Hậu quả của việc không có được phương pháp giải quyết vấn đề một cách bài bản?

Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ đơn giản như mặc đồ gì phù hợp với cuộc hội thảo, tới phức tạp hơn như khắc phục một dự án đang “giậm chân tại chỗ”. Nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, cuộc sống sẽ đơn giản hơn.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề:

Tập trung vào giải pháp


Các nhà thần kinh học đã chứng tỏ rằng não bạn không thể tìm ra giải pháp nếu bạn chỉ tập trung vào vấn đề. Chỉ nhấn mạnh vào ai là người có lỗi, hậu quả sẽ ra sao có thể gia tăng những cảm xúc tiêu cực trong não, từ đó hạn chế tư duy các biện pháp giải quyết tiềm năng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên phớt lờ vấn đề mà hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ các biện pháp khả thi.


Tập trung vào giải pháp
 

Cởi mở Hãy cố thử tất cả các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề, thậm chí chúng có vẻ kỳ quặc. Điều quan trọng là bạn phải duy trì sự cởi mở để tăng khả năng suy nghĩ sáng tạo, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Dù bạn hành động ra sao, đừng cho rằng chúng là giải pháp ngu ngốc, không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi tệ. Thực tế cho thấy rất nhiều hướng giải quyết, thành công xuất chúng xuất phát từ những ý tưởng điên rồ.

Nhìn nhận vấn đề một cách trung lập


Đừng coi vấn đề bạn đang mắc phải như một chướng ngại vật không thể vượt qua. Hãy nghĩ đơn giản rằng có một yếu tố hay điều gì đó không hoạt động hiệu quả và bạn cần tìm một cách làm khác. Sau đó, hãy thử tiếp cận vấn đề một cách trung lập mà không so đo quá nhiều. Đừng vì ý kiến đa chiều của những người xung quanh mà dao động. Hãy lắng nghe góp ý của họ, phân tích vấn đề kỹ lưỡng và làm theo bản năng của mình.

Lật ngược vấn đề


Đôi khi quá quen thuộc với những phương pháp, cách giải quyết thường làm mà bạn bỏ qua nhiều biện pháp khả thi khác. Vì thế, bạn nên cố gắng thay đổi cách tiếp cận và nhìn nhận mọi thứ theo cách mới bằng cách lật ngược lại vấn đề, tìm ra giải pháp khác so với những gì bạn từng làm. Thậm chí, cách giải quyết của bạn có vẻ ngốc ngếch nhưng một cách tiếp cận mới, độc đáo sẽ kích thích bạn nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, sáng tạo hơn. Hơn nữa, khi có nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ biết đâu là cách giải quyết tốt nhất.


Lật ngược vấn đề
 

Sử dụng ngôn từ tích cực Hãy dẫn dắt suy nghĩ của bạn với những cụm từ như “Sẽ ra sao nếu như…” và “tưởng tượng rằng…”. Những cụm từ này mở rộng não bộ suy nghĩ theo hướng sáng tạo và khuyến khích giải pháp. Tránh những ngôn từ hạn chế và tiêu cực như “Tôi không nghĩ rằng…” hay “Điều này không đúng…”

Đơn giản hóa mọi việc


Chúng ta thường có xu hướng làm cho mọi thứ phức tạp hơn cần thiết. Hãy cố gắng đơn giản hóa vấn đề bằng cách nhìn vào bức tranh toàn cảnh và loại bỏ những chi tiết vụn vặn. Tìm kiếm giải pháp đơn giản, rõ ràng và bạn có thể ngạc nhiên trước kết quả đạt được.

Nguồn ảnh: Internet

Giải quyết vấn đề [Problem solving] là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập, làm việc và mọi thứ khác xoay quanh cuộc sống của bạn. Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, ta thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào. Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện để rèn luyện kỹ năng này.

Quy trình giải quyết vấn đề [tạm chia làm 8 bước]:

Cần rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Ảnh internet

1. Nhận ra vấn đề

Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì…? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng. Để nhận ra vấn đề, bạn phải có một bản kế hoạch và luôn bám sát theo nó. Hãy nhờ một người bạn tin tưởng làm cố vấn giúp bạn nhận ra vấn đề. Bởi không phải lúc nào bạn cũng nhìn thấy từ góc nhìn của mình.

2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề

Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết.

Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.

3. Nhìn nhận và phân tích để hiểu vấn đề

Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết.

Ở đây ta cần xác định được những thông tin của công việc bằng cách đặt ra những câu hỏi.

- Tính chất của công việc [khẩn cấp, quan trọng]? - Yêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì? - Nguồn lực để thực hiện công việc? - Công việc này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không? - Bản chất của công việc là gì? - Những đòi hỏi của công việc?

- Mức độ khó – dễ của công việc?

Đề ra kỹ năng giải quyết vấn đề cho bản thân. Ảnh: internet

4. Đề ra mục tiêu

Đặt ra mục tiêu sẽ giúp ta đi đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề. Câu hỏi ở đây sẽ là: “Tôi đang cố gắng đạt được điều gì?”.

5. Đánh giá giải pháp

Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, bạn sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Câu hỏi ở đây sẽ là:

- Trên cơ sở những thông tin có được và mục tiêu cần đạt được, các giải pháp mà tôi có thể chọn lựa là gì?

6. Chọn lựa và xác định giải pháp

Yếu tố sáng tạo sẽ giúp bạn tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

Ở giai đoạn này, bạn cần thử nghiệm tính khả thi của từng giải pháp nhưng chỉ là thử trong đầu. Các câu hỏi ở đây như sau:

- Các giải pháp sẽ được thực hiện như thế nào? - Chúng sẽ thỏa mãn các mục tiêu của tôi đến mức độ nào? - Phí tổn [về tài chính, thời gian, công sức…] cho việc áp dụng mỗi giải pháp là bao nhiêu?

- Giải pháp nào tốt hơn, giải pháp nào tốt nhất?

7. Thực hiện

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động.

8. Đánh giá kết quả

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.

Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA.

K: Sự hiểu biết – Kiến thức [Knowledge]

O: Mục tiêu [Objectives]

A: Phương án [Alternatives]

L: Đánh giá và lựa chọn [Look ahead]

A: Hành động [Action].

Vấn đề của bạn sẽ đi tới đâu là do chính bạn. Ảnh internet

Dưới đây là một số cách thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề

- Hãy nghĩ ra càng nhiều giải pháp càng tốt cho mọi vấn đề bạn đang gặp phải. Nhận phản hồi từ những người xung quanh có những quan điểm, suy nghĩ khác để có tầm nhìn rộng hơn và từ đó, chọn ra một giải pháp.

- Luyện tập, hình dung trước và giải quyết vấn đề trước khi chúng phát sinh. Ví như, trên đường đi làm, bỗng nhiên xe của bạn bị hỏng thì bạn sẽ làm gì. Bạn có thể nghĩ ra bao nhiêu giải pháp. Đâu là giải pháp tối ưu? Đâu là giải pháp mà có khả năng bạn lựa chọn. Khi làm xong bài tập này, bây giờ bạn có thể làm gì để có sự chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp điều đó xảy ra.

- Mỗi ngày hãy nghĩ ra một số giải pháp cho một vấn đề tưởng tượng. Ví như, con bạn đột nhiên không thích đi học, con đường đi làm hôm nay bị cấm… Bạn sẽ giải quyết như thế nào.

- Luôn luôn nghĩ rằng, các vấn đề thường có hơn một giải pháp. Chúng ta càng có sẵn nhiều công cụ thì chúng ta sẽ ngày càng trở thành người giải quyết vấn đề giỏi hơn. Nghĩ ra những phương án giải quyết tốt hơn, thay vì xem chúng đúng hay sai.

- Tự thưởng cho mình khi bạn tìm ra được một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề nào đó. Điều đó giúp bạn có thêm động lực để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề tiếp theo.

[Theo Hoài Thu – Nguồn: Proguide.vn]

Giới thiệu thêm Video của TGM:

Con người luôn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề bởi cuộc sống luôn có những điều bất ngờ đòi hỏi chúng ta phải có cách xử lý linh hoạt. Tuy nhiên để làm được điều này không đơn giản chút nào. Bài viết hôm nay của Got It sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề tên tiếng Anh là Problem Solving skills. Đây được hiểu là khả năng xử lý và đưa ra quyết định khi gặp những tình huống bất ngờ ngoài ý muốn. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng có ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của bạn.

Cuộc sống luôn có sự thay đổi và các tình huống có thể phát sinh theo rất nhiều chiều hướng khác nhau đòi hỏi bạn phải linh hoạt. Vậy nên bạn phải liên tục trau dồi những kỹ năng sống. Trong đó kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng vô cùng quan trọng và nên dược rèn luyện.

Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề

Mỗi khi có vấn đề phát sinh nhiều người thường lúng túng không biết nên làm gì, ra quyết định thế nào để xử lý vấn đề một cách nhanh gọn. Khi bạn có khả năng xử lý vấn đề một cách thành thạo, bạn có thể giải quyết được nhiều bài toán khó cả ở trong công việc và cuộc sống.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề

Có nhiều nhân tố gây ảnh hưởng đến kỹ năng xử lý vấn đề. Trong đó, kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định và tư duy phản biện là những nhân tố bạn cần lưu ý.

  • Kỹ năng phân tích: Muốn giải quyết tận gốc bạn phải có khả năng phân tích. Bạn phải phân tích nguyên nhân của vấn đề từ đó mới có thể đưa ra cách xử lý.
  • Kỹ năng ra quyết định: Rất nhiều người thường gặp khó khăn trong việc ra quyết định, họ thường do dự không biết nên chọn phương án nào mới khả thi. Để có thể xử lý mọi tình huống buộc bạn phải có kỹ năng ra quyết định, lựa chọn hướng giải quyết và đánh giá kết quả đạt được.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khi gặp những tình huống éo le trong khâu giải quyết, bạn có thể trao đổi với những người liên quan để am hiểu hơn, từ đó tăng sự chắc chắn trong quyết định của bạn.
  • Tư duy phản biện: Với tư duy phản biện tốt, bạn có thể đưa ra những suy luận sắc bén, diễn đạt dễ hiểu, mạch lạc và logic. Đồng thời, họ cũng có thể nhanh chóng phát hiện ra sự sơ hở và thiếu khoa học trong những lập luận được đưa ra trước đó.

Có thể thấy để giải quyết vấn đề một cách êm đẹp, hợp tình hợp lý đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng khác nhau. Một điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là phải thực hành nhiều. Khi đã thực hành nhiều tình huống thực tế, bạn có thể rút ra nhiều bài học cho bản thân.

3. Quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả

Người có kỹ năng xử lý vấn đề tốt thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Để có thể giải quyết tốt một tình huống, một sự việc bạn cần trau dồi rất nhiều kỹ năng liên quan.

Quy trình giải quyết vấn đề hiệu quả

Một quy trình giải quyết vấn đề thường có một số bước cơ bản là:

  • Nhìn nhận và phân tích vấn đề một cách tổng quan
  • Xác định người liên quan chịu trách nhiệm cho vấn đề
  • Tìm hiểu nguyên nhân hình thành vấn đề bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan
  • Thực hiện giải quyết vấn đề
  • Đánh giá kết quả đạt được
  • Rút ra những bài học kinh nghiệm

Để có thể hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề yêu cầu bạn phải luôn học hỏi và thử nghiệm. Người không sợ sai và luôn nỗ lực sẽ trau dồi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề