Hạch cổ ở đâu

Ung thư ở vùng đầu cổ đang gia tăng, dù là ở bất kể độ tuổi nào. Ung thư đầu cổ biểu hiện rất đa dạng, tùy vào vị trí u. Tuy nhiên, có một dấu hiệu đặc biệt quan trọng, có thể quyết định bệnh diễn tiến tốt hay xấu, đó là hạch cổ.

Ở người bình thường có khoảng 600 – 700 hạch, phân bố khắp cơ thể, nhưng chỉ một phần nhỏ có thể sờ thấy tại vùng dưới hàm, nách, bẹn. Nó được xem như một phần của hệ thống miễn dịch. 

1. Hạch cổ có nhiệm vụ gì?

Hạch cổ giống như một nơi tập kết để loại bỏ chất độc hại lưu thông trong máu vùng đầu mặt. Khi có quá nhiều mầm bệnh, mầm bệnh sẽ bị “thu gom”, làm hạch sưng to lên.

Nếu có ung thư, hạch cũng bắt các tế bào ung thư, làm chậm sự lan truyền ung thư. Đến một lúc nào đó, các tế bào ung thư sẽ tràn ngập trong hạch. Do đó, hiện tượng nổi hạch vùng cổ cần quan tâm vì cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Ở bệnh nhân ung thư, nỗi hạch có giá trị rất lớn giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Hạch cổ được dùng để chẩn đoán giai đoạn của ung thư.

Khi hạch có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau, chúng ta cần đi thăm khám để tìm ra các bệnh lý liên quan, từ nhẹ như viêm họng cấp, cho đến các bệnh lý ác tính, ung thư. Vấn đề quan trọng ở đây là xác định được hạch sưng to là do viêm đơn thuần, hay do ung thư.

Xem ngay cách xác đinh hach ở cổ có phải là ung thư trong video dưới dây nhé!

2. Tại sao bạn bị nổi hạch cổ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi hạch cổ, nhìn chung được xếp vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau:

2.1. Do viêm nhiễm

  • Nổi hạch cổ có thể cảnh báo sự nhiễm trùng từ vùng Tai – Mũi – Họng [viêm họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm các tuyến nước bọt, và cả tình trạng viêm miệng – sâu răng…]
  • Viêm hạch còn gặp ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, gầy yếu, người già…, một số trường hợp viêm hạch do sử dụng thuốc [Hydantoines, Carbamazepine, Rifampicine, Penicilline…] với cơ chế chưa rõ. 

Viêm họng hạt [viêm họng mãn tính] có thể dẫn đến tình trạng hạch cổ. Vậy viêm họng hạt là gì? Tìm hiểu ngay!

2.2. Hạch viêm do ung thư máu

Nổi hạch ở cổ có thể là triệu chứng của bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu cấp… Đặc điểm chung của hạch loại này: sờ hạch thấy chắc, di động, ấn không đau, có thể kèm dấu hiệu tại gan, lách và bệnh lý liên quan đến máu [thiếu máu, xuất huyết dưới da…].

2.3. Hạch to do di căn từ ung thư vị trí khác

Các hạch di căn thường kèm các triệu chứng tại Tai – Mũi – Họng như: nuốt khó, nhức tai [gợi ý ung thư vòm họng, thanh quản], nói khó hay khó thở [gợi ý ung thư vùng thanh quản], nghẹt mũi và chảy máu mũi [gợi ý ung thư vòm hay mũi xoang], nghe kém và ù tai [gợi ý ung thư vòm]…

Ngoài ra, hạch cổ còn gặp trong di căn từ ung thư dạ dày, ung thư vú… 

Trong các ung thư đường hô hấp trên, Ung thư vòm là loại đáng nghi ngại nhất. Lý do là vì, bệnh thường được chẩn đoán muộn vì các khối u nằm sâu, khó quan sát được trực tiếp. Khi phát hiện, u đã lớn, xâm lấn rộng, tiên lượng xấu.

Với ung thư vòm, triệu chứng nổi hạch ở cổ xuất hiện từ rất sớm, có khi chưa thấy cả khối u ở vòm. Nổi hạch đôi khi chính là triệu chứng làm bệnh nhân lo lắng và đi khám. Do đó, y khoa có cụm từ “con sinh trước cha”, để nhấn mạnh hơn dấu hiệu chỉ điểm của hạch cổ trong phát hiện sớm ung thư vòm.

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, tìm hiểu về dấu hiệu cảnh báo và cách tầm soát ung thư vòm họng để hạn chế nguy cơ tử vong do bệnh gây ra nhé!

Như vậy, thay vì chủ quan và bỏ qua, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kỹ khi nổi hạch bất thường tại cổ.

3. Khi khám hạch, bác sĩ sẽ chú ý những đặc điểm gì?

  • Phân loại hạch thuộc vị trí nào, xác định số lượng hạch.
  • Nhận định hình dạng, kích thước hạch: hạch tròn thường nghi ngờ hạch ung thư, hạch bầu dục thường nghĩ hạch viêm.
  • So sánh vị trí hạch hai bên.
  • Sự di động của hạch: hạch cứng, dính vào mô xung quanh thường nghi ngờ hạch ung thư.
  • Với các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, ngoài việc khám thật kỹ các hạch dựa trên những tính chất trên, khi nghi ngờ có khối ung thư từ nơi khác di căn, bác sĩ sẽ chủ động nội soi nhằm phát hiện bất thường tại vòm, hay tại họng –  thanh quản…

Nếu nghi ngờ bản thân mắc phải ung thư vòm họng, tìm hiểu bài viết Nghi ngờ Ung thư vòm họng, cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám? để có thể chuẩn bị thật tốt cho buổi khám bác sĩ của mình!

Hạch cổ rất quan trọng. Hạch cổ không những góp phần bảo vệ cơ thể mà còn phản ánh sớm nhất, đúng nhất tình trạng bệnh lý của mỗi người. Phải chăng, lâu nay chúng ta đã quá chủ quan với sức khỏe mình. Nếu vô tình sờ quanh cổ, thấy những khối hạch đáng nghi ngại, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ.

Với các hạch nghi ngờ ác tính hay do di căn ung thư, những phương pháp như nội soi Tai Mũi Họng, siêu âm, sinh thiết… sẽ giúp bạn chẩn đoán và điều trị sớm bệnh của mình.

 Ung thư hạch ở cổ

Ung thư hạch ở cổ.

Hạch ở cổ là bình thường khi mà đường kính của nó nhỏ hơn 1cm, khi sờ vào sẽ thấy hạch di động tốt mà không bị dính với mô xung quanh, có bờ giới hạn rõ, sờ nắn không đau và mật độ mềm vừa phải không quá cứng.

Hạch to ra là bởi 2 nguyên nhân là do viêm hoặc nhiễm trùng hoặc do bị bệnh ung thư hạch cổ.

Nếu do viêm hoặc nhiễm trùng thì thông thường ta rất dễ để nhận ra nơi nhiễm trùng qua cách khám tai mũi họng hoặc tự bệnh nhân cũng có thể cảm nhận được như nhọt ngoài da, vết lóe trong khoang miệng và lưỡi, viêm họng, viêm hoặc áp xe nướu răng.

Những loại hạch do viêm và nhiễm trùng này thường sẽ mất đi khi người bệnh được điều trị với kháng sinh kháng viêm trong thời gian tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của mỗi người bệnh.

Còn nếu gọi là ung thư hạch ở cổ thì lúc này hạch sẽ có kích thước lớn 1cm, khi sờ vào sẽ thấy nó dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không còn rõ ràng, sờ nắn sẽ cảm thấy đau và mật độ cứng chắc. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch ở cổ?

Nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch cổ

Nguyên nhân ung thư hạch ở cổ

Nguyên nhân chính xác đến nay thì vẫn chưa được các nhà khoa học xác định rõ. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ sau các bạn cần phải lưu ý:

+ Yếu tố di truyền: Đến giờ các nhà khoa học vẫn đang còn nghiên cứu để chứng minh yếu tố di truyền có phải là nguyên nhân gây ung thư hạch ở cổ hay không. Tuy nhiên, nếu trong nhà bạn có người thân bị mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi khám để có thể nhận biết sớm nguy cơ bị bệnh.

+ Hệ miễn dịch kém: Những người bị suy yếu hệ miễn dịch bẩm sinh, hay do bệnh lý nào đấy khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu thì cũng là một yếu tố gây bệnh ung thư hạch cổ. Bởi lúc này lượng tế bào bạch cầu khỏe mạnh quá yếu đê có thể chống lại những tế bào ung thư ấy.

+ Môi trường sống và làm việc ô nhiễm: Đây được xem là một trong những yêu tố nguy cơ không thể bỏ qua. Khi thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm hay tiếp xúc với các hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư hạch cổ.

+ Ngoài ra, có thể một số yếu tố nguy cơ khác như bị nhiễm các loại virus nguy hiểm, do chế độ ăn uống sinh hoạt….

Dấu hiệu ung thư hạch ở cổ

Nhận biết sớm được dấu hiệu ung thư hạch ở cổ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh. Sau đây là một số dấu hiệu ung thư hạch cổ mà bạn cần lưu ý:

Sút cân là một trong những dấu hiệu ung thư hạch ở cổ.

+ Người bệnh lúc này sẽ có dấu hiệu sút cân nhưng không rõ nguyên nhân cảm giác chán ăn, ăn một ít là no. Khi ăn thì cảm thấy khó nuốt thức ăn.

+ Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt không muốn làm việc gì cả. Người bệnh có thể bị khàn tiếng, khạc ra máu, thay đổi màu sắc và kích thước của nốt ruồi trên da vùng đầu cổ hoặc có vết loét không lành trong niêm mạc miệng, họng và lưỡi.

+ Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, có thể bị ho, khó thở và đau tức ngực, bị sốt và cơn sốt kéo dài và thường xuyên…

Điều trị ung thư hạch ở cổ

Điều trị ung thư hạch cổ.

Hiện nay nhờ có khoa học hiện đại nên có nhiều phương pháp điều trị ung thư hạch cổ. Trong đó có thể kể đến các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và ghép tế bào gốc.

Phẫu thuật là cách cắt bỏ khối u hạch ở cổ ác tính rồi kết hợp với xạ trị và hóa trị. Còn xạ trị là sử dụng một chùm tia bức xạ với năng lượng lớn và bắn vào hạch bị ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư và thường sử dụng sau hậu phẫu hoặc trường hợp không thể phẫu thuật được nữa.

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư hạch cổ chủ yếu. Đây là cách điều trị toàn thân bằng cách dùng thuốc hóa chất theo máu đến các tiêu diệt các tế bào ung thư ở khắp cơ thể.

Ghép tế bào gốc là phương pháp sử dụng trong trường hợp xấu nhất hoặc trường hợp tái phát và không thể đáp ứng được điều trị. Đây là phương pháp phức tạp cần phải có đội ngũ bác sĩ giỏi và cũng rất tốn kém.

Bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức về căn bệnh ung thư hạch cổ, những dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh và biết được những biện pháp điều trị hiệu quả. Từ đó giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình một cách tốt nhất nhé!

Trích nguồn : 
 

Video liên quan

Chủ Đề