anguillarum từ Artemia bằng bào tử của Bacillus. Bên cạnh đó, bổ sung vi khuẩn B. subtilis vào môi trường nuôi Artemia đã có tác động tốt đến sự sinh trưởng và sinh sản của đối tượng này.

    Chất lọc sạch nước sinh học

    Một chiến lược quản lý chất lượng nước tốt trong quá trình nuôi trồng thủy sản thâm canh là rất quan trọng để đạt được sản lượng tối đa. Trong số các phương pháp, xử lý sinh học là một phương pháp khả thi nhất. Về vấn đề này, Bacillus được sử dụng để loại bỏ các chất thải hữu cơ, kim loại nặng và các hợp chất gây ô nhiễm. Trong số các loài Bacillus thì B. subtilis thường xuyên được sử dụng để xử lý nước thải và duy trì các yếu tố chất lượng nước như oxy hòa tan, hàm lượng phốt pho, nitrit và amoniac từ môi trường thủy sản. 

    B. subtilis khi bổ sung vào nước nuôi cũng cải thiện tình trạng sức khỏe và tăng khả năng sống sót của các loài thủy sản. Chúng nhanh chóng phân hủy thức ăn thừa, chất thải hữu cơ và phân của vật nuôi. Ngoài hoạt động xử lý sinh học, cả dạng sinh dưỡng và bào tử của B. subtilis có thể loại bỏ hoặc giảm mầm bệnh trong môi trường nước.

    Thành phần trong hệ thống biofloc

    Các báo cáo chỉ ra rằng hệ thống biofloc khi bổ sung các loài Bacillus có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng và giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn ở các loài cá. Vi khuẩn này tiết ra nhiều chất polymer ngoại bào như axit poly-γ-glutamic [PGA] với khả năng lắng đọng cao. Các ưu điểm khác của PGA bao gồm: làm thức ăn, thân thiện với môi trường, có thể phân hủy sinh học, không độc hại đối với động vật và con người. 

    Tăng giá trị dinh dưỡng trong thức ăn lên men

    Bột đậu nành là một nguồn protein lý tưởng để thay thế bột cá. Nhưng sự hiện diện của nhiều chất gây dị ứng, các yếu tố kháng dinh dưỡng và mất cân bằng amino acid đã hạn chế việc sử dụng nó trong thức ăn thủy sản. Tuy nhiên, với ứng dụng công nghệ lên men bằng vi khuẩn, tình trạng dinh dưỡng của đậu nành đã được cải thiện đáng kể. B.subtilis đã được sử dụng thành công làm môi trường nuôi cấy khởi đầu cho quá trình lên men đậu nành. Thật vậy, đậu nành lên men có khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng cao hơn như: protein, các axit amin thiết yếu, vitamin và các hoạt động chống oxy hóa. Đồng thời làm giảm rõ rệt các yếu tố kháng dinh dưỡng và chất gây dị ứng. 

    Tương tự, lông gà chứa nhiều protein [80–85%] có thể thay thế cho bột đậu nành [42,5%] và bột cá [66,5%] trong thức ăn thủy sản, do đó một nghiên cứu đã thành công trong việc cải thiện tỷ lệ tiêu hóa protein lông gà từ 39,09% lên 48,75% bằng cách lên men có bổ sung vi khuẩn B. subtilis. 

    Kết hợp với thảo dược 

    Ngoài việc sử dụng probiotics, prebiotics hoặc synbiotics, các phương pháp thay thế khác như: kết hợp probiotics với các thành phần thảo dược, tảo, chất kích thích miễn dịch cũng đã được khám phá để tăng cường tác dụng có lợi trên vật chủ. B. subtilis kết hợp với các thảo dược như: thì là, tỏi dẫn đến các chỉ số tăng trưởng ở cá rô phi tốt hơn như: tăng chiều dài, trọng lượng cơ thể và tăng tốc độ tăng trưởng.

    Phương tiện phân phối vắc xin

    Trong thời gian gần đây, vi khuẩn được khám phá như một hệ thống phân phối vắc xin và đã tạo cơ hội để phát triển việc cung cấp vắc xin hiệu quả cho động vật thủy sản. Cả bào tử và tế bào sinh dưỡng B. subtilis có thể đóng vai trò như một chiếc xe lý tưởng cho sản xuất và phân phối vắc xin, protein tái tổ hợp và sản xuất tế bào kháng nguyên một cách an toàn, ổn định. 

    Thử nghiệm bước đầu cho thấy bào tử B.subtilis dạng CotB-VP28 và CotB-GST-VP28 có khả năng làm tăng hoạt độ enzyme phenoloxidase và superoxide dismutase ở tôm thẻ chân trắng và có khả năng bảo vệ tôm chống lại WSSV ở mức bảo hộ tương ứng là 81% và 73,3%. 

    Tóm lại ứng dụng của các loài Bacillus nói chung và B.subtilis nói riêng trong nuôi trồng thủy sản là đa yếu tố và đa diện. Chúng cải thiện tăng trưởng, dinh dưỡng, miễn dịch và kháng bệnh ở động vật thủy sản do áp dụng nhiều cơ chế khác nhau như: hiệp đồng, đối kháng, cạnh tranh loại trừ và tác động kích thích miễn dịch.

    Nguồn tepbac.com

    Page 16

    Khi nhiệt độ tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể tôm/cá cũng tăng lên dẫn đến nhu cầu protein, năng lượng cũng tăng theo và làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của tôm/cá. Mặc dù lượng thức ăn cho tôm/cá lấy vào tăng lên theo nhiệt độ nhưng men tiêu hoá trong đường ruột chỉ ở một giới hạn nhất định nên thức ăn sẽ khó được hấp thu tốt dẫn đến tiêu tốn  lượng thức ăn cho tôm/cá nhiều mà hiệu quả không cao.

    Ngược lại, khi nhiệt độ giảm dưới khoảng tối ưu, cả tôm và cá đều không đòi hỏi một lượng thức ăn lớn mà chỉ cần đủ để duy trì cơ thể thôi nên tôm sẽ kéo dài thời gian lột xác cũng như cá trở nên chậm lớn. Vì vậy, trong quá trình nuôi, người dân cần theo dõi chặt nhiệt độ nước và điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm/cá thích hợp, tránh gây lãng phí và ô nhiễm môi trường nuôi. Đồng thời phối hợp phòng chống dịch bệnh cho tôm cá khi thời tiết thay đổi để mang lại hiệu quả cao nhất.

    Một số lưu ý cho trong chăn nuôi thuỷ sản khi nhiệt độ thấp:

    1. Chuẩn bị ao, thả giống:

    • Ao cá/tôm trong mùa lạnh cần được chọn ở nơi khuất gió là tốt nhất, bờ ao chắc chắn và có thể giữ mực nước ổn định cao >2m nhằm tránh cho nhiệt độ nước thay đổi nhanh, liên tục làm ảnh hưởng đến sức khoe tôm cá. Ở một số khu vực đón gió mùa Đông Bắc liên tục, có thể làm đáy ao phía Đông Bắc sâu hơn và cần che bạt tránh gió trên bờ ao. Khi gió lạnh về, khu vực bờ này sẽ ấm hơn và cá sẽ tập trung nhiều hơn.

    • Chỉ thả giống khi nhiệt độ thực sự ổn định, không thả khi đang mùa gió lạnh tràn về. Nhiệt độ nước tôm cá cần được trại giống thuần cho đúng nhiệt độ môi trường trước khi thả. Nếu sau khi thả giống lại gặp những cơn mưa bất thường, ngay lập tức dùng vôi bột rải đều trên khắp bờ, mặt ao với lượng 2kg/100m2 để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột làm tăng độc tính của khí H2S, ảnh hưởng đến sức khoe cá/tôm nuôi

    2. Quản lý các yếu tố môi trường

    • Giữ mực nước sâu >2m để ổn định nhiệt độ môi trường, hạn chế các hoạt động dễ gây shock cá như: kéo lưới sang cá, chài kiểm tra … Che chắn ao bằng bạt, lưới kín để chắn gió. Trên mặt nước ao, bè có thể thả một ít bèo dâu để làm giảm mặt tiếp xúc với không khí, từ đó hạn chế được sự chênh lệch nhiệt độ.

    • Tạo nơi trú ẩn [nếu nhiệt độ quá lạnh] tôm, cá, có thể dùng chà cây ở một vùng nhỏ nào đó trong ao. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng cây, chà làm nhà cho tôm cá phải được sát trùng và phơi thật kỹ

    • Định kỳ dùng vôi bột hay một số thuốc sát trùng như đồng sulfat; thuốc tím, muối, BKC, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh. Đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi, tôm cá sẽ di chuyển xuống đáy ao. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý môi trường đáy ao vì nơi đây chính là nơi tích tụ các mùn bã hữu cơ, khí độc, nấm và vi khuẩn có hại. Có thể tăng cường sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước, hạn chế tình trạng stress cho tôm, cá.

    • Với ao tôm, có thể bơm nước từ đáy ao lắng qua để có thể cung cấp thêm nước sạch có nhiệt độ ổn định.

    • Trong một số trường hợp, có thể gây màu nước để giúp hấp thu tối đa năng lượng mặt trời.

    • Với các hệ thống nuôi bể; nuôi trong nhà kín, có thể sử dụng một số hệ thống nâng nhiệt để giữ nhiệt độ ổn định khi trời lạnh.

    3. Quản lý thức ăn

    • Khẩu phần ăn cho tôm cá trong mùa lạnh thực sự là một vấn đề quan trọng cần được lưu ý. Vì khi nhu cầu năng lượng cơ thể giảm đi, tôm cá chỉ duy trì cơ thể ở mức hoạt động thấp và cũng chính vì vậy thời gian nuôi cũng kéo dài hơn. Nếu cho ăn dư thừa sẽ làm xấu môi trường ao đi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển đồng thời sẽ gây lãng phí cho người nuôi.

    • Với ao tôm, khi nhiệt độ giảm 2oC thì lượng thức ăn cho cá tôm ngay lập tức điều chỉnh giảm 30-50% lượng thức ăn hàng ngày và khi nhiệt độ ổn định lại cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp

    • Riêng với các loại cá, cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhất tuỳ theo mỗi loài cá khác nhau. Một số loài ăn tạp như cá tra, rô phi, thời gian tiêu hoá trong đường ruột hoàn toàn có thể lên 24-36 giờ. Vì vậy người nuôi có thể tính toán giảm số lần cho cá ăn thay vì giảm lượng thức ăn mỗi cữ sẽ cho kết quả tốt hơn.

    • Bổ sung thêm các chất hỗ trợ như Vit C, Vit nhóm B, men tiêu hoá … nhằm tăng sức đề kháng cũng như hấp thu của tôm/cá để có thể cung cấp thêm nước sạch có nhiệt độ ổn định.

    • Trong một số trường hợp, có thể gây màu nước để giúp hấp thu tối đa năng lượng mặt trời.

    • Với các hệ thống nuôi bể; nuôi trong nhà kín, có thể sử dụng một số hệ thống nâng nhiệt để giữ nhiệt độ ổn định khi trời lạnh.

    Page 17

    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…

    Quản lý sức khỏe thủy sản mùa lạnh

    Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của tôm/cá, nó gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu về thức ăn cho tôm/cá. 

    Chúc Mừng Năm Mới 2021

    NAVICO kính chúc Quý khách hàng, đối tác một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý!

    Bệnh đóm trắng trên tôm nuôi

    Bệnh đốm trắng do vi-rút là một trong những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải tôm có đốm trắng nào cũng do vi-rút gây ra mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.

    pH trong nuôi trồng thủy hải sản

    NAVICO - pH trong ao nuôi có tác động đến sức khỏe của động vật thủy sản trong ao nuôi. Nếu pH trong ao nuôi xuống thấp hoặc tăng cao sẽ làm tôm giảm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khiến tôm nuôi dễ mắc bệnh hơn. Bài viết tổng hợp các kiến thức về pH trong ao nuôi cũng như cách kiểm soát pH hiệu quả và kinh tế giúp người nuôi giảm chi phí và tăng năng suất nuôi.

    Sử dụng nguyên liệu phụ gia trong thức ăn chăn nuôi - Phần II

    Để đạt hiệu quả thì các phụ gia thay thế cũng phải mang lại tác động tương tự. Tuy nhiên, các phụ gia thay thế sẽ có cơ chế hoạt động khác và các tác động có lợi hoặc có hại cũng phải xem xét. Và từ đó có thể cần thiết phải sử dụng kết hợp các yếu tố để đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Bệnh do virus DIV1 trên tôm

    Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ tại tỉnh Phúc Kiến. Tháng 2/2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông [Trung Quốc] và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.

    Phòng bệnh vi bào tử trùng và đốm trắng mùa nắng nóng

    Hiện nay,thời tiết nắng nóng, độ mặn cao, nhiệt độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên dễ phát sinh các mầm bệnh nguy hiểm do vi khuẩn và virus trong nuôi tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng đang diễn biến phức tạp trên cả tôm thẻ và sú.

    CATALOGUE NAVICO

    Công ty Navico chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao chuyên dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi, xử lý nước, hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản, góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí cho người chăn nuôi. 

    SO SÁNH PAC, PHÈN NHÔM VÀ PHÈN SẮT TRONG XỬ LÝ NƯỚC

    Trong công nghệ sử lý nước, các hóa chất thường dùng để giải quyết tốt nhất là sử dụng phèn nhôm và phèn sắt, PAC. Mỗi loại hóa chất xử lý nước này đều có những đặc điểm phù hợp với ứng dụng nhất định, vậy thì phèn nhôm, phèn sắt và PAC có sự khác biệt như thế nào? Trong xử lý nước nuôi trồng thuỷ sản các hoá chất này có nên sử dụng không?

    OXY GIÀ - ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

    Hydro peroxid hay nước oxy già có công thức hóa học H2O2, là một chất oxy hóa dạng lỏng trong suốt, nhớt hơn một chút so với nước, có các thuộc tính ôxi hóa mạnh, được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản với công dụng cung cấp oxy hoà tan, diệt tảo, mầm bệnh, loại bỏ khí Amoni [NH3]

    ỨNG DỤNG CÁC DÒNG BACILLUS SP. CÓ ÍCH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

    Bacillus tiết ra enzyme phân hủy các chất như carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn. Chúng cũng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao nuôi tôm. Bacillus có tác dụng làm giảm COD, H2S trong ao tôm làm tăng năng suất nuôi.

    GLUTARALDEHYDE – CHẤT SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG

    Gluataraldehyde có khả năng giết chết tế bào rất nhanh, có khả năng diệt khuẩn phổ rộng. Do đó, dung dịch glutaraldehyde 0,1–2% là có thể được sử dụng trong khử trùng hoặc dùng trong việc bảo quản. Glutaraldehyde được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khử trùng dụng cụ y tế, công nghệ ướp xác, xử lý nước, chăn nuôi, công nghiệp giấy, thuộc da, mô bệnh học, thủy sản…

    Sử dụng vôi trong nuôi trồng thuỷ sản

    Vôi là một trong những chất dùng để xử lý môi trường khá rẻ tiền, có nhiều tác dụng và hiệu quả cũng rất cao, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi để cải tạo ao, đầm nuôi tôm, cá. Hiểu và sử dụng đúng loại cũng như đúng liều lượng sẽ giúp người nuôi đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.

    Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm cá

    Trong NTTS, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất và để xử lý chất hữu cơ dư thừa trong môi trường, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường là ưu tiên hàng đầu.

    Quản lý ao nuôi trong quá trình tôm lột xác

    Trong nuôi tôm, việc tôm lột xác đồng đều là điều mà người nuôi nào cũng mong muốn. Nhưng, để làm được điều đó, chúng ta cần nắm vững các kiến thức về dinh dưỡng, môi trường, cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm nuôi.

    Bổ sung khoáng và chất kích thích miễn dịch trong nuôi cá

    Khoáng chất và vitamin rất cần thiết cho sự hình thành xương ở cá rô phi, chúng đóng vai trò là đồng yếu tố của các enzyme trong một số quá trình trao đổi chất, trong sự cân bằng axit-bazơ của máu, dẫn truyền các xung thần kinh.

    Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp [EMS] trên tôm

    Trong nhiều năm qua, bà con nuôi tôm đã phải “vật lộn” với Hội chứng chết sớm trên tôm [EMS] hay Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính [AHPND] để duy trì sản xuất.

    Cơ chế hoạt động của nhóm ß-Lactams

    Tảo trong ao nuôi tôm và giải pháp khắc phục

    Tảo trong ao nuôi tôm

    Lưu ý khi nuôi sinh sản cá thần tiên

    Cá thần tiên luôn được ưa chuộng, là nhóm cá không thể thiếu trên thị trường cá cảnh. Nuôi và sinh sản cá thần tiên cung cấp cho thị trường rất tiềm năng, tuy nhiên, người nuôi phải biết kỹ thuật, đặc biệt tuyển chọn giống cá mới, đẹp.

    Nuôi tôm nước lợ: Nên thả giống theo thời vụ

    Theo Tổng cục thủy sản, người nuôi tôm cần nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ, thảtôm đúng với mật độ phù hợp theo từng hình thức nuôi và nhất là cần thảgiống vụ mới theo hướng thăm dò để theo dõi dịch bệnh, môi trường; nếu tình hình nuôi tôm khảquan thì tiếp tục thảgiống, tránh thảgiống vụ mới một cách ồ ạt.

    Một số bệnh thường gặp trên cá nuôi nước ngọt

    Theo các chuyên gia thủy sản Việt Nam, nuôi cá nước ngọt thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, cá thường mắc một số bệnh như: đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng mỏ neo…

    Vitamin C rất cần thiết trong nuôi trồng thủy sản

    Việc bổ sung các khoáng vi lượng hay nguyên tố vi lượng cho tôm, cá không những giúp cho loài thủy sản nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của loài nuôi.

    Page 18

    NAVICO - pH trong ao nuôi có tác động đến sức khỏe của động vật thủy sản trong ao nuôi. Nếu pH trong ao nuôi xuống thấp hoặc tăng cao sẽ làm tôm giảm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khiến tôm nuôi dễ mắc bệnh hơn. Bài viết tổng hợp các kiến thức về pH trong ao nuôi cũng như cách kiểm soát pH hiệu quả và kinh tế giúp người nuôi giảm chi phí và tăng năng suất nuôi.

    pH - Quan trọng như thế nào trong nuôi tôm cá

    pH lý tưởng cho phần lớn động vật thủy sản nằm trong khoảng từ 6.0 – 8,5. Khoảng biến thiên pH nhỏ hàng ngày ở mức trên 8.5 thường xảy ra trong ao nuôi nhưng không gây hại đến tôm nuôi. Tuy nhiên nếu pH trên 9.0 trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng cho tôm nuôi giống như pH xuống thấp dưới ngưỡng tối ưu. Nếu như pH trong ao nuôi nhỏ hơn 6 hoặc lớn hơn 10 thì sẽ gây tử vong cho tôm nuôi cũng như các động vật thủy sản khác.

    Hình 1 – Khoảng pH lý tưởng cho nuôi tôm cá nước ngọt, nước mặn.

    Chú thích các từ tiếng Anh trong bảng 01:

    Ideal  – Khoảng lý tưởng cho nuôi trồng thủy sản


    - Death zone – Vùng gây chết [động vật thủy sản]
    - Warning – Vùng pH báo động

    Hình 2 – Biến thiên chất lượng nước và pH



    Chú thích các từ tiếng Anh trong bảng 02

    Comment – Chú thích


    Carbon dioxide – CO2
    Mineral acidity – Acid vô cơ
    No alkalinity – Không kiềm
    Alkalinity from Bicarbonate – Kiềm do bicarbonate
    Acidity from carbon dioxyde – Tính acid do CO2
    No Carbon dioxyde – Không có CO2
    Alkalinity from Bicarbonate and carbonate - Kiềm do bicarbonate và carbonate
    No acidity – Không có tính acid
    Acidity present – [Khoảng] biểu thị acid
    Alkalinity present – [Khoảng] biểu thị kiềm

    Nuôi trồng thủy sản và sự dao động pH

    Biến động pH hàng ngày trong ao nuôi là kết quả việc mất CO2 cho thực vật quang hợp ban ngày và giải phóng CO2 vào môi trường nước do thực vật hô hấp thải ra vào ban đêm. Vì CO2 trong ao xuất hiện nhiều sẽ có phản ứng tạo acid [H2CO3] nên pH thường thấp nhất vào lúc sáng sớm, đạt cực đại vào khoảng sau giữa trưa và giảm dần cho đến tối [hình 3]. Biến thiên pH hàng ngày lớn nếu như mật độ tảo cao, độ kiềm thấp và nước có tính đệm yếu. 

    Hình 3 - Chu trình pH hàng ngày trong ao nuôi thủy sản

    Chú thích các từ tiếng Anh trong bảng 03
    Daylight - Ban ngày
    Night - Ban đêm
    Photosynthesis > respiration: Quang hợp nhiều hơn hô hấp
    No photosynthesis: Không có quang hợp
    Moderate alkalinity: Độ kiềm vừa phải
    Low alkalinity: Độ kiềm thấp
    Noon: Buổi trưa
    Midnight: Giữa đêm
    a.m: ký hiệu giờ giấc buổi sáng
    p.m: ký hiệu giờ buổi chiều

    pH hàng ngày cao nhất ở tầng mặt nước có độ chiếu sáng tốt, nơi mà quá trình quang hợp diễn ra nhanh hơn ở tầng nước sâu hơn. Trường hợp nước trong và tảo đáy phát triển thì pH tầng đáy sẽ cao hơn. Tất nhiên, quạt nước trong các ao nuôi thủy sản sẽ giúp xáo trộn nước và ngăn chặn sự khác biệt pH giữa các tầng nước.

    Khi pH > 8.3 thì CO2 không tồn tại nhưng tảo vẫn có thể lấy carbon vô cơ từ bicarbonate cho quá trình quang hợp. Loại bỏ carbon từ bicarbonate dẫn đến kết quả giải phóng ion carbonate vào môi trường nước và sự thủy phân carbonate là nguyên nhân làm gia tăng pH.

    Trong hầu hết các môi trường nước luôn có đủ Canxi, Magnesium để giới hạn nồng độ carbonate bởi sự kết tủa calcium carbonate, Magnesium carbonate và làm dịu bớt sự gia tăng pH. Tuy vậy, trong môi trường nước thiếu Canxi, Magnesium nhưng tổng độ kiềm cao sẽ làm pH gia tăng đến 10 – 11 vào buổi trưa.

    Nguyên nhân chính của sự giảm độ kiềm trong ao nuôi thủy sản là do quá trình nitrat hóa. Amonia nitrogen [NH3] – chất thải chính có chứa ni tơ của động vật thủy sản – bị oxy hóa thành nitrat [NO3] bởi hoạt động của vi khuẩn khử ni tơ. Kết quả là ion hydro sẽ làm trung hòa độ kiềm, giảm khả năng đệm và làm gia tăng khả năng pH thấp vào buổi sáng. 

    Độ kiềm suy giảm nhanh chóng ở những ao nuôi được xây dựng trên nền đất phèn [acid – sulfate soil] có liên quan đến sắt qua quá trình oxy hóa sắt làm giảm thấp độ kiềm cũng như pH.

    Hình 4: Minh họa sự biến đổi pH trong ngày theo độ phong phú của phiêu sinh thực vật trong nước ao nuôi. Mức độ phong phú của phiêu sinh thực vật có thể được gián tiếp đánh giá bằng cách sử dụng đĩa Secchi. Khi có tảo nhiều hơn thì sự biến đổi lớn hơn của giá trị pH trong ngày có thể được dự đoán trước.

    pH thấp 

    Đối với con tôm, nếu pH trong ao nuôi xuống thấp rất dễ gặp tình trạng tôm bị dính chân không thể rút ra khỏi vỏ khi lột xác. Trường hợp này thường gặp phải sau thời gian mưa lớn kéo dài ở các ao nuôi có độ mặn thấp khi nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa hoặc những ao nuôi trên những vùng đất nhiễm phèn tiềm tàng. Sau mỗi trận mưa axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm pH giảm, thậm chí ngay cả khi đáy ao đã được xử lý cải tạo tốt từ ban đầu.
    * Cách xử lý khi pH trong ao nuôi tôm xuống thấp

    Khắc phục hiện tượng trên cần kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Nếu pH giảm thấp dưới 6.5 cần xử lý ngay tránh hiện tượng tôm cá chết đột ngột do pH.

    Phương pháp xử lý tăng pH nhanh: 

    Để 1.000 m3 nước ao nuôi tăng pH từ 6.5 lên 7.5 ta dùng phương pháp và liều lượng như sau: Dùng 0.5 kg vôi sống CaO hoặc vôi tôi Ca[OH]2 cho vào 19-21 lít nước sạch [ tinh khiết nhất có thể]  khoáy đều, để 1 - 2 giờ đồng hồ cho lắng hết cặn xuống bên dưới, lọc phần nước trong bên trên ta có dung dịch nước vôi trong. Pha loãng 19-20 lít nước dung dịch trên với 80 - 100 lít nước ao nuôi tạt đều khắp ao nuôi, bật quạt mạnh để nước phân tán đều. Sau 1-2 giờ đo lại pH.

    * Lưu ý: Đá vôi CaCO3, Dolomite CaMg[CO3]2 giúp ổn định pH, hệ đệm của đất tốt nhưng độ hòa tan thường kém không có tác dụng tăng pH trong ao nuôi thuỷ sản.

    pH cao

    pH nước quyết định tỷ lệ các dạng ammonia trong nước ao. Ở pH thấp, dạng NH4+ ít độc chiếm ưu thế [Hình 5]. Tuy nhiên, khi pH tăng thì NH4+ sẽ chuyển sang dạng độc hại và làm tăng nồng độ NH3 trong nước. Trong nước ngọt, ở pH = 7,0 chỉ có 0,7% ammonia tổng số ở dạng NH3 độc. Khi pH = 9,0 tỷ lệ này tăng lên đến khoảng 42% và ở pH = 10 là 88% [Hình 5].

    Hình 5. Tỷ lệ % của ammonia dạng NH3 độc so với ammonia tổng số theo pH ở nước ngọt [0‰] và nước mặn [36‰] ở 28oC. Nồng độ tối đa của ammonia tổng số trong nước để NH3 không vượt quá 0,2 ppm.

    Mức gây chết [LC50 – 96h] của ammonia độc đối với cá từ 1 - 3 ppm NH3.

    Mức gây chết [LC50 – 96h] của ammonia độc đối với tôm từ 0,7 - 1,2 ppm NH3.

    Ảnh hưởng của pH đối với hệ sinh thái ao nuôi và sức khỏe tôm

    Đối với hệ sinh thái:

    • Khi pH quá cao thường sẽ làm trong nước, khó gây màu và thủy sinh vật đáy phát triển và tạo ra biến động pH trong ngày rất lớn. Nguồn nước này không phù hợp cho nuôi tôm, cần có biện pháp tổng thể để xử lý.
    • Đối với ao bạt pH nước cao còn làm kết tủa các hợp chất khác gây ra cáu cợn, bùn nổi làm sức khỏe tôm bị yếu đi.
    • Tảo quang hợp và phát triển mạnh gây ra dao động pH điều này cho thấy môi trường bị phú dưỡng và thành phần loài của tảo thay đổi theo chiều hướng không tốt [ví dụ: ao bị tảo lam thường có pH rất cao].

    Đối với sức khỏe tôm:

    • Khi pH vượt ngưỡng có ảnh hưởng bất lợi trên tôm như làm tôm chậm lột, suy giảm miễn dịch, stress.
    • Mất cân bằng áp suất thẩm thấu.
    • Suy giảm khả năng trao đổi khí ở mang.
    • Làm chậm hoặc không liên tục quá trình trao đổi chất.
    • Làm biến đổi độc tính của những chất khác trong nước, đặc biệt là các loại khí độc NH3, NO2, H2S,…
    • Thiệt hại kinh tế đáng kể là do tăng trưởng chậm, chu kỳ sản xuất kéo dài, FCR tăng cao, tăng tỷ lệ mắc các bệnh do vi khuẩn đặc biệt và Vibrio spp.

    Phương pháp giảm nhanh pH

    - Khi pH tăng cao nhất là lúc 2:00 - 3:00 giờ trưa có thể dùng phương pháp giảm nhanh pH là cung cấp vào nước nguồn H+ [ví dụ: acid citric, acid lactic,...]. 

    -Với ao nuôi 1.000 m3 nước để hạ pH từ 9 xuống 8 ta có thể dùng 700gr acid citric monohydrate pha loãng với 40-50 lít nước ao, tạt đều khắp ao, bật quạt mạnh để nước phân tán đều. Sau 1-2 giờ đo lại pH.

    - Ngoài ra có thể làm giảm pH bằng ứng dụng dùng mật đường, bột gạo kết hợp với sục khí vi sinh cũng là một giải pháp hiệu quả, nhưng cần thời gian, không tăng nhanh tức thời để cấp cứu tôm. 

    - Và 1 phần trong biến động pH còn do độ kiềm trong nước thấp. Do vậy khi mật độ tảo quá cao cần ưu tiên cho việc thay nước, giảm tảo bằng các biện pháp hóa học hoặc sinh học và nâng độ kiềm luôn ở mức > 120 mg/lít.

    Tác giả: ATA

    12/10/2020

    Tài liệu tham khảo: 

    //vi.wikipedia.org/wiki/PH

    //vinhthinhbiostadt.com/vi/thong-tin-ky-thuat/quan-ly-ph-de-duy-tri-suc-khoe-dong-vat-thuy-san-36.html

    //tepbac.com/tin-tuc/full/ph-quan-trong-nhu-the-nao-trong-nuoi-tom-ca-20364.html

    Page 19

    KHPTO - Việc bổ sung các khoáng vi lượng hay nguyên tố vi lượng cho tôm, cá không những giúp cho loài thủy sản nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của loài nuôi.

    Theo khuyến cáo của Trung tâm khuyến nông quốc gia, vitamin C rất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen và cartilage ở động vật có xương sống. Bên cạnh đó, vitamin C được xem như là chất kháng oxy hóa, kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu thường gặp và giảm stress. Cá và giáp xác không có khả năng tổng hợp vitamin C do thiếu enzym L-gulono-lactone oxidase, mà thường hấp thu từ thức ăn. Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh vẹo cột sống ở cá và bệnh chết đen ở tôm. Với tôm giai đoạn ấu trùng cần vitamin C nhiều hơn so với giai đoạn trưởng thành.

    Biểu hiện tôm, cá thiếu vitamin C

    - Khi cá thiếu vitamin C sẽ dẫn đến việc giảm ăn, yếu ớt và hoạt động kém, nặng hơn là bị biến dạng cấu trúc, dị tật xương sống, ưỡn lưng... hay xuất hiện hiện tượng xuất huyết gốc vây và da, mất sắc tố ở da, tổn thương da và hàm lượng khoáng giảm ở cá rô phi.

    - Ở tôm, thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm, tăng thời gian biến thái.

    Dấu hiệu bệnh lý và phân bố của hội chứng chết đen ở tôm sú khi thiếu vitamin C: đầu tiên xuất hiện đốm đen ở phần cơ dưới lớp vỏ kitin của phần bụng, đầu ngực và các khớp nối giữa các đốt. Bệnh nặng, vùng đen xuất hiện lan trên mang tôm và thành ruột. Tôm bỏ ăn, chậm lớn. Đàn tôm mắc bệnh có thể bị chết 1 - 5% hàng ngày. Tổng tỷ lệ hao hụt rất lớn, có thể lên đến 80 - 90%.

    - Hiện tượng bệnh lý giống bệnh ăn mòn nhưng chỉ khác ở phần vỏ kitin không bị mòn.

    Nhu cầu và chế độ sử dụng

    - Hầu hết các loài cá, tôm đều có các yêu cầu về chế độ sử dụng vitamin C theo định lượng sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố gồm: thói quen, kích thước và tốc độ tăng trưởng của tôm, cá nuôi; hình thức nuôi; quá trình sản xuất khẩu phần thức ăn; các đặc tính của môi trường nước và tình trạng sinh lý của cá, tôm; giai đoạn phát triển.

    - Nhu cầu vitamin C thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng, tôm, cá cần được cung cấp lượng vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành và giai đoạn bố mẹ [ở giai đoạn ấu trùng, tôm càng xanh cần bổ sung 200 mg vitamin C/kg thức ăn, giai đoạn tôm giống cần bổ sung 100 mg/kg thức ăn].

    - Đối với cá nuôi, nhu cầu vitamin C tùy theo loài [cá chép bột có nhu cầu vitamin C là 45 mg/kg, trong khi cá chẽm bột chỉ 20 mg/kg].

    - Tôm, cá bị bệnh thì nhu cầu bổ sung vitamin C cũng sẽ cao hơn so với tôm, cá khỏe mạnh.

    - Để hạn chế sự hao hụt vitamin C, người ta phải bảo vệ vật nuôi trước khi bổ sung vào thức ăn ở các dạng khác nhau. Người nuôi có thể bổ sung vitamin C vào thức ăn loại vi bọc do hàm lượng vitamin C ở dạng này khoảng 80 - 90% và có thể lưu trữ trong vài tháng.

    Trong nuôi thủy sản, khi thời tiết thay đổi hoặc xung quanh vùng nuôi có dịch bệnh cũng nên bổ sung thường xuyên vitamin C vào thức ăn cho vật nuôi. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào loại vitamin C, khoảng 500 - 1.000 mg/kg thức ăn. Đồng thời, nên định kỳ bổ sung khoảng 3 - 5 ngày/tháng; khi cá bị bệnh cần tăng thêm liều lượng và bổ sung 5 - 7 ngày liên tục.

    Lưu ý: nên bổ sung vitamin C với thuốc bổ, men tiêu hóa nhằm tăng sức đề kháng cho cá, tôm trước khi cho chúng dùng kháng sinh để điều trị bệnh. Ngoài ra, không nên sử dụng vitamin C cùng với các loại kháng sinh điều trị bệnh như ampicilin, amoxycilin... vì các loại kháng sinh này không bền khi ở cùng vitamin C.

    Page 20

    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…

    Quản lý sức khỏe thủy sản mùa lạnh

    Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của tôm/cá, nó gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu về thức ăn cho tôm/cá. 

    Chúc Mừng Năm Mới 2021

    NAVICO kính chúc Quý khách hàng, đối tác một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý!

    Bệnh đóm trắng trên tôm nuôi

    Bệnh đốm trắng do vi-rút là một trong những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải tôm có đốm trắng nào cũng do vi-rút gây ra mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.

    pH trong nuôi trồng thủy hải sản

    NAVICO - pH trong ao nuôi có tác động đến sức khỏe của động vật thủy sản trong ao nuôi. Nếu pH trong ao nuôi xuống thấp hoặc tăng cao sẽ làm tôm giảm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khiến tôm nuôi dễ mắc bệnh hơn. Bài viết tổng hợp các kiến thức về pH trong ao nuôi cũng như cách kiểm soát pH hiệu quả và kinh tế giúp người nuôi giảm chi phí và tăng năng suất nuôi.

    Sử dụng nguyên liệu phụ gia trong thức ăn chăn nuôi - Phần II

    Để đạt hiệu quả thì các phụ gia thay thế cũng phải mang lại tác động tương tự. Tuy nhiên, các phụ gia thay thế sẽ có cơ chế hoạt động khác và các tác động có lợi hoặc có hại cũng phải xem xét. Và từ đó có thể cần thiết phải sử dụng kết hợp các yếu tố để đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Bệnh do virus DIV1 trên tôm

    Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ tại tỉnh Phúc Kiến. Tháng 2/2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông [Trung Quốc] và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.

    Phòng bệnh vi bào tử trùng và đốm trắng mùa nắng nóng

    Hiện nay,thời tiết nắng nóng, độ mặn cao, nhiệt độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên dễ phát sinh các mầm bệnh nguy hiểm do vi khuẩn và virus trong nuôi tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng đang diễn biến phức tạp trên cả tôm thẻ và sú.

    CATALOGUE NAVICO

    Công ty Navico chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao chuyên dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi, xử lý nước, hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản, góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí cho người chăn nuôi. 

    SO SÁNH PAC, PHÈN NHÔM VÀ PHÈN SẮT TRONG XỬ LÝ NƯỚC

    Trong công nghệ sử lý nước, các hóa chất thường dùng để giải quyết tốt nhất là sử dụng phèn nhôm và phèn sắt, PAC. Mỗi loại hóa chất xử lý nước này đều có những đặc điểm phù hợp với ứng dụng nhất định, vậy thì phèn nhôm, phèn sắt và PAC có sự khác biệt như thế nào? Trong xử lý nước nuôi trồng thuỷ sản các hoá chất này có nên sử dụng không?

    OXY GIÀ - ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

    Hydro peroxid hay nước oxy già có công thức hóa học H2O2, là một chất oxy hóa dạng lỏng trong suốt, nhớt hơn một chút so với nước, có các thuộc tính ôxi hóa mạnh, được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản với công dụng cung cấp oxy hoà tan, diệt tảo, mầm bệnh, loại bỏ khí Amoni [NH3]

    ỨNG DỤNG CÁC DÒNG BACILLUS SP. CÓ ÍCH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

    Bacillus tiết ra enzyme phân hủy các chất như carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn. Chúng cũng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao nuôi tôm. Bacillus có tác dụng làm giảm COD, H2S trong ao tôm làm tăng năng suất nuôi.

    GLUTARALDEHYDE – CHẤT SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG

    Gluataraldehyde có khả năng giết chết tế bào rất nhanh, có khả năng diệt khuẩn phổ rộng. Do đó, dung dịch glutaraldehyde 0,1–2% là có thể được sử dụng trong khử trùng hoặc dùng trong việc bảo quản. Glutaraldehyde được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khử trùng dụng cụ y tế, công nghệ ướp xác, xử lý nước, chăn nuôi, công nghiệp giấy, thuộc da, mô bệnh học, thủy sản…

    Sử dụng vôi trong nuôi trồng thuỷ sản

    Vôi là một trong những chất dùng để xử lý môi trường khá rẻ tiền, có nhiều tác dụng và hiệu quả cũng rất cao, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi để cải tạo ao, đầm nuôi tôm, cá. Hiểu và sử dụng đúng loại cũng như đúng liều lượng sẽ giúp người nuôi đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.

    Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm cá

    Trong NTTS, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất và để xử lý chất hữu cơ dư thừa trong môi trường, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường là ưu tiên hàng đầu.

    Quản lý ao nuôi trong quá trình tôm lột xác

    Trong nuôi tôm, việc tôm lột xác đồng đều là điều mà người nuôi nào cũng mong muốn. Nhưng, để làm được điều đó, chúng ta cần nắm vững các kiến thức về dinh dưỡng, môi trường, cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm nuôi.

    Bổ sung khoáng và chất kích thích miễn dịch trong nuôi cá

    Khoáng chất và vitamin rất cần thiết cho sự hình thành xương ở cá rô phi, chúng đóng vai trò là đồng yếu tố của các enzyme trong một số quá trình trao đổi chất, trong sự cân bằng axit-bazơ của máu, dẫn truyền các xung thần kinh.

    Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp [EMS] trên tôm

    Trong nhiều năm qua, bà con nuôi tôm đã phải “vật lộn” với Hội chứng chết sớm trên tôm [EMS] hay Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính [AHPND] để duy trì sản xuất.

    Cơ chế hoạt động của nhóm ß-Lactams

    Tảo trong ao nuôi tôm và giải pháp khắc phục

    Tảo trong ao nuôi tôm

    Lưu ý khi nuôi sinh sản cá thần tiên

    Cá thần tiên luôn được ưa chuộng, là nhóm cá không thể thiếu trên thị trường cá cảnh. Nuôi và sinh sản cá thần tiên cung cấp cho thị trường rất tiềm năng, tuy nhiên, người nuôi phải biết kỹ thuật, đặc biệt tuyển chọn giống cá mới, đẹp.

    Nuôi tôm nước lợ: Nên thả giống theo thời vụ

    Theo Tổng cục thủy sản, người nuôi tôm cần nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ, thảtôm đúng với mật độ phù hợp theo từng hình thức nuôi và nhất là cần thảgiống vụ mới theo hướng thăm dò để theo dõi dịch bệnh, môi trường; nếu tình hình nuôi tôm khảquan thì tiếp tục thảgiống, tránh thảgiống vụ mới một cách ồ ạt.

    Một số bệnh thường gặp trên cá nuôi nước ngọt

    Theo các chuyên gia thủy sản Việt Nam, nuôi cá nước ngọt thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, cá thường mắc một số bệnh như: đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng mỏ neo…

    Vitamin C rất cần thiết trong nuôi trồng thủy sản

    Việc bổ sung các khoáng vi lượng hay nguyên tố vi lượng cho tôm, cá không những giúp cho loài thủy sản nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của loài nuôi.

    Page 21

    Tìm hiểu những chức năng của Nucleotide và các loại Nucleotide phổ biến nên bổ sung trong thức ăn thủy sản để tối ưu hiệu quả dinh dưỡng của thức ăn, từ đó tăng hiệu quả kinh tế.

    Nucleotide là thành phần cấu thành nên axit nucleic- đơn vị cấu trúc của các nhiễm sắc thể [Hình 1.1]. Và nucleotide cũng là đơn vị cấu trúc của Adenosine triphosphate [ATP], phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các cơ quan và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý và sinh hóa của cơ thể. 

    Hình 1.1 Quá trình thay đổi cấu trúc thành nhiễm sắc thể trong tế bào

     

    Về cấu tạo cơ bản, nucleotide được tạo thành từ sự gắn kết của nhóm phosphate và nucleoside [nucleoside được tạo thành bởi một pentose gắn với một bazơ]. Nucleotide được gọi tên theo số nhóm phosphate đi kèm [mono-, di-, tri]. Trong 6 loại nucleotide thì Inosine monophosphate [IMP], đang được quan tâm ứng dụng nhiều trong chăn nuôi thủy sản cũng là một sản phẩm quan trọng trong quá trình tổng hợp mới của các nucleotide.


    Các loại nucleotide

    Nucleotide được chia thành 2 loại gồm: purine và pyrimidine. Purine có chứa nhiều nguyên tử carbon và nito cho sự chuyển hóa sinh lý hơn là pyrimidine. Điều này chỉ ra rằng carbon và nito là cần phải được bổ sung từ nguyên liệu thô để dùng cho quá trình tổng hợp của nucleotide. Thêm vào đó, trong khi pyrimidine nhận nito để tổng hợp từ axit aspartic, thì purine còn nhận thêm nito từ glutamate và glycine. Vì vậy, nếu nucleotide không được bổ sung đầy đủ thông qua nguồn thức ăn thì không những sẽ làm giảm các chức năng sinh lý của nucleotide, mà còn tăng nhu cầu sử dụng của các axit amin cần thiết cho quá trình tổng hợp mới nucleotide, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng của các axit amin này cho các chức năng khác của cơ thể.

    Quá trình chuyển hóa và tổng hợp sinh học của nucleotide

    Purine và pyrimidine được hình thành qua hai quá trình tổng hợp khác nhau. 

    Như hình 3, Purine trải qua 11 bước và cần 6 ATP để tổng hợp IMP [Inosine 5’- monophosphate] từ ribose-5-phosphate. Thêm vào đó, một ATP khác cũng được dùng để chuyển hóa IMP thành GMP, như vậy, tổng cộng có 7 ATP được sử dụng để tổng hợp GMP thông qua quá trình tổng hợp mới.

    Quá trình tổng hợp của pyrimidine tương đối đơn giản hơn, chỉ gồm 4 bước và cần 4 ATP để tạo ra OMP [Orotidine Mono- Phosphate], một chất cơ bản của pyrimidine và sau đó tiếp tục các quá trình enzyme, phản ứng phosphoryl hóa để tạo thành CTP.

    “IMP và UMP là hai loại nucleotide quan trọng nhất trong các loại Purine và Pyrimidine”

    Hình 3: Sự tổng hợp mới [de novo pathway] của purine and pyrimidine

    Như vậy, dù cả purine và pyrimidine là cần thiết cho sự chuyển hóa của tế bào, nhưng khi chọn lựa loại nucleotide để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, thì loại purine [IMP và GMP] nên được bổ sung nhiều hơn pyrimidine vì quá trình tổng hợp sinh học của purine tốn nhiều năng lượng [như ATP] và thời gian hơn.

    Nếu nucleotide được bổ sung đủ, cơ thể không chỉ giảm được năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng vốn cần để tạo lượng nucleotide cần thiết cho duy trì chuyển hóa và tăng trưởng, mà còn tiết kiệm các chất dinh dưỡng cần thiết tham gia quá trình chuyển hóa cho sự tổng hợp sinh học  [sự tổng hợp mới- de novo synthesis pathway]. Nguồn cung nucleotide từ quá trình tận dụng [salvage pathway] chi phối quá trình tổng hợp mới thông qua hàm lượng nucleotide từ nguồn thức ăn cung cấp vào cơ thể và từ quá trình thoái hóa axit nucleic. Đặc biệt, với loại purine [IMP và GMP] thì khoảng 90% nhu cầu phụ thuộc vào con đường tận dụng.

    Chức năng của nucleotide trong thức ăn thủy sản

    Nucleotide là chất dinh dưỡng không thiết yếu vì nó có thể được tổng hợp trong cơ thể. Tuy nhiên, trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, quá trình phát triển cơ quan, gia tăng cân bằng nội mô trong giai đoạn phát triển của thú non hoặc trong giai đọan stress do thay đổi thời tiết, dịch bệnh, phục hồi sau chấn thương hoặc thức ăn chăn nuôi có hàm lượng nucleotide thấp, nucleotide cần phải được bổ sung thêm trong khẩu phần để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các hoạt động trên.

    1. Hiệu suất tăng trưởng

    Chức năng thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng của nucleotide đã được nghiên cứu ở nhiều loài cá như cá mú [Lin và cộng sự, 2009], cá hồi vân [Tahmasebi- Kohyani và cộng sự, 2011], cá hồi Đại Tây Dương [ Burrells và cộng sự, 2001], cá tráp đỏ [ Hossain và cộng sự, 2016], cá bơn [Song và cộng sự 2012] và các loài cá ăn tạp khác như cá rô phi thông qua cơ chế tế bào và phân tử. Tốc độ tăng trưởng và độ dày của thịt tăng đáng kể khi dùng thêm 0.2-0.8%IMP vào khẩu phần trong 60 ngày.

    Các gen có liên quan đến tăng trưởng thúc đẩy sự tăng lên của hormone phát triển [Hepatic GHR-1. IGF-1] và những gen này ảnh hưởng đến sự tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào [MyoD, meogenin, và Pax7] bằng tăng bổ sung hàm lượng IMP.

    [P

    Chủ Đề