Hệ thống Văn bản pháp Luật quốc tế và Việt Nam sử dụng học tập Môn Công pháp quốc tế PDF

  • Sách cung cấp tài liệu phục vụ hoạt động học tập môn Luật quốc Tế cho học viên, sinh viên ngành Luật.
  • Cuốn sách được sắp xếp theo bố cục phù hợp với nội dung của chương trình môn Công Pháp Quốc Tế.
  • Giúp học viên, sinh viên thuận tiện cho việc tra cứu, viện dẫn các quy định cụ thể của luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu [đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng].....

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách "Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam - sử dụng học tập môn Công Pháp Quốc Tế" do tác giả Vũ Duy Khang hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam - sử dụng học tập môn Công Pháp Quốc Tế

Tác giả: Vũ Duy Khang

Nhà xuất bảnHồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Công pháp quốc tế[tiếng Anh:Public international law] là hệ thốngpháp luật quốc tếđiều chỉnh các quan hệchính trị,văn hóa,xã hội,khoa học kỹ thuật... nảy sinh giữa cácquốc giatrong quan hệ hợp tác với nhau. Tên gọi này cũng nhằm phân biệt với một ngành luật khác điều chỉnh các quan hệdân sựmở rộng trong hệ thống pháp luật quốc gia, đó làtư pháp quốc tế. Trong tác phẩmLuật quốc tếcủa Oppenheim thì tác giả cho rằng "Công pháp quốc tế phát sinh khi chúng ta đặt các quốc gia cạnh nhau, tư pháp quốc tế phát sinh khi đặt các hệ thống pháp luật cạnh nhau.

Đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế là: những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế như quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, môi trường…giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau mà chủ yếu là những quan hệ chính trị.

Bộ môn Công pháp quốc tế giảng dạy tại các trường Đại học chuyên ngành Luật cung cấp tới người học những nội dung cơ bản của môn học Luật Quốc tế, gồm:lý luận chung về luật quốc tế, nguồn của luật quốc tế, chủ thể của luật quốc tế, lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế, dân cư trong luật quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự;Luật về các tổ chức quốc tế liên chính phủ, luật quốc tế về quyền con người, luật hình sự quốc tế, luật môi trường quốc tế, luật kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Như vậy, có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trong công pháp quốc tế là rất rộng, nhằm mục đích giúp người học thuận tiện hơn trong việc học tập, tra cứu, tìm hiểu các quy phạm áp dụng trong công pháp quốc tế, nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách "Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam - sử dụng học tập môn Công Pháp Quốc Tế" do tác giả Vũ Duy Khang hệ thống.

Cuốn sách hệ thống gồm 2 phần:

Phần 1. Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế

Phần này tác giả trình bày toàn văn nhiều văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh các vấn đề được đề cập đến trong công pháp quốc tế.

Phần 2. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam

Hệ thống các văn bản pháp luật trong nước thể chế hóa những điều ước quốc tế đã gia nhập trong hệ thống công pháp quốc tế.

4. Đánh giá bạn đọc

Để có thể hiểu sâu sắc về những vấn đề của công pháp quốc tế nói chung, ngoài những nguồn học liệu bắt buộc như giáo trình, tập bài giảng thì việc có thêm một công cụ hỗ trợtrong suốt quá trình nghiên cứu sẽ thực sự cần thiết và hữu ích. Xuất phát từ quan niệm đó, với mong muốn hỗ trợ tốt nhất cho người học quá trình học tập và nghiên cứu về môn học công pháp quốc tế, tác giả đãhệ thống các văn kiện quốc tế cũng như văn bản pháp luật của Việt Nam phục vụ trong môn học này.

Cuốn sách thực sự là tài liệu cần thiết đối với người học môn Công pháp quốc tế bởi:

- Sách cung cấp tài liệu phục vụ hoạt động học tập môn Luật quốc Tế cho học viên, sinh viên ngành Luật.

- Cuốn sách được sắp xếp theo bố cục phù hợp với nội dung của chương trình môn Công Pháp Quốc Tế.

- Giúp học viên, sinh viên thuận tiện cho việc tra cứu, viện dẫn các quy định cụ thể của luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam - sử dụng học tập môn Công Pháp Quốc Tế".

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây nội dung một số quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị để bạn đọc tham khảo:

Điều 6.

1.Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện.

2. Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xoá bỏ thì chỉ được phép áp dụng án tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không được trái với những quy định của Công ước này và của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một toà án có thẩm quyền phán quyết.

3. Khi việc tước mạng sống của con người cấu thành tội diệt chủng, cần hiểu rằng không một quy định nào của điều này cho phépbất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này, bằng bất kỳ cách nào, được giảm nhẹ bất kỳ nghĩa vụ nào mà họ phải thực hiện theo quy định của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng.

4. Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với mọi trường hợp.

5. Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai.

6. Không một quy định nào trong điều này có thể được viện dẫn để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xoá bỏ hình phạt tử hình tại bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước.

Điều 7.

Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó.

Điều 8.

1.Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.

2. Không ai bị bắt làm nô dịch.

3.a] Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức;

b] Mục a, khoản 3 điều này không cản trở việc thực hiện lao động cưỡng bức theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội phạm.

c] Theo nghĩa của khoản này, thuật ngữ "lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức" không bao gồm:

i] Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào không được nói tại điểm b, mà thông thường đòi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của toà án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm;

ii] Bất kỳ sự phục vụ nào mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc gia nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm;

iii] Bất kỳ sự phục vụ nào được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai đe doạ đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng;

iv] Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào là một phần của các nghĩa vụ dân sự thông thường.

Điều 9.

1.Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định.

2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ.

3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiệnđể bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội.

4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp.

5. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.

Điều 10.

1.Những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người.

2.a] Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam;

b] Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt.

3. Việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội. Những phạm nhân vị thành niên phải được tách riêng khỏi người lớn và phải được đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của họ.

Điều 11.

Không ai bị bỏ tù chỉ vì lý do không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 12.

1.Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.

2. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình .

3.Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận.

4. Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình

Điều 13.

Một người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ một quốc gia thành viên Công ước chỉ có thể bị trục xuất khỏi nước đó theo quyết định phù hợp pháp luật, và trừ trường hợp có yêu cầu khác xuất phát từ lý do chính đáng về an ninh quốc gia; người bị trục xuất phải được phép đệ trình những lý lẽ phản đối việc trục xuất, được yêu cầu nhà chức trách có thẩm quyền, hoặc một người hoặc những người mà nhà chức trách có thẩm quyền đặc biệt cử ra, xem xét lại trường hợp của mình, và được có đại diện khi trường hợp của mình được xem xét lại.

Video liên quan

Chủ Đề