Hấp táo trong bao lâu

[Webtretho] Là một trong những loại trái cây “lành tính”, phổ biến, dễ tiêu hóa lại nhiều dinh dưỡng, táo thường được nhiều mẹ lựa chọn cho trẻ ăn dặm trong những ngày đầu làm quen với chén và thìa.

Táo chứa hai loại chất xơ: chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng làm khỏe đường ruột, ngăn ngừa viêm ruột thừa và ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất xơ trong táo còn có tác dụng tương tự thức ăn thô, giúp bé đi tiêu đều đặn [tránh táo bón và phòng tiêu chảy].

Hơn thế, táo có vị chua nhẹ, ngọt thanh nên rất dễ kết hợp cùng các loại hoa quả, bột cháo khác dễ dàng cho trẻ cảm giác ngon miệng, thích thú.

Táo sẽ giữ nguyên hương vị và dinh dưỡng khi được nướng [như món bánh táo]. Cũng có thể hấp táo vì cách này hạn chế bay hơi dưỡng chất có trong táo.

Luộc táo với một lượng nước phù hợp cũng là cách chế biến táo khoa học và phổ biến. Vì táo chứa nhiều nước nên khi được xay nhuyễn, táo sẽ ra nhiều nước. Vì vậy, khi luộc và xay táo, không cần thêm nhiều nước lọc.

Với bé mới ăn dặm [khoảng 4-6 tháng tuổi], bạn nên hấp táo để bé làm quen. Tuy nhiên, với bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé ăn táo tươi [không cần hấp].

Có thể trộn táo với bột ăn dặm dành cho bé, xay nhuyễn cùng chuối, lê, khoai lang, carrot, thịt gà, thịt bò, sữa chua, cho vào cháo như một nhóm rau, củ...

Những gợi ý đơn giản với táo:

Mẹ có thể nấu cùng lúc nhiều táo, xay nhuyễn sau đó chia hộp, trữ đông. Mỗi lần bé ăn, chỉ cần lấy phần vừa đủ, rã đông, trộn chung với nguyên liệu phù hợp. Ảnh: Internet

Bột táo: Sau món bột ngũ cốc để tập ăn dặm, bột trái cây là những món kế tiếp để bé có cảm giác mới lạ. Với vị ngọt tự nhiên, táo rất dễ làm bé thích thú. Táo gọt vỏ, bỏ lõi ở giữa, cắt miếng nhỏ vừa luộc chín mềm trong khoảng 10 phút cùng với 1 ít nước loc. Tắt bếp và để nguội trong vài phút. Dùng máy xay hoặc nghiền qua rây để táo được nhuyễn mịn để bé thưởng thức. [Chỉ nên dùng táo đỏ để ít có vị chua làm trẻ mới ăn dặm dễ ăn hơn].

Với chuối: Nếu bé tỏ ra chán vị táo đơn giản, mẹ hãy thử với chuối. Xay táo đã luộc mềm như trên chung với chuối chín [số lượng đủ khẩu phần ăn của bé], có thể thêm một chút nước lọc, sữa chua hoặc phômai, nếu cần.

Phương pháp này phù hợp với những loại táo xanh vì vị ngọt trong chuối sẽ giảm bớt độ chua có trong táo xanh.

Với bột ăn dặm: Hấp hoặc luộc táo cho chín mềm. Tiếp đến xay nhuyễn táo hoặc nghiền qua rây cho mịn rồi trộn với bột ăn dặm, phút chốc bé đã có món "bột táo" thơm ngon.

Táo, bột ăn dặm và sữa công thức: Hấp chín và xay nhuyễn táo. Sau đó trộn táo vào bát sữa công thức đã được pha sẵn dành cho bé [khoảng 50-100ml sữa]. Cuối cùng, bạn trộn chung hỗn hợp sữa táo vào bột ăn dặm cho bé.

Táo dầm: Táo gọt vỏ cắt hạt lựu. Luộc táo với một lượng nước vừa phải [mực nước trong nồi cao hơn táo một chút là được] đến khi táo chín mềm. Cuối cùng, dùng thìa dầm táo đã chín mềm thành một hỗn hợp sền sệt và cho bé thưởng thức. Mẹ có thể dầm nhuyễn hay vừa phải tùy vào khả năng nuốt được của bé. Cách này cũng giúp bé tập nhai tốt hơn.

Táo và xoài [dành cho trẻ trên 8 tháng]: Táo luộc chín mềm như các bước trên. Xoài gọt vỏ, cắt miếng nhỏ phần tương ứng với táo. Cho tất cả vào máy xay mịn. Xoài là một loại trái cây nhiệt đới nên không thích hợp với trẻ dưới 6 tháng, nhưng với trẻ trên 8 tháng là lý tưởng. Xoài đôi khi gây ra dị ứng nhẹ, do đó, bạn có thể thấy bé nổi vài nốt đỏ quanh miệng, nhưng chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau đó.

Táo, khoai lang: Khoai lang và táo hấp chín được xay nhuyễn cùng nhau. Nếu muốn đổi vị, mẹ có thể thêm chút sữa công thức hoặc phô mai hoặc yauort vào xay cùng.

Táo, lê và sữa chua: Táo, lê hấp chín, xay nhuyễn cùng nhau [có thể thêm chút nước lọc, nếu cần]. Cuối cùng, bạn trộn sữa chua [loại dành riêng cho bé] vào hỗn hợp táo, lê rồi cho bé thưởng thức.

Táo, thịt gà [dành cho bé 8-10 tháng tuổi]: Táo được luộc chín, nghiền nát thành hỗn hợp sền sệt như nước sốt. Thịt gà chỉ chọn phần nạc, không da, thái mỏng rồi cho vào nồi nấu chín, sau đó mang ra xay nhuyễn mịn. Cuối cùng, trộn hỗn hợp táo vào thịt gà rồi cho bé thưởng thức.

Ngoài những gợi ý trên, táo còn có thể trộn chung với nhiều loại hoa quả khác như bơ, đu đủ chín, xoài chín, rau súp lơ, cà rốt, khoai tây, bí đỏ… Mẹ hãy tùy khẩu vị và những hoa quả sẵn có, tiện mua ở quanh mình để có thể kết hợp. Táo có mùi thơm, vị chua nhẹ rất đặc trưng nên rất dễ kích thích khẩu vị của trẻ.

Miếng táo mát lạnh vừa giúp bé giảm đau nướu vừa giúp bé tập nhai rất tốt. Ảnh: Getty images

Nếu trẻ đang bị đau lợi do mọc răng, mẹ cũng có thể cho táo vào ngăn mát tủ lạnh và cho bé nhấm nháp, những lát táo mỏng sẽ giúp xoa dịu lợi đang viêm đau của bé.

Cuối cùng, khi mua táo, các mẹ nên lưu ý chọn quả có vỏ căng đều, sờ không thấy mềm, không có vết bầm hay vết lõm. Do táo có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu hoặc ngâm [tẩm] hóa chất nên khi mua, mẹ nên chọn táo có xuất xứ rõ ràng, ở những chỗ bán uy tín.

Táo là loại trái cây rất thân thuộc và bổ dưỡng cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy mà khá nhiều bà mẹ băn khoăn không biết cách chế biến táo cho bé ăn dặm thế nào là tốt nhất. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin xung quanh trái táo cho các mẹ.

Bạn đang xem: Táo hấp cho bé ăn dặm

Tìm hiểu chung về thành phần dinh dưỡng của táo

Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, một trái táo có trọng lượng trung bình khoảng 186 gam có thành phần như sau:

  • 25 gam Carbonhydrate.
  • 4 gam chất xơ.
  • 14% vitamin C [lượng tiêu thụ hàng ngày khuyến nghị, còn gọi là RDI].
  • 6% Kali RDI
  • 5% vitamin K RDI
  • 2% Mangan.
  • 4% Đồng.

Ngoài ra trong táo còn có chứa vitamin A, E, B1, B2, B6 và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Cứ 100 gam táo thì cung cấp cho người sử dụng khoảng 52 calo.

Lợi ích của táo đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh

Tránh táo bón và phòng tiêu chảy

Trong táo có chứa hai loại chất xơ là không hòa tan và hòa tan. Nghe đối nghịch nhau nhưng cả hai đều giúp ngăn ngừa viêm ruột thừa, tăng cường chức năng của đường ruột rất tốt. Ngoài ra, chất xơ trong táo còn có tác dụng giúp bé đi tiêu đều đặn hơn.

Tốt cho hệ tim mạch

Không những có thể hỗ trợ tốt cho đường ruột, chất xơ hòa tan pectin còn có chức năng làm giảm lượng cholesterol không tốt cho cơ thể. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả.

Bảo vệ hệ thần kinh

Trong táo có một chất oxy hóa gọi là quercetin. Chất này có khả năng đặc biệt là bảo vệ các tế bào não khỏi bị hư hại, phòng tránh các bệnh liên quan đến thần kinh.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Thông qua thành phần dinh dưỡng, ta có thể thấy trong táo chứa lượng vitamin C tương đối ổn định. Điều này góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, hỗ trợ bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố bên ngoài.

Khi nào thì nên cho bé ăn táo nghiền

Táo nghiền nói riêng và các loại trái cây khác nói chung, rất phù hợp dành cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Cha mẹ chỉ cần cắt nhỏ với kích thước vừa phải để bé có thể nuốt được đối với những loại trái cây mềm. Còn đối với những loại quả cứng, thì nên xay hoặc nghiền để có thể dễ dàng đưa vào cơ thể bé. Đó cũng là một trong những phương pháp được nhiều bà mẹ áp dụng.

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm có trái cây nghiền

Trái cây rất tốt cho trẻ nhưng cha mẹ cũng nên tham khảo một số lưu ý sau để chăm sóc bé tốt nhất:

  • Những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên rất phù hợp với một số trái cây như táo, bơ, chuối, thanh long,… Tuy nhiên, cha mẹ chưa nên cho bé ăn các loại trái cây như cam, nho, dâu tây, dứa,… Những trái cây này nên được sử dụng khi bé được 12 tháng tuổi trở lên.
  • Cha mẹ nên cho bé ăn trái cây nghiền với mật độ 3 ngày 1 bữa để kiểm tra phản ứng của trẻ. Nếu bé ăn tốt thì có thể bổ sung xen kẽ vào các bữa ăn cho bé.
  • Đối với bé từ 6 tháng tuổi chỉ nên cung cấp khoảng 60 gam trái cây nghiền một ngày. Còn đối với bé từ 12 tháng tuổi thì có thể tăng lên 100 gam mỗi ngày.
  • Buổi chiều là thời điểm tốt nhất để bé ăn trái cây nghiền. Cách bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ.
  • Cha mẹ đừng quên loại bỏ hạt đối với một số trái cây.
  • Nếu muốn cho bé ăn loại trái cây cứng thì bắt buộc phải xay hoặc nghiền thật kỹ.
  • Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có sự bổ sung hợp lý cho bữa ăn của bé.

Hướng dẫn chọn mua táo

Những trái táo ngon và tốt nhất thường có vỏ căng đều, sờ không thấy mềm, không có vết bầm hay vết lõm. Cha mẹ chỉ nên tin mua ở các cửa hàng uy tín để có thể mua được táo sạch, không có thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản.

Article post on: suanoncolosence.com

Cách chế biến táo cho bé ăn dặm

Đầu tiên, cha mẹ cần rửa táo với hỗn hợp nước và dấm trắng theo tỷ lệ 3 nước : 1 dấm. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại đối với sức khỏe của bé.

Sau khi rửa táo với hỗn hợp trên thì cần rửa kỹ lại một lần nữa với nước cho sạch hẳn. Đồng thời rửa trôi dấm trên táo.

Tiếp theo, là gọt bỏ vỏ và bổ đôi. Loại bỏ hạt táo và phần cứng ở chính giữa quả táo. Cắt táo thành những khoanh nhỏ.

Chuẩn bị một nồi nước rồi cho táo vào. Sau đó bắt đầu đun. Đến khi nước sôi thì chỉ cần tiếp tục đun dưới ngọn lửa nhỏ để cho táo mềm ra. Lưu ý là cha mẹ chỉ nên nấu táo tối đa 10 phút để tránh làm bay hơi hoặc làm mất các chất dinh dưỡng.

Khi thấy táo mềm, các mẹ vớt ra một cái rổ rồi xả ngay nước lạnh và giữ lại nước nấu. TUYỆT ĐỐI không được sử dụng nước chưa đun sôi. Cha mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguổi xối qua để đảm bảo an toàn cho bé. Việc làm này giúp táo sẵn lại, không bị nhão quá.

Source: suanoncolosence.com

Chuẩn bị một máy xay để xay táo đến khi thật nhuyễn. Dùng luôn nước nấu táo để cho vào máy xay, giúp làm loãng hỗn hợp.

Cha mẹ có thể cho bé ăn kết hợp táo xay nhuyễn với một số thực phẩm như sữa chua, carrot, chuối,… để bé không bị nhàm chán và cung cấp thêm dinh dưỡng.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc sẽ có những kiến thức bổ ích để chăm sóc bé yêu nhà mình tốt hơn!

Via @: suanoncolosence.com

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Sức khỏe mẹ và bé tại website //suanoncolosence.com.

Article post on: suanoncolosence.com

Video liên quan

Chủ Đề