Hải phòng có bao nhiêu dân số

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha [số liệu thống kê năm 2001] chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước.

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.

- Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.

- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

- Phía Đông giáp biển Đông.

Thành phố có toạ độ địa lý:

- Từ 20030'39' - 21001'15' Vĩ độ Bắc.

- Từ 106023'39' - 107008'39' Kinh độ Đông.

Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007'35' - 20008'36' Vĩ độ Bắc và từ 107042'20' - 107044'15' Kinh độ Đông.

Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không./.

Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu á, sát biển Đông nên Hải Phòng chịu ảnh hưởng của gió mùa.

Mùa gió bấc [mùa đông] lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm [mùa hè] mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9.

Thời tiết của Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương đối ôn hoà. Do nằm sát biển, về mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 10C và về mùa hè mát hơn 10C so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 230C, cao nhất có khi tới 400C, thấp nhất ít khi dưới 50C. Độ ẩm trung bình trong năm là 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Trong suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal cm/phút.

3. Địa hình, thổ nhưỡng, đất đai:

Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp.

Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.

Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố nhưng lại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố thành từng dải liên tục theo hướng tây bắc - đông nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu đông bắc Bắc bộ về phía nam. Đồi núi của Hải Phòng hiện nay là các dải đồi núi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ. Cấu tạo địa chất gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển.

Có hai dải núi chính: dải đồi núi từ An Lão đến Đồ Sơn nối tiếp không liên tục, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu; dải Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng, Núi Đèo, nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi, đặc biệt là đá vôi Tràng Kênh là nguồn nguyên liệu quý của công nghiệp xi măng Hải Phòng. ở đây, xen kẽ các đồi núi là những đồng bằng nhỏ phân tán với trầm tích cổ từ các đồi núi trôi xuống và cả trầm tích phù sa hiện đạ

4. Tài nguyên thiên nhiên

a/ Tài nguyên, khoáng sản

Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có dấu vết của hoạt động macma nên ít có các mỏ khoáng sản lớn. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò khảo sát thì Hải Phòng có mỏ sắt ở Dương Quan [Thuỷ Nguyên], mỏ kẽm ở Cát Bà với trữ lượng nhỏ.

Khoáng sản kim loại có mỏ sắt Dưỡng Chính [Thuỷ Nguyên], sa khoáng ven biển [Cát Hải và Tiên Lãng].

Khoáng sản phi kim loại có mỏ cao lanh ở Doãn Lại [Thuỷ Nguyên], mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng [Tiên Lãng], các điểm sét ở Kiến Thiết [Tiên Lãng], Tân Phong [Kiến Thuỵ], Đồng Thái [An Hải]. Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; quaczi và tectit ở một số núi thuộc Đồ Sơn; phốt phát ở đảo Bạch Long Vĩ; nước khoáng ở xã Bạch Đằng [Tiên Lãng]. Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn. Trên đảo Bạch Long Vĩ có đá asfalt, sản phẩm oxy hoá dầu, cho biết có triển vọng dầu khí vì thềm lục địa Hải Phòng chiếm đến 1/4 diện tích Đệ Tam vịnh Bắc Bộ, có bề dày đạt tới 3.000 m.

Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Nguồn nước biển với độ mặn cao và ổn định ở một số vùng biển Cát Hải, Đồ Sơn dùng để sản xuất muối phục vụ cho công nghiệp hoá chất địa phương và Trung ương cũng như đời sống của nhân dân. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với độ rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên đất của Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình cao thấp xem nhau và nhiều đồng trũng. Thêm vào đó là những biến động của thời tiết có ảnh hưởng không tốt đến đất đai, cây trồng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng trọt.

Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm. Diện tích rừng khoảng 17.300 ha, trong đó có khoảng 580 ha rừng nguyên sinh như rừng nhiệt đới Amazôn thu nhỏ, trong đó có nhiều loại cây gỗ quí hiếm được xếp loại thực vật cần bảo vệ và nhiều loại cây dược liệu được giới y học trong và ngoài nước quan tâm; có nhiều loại chim như hoạ mi, khiếu, vẹt, đa đa, đại bàng, hải âu, én... Thú quí trên đảo có khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím..., đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú quí hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà.

b/ Biển, bờ biển, hải đảo:

Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc tây bắc vịnh Bắc bộ. Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểm chung của vịnh Bắc bộ và biển Đông.

Độ sâu của biển Hải Phòng không lớn. Đường đẳng sâu 2m chạy quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5 m ở cách bờ khá xa. ở đáy biển nơi có các cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ, chừng 30 - 40 m. Mặt đáy biển Hải Phòng được cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ nay dùng làm luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu biển.

Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi. Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết [sa thạch] tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng tây bắc - đông nam. Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển; đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng. Dưới chân những đồi đá cát kết có bãi tắm, có nơi nghỉ mát nên thơ và khu an dưỡng có giá trị. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ.

Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương.

Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km trên 1 km2.

Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ. Nếu ngược dòng ta sẽ thấy như sau: sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn ôn ở độ cao trên 1.170 m thuộc Bắc Cạn, về đến Phả Lại thì hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam, là nguồn của sông Thái Bình chảy vào đồng bằng trước khi đổ ra biển với độ dài 97 km và chuyển hướng chảy theo tây bắc - đông nam. Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng nhỏ, và sông Thái Bình đã tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn úc, Lạch Tray, Đa Độ... đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính.

Hải Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn Thành phố với tổng độ dài trên 300 km, bao gồm:

- Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng từ Quí Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.

- Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành.

- Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30 km chảy qua nội thành và đổ ra biển ở cửa Cấm. Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu vực cửa sông này từ cuối thế kỷ 19. Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính giữa huyện Thuỷ Nguyên và An Hải.

- Sông Đá Bạch - Bạch Đằng dài hơn 32 km cũng là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh. Cửa sông ở đây rộng và sâu, hai bên bờ là những vách núi đá vôi tráng lệ, nơi đây đã 3 lần ghi lại những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc ở thế kỷ thứ X và XIII.

Ngoài các sông chính là các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá [Thuỷ Nguyên], sông Đa Độ [Kiến An - Đồ Sơn], sông Tam Bạc...

Chương trình kỷ niệm có những hoạt động Lễ hội văn hóa, du lịch, khởi công và khánh thành một số dự án, công trình chào mừng, các hội nghị, hội thảo về liên kết thông tin vùng Bắc Bộ; chiến lược ngành thủy sản Việt Nam, triển lãm và hội chợ…Dự kiến sẽ thu hút hàng nghìn khách du lịch đến Cát Bà vào những ngày diễn ra Lễ kỷ niệm.

Ngày 1/4/1959, Bác Hồ về thăm nhân dân Cát Bà và động viên bà con ngư dân làng cá Cát Bà - Cát Hải. Tại đây, Người đã căn dặn: “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ” và từ đó ngày 1/4 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của Ngành Thủy sản Việt Nam và là ngày hội của nhân dân huyện đảo Cát Hải, Cát Bà. Năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ về thăm Làng Cá Cát Bà, Ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam và khai trương Du lịch Hải Phòng, UBND thành phố phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm từ ngày 1/3 đến ngày 2/4.

2/ Lễ hội đình Kỳ Úc, Kỳ Úc là một thôn thuộc xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng. Xã Bắc Hưng được thành lập cùng với xã Nam Hưng từ xã Chấn Hưng vào năm 1981. Đình Kỳ Úc thờ 3 vị thành hoàng đó là :

Quý Minh, húy là Tuấn sinh ngày 15 tháng Giêng hóa ngày 8 tháng 12 âm lịch, là một vị tướng của vua Hùng.

Đô Thống, húy là Thành Công sinh ngày 2 tháng 6 hóa ngày 8 tháng 12 âm lịch.

Ngọc Thanh công chúa, húy Ngọc sinh ngày 29 tháng 2 không rõ ngày hóa. Tương truyền là phu nhân tướng quân Phạm Ngũ Lão.

Cả 3 vị đều là người có công đánh giặc, hộ quốc giúp dân. Được thờ bằng ngai và tượng đều có sắc của các vua phong, các vị còn được thờ ở các làng Xuân Úc, Vân Đô cùng tổng. Ba làng thờ chung một miếu, còn mỗi làng thờ ở đình riêng.

Ngày 29 tháng 2 âm lịch hàng năm được quy định là ngày hội chung của các làng Xuân Úc, Vân Đô và Kỳ Úc.

Vào ngày diễn ra lễ hội, từ lúc sáng sớm, dân làng ở hai thôn Xuân Úc và Vân Đô đã hồ hởi kính cẩn rước thần tượng, nghi vệ Thành hoàng cùng nhiều lễ vật của làng mình về đình Kỳ Úc để hợp tế giữa 3 làng mở đầu cho lễ hội diễn ra trong 3 ngày.

3/ Lễ hội đình Kiền Bái, Đình Kiền Bái thuộc xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng, đây là ngôi đình có niên đại vào loại cổ nhất ở Hải Phòng [ 1685 ]. Đình có kiến trúc hình chữ Đinh còn nguyên mặt ván sàn và một số tiêu bản nghệ thuật điêu khắc gỗ đượm chất dân gian. Đình Kiền Bái thờ 2 vị phúc thần: Vị thứ nhất là tướng đời Trần [ thế kỷ 13 ] hiệu là Lôi tướng quân, theo Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên ở sông Bạch Đằng năm 1288. Sau thắng trận trở về đóng tại địa phận làng, có công chiêu lập dân làng phục hồi sản xuất, khi ông mất được dân bản xã lập miếu thờ, được vua sắc phong Thượng đẳng thần, Lôi công đại vương.

Vị thứ hai là người gốc Hán từ thời Đường sang nước ta làm Thứ sử đất Giao Châu, khi đi tuần thú đóng quân ở Kiền Bái đã có công chiêu dân lập ấp được nhân dân suy tôn làm phúc thần, được vua phong sắc Thượng đẳng thần, “ Trung Quốc đại vương”.

Lễ hội ở đình Kiền Bái được mở liên tục trong 3 ngày liền:

Ngày mồng 10 tháng Giêng: tế nhập tịch, có rước nước từ giếng chùa về tế tại đình.

Ngày mồng 11 tháng Giêng: cả năm giáp trong làng mỗi giáp cử ra 5 đến 10 người khỏe mạnh làm đô kiệu, rước tượng hai vị từ miếu ra đình làm lễ mộc dục sau đó Trung Quốc đại vương lên miếu Thượng, Lôi công đại vương lên miếu Hạ. Đến tầm trưa làng rước cả hai vị về Dọc Muống làm lễ đánh bài tại đây, đến chiều rước cả hai vị về đình Kiền Bái tế yến, song lễ tế, làng tổ chức hát đúm và mời các cụ thụ lộc.

4/ Thắng cảnh Đồ Sơn, Có 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tưởng, từ lâu Đồ Sơn đã là một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Bán đảo Đồ Sơn nằm trên miền cổ lục địa, chạy dài 22,5km ven biển từ cửa sông Cấm đến cửa sông Văn Úc. Người xưa hình tượng hoá Đồ Sơn như đầu rồng đang hướng về viên ngọc [Hòn Dáu] đuôi quẫy ra khơi xa làm thành đảo Bạch Long Vĩ. Ở Đồ Sơn chưa phát hiện ra dấu vết của người tiền sử, nhưng có khá nhiều di tích lịch sử.

Khu du lịch Đồ Sơn- Hải Phòng

5/ Đảo ngọc Cát Bà, Cát Bà là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo của quần thể đảo Vịnh Hạ Long. Thiên nhiên ở đây hoang sơ, rừng, biển, sông, suối, núi, đồi, thung lũng, bãi cát, hang động, xen kẽ gắn kết với nhau tạo nên nhiều cảnh đẹp kỳ thú. Rừng Quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú đặc trưng là loài Voọc đầu trắng và cây Kim Giao.

6/ Quán hoa, Quán hoa trung tâm thành phố được xây dựng vào cuối năm 1941 do Đốc Lý Luyxiani chủ trì việc thiết kế và Chánh lục lộ Gôchiê phụ trách thiết kế mỹ thuật. Mẫu quán lấy 04 cột gỗ tròn làm trụ, mái cong, lợp mái ngói mũi hài vừa kết hợp giữa phương Tây và phương Đông được coi là hài hoà giữa không gian phố phường. Mỗi quán rộng 20 m2, cao gần 4 m, cách nhau 6 m. Tất cả các quán trải dài trên diện tích 300 m2. Gần đây, thành phố mở con đường đằng sau quán hoa vừa đẹp thêm cảnh quan thuận tiện cho kẻ mua, người bán. Quán hoa Hải Phòng từ lâu đã là nguồn cảm hứng của các hoạ sĩ, các nghệ sĩ nhiếp ảnh khi vẽ và chụp ảnh nghệ thuật về Hải Phòng.

7/ Hồ Nhà hát nhân dân, Vốn là một hồ nhỏ, thời Pháp thuộc nằm trong trường đua ngựa và là nơi tắm cho ngựa, vì vậy nhân dân quen gọi là hồ Quần Ngựa.Trong tiêu chí thành phố Hải Phòng xuất bản ở Paris năm 1891 đã nói đến khu Quần ngựa này và Hội đua ngựa Hải Phòng với các tay "dô kề" lừng danh sánh ngang với Hà Nội và Sài Gòn đã được nhắc đến nhiều lần. Trong tiêu chí thành phố Hải Phòng xuất bản ở Paris năm 1891 đã nói đến khu Quần ngựa này và Hội đua ngựa Hải Phòng với các tay 'dô kề' lừng danh sánh ngang với Hà Nội và Sài Gòn đã được nhắc đến nhiều lần.

8/ Đình Hàng Kênh, tên chữ là Nhân Thọ còn có tên là đình Rồng Bay toạ lạc trên đường Nguyễn Công Trứ [thuộc thôn Trung Hành, xã Hàng Kênh cũ]. Theo văn bia thì đình được xây dựng vào năm Mậu Tuất [1717] ở đường Hàng Kênh hiện nay. Đến năm 1841, Đình được chuyển ra vị trí hiện nay. Đình được xây dựng với qui mô lớn và làm trong nhiều năm [khoảng 15 năm]. Đây chính là một đài tưởng niệm Ngô Quyền. Kiến trúc trọng yếu nhất của công trình 'Đại Đình', làm theo kiểu vì 'chồng giường kẻ hiên'. Với 6 hàng chân cột, gồm 7 vì với 42 cây cột bằng gỗ lim nguyên cây, chu vi hơn 2m, cao tới 5,10m.

Các bức chạm khắc với nhiều đề tài phong phú đã thể hiện trình độ khắc gỗ độc đáo và là một trong những ngôi đình tiêu biểu điển hình trong các ngôi đình được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ thứ 18. Chỉ ở một ngôi đình này, các nghệ nhân đã tạc gần 900 con rồng mang phong cách nghệ thuật thời Lê, không con nào giống con nào. Đó là các loại rồng mẹ, rồng con quấn quýt bay lượn giữa mây trời cùng chim muông và hoa lá cách điệu.

9/ Đền Nghè, Ngôi đền xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương. Đó là đền Nghè - ngôi đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng.

Tương truyền rằng bà sống hết thiêng. Khi bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của bà đến bến Đá [nay là bến Bính] thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ bà.

Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919, đền Nghè mới được xây dựng khang trang như hiện nay.

10/ Hồ Tam Bạc, Hồ thuộc địa phận xã An Biên cũ, nay thuộc dải trung tâm thành phố. Năm 1885, Pháp mở rộng, nắn thẳng Lạch Liêm Khê của xã An Biên cũ thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt, nối sông Tam Bạc với sông Cấm dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1 triệu 760 nghìn mét khối gọi là Vung Bonnal. Sông này tên cũ gọi là sông đào Bonnal. Năm 1925, Pháp lại lấp đi một phần sông đến tận Nhà triển lãm ngày nay nên nhân dân gọi nôm na là sông Lấp.

11/ Tràng Kênh - Bạch Đằng,Nơi đây - một vùng đất, một vùng núi, một vùng trời "bát ngát sóng kình muôn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu". Đó là miền đất mang đậm dấu tích lịch sử Tràng Kênh - Bạch Đằng ở phía bắc huyện Thuỷ Nguyên, cách nội thành Hải Phòng 20km. Về phía nam có sông Giá, phía đông có sông Chanh. Đó là miền đất mang đậm dấu tích lịch sử Tràng Kênh - Bạch Đằng ở phía bắc huyện Thuỷ Nguyên, cách nội thành Hải Phòng 20km. Về phía nam có sông Giá, phía đông có sông Chanh./.

Bản đồ hành chính tỉnh Hải Phòng

2. Các đơn vị hành chính:

1/ Tỉnh Hải Phòng, tổng diện tích 1.519 KM2, dân số 1.676.500 người, mật độ 1104 người/KM2

Quận Hồng Bàng, diện tích 14,4 KM2, dân số 97.500 người, mật độ 6.761 người/KM2

Quận Kiến An, diện tích 29,6 KM2, dân số 73.000 người, mật độ 2.470 người/KM2

Quận Lê Chân, diện tích 4,2 KM2, dân số 146.100 người, mật độ 34.458 người/KM2

Quận Ngô Quyền, diện tích 12,4 KM2, dân số 171.500 người, mật độ 13.820 người/KM2

Quận Đồ Sơn, diện tích 31KM2, dân số 30.600 người, mật độ 989 người/KM2

Huyện An Hải, diện tích 208,4 KM2, dân số 215.500 người, mật độ 1.034 người/KM2

Huyện An Lão, diện tích 114,9 KM2, dân số 121.900 người, mật độ 1.061 người/KM2

Huyện Bạch Long Vĩ, diện tích 4,5KM2, dân số 202 người, mật độ 45 người/KM2

Huyện Cát Hải, diện tích 323,1 KM2, dân số 27.300 người, mật độ 84 người/KM2

Huyện Kiến Thuỵ, diện tích 164,3 KM2, dân số 172.800 người, mật độ 1.052người/KM2

Huyện Thuỷ Nguyên, diện tích 242,8 KM2, dân số 284.400 người, mật độ 1.171 người/KM2

Huyện Tiên Lãng, diện tích 189 KM2, dân số 149.200 người, mật độ 789 người/KM2

Huyện Vĩnh Bảo, diện tích 180,6 KM2, dân số 196.500 người, mật độ 1.033 người/KM2

Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 2006-2010

Kinh tế phát triển nhanh, liên tục và ổn định:

Tổng sản phẩm trong nước [GDP] đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006- 2008 [bình quân tăng 12,76%/năm]; từ năm 2009 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, bình quân trong 5 năm đạt 11,32%; tuy không đạt mục tiêu Đại hội đề ra [12-13%/năm], song vẫn gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Nhiều chỉ tiêu đạt cao, về trước kế hoạch từ 1 đến 3 năm, như sản lượng hàng hoá thông qua cảng, thu ngân sách trên địa bàn, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Quy mô kinh tế tăng đáng kể so với năm 2005, GDP năm 2010 gấp 1,7 lần, GDP bình quân đầu người tăng 63,4% [năm 2010 đạt 1.742USD/người]; tỷ trọng GDP [theo giá so sánh] trong GDP cả nước chiếm khoảng 4,4% [năm 2005 là 3,6%]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiên tiến, tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 87% năm 2005 lên 90% năm 2010 [trong đó dịch vụ tăng từ 50,8% lên 53%]. Một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực, nhiều lợi thế phát triển nhanh, có thêm sản phẩm mới.

Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm [2006-2010] ước tăng 14,93%/năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra [kế hoạch 5 năm tăng 18-19%/năm], tuy nhiên công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực, đến năm 2010 chiếm 31% trong GDP của thành phố, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá như: cơ khí, phôi thép, thép tấm, xi măng, nhiệt điện, phân bón DAP… Đã từng bước hình thành trung tâm công nghiệp đóng tầu, sản xuất kim loại lớn của vùng và cả nước. Một số ngành kỹ thuật cao được hình thành như sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử; dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phòng và máy tính.

Nông nghiệp: giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm [2006 – 2010] tăng 4,56%/năm vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra [kế hoạch 5 năm tăng 3,5 – 4%]. Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo đảm an ninh lương thực. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 40-42% giá trị của toàn ngành nông nghiệp [năm 2005 chiếm gần 35%]. Phát triển khá nhanh các mô hình trang trại và vùng sản xuất tập trung chuyên canh [đến nay trên địa bàn thành phố đã có 618 trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp] đồng thời quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp [giá trị sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác đạt bình quân 75 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm].

Thủy sản: giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân 5 năm [2006-2010] ước tăng 7,99%/năm không đạt kế hoạch 5 năm đề ra [kế hoạch 5 năm 15%/năm]; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng được đầu tư, nâng cấp, tu bổ. Phát triển nuôi trồng ở cả ba khu vực; đẩy mạnh nuôi thâm canh, bán thâm canh, phát triển nuôi trên biển, nuôi nước ngọt. Tiếp tục khuyến khích khai thác đánh bắt hải sản xa bờ; phát triển nhanh đội tàu với kỹ thuật, thiết bị được đầu tư mới, đủ năng lực vươn khơi và mang lại hiệu quả. Mở rộng liên kết, hợp tác trong nuôi trồng, khai thác, xuất hiện mô hình mới. Hệ thống dịch vụ hậu cần thuỷ sản được tổ chức tốt hơn, phục vụ có hiệu quả cho nuôi trồng, khai thác.

Thu ngân sách trên địa bàn, bình quân 5 năm ước tăng 32,19% vượt kế hoạch đề ra [kế hoạch ra tăng 15%], thu nội địa tăng nhanh, bình quân 5 năm ước tăng 13,2%/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, phát sinh đột xuất và tăng chi đầu tư phát triển. Thu ngân sách trên địa bàn tăng cao, hoàn thành vượt mức kế hoạch; cơ cấu thu nội địa có sự chuyển biến tích cực. Ưu tiên hỗ trợ vốn triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm.

Kinh tế dịch vụ phát triển đúng định hướng tạo sức tác động lan tỏa bước đầu đối với vùng, miền và vươn ra quốc tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; góp phần tích cực, trực tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, từng bước trở thành một trong các trung tâm dịch vụ lớn của vùng Duyên hải Bắc bộ. GDP ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP của thành phố, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010 đạt 12,41%/năm.

Hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng: phát triển khá nhanh, ổn định và hiệu quả, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn trong 5 năm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm, tốc độ dư nợ bình quân trong 5 năm là 28%/năm. Công tác thu chi tiền mặt được thực hiện tốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về số lượng và cơ cấu các loại tiền.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tính chung 5 năm ước đạt 119.268,24 tỷ đồng, tăng bình quân 20,42% vượt kế hoạch đề ra [kế hoạch tăng 14,0%]. Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp tăng nhanh; nguồn vốn dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn. Vốn ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng sức hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư khác. Nguồn vốn ODA được chú trọng khai thác để cải tạo từng bước hạ tầng đô thị [dự án cấp nước 1A, dự án thoát nước 1B đã hoàn thành và phát huy hiệu quả tốt, dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn Hàn Quốc đã đưa vào vận hành, các dự án thoát nước mưa, thoát nước thải và quản lý chất thải rắn; dự án nâng cấp đô thị... đang tiếp tục triển khai và bắt đầu phát huy hiệu quả]. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh trong các năm 2006: 197,8 triệu USD; năm 2007: 431,37 triệu USD năm 2008: 1.615,45 triệu USD, từ năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên chỉ đạt 125,9 triệu USD.

Giáo dục - đào tạo phát triển, gắn kết chặt chẽ hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở; cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục bậc phổ thông trung học và nghề. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường đáng kể. Giáo dục đại học phát triển cả về quy mô và chất lượng, thu hút sinh viên từ 55 tỉnh, thành phố theo học, bước đầu thể hiện vai trò là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của cả nước. Công tác đào tạo nghề phát triển về quy mô, xã hội hóa về phương thức, chất lượng được nâng lên. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 65% , trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 43%. Chất lượng nguồn nhân lực bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt kết quả khá toàn diện. Phòng, chống, dập tắt kịp thời các loại dịch bệnh. Hệ thống y tế cơ sở cơ bản đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư trang bị thêm một số thiết bị chẩn đoán và chữa bệnh hiện đại, tiếp thu và thực hiện thành công một số kỹ thuật y tế tiên tiến, chất lượng khám, chữa bệnh có tiến bộ. Thực hiện xã hội hoá, công bằng trong khám, chữa bệnh đạt kết quả tích cực; đến nay đã có 13/25 Bệnh viện có liên doanh liên kết với các cá nhân, tổ chức trong việc đầu tư đặt các máy móc thiết bị y tế kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; 2 bệnh viện đã khoa tư nhân; 32 phòng khám đa khoa; 516 Phòng khám chuyên khoa; 204 cơ sở dịch vụ y tế tư nhân đang hoạt động đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân; 100% người nghèo đã có bảo hiểm y tế công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế đã được thực hiện đầy đủ ở các tuyến khám chữa bệnh.

Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao được chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của thành phố ngày càng phục vụ tốt các hoạt động vui chơi giải trí của nhân dân, đến nay thành phố đã có 168 nhà văn hóa xã, thị trấn; 672 nhà văn hóa, trung tâm văn hóa làng, 14 nhà văn hóa, trung tâm văn hóa quận, huyện; đời sống văn hóa và môi trường văn hóa đạt nhiều kết quả tích cực.

Thể thao thành tích cao giữ vững ở tốp đầu cả nước, đứng thứ 4 trong các tỉnh thành phố, một số môn thể thao cơ bản trong hệ thống thi đấu Olympic đạt trình độ cao ở châu Á và Đông Nam Á. Dự án Khu liên hợp thể thao thành phố được tập trung triển khai xây dựng với quy mô lớn đáp ứng chức năng là một trung tâm thể thao vùng và cả nước.Công tác xã hội hóa thể thao được quan tâm, đạt kết quả tích cực, cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập tăng cả về số lượng và chất lượng, trung bình hàng năm các doanh nghiệp tài trợ cho phát triển thể dục thể thao từ 10 – 15 tỷ đồng.

Công tác giáo dục quốc phòng-an ninh được triển khai tích cực, hiệu quả. Một số công trình quốc phòng, an ninh được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp. Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang thành phố được nâng lên, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng vũ trang của Trung ương đóng quân trên địa bàn, nắm chắc tình hình, sẵn sàng chiến đấu cao; giữ vững thế chủ động chiến lược, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạnh nước ta trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; không để xảy ra diễn biến phức tạp, đột xuất bất ngờ; tham gia tích cực và hiệu quả công tác phòng, chống bão lụt, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

* Những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2006-2010

Qua 5 năm thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội, mặc dù có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên kinh tế thành phố còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém:

Quy hoạch bất cập, không theo kịp sự phát triển: quy hoạch không gian đô thị, quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch không gian phát triển, đặc biệt là quy hoạch không gian biển… cần phải được bổ sung, điều chỉnh.

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Số cơ sở đào tạo tăng nhiều nhưng quy mô và chất lượng chưa đáp ứng. Chưa có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao.

Cải cách hành chính mới tập trung cao ở khâu thủ tục hành chính, chưa tập trung nhiều cho tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ, công chức. Môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố.Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp. Môi trường đầu tư chưa tạo sức hấp dẫn cao. Các thị trường cơ bản được hình thành song chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô nhỏ, tính minh bạch, lành mạnh của thị trường còn thấp; sản phẩm còn nghèo nàn, nhất là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế./.

Hải Phòng bao nhiêu dân?

Hải Phòng
Tổng cộng
2.072.400 người
Thành thị
943.200 người [45,51%]
Nông thôn
1.129.200 người [54,49%]
Mật độ
1.358 người/km²
Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Hải_Phòngnull

Hải Phòng bao nhiêu Dần 2022?

Trong đó, ở Thành thị có 924.741 người [45,59%]; ở Nông thôn có 1.103.773 người [54,41%]. Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 1.332 người/km². + Địa hình: Địa hình phía bắc của TP Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển.

Hải Phòng có bao nhiêu huyện?

Thành phố Hải Phòng có 7 Quận 8 Huyện. Thành phố Hải Phòng có 217 đơn vị hành chính, bao gồm 141 Xã, 10 Thị trấn, 66 Phường.

Thành phố Hải Dương có bao nhiêu triệu dân?

Năm 2021, Hải Dương là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 8 về số dân với 1.936.774 người, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,5%.

Chủ Đề