Qua đoạn văn trên em thấy tre có vai trò như thế nào đối với đời sống con người

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều chọn cho mình một loài cây hay một loài hoa để làm biểu tượng: Đất nước Cu Ba với hình ảnh tượng trưng là cây mía, nước Nga là những hàng bạch dương sương trắng nắng tan. Hay đến với đất nước Bun- ga- ri là đến với đất nước của những của những cánh đồng hoa hồng ngào ngạt hương sắc. Việt Nam ta, từ lâu đã chọn cây tre làm biểu tượng cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Tre hóa thân thành thế giới văn hóa , in hình bóng đậm đà vào văn hóa thi ca,nhạc họa, vào sâu tâm thức con người Việt Nam. Có thể nói cây tre gắn bó với con người Việt Nam trong suốt cả cuộc đời. Nôi dung này đã được nhà văn Thép Mới làm rõ trong tác phẩm "Cây tre Việt Nam". Trước hết, tác giả khẳng định "Tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam". Đây là cách gọi rất đúng vì tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc với đời sống của nhân dân VN. Điệp ngữ, nhân hóa "bạn thân" nhằm xác lập mối quan hệ giữa tre với người đã gắn bó lâu đời và khẳng định mối liên hệ bền chặt đó ở câu mở đầu. Với những phẩm chất cứng cáp, dẻo dai, vững chắc thanh cao, giản dị, chí khí như người, tre trở thành hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp con người Việt Nam. Sức sống kì diệu, mạnh mẽ với những vẻ đẹp riêng, mang những giá trị cao quý: thanh cao, giản dị, chí khí. Phẩm chất tốt đẹp này của tre cũng chính là phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trên những chặng đường vẻ vang của lịch sử. Chính vì vậy mà tre gắn bó với con người trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày. Trong đời sống hàng ngày, tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. Tre gần gũi với con người trong lao động sản xuất hàng ngày, tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân. Từ đôi quang, chiếc đòn gánh, cán cuốc, tay hái, tay liềm, cối xay, dần, sàng, thúng, mủng Sống với ruộng đồng, bờ bãi, rặng tre, người dân đã đúc rút rất ý vị: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ/ Tre với người vất vả quanh năm. Tre thành vật dụng dựng cửa, dựng nhà, dựng nên mái ấm. Tre ăn ở với người đoeì đời kiếp kiếp, gắn bó với người trong mọi lứa tuổi. Tre thành nôi êm ru giấc trẻ trưa hè. Tre thành nguồn vui cho trẻ thơ từ chiếc thuyền lá tre đến que chuyền đánh chắt, cánh diều, chiếc sáo. Lớn lên, tre bắc cầu cho tình duyên đôi lứa. Dưới bóng trăng thanh treo đầu ngọn tre, các chàng trai cô gái trao nhau những lời ca giao duyên e thẹn, hồn nhiên, trong sáng: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre non đủ lá đan sàng được chưa?/ - Đan sàng thiếp cũng xin vâng./ Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?"Còn khi đôi lứa đã bén duyên tình, lời ca càng trở nên quyến luyến: Lạt này gói bánh chưng xanh/ Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng Và đến khi con cháu đầy đàn, chàng trai năm xưa đã trở thành lão nông thực thụ, có thể sẵn sàng vớ ngay lấy chiếc điếu cày tre thở một hơi khói thuốc làm vui và ngắm nhìn thành quả vun vén của cả đời mình.... Trong chiến đấu, tre vừa là đông chí, tre vừa là vũ khí chiến đấu sát cánh bên con người. Tre là vuc khí chống giặc giữ nước, hi sinh bảo vệ con người . Tre chống lại sắt thép quân thù, tre xung phong vào xe tăng đại bác, Tre chính là anh hung chiến đấu. Với tất cả những lý do ấy, Thép Mới đã đúc kết: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy”. Tre là bạn với người Việt là như thế, tri kỉ với người Việt là như thế nên tre cũng mang những phẩm chất của người bạn Việt Nam chung thủy của mình

Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề tham khảo các môn thi/bài thi có trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022.

Đề tham khảo giúp học sinh và giáo viên nắm được cấu trúc đề thi theo ma trận đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo các mức độ như nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Về hình thức, khác với những môn như Toán, Ngoại ngữ [chọn một trong số 7 ngoại ngữ], tổ hợp Khoa học tự nhiên, tổ hợp Khoa học xã hội thi dưới dạng trắc nghiệm khách quan thì môn Ngữ văn thi dưới dạng tự luận.

Đề thi tham khảo môn Ngữ văn

Dưới đây là gợi ý đáp án đề tham khảo môn Ngữ văn do các giáo viên tại Hệ thống giáo dục HOCMAI thực hiện, thí sinh có thể tham khảo.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Đoạn trích được viết theo: Thể thơ tự do.

Câu 2. Theo đoạn trích, sông Hồng đã để lại “bãi mới của sông xanh ngát”, “đất đai lấn dần ra biển”, “tâm hồn đằm thắm phù sa”, “dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ” trước khi về với biển.

Câu 3. Những dòng thơ giúp chúng ta hiểu thêm về vai trò của sông Hồng đối với đời sống con người Việt Nam:

Con sông Hồng là hình ảnh quen thuộc đối với đời sống của mỗi người dân Việt Nam trên cả khía cạnh vật chất và tinh thần: “con sông rì rầm sóng vỗ”.

Con sông Hồng là cảm hứng, chất liệu và dần trở thành biểu tượng trong văn học: “trong muôn vàn trang thơ”.

Con sông tạo nên bến bờ, góp phần hình thành nên cộng đồng người Việt: “làm nên xóm thôn”, “những ngôi nhà”.

Sông Hồng nuôi lớn con người: làm nên “hoa trái”, “sắc áo”, “màu cây”…

Con sông như một điểm tựa trong tâm hồn con người, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước: “ngôi nhà”, “sắc áo”, “tiếng Việt”.

Con sông Hồng như một cá thể sống, đi từ thiên nhiên vào đời sống con người, tâm thức, tâm hồn người Việt. Con sông là biểu tượng cho những giá trị về con người và mảnh đất Việt Nam.

Câu 4. Đây là một câu hỏi mở. Học sinh nêu cách hiểu của cá nhân. Cần lý giải thuyết phục, hợp lý. Sau đây là gợi ý:

Câu thơ “máu ta mang sắc đỏ sông Hồng” khiến độc giả đồng thời liên tưởng tới lời khẳng định người Việt “máu đỏ da vàng” và màu sắc của con sông liên quan tới yếu tố địa lý: sông Hồng tạo nên vùng đồng bằng màu mỡ, bồi đắp phù sa từ hàng ngàn năm.

Câu thơ khẳng định vai trò của sông Hồng đối với con người: vừa tạo nên đời sống vật chất, nuôi sống thể xác của con người, vừa nuôi dưỡng đời sống tinh thần, chứa đựng toàn bộ “phần hồn” của người Việt.

Con người sinh ra, lớn lên rồi lại hóa mình vào sông núi, bao thế hệ người Việt đều đã nhìn con sông từ đôi mắt trẻ thơ háo hức, tới những chiêm nghiệm trưởng thành…

Con sông như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến những biến động của mỗi con người, của mỗi thôn xóm rồi của cả đất nước. Dòng sông chứng kiến những nỗi đau của con người khi đi qua bao cuộc chiến, niềm vui thường nhật tới ngày vui toàn dân tộc…

Con sông lưu giữ mọi kí ức của con người, mảnh đất… và dần dần, nó trở thành một phần không thể thiếu trong con người, từ một con sông tự nhiên đã trở thành một người bạn, một người tri kỷ với con người.

Dòng chảy của sông Hồng bất tận như những giá trị tốt đẹp của người Việt sẽ được làm dày lên mãi, mỗi thế hệ lại vun đắp nó, tiếp nối truyền thống và tạo nên những giá trị mới như con sông mãi đỏ nặng phù sa.

Hình ảnh sông Hồng vừa quen thuộc, gần gũi vừa có gì đó khó hiểu, khó nắm bắt như những giá trị văn hóa của người Việt: thân quen tới từng hơi thở nhưng không bao giờ có thể hiểu được hết các tầng ý nghĩa.

Con sông gắn bó trên mọi khía cạnh của đời sống, con người Việt Nam.

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1: [2,0 điểm]

Đề bài: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn [0,25 điểm]

-Đảm bảo hình thức của một đoạn văn [khoảng 200 chữ].

-Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận [0,25 điểm]

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

3. Triển khai vấn đề nghị luận [1,0 điểm]

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Có thể theo hướng sau:

* Giải thích

Văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất và tinh thần mà con người tạo ra, thể hiện những giá trị đặc trưng cho một nhóm người, cộng đồng, xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian.

Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành trong đời sống và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán,…

Trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc là trân trọng những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành và lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay.

Khẳng định vai trò, sự cần thiết của việc phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

* Bình luận

Văn hóa truyền thống của dân tộc gần gũi với mọi hoạt động đời sống: tồn tại trong cuộc sống thường ngày, thể hiện trong quan điểm về định hình tính cách của con người, hình thành nên tư duy nhìn nhận, đánh giá về những vấn đề trong đời sống…

Giữ gìn văn hóa truyền thống việc làm cần thiết của mỗi cá nhân vì:

+ Góp phần tạo nên một thước đo giá trị, phát triển của mỗi cá nhân.

+ Giúp con người gắn bó hơn với cộng đồng, quê hương, đất nước…

+ Hình thành nên những nhận thức, tri thức về lối sống, tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ…

+ Thúc đẩy nhu cầu xây dựng một xã hội văn minh, phát triển.

Nếu chúng ta không biết trân trọng giá trị văn hóa truyền thống dân tộc:

+Con người dần rời xa nguồn cội, trở nên lạc lõng, mất định hướng trong việc hình thành các giá trị về mặt đạo đức, lối sống… của bản thân.

+Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên khô khan, vốn kiến thức về cuộc sống sẽ bị hạn hẹp, dẫn tới những nhận thức lệch lạc, không đúng đắn.

+Một xã hội không giữ gìn được văn hóa, không giữ gìn được những điều tốt đẹp cha ông để lại sẽ là một xã hội trống rỗng, không thể phát triển lâu bền nếu quên mất đi nguồn cội tốt đẹp của mình.

-Để giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, cần:

+Ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ, giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian.

+Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền. Nhà nước cần đầu tư thêm vào những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần.

+Việc giữ truyền thống văn hóa có thể đến từ những hành động nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước,…

Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ đang dần quên mất những giá trị văn hóa tốt đẹp [ví dụ: không biết cách cư xử có văn hóa, sử dụng những từ ngữ, cách nói, cách viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt,...].

Nhiều nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập vào Việt Nam khiến nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến những hành động quá mức, thậm chí là lệch lạc, sai trái [sính ngoại, sống quá “thoáng”, đua đòi,...].

Việc tiếp thu những văn hóa mới lạ là điều cần thiết, tuy nhiên hơn tất cả phải giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, không được để mất đi những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều những mối đe dọa đang rình rập xung quanh ta.

* Liên hệ, mở rộng

Liên hệ đến nhận nhận thức và hành động của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Gợi ý:

Phân biệt những giá trị truyền thống cần gìn giữ và những hủ tục, thói quen đã không còn phù hợp để loại bỏ.

Giữ gìn văn hóa là trách nhiệm của cả cộng đồng, bên cạnh bảo tồn còn phải chắt lọc, phát huy và tiếp tục hình thành những giá trị mới.

Nhìn nhận văn hóa như một đối tượng liên tục vận động, gắn với mọi vấn đề của đời sống để tìm hiểu và thực hành.

4. Chính tả, ngữ pháp [0,25 điểm]

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo [0,25 điểm] Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2. [5,0 điểm]

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận [0,25 điểm]

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận [0,5 điểm]

Tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích; tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật bà cụ Tứ. [0,5 điểm]

-Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

-Nội dung đoạn trích là cuộc gặp gỡ của bà cụ Tứ với thị - người phụ nữ theo con trai bà về làm vợ mà không cần cưới hỏi.

b. Triển khai hệ thống luận điểm [3,5 điểm]

* Tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích

Khác với tâm trạng đón nhận người vợ mới của Tràng, trong bà cụ Tứ đan xen nhiều cảm xúc phức tạp, không thể nói nên lời [cúi đầu im lặng chứa đựng nhiều tâm sự].

Phân tích diễn biến tâm trạng:

+Lo lắng: Niềm vui chưa kịp nhen nhóm, người mẹ đã phải đối mặt với những vấn đề đặt ra sau hạnh phúc của con. Đó cũng là nỗi niềm của tất cả những người đang trong nạn đói. Họ có chung một sự băn khoăn: “Biết có nuôi nổi nhau…không?” [“dòng nước mắt” của bà cụ Tứ].

+Tình thương với nàng dâu mới: Cái nhìn của bà lão chuyển sang người con dâu mới, thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với thị: “Người ta…lo cho hết được” biết ơn vì trong hoàn cảnh đặc biệt, con bà lại có vợ, bà lão yên tâm, thanh thản lúc về già; đón nhận con dâu bằng tấm lòng của người mẹ nghèo khổ [hai chữ “mừng lòng”]. Người đọc có thể cảm nhận được niềm vui, sự lo lắng, cay đắng xót xa cho phận mình, con mình trong tương lai.

+Động viên, an ủi các con: Bà cụ Tứ chia sẻ với thị gia cảnh, cùng con tìm động lực sống: Hai lần nhắc “Nhà ta thì nghèo con ạ”. Bà cùng con tìm động lực sống: hướng tới tương lai, bà lão trở thành điểm tựa tinh thần cho các con: “Vợ chồng… về sau.” [“ai giàu ba họ, ai khó ba đời”].

* Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích

Ngòi bút ở giữa ranh giới hiện thực và nhân đạo:

Một mặt tạo niềm tin cho nhân vật trong cảnh khốn cùng, mặt khác nhắc lại hiện thực như để nhắc nhở người trong cuộc phải cố gắng vươn lên.

Sự ảm đạm của cái đói vẫn đeo bám tâm trí bà lão, người mẹ nghèo chưa thể thoát khỏi bóng tối của hiện thực. Nước mắt của người mẹ vẫn chảy trong tình thương con tột độ.

Hình ảnh người mẹ với tình thương con, thương dâu mang vẻ đẹp điển hình cho người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại.

Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít và khẳng định tội ác mà chúng đã gây ra cho mảnh đất, con người Việt Nam.

Niềm cảm thương, chia sẻ của tác giả trước những đau đớn, mất mát mà người nông dân nghèo phải đối mặt.

Ca ngợi sức sống mãnh liệt, khao khát được yêu thương, được sống hạnh phúc với gia đình nhỏ và niềm tin tưởng vào một tương lai tươi sáng đang chờ đợi họ mặc cho cái chết đang đeo đuổi và có thể đến với họ bất cứ lúc nào.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm làm nên niềm tin cho những con người lao động nghèo khổ, khốn khó. Nó chính là bản năng sống, khát khao được hạnh phúc của mỗi con người. Nó thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của tác giả Kim Lân khi đồng cảm với người nông dân, nhân vật của mình.

* Tổng kết nội dung và nghệ thuật

Nội dung: Bằng tất cả sự nâng niu trân trọng, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng bà cụ Tứ – người mẹ nghèo với những phẩm chất tốt đẹp, là hiện thân của tình yêu thương, lòng nhân ái, thương con vô hạn.

Nghệ thuật:

+Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, đầy éo le nhưng nhờ thế mà các nhân vật của Kim Lân xuất hiện và bộc lộ hết những phẩm chất tốt đẹp của mình.

+Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, sắp xếp các chi tiết gây được sự hứng thú và tò mò cho người đọc.

+Bút pháp miêu tả tâm lí, thế giới nội tâm nhân vật tinh tế.

+Ngôn ngữ gần gũi, giản dị, mộc mạc mang đậm dấu ấn đặc trưng trong phong cách sáng tác của Kim Lân.

4. Chính tả, ngữ pháp [0,25 điểm] Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo [0,5 điểm] Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Trần Lý

Video liên quan

Chủ Đề