Hàn quốc gia nhập các tổ chức quốc tế nào năm 2024

Địa chỉ liên hệ: Nhà xuất bản Khoa học xã hội; Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Sau 11 năm kiên trì đàm phán, từ ngày 01 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] - tổ chức kinh tế và thương mại lớn nhất hành tinh. Để tìm hiểu về hội nhập WTO, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới của Việt Nam và Viện Chính sách Kinh tế quốc tế của Hàn Quốc tổ chức một dự án nghiên cứu và hội thảo chung với chủ đề “Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO: Kinh nghiệm Hàn Quốc và định hướng của Việt Nam” để các nhà nghiên cứu của hai bên bày tỏ và chia sẻ những quan điểm của mình về vấn đề này. Từ kết quả của hội thảo cuốn sách cùng tên đã được biên soạn do TS. Lưu Ngọc Trịnh làm chủ biên.

Sách dày 335 trang, khổ 14,5x20,5 [Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007] gồm 10 chương: Chương 1: Kinh tế Việt Nam và một số đối sách phát triển sau gia nhập WTO. Chương 2: Việt Nam gia nhập WTO: Thời cơ và thách thức. Chương 3: Gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Chương 4: Vấn đề liên kết công nghiệp – thương mại Việt Nam hậu WTO. Chương 5: Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong môi trường mậu dịch tự do. Chương 6: Nông nghiệp Việt Nam hội nhập WTO. Chương 7: Gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức đối với khu vực dịch vụ Việt Nam. Chương 8: Hệ thống ngân hàng Việt Nam với việc hội nhập kinh tế quốc tế sau khi gia nhập WTO. Chương 9: Mối liên kết WTO và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Chương 10: Những vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.

Có thể nói rằng, bước qua ngưỡng cửa WTO, Việt Nam gần như đã hội nhập, đầy đủ và sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các cơ hội thị trường rộng mở gắn liền với áp lực cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh gia tăng sẽ tạo thành những động lực phát triển quan trọng nhất cho Việt Nam trong giai đoạn tới. Việc có tạo ra và sử dụng tốt các động lực này hay không sẽ quyết định việc gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới có thực sự tốt cho Việt Nam hay không. Phải thừa nhận rằng, là nước gia nhập WTO muộn, Việt Nam phải chịu các điều kiện gia nhập khắt khe, thậm chí có thể nói là bất công, đặc biệt là đối với một nền kinh tế nghèo, kém phát triển và lại đang chuyển đổi như Việt Nam.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước đi trước, nhất là của một số nước gần kề như Hàn Quốc, Trung Quốc và Campuchia, cho thấy Việt Nam không được phép và cũng không có lý do gì đặc biệt để bi quan trước triển vọng “hậu gia nhập WTO”. Vấn đề đặt ra là phải nghiêm túc xây dựng các kịch bản hội nhập một cách chặt chẽ. Thời gian thực hiện các cam kết WTO đối với Việt Nam sẽ ngắn hơn so với các nước đi trước. Nếu có một lộ trình hội nhập được thiết kế tốt, chắc chắn bước đi hội nhập của nền kinh tế và của doanh nghiệp sẽ tự tin, chắc chắn hiệu quả hơn nhiều. Thay đổi mô hình tăng trưởng cho phù hợp với các điều kiện toàn cầu hoá và gia nhập WTO. Hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường. Đây là một mục tiêu quan trọng, quyết định triển vọng Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sau khi gia nhập WTO, bảo đảm cho Việt Nam tránh được những rủi ro và các tổn thất khi hội nhập.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 [với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc] - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 6/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 [với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc] và các Hội nghị Cấp cao ASEAN với Hoa Kỳ và với Canada.

Tất cả các đối tác đều khẳng định coi ASEAN là lực lượng trung tâm trong khu vực, cam kết hỗ trợ xây dựng Cộng đồng, đóng góp trách nhiệm, hiệu quả cho đối thoại và hợp tác và các nỗ lực xây dựng cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm, dựa trên luật pháp quốc tế.

Trong đó, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 26 tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác ASEAN+3 với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Trong năm 2022, thương mại giữa ASEAN và các Đối tác +3 tăng 10,2%, đạt 1.213 tỷ USD, trong khi đó, FDI từ các Đối tác +3 vào ASEAN đạt tới 54,8 tỷ USD, chiếm 24,5% tổng FDI vào ASEAN.

Lãnh đạo ASEAN+3 nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch Hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2023-2027, trong đó có phát huy thế mạnh hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính, y tế… và mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới, tập trung vào đổi mới sáng tạo, bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu,... hướng tới phát triển bao trùm và bền vững.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ hy vọng ASEAN+3 sẽ có vai trò tích cực, hiệu quả trong đề xuất các giải pháp khả thi, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay. Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN+3 cần phối hợp đẩy mạnh trao đổi kinh tế, thương mại, đầu tư và liên kết đa phương, bao gồm phối hợp thực hiện hiệu quả các FTA ASEAN+1 với từng Đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như Hiệp định RCEP.

Thủ tướng đề nghị ASEAN+3 mở rộng các lĩnh vực hợp tác, nhất là chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử, công nghệ tài chính Fintech, trí tuệ nhân tạo AI, tài chính xanh, công nghệ xanh… tạo thêm xung lực cho tăng trưởng bao trùm, hướng tới phát triển bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Đồng thời, cần phối hợp bảo đảm an ninh lương thực từng quốc gia và toàn khu vực trong mọi tình huống.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng phối hợp thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương, Mekong-Nhật Bản và Mekong-Hàn Quốc, đóng góp hiệu quả cho phát triển bền vững tiểu vùng Mekong.

Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 thông qua Tuyên bố về Phát triển hệ sinh thái xe điện.

* Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước ASEAN đề nghị các Đối tác ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, hướng tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Các Đối tác khẳng định ủng hộ vai trò, nỗ lực và lập trường của ASEAN, cam kết phối hợp chặt chẽ thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.

Trước các thách thức ở khu vực, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các Đối tác ủng hộ tăng cường đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đề cao luật pháp quốc tế với tinh thần trách nhiệm và tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau.

* Sáng mai, ngày 7/9/2023, Lãnh đạo các nước sẽ dự Hội nghị Cấp cao ASEAN với Ấn Độ và Hội nghị Cấp cao Đông Á [EAS].

Chủ Đề