Hiện nay kế toán dụng phương pháp nào để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

28/08/2017 04:34

Hầu hết các doanh ghiệp hiện nay đều có các phương pháp kế toán cho doanh nghiệp mình. Kế toán Đức Minh xin chia sẻ cho các bạn 6 phương pháp kế toán cơ bản. Các phương pháp này thích hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự tuần hoàn của tài sản

1. Khái niệm phương pháp kế toán

    Kế toán là một môn khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng, do đó có phương pháp riêng. Với đặc trưng của đối tượng kế toán mang tính 2 mặt [Tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản], tính đa dạng tính biến động và yêu cầu của thông tin kế toán, kế toán lấy triết học biện chứng làm cơ sở lý luận, kinh tế chính trị học làm cơ sở phương pháp luận hình thành hệ thống phương pháp kế toán

    Phương pháp kế toán là phương thức, các biện pháp kế toán sử dụng để thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, sự biến động của tài sản và các quá trình hoạt động kinh tế tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý

2. Hệ thống phương pháp kế toán cơ bản

 

    Phương pháp kế toán bao gồm: phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

a. Phương pháp chứng từ kế toán

    Là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm pháp sinh của nghiệp vụ đó vào các bản chứng từ để phục vụ công tác kế toán, công tác quản lý

    Trong quá trình hoạt động của đơn vị thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ kinh tế gây ra sự biến động của tài sản, nguồn vốn. Các nghiệp vụ kinh tế gồm nhiều loại phát sinh ở thời gian và địa điểm khác nhau. Để phục vụ cho công tác kế toán quản lý kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính, hạch toán kế toán đã xây dựng phương pháp khoa học để thu nhận đầy đủ thông tin về mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Đó là phương pháp chứng từ kế toán với 2 nội dung là: lập các bản chứng từ chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổ chức thông tin về các nghiệp vụ kinh tế theo yêu cầu quản lý và hạch toán

b. Phương pháp tài khoản kế toán

    Là phương pháp kế toán phân loại, phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự biến động của từng tài sản, từng nguồn vốn và từng quá trình sản xuất kinh doanh

    Phương pháp chứng từ cung cấp thông tin về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra sự biến động về tài sản và nguồn vốn, các thông tin mang tính phân tán không có hệ thống. Để thu nhập thông tin tổng hợp về tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán, kế toán sử dụng phương pháp tài khoản kế toán

c. Phương pháp tính giá

    Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ tổng hợp và phân bổ chi phí để xác định giá trị thực tế của tài sản trong đơn vị theo nguyên tắc nhất định

    Tài sản trong đơn vị là đối tượng hạch toán kế toán bao gồm nhiều loại tồn tại dưới hình thái hiện vật khác nhau. Mỗi loại tài sản do các yếu tố chi phí cấu thành bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Vì vậy để xác định giá trị của tài sản nhằm cung cấp thông tin tài sản tổng hợp về tài sản của doanh nghiệp. Kế toán sử dụng phương pháp tính giá với nội dung tổng hợp chi phí trực tiếp và phân bổ chi phí gián tiếp cho từng tài sản theo các nguyên tắc nhất định nhằm xác định giá trị thực tế của tổng tài sản, từng quá trình.

d. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

    Là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán nhằm cung cấp các thông tin theo chỉ tiêu kinh tế tài chính về tài sản và kết quả kinh doanh của đơn vị nhằm phục vụ công tác quản lý

    Trong công tác quản lý ngoài thông tin về từng nghiệp vụ kinh tế, thông tin về tình hình và sự biến động về từng tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh cần thiết có các thông tin tổng hợp về toàn bộ tình hình tài sản, tình hình kết quả hoạt động, để đáp ứng yêu cầu quản lý kế toán sử dụng phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

3. Mối quan hệ giữa các phương pháp kế toán

    Các phương pháp kế toán sử dụng đều nhằm thu thập, cung cấp thông tin theo yêu cầu quan lý nhưng ở mức độ, phạm vi khác nhau.

    Giữa các phương pháp kế toán có mối quan hệ biện chứng bổ xung cho nhau nhằm cung cấp thông tin chính xác đầy đủ kịp thời, phục vụ cho công tác quản lý.

    Phương pháp chứng từ kế toán thu thập cung cấp thông tin về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra sự biến động của tài sản, nguồn vốn của đơn vị, phương pháp tài khoản kế toán  phân loại tập hợp, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra sự biến động của tài sản và nguồn vốn đã được phản ánh trên các chứng từ theo từng đối tượng cung cấp thông tin tập hợp về từng loại kế toán tổng hợp về từng đối tượng kế toán tổng hợp.

    Căn cứ thông tin số liệu phương pháp tài khoản phương pháp cung cấp tính giá được sử dụng xác định giá trị của từng đối tượng theo nguyên tắc nhất định.

    Trên cơ sở thông tin phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá cung cấp, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán được sử dụng cung cấp thông tin tổng hợp về toàn bộ tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản và quá trình hoạt động kinh tế tài chính đơn vị theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.

    Do đó trong công tác kế toán ở từng đơn vị kế toán phải sử dụng đồng thời cả bốn phương pháp

    Bạn đọc nếu có nhu cầu tìm hiểu về kiến thức kế toán tại Đức Minh có thể tham khảo thêm tại đây hoặc call 0972 711 886 để được nghe tư vấn miễn phí

>> Dạy kế toán

>> Lớp học kế toán cơ bản

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: Phòng 610 - Chung cư CT4A2 Ngã tư Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Xiển - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội. - 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Để giúp các bạn tham gia khóa học KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC HÀNH VÀ KẾ TOÁN SƠ CẤP  do  thầy Hải Bùi  trực tiếp giảng dạy có một cái nhìn tổng quan về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu tại một doanh nghiệp từ buổi 1 đến buổi 10 trước khi làm quen với bộ chứng từ thực tế tại một doanh nghiệp, Trung tâm kế toán An Tâm tóm tắt lại cho các bạn trong 1 file để các bạn tiện theo dõi bằng nghiệp vụ Nợ Có và bằng Sơ đồ chữ T. Hy vọng, qua bài viết này các bạn có thể tự tin biết được những nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần có chứng từ gì và định khoản như thế nào. Chúc các bạn học tốt.

  • Buổi 1+2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Tiền [Tk 111+112] +Bài tập và bài giải minh họa

1. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị:
– Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi: [DỰA VÀO HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH MÀ CÔNG TY XUẤT CHO KHÁCH HÀNG VÀ PHIẾU THU]

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Tổng giá thanh toán] Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [33311] trên hóa đơn lấy chỗ dòng thuế

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Giá bán chưa có thuế GTGT lấy trên hóa đơn];

– Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán, Kế toán dựa vào phiếu thu và hóa đơn tài chính ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Tổng giá thanh toán]

2. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ [như: Thu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,…] bằng tiền mặt nhập quỹ, Kế toán dựa vào phiếu thu VÀ HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH [nếu có], ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111- Tiền mặt [Tổng giá thanh toán] Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp [33311]. Số thuế trên hóa đơn Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính [Giá chưa có thuế GTGT. Lấy trên hóa đơn].

Có TK 711- Thu nhập khác [Giá chưa có thuế GTGT, Lấy trên hóa đơn ].

3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tiền mặt, khi nhập quỹ, Kế toán dựa vào phiếu thu ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ K 111 – Tiền mặt Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác.

4. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt [Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ], Kế toán dựa vào Phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan đến ngân hàng ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [1111, 1112]. [Dựa vào giấy rút tiền] Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [1121, 1122] [Dựa vào Giấy rút tiền]

Có các TK 311, 341,… [Nếu vay ngân hàng thì sẽ có giấy nhận tiền]

5. Thu hồi các khoản nợ phải thu và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [1111, 1112] Có TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 136 – Phải thu nội bộ Có TK 138 – Phải thu khác [1388]

Có TK 141 – Tạm ứng.

6. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [1111, 1112] Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; hoặc Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác Có TK 138 – Phải thu khác Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn

Có TK 228 – Đầu tư dài hạn khác.

7. Nhận khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi, Kế toán dựa vào phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan, ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [1111, 1112] Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn]

Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

8. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi, Kế toán dựa vào phiếu thu và biên bản kiểm kê quỹ, tiến hành ghi nhận như sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3381].

09. Khi nhận được vốn góp bằng tiền mặt của các thành viên góp vốn, Kế toán dựa vào phiếu thu và biên bản góp vốn để ghi nhận như sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

10. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào phiếu chi và Giấy nộp tiền của ngân hàng ghi nhận như sau:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt.

11. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh, Kế toán dựa vào phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan để gh nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác

Có TK 111 – Tiền mặt.

12. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, Kế toán dựa vào phiếu chi và hợp đồng liên quan ghi nhận như sau:

Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn

Có TK 111 – Tiền mặt.

13. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [1332]

Có TK 111 – Tiền mặt.

14. Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ [Theo phương pháp kê khai thường xuyên], , Kế toán dựa vào phiếu chi và Hóa đơn tài chính ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156 – Hàng hoá [Giá mua chưa có thuế GTGT] Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [1331]

Có TK 111 – Tiền mặt.

15. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, Kế toán dựa vào phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan [Hợp đồng nợ đến hạn, bảng lương…] ghi nhận các nghiệp vụ sau:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có TK 111 – Tiền mặt.

16. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,… Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [1331]

Có TK 111 – Tiền mặt.

17. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính [nếu có] ghi như sau

Nợ các TK 635, 811,… Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có TK 111 – Tiền mặt.

19. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, Kế toán dựa vào biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác [1381]
Có TK 111 – Tiền mặt.

20. Nộp tiền thuế môn bài , Công ty được ngân hàng cấp có giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, Dựa vào phiếu chi và chứng từ có liên quan, ghi nhận nghiệp vụ sau

Nợ 3338 [thuế khác] Có 111 [tiền mặt]

Có 112 [tiền gửi ngân hàng]

[Sau đó hạch toán tiếp nghiệp vụ chi phí của thuế môn bài]

Nơ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có 3338: thuế khác

21. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào phiếu chi và Giấy nộp tiền vào ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà Cty gửi tiền vào]
Có TK 111 – Tiền mặt.

22. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của doanh nghiệp, kế toán dựa vào giấy Báo có và Sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Ghi cụ thể tài khoản của ngân hàng mà nhận tiền]
Có TK 113 – Tiền đang chuyển.

23. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng và sổ phụ ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền]

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. [Ghi cụ thể đối tượng chi tiết]

24. Thu hồi các khoản tiền ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào giấy báo có, sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền]

Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn.

25. Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển đến bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo có và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền]

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

26. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào giấy báo có, sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền]

Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3388].

27. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào Giấy báo có và sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền]

Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn [Giá vốn] Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [lãi]

28. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng chuyển khoản.

28.1. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thu từ các hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào Giây báo có, hóa đơn tài chính, Giấy báo có và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Tổng giá thanh toán], [ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền]

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Giá bán chưa có thuế GTGT] Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [33311]. Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác

28.2. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp bằng tiền gửi Ngân hàng, kế toán dựa vài giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng và hóa đơn tài chính ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền] Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Tổng giá thanh toán]

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác.

29. Thu lãi tiền gửi Ngân hàng, kế toán dựa vào Giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà nhận tiền]

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

30. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, Kế toán dựa vào phiếu thu; giấy báo nợ và chứng từ rút tiền của NH [Séc] và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. [ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền]

31. Chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược [dài hạn, ngắn hạn]. Kế toán dựa vào giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng và chứng từ liên quan ghi:

Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cước dài hạn
Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. [ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền]

32. Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính ngắn hạn, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, sổ phụ ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền]

33. Trả tiền mua vật tư, công cụ, hàng hóa về dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc, Kế toán dựa vào Giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156 – Hàng hóa Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [1331]

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền]

34. Trả tiền mua TSCĐ, BĐS đầu tư, đầu tư dài hạn, chi phí đầu tư XDCB phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Nợ TK 217 – Bất động sản đầu tư Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con [Nếu chiếm từ 51% vốn góp] Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh [Mỗi bên 50% vốn góp] Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết [từ 21% đến 49% vốn góp] Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác [Từ 20% vốn góp trở xuống] Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [1332 – nếu có],…

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền]

35. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo nợ; sổ phụ ngân hàng và chứng từ tính lãi để ghi:

Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Nợ TK 341 – Vay dài hạn

Nợ TK 342 – Nợ dài hạn,…

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền]

36. Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ doanh nghiệp,… bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, biên bản trả lại vốn, trả vốn góp, sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

Nợ các TK 414, 415, 418,…

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. [ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền

37. Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ cho người mua bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn giảm giá, hóa đơn hàng bán bị trả lại hóa đơn chiết khấu thương mại, sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp [33311]

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. [ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền]

38. Chi bằng tiền gửi Ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào giấy báo nợ, hóa đơn tài chính và sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [1331]

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. [ghi cụ thể ngân hàng mà chi trả tiền]

BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI LIÊN QUAN ĐẾN BUỔI 1 VÀ BUỔI 2 ĐỂ CÁC BẠN TIỆN THEO DÕI

Bài tập và bài giải 1: Cty ABC là Cty thương mại, chuyên kinh doanh máy vi tính [Được thành lập trong tháng 1/2014 do 2 thành viên Góp vốn là Nguyễn Văn A và Nguyễn Thị B], trong kỳ tháng 1/2014 có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Ngày 3/1/2014. Cty Nhận tiền góp vốn bằng tiền mặt của Ông A 100 triệu đồng Giải: +Chứng từ: Phiếu thu có đầy đủ chữ ký

+Ghi sổ kế toán, Ghi sổ nhật ký chung

Nợ 111: 100
Có 411: 100

+ Ghi sổ cái tài khoản 111 và 411

2. Ngày 4/1/2014 . Cty nhận tiền góp vốn bằng tiền gửi Ngân hàng tại Ngân hàng ACB với số tiền 120 triệu đồng của Chị B. Giải: +Chứng từ: Giấy báo có Ngân hàng và Sổ phụ ngân hàng

+ Ghi sổ kế toán, Ghi sổ nhật ký chung

Nợ 112 ACB
Có 411

+Ghi sổ cái tài khoản 112 và 411

3. Ngày 4/1/2014. Cty đặt cọc tiền thuê nhà cho chủ nhà Là Nguyễn Văn Mười số tiền 30 triệu với thời hạn thuê là 3 năm bằng tiền mặt. Sau 3 năm thì nếu không tiếp tục thuê sẽ trả lại tiền cọc. Giải: +Chứng từ: hợp đồng và phiếu chi+Biên nhận tiền

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ 244: 30 triệu
Có 111: 30 triệu

+Sổ cái 244 và Sổ cái 111
+Sau đó là ghi sổ chi tiết 244 ghi rõ đối tượng là Nguyễn Văn Mười.

4. Ngày 5/1/2014. Cty mua đồ dùng văn phòng tại nhà sách Nguyễn văn Cừ, Nhà sách Nguyễn Văn cừ xuất hóa đơn GTGT cho Cty với giá chưa VAT là 4 triệu và VAT là 10%: 0.4 triệu. Cty trả bằng tiền mặt Giải +Chứng từ: Phiếu chi và hóa đơn tài chính của nhà sách Nguyễn văn Cừ

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ 642 hoặc 641: 4.000.000 Nơ 133: 400.000

Có 111: 4.400.000

+Ghi sổ cái:
Ghi vào sổ 642; Sổ 133 và Sổ 111

5. Ngày 6/1/2014 Cty trả tiền thuê văn phòng cho chủ nhà bằng tiền mặt, Chủ nhà đã xuất hóa đơn cho Cty với giá là 15 triệu/tháng [Đây là hóa đơn bán hàng nên không có thuế GTGT]. Giải: +Chứng từ: Phiếu chi+Hóa đơn bán hàng

+ Ghi vào sổ nhật ký chung

Nợ 642 hoặc 641: 15 triệu
Có 111: 15 triệu

+Ghi vào sổ cái:
TK 642; 641 và 111

6. Ngày 8/1/2014 Cty trà tiền cho Phong Vũ bằng chuyển khoản tại Ngân hàng ACB với số tiền là 50.000.000 +Bộ chứng từ: UNC

+Ghi sổ kế toán nhật ký chung

Nợ 331 [Phong vũ]
Có 112 ACB

+Ghi vào sổ cái: TK 331 và TK 112
+Ghi vào sổ chi tiết của Tk 331 đối tượng chi tiết là Phong Vũ

7. Ngày 9/1/2014 Cty bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng của khách hàng với số tiền là 220 triệu [trong đó giá chưa VAT là 200 triệu và VAT là 20 triệu]. của mặt hàng máy Dell với số lượng bán là 10 cái.Giả sử công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền +Bộ chứng từ: Giấy báo có của NH, Hóa đơn đầu ra, Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng +Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, ghi 2 nghiệp vụ

 Nghiệp vụ 1: doanh thu:

Nơ 112 HSBC: 220

Có 511: 200
Có 3331: 20

 Nghiệp vụ 2: giá vốn hàng bán

Nợ 632 [Giá vốn hàng bán]: 150.000.000

Có 156 [Hàng hóa]: 150.000.000

Bài tập 2 và bài giải 2: Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau: 1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ. 2. Đem tiền mặt gởi vào NH ACB 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có. 3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ. 4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ. 5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ. 6. Nhận được giấy báo có của NH ACB về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2. 7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ. 8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH VCB. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ. 9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ. 10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000đ của Ngân hàng ACB 11. Chi TGNH MHB để trả lãi vay NH 3.000.000đ. 12. Rút TGNH HSBC về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000.000đ.

Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bài giải 2 1. Kế toán dựa vào phiếu thu và hóa đơn tài chính xuất cho khách hàng, ghi

Nợ TK 111: 22.000.000

Có TK 33311: 2.000.000
Có TK 511: 20.000.000

2. Kế toán dựa vào phiếu chi, ghi
Nợ TK 113: 30.000.000

Có TK 111: 30.000.000

3. Kế toán dựa vào phiếu thu và hóa đơn tài chính xuất cho khách hàng, ghi
Nợ TK 111: 63.000.000

Có TK 33311: 3.000.000
Có TK 711: 60.000.000

Nợ TK 811: 200.000
Nợ TK 133: 20.000

Có TK 111: 220.000

4. Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn mà Cty vận chuyển xuất cho để ghi

Nợ TK 641: 300.000

Có TK 111: 300.000

5. Kế toán dựa vào phiếu chi và Giấy đề nghi tạm ứng để ghi
Nợ TK 141: 10.000.000

Có TK 111: 10.000.000

6.Kế toán dựa vào giấy báo có của ngân hàng để ghi
Nợ TK 112 ACB: 30.000.000

Có TK 113: 30.000.000

7.Kế toán dựa vào phiếu thu, và hợp đồng vay tiền để ghi
Nợ TK 111: 100.000.000

Có TK 311: 100.000.000

8. Kế toán dựa vào UNC và giấy báo nợ của ngân hàng+Hóa đơn tài chính ghi Nợ TK 152: 50.000.000

Nợ TK 133: 5.000.000

Có TK 112 VCB: 55.000.000

Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn tài chính về Chi phi vận chuyển, ghi Nợ TK 152: 400.000

Nợ TK 133: 40.000

Có TK 111: 440.000

9.Kế toán dựa vào phiếu chi +hóa đơn tài chính hoặc hóa đơn lẻ của Nhà sách, ghi
Nợ TK 642: 360.000

Có TK 111: 360.000

10.Kế tóa dựa vào giấy báo có của NH ACB, ghi
Nợ TK 112 ACB: 16.000.000

Có TK 515: 16.000.000

11. Kế toán dựa vào giấy báo nợ của ngân hàng MHB, ghi
Nợ TK 635: 3.000.000

Có TK 112 MHB: 3.000.000

12. Kế toán dựa giấy báo nợ của ngân hàng HSBC và giấy rút tiền của HSBC, ghi
Nợ TK 111: 25.000.000

Có TK 112 HSBC: 25.000.000

Kế toán dựa vào phiếu chi và bảng lương, ghi
Nợ TK 334: 20.000.000

Có TK 111: 20.000.000

  • Buổi 3: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Tiền lương và các khoản trích theo lương [Buổi 3] +Bài tập và bài giải minh họa

Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng lao động các giấy tờ khác kế toán để tính lương và các khoản trích theo lương cho từng bộ phận. Bài viết này Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ kế toán Thuế An Tâm xin hướng dẫn cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng bộ phận:

TÀI KHOẢN 334 – PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG: dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng,

1. Cuối tháng, kế toán dựa vào bảng lương đã có phân ra từng bộ phận, hạch toán chi phí cho các bộ phận như sau: s. An Tâm sẽ có 1 bài viết hướng dẫn chi tiết về cách lập bảng lương cho cán bạn tiện theo dõi. Lấy cột tổng thu nhập chưa trừ BHXH, BHYT, BHTN và thuế TNCN

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 6231 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 6271 – Chi phí lương nhân viên sản xuất chung Nợ TK 6421 – Chi phí lương nhân viên bán hàng

Nợ TK 6421 – Chi phí lương nhân viên quản lý

Có TK 334 – Phải trả người lao động [3341, 3348].

2. Cuối tháng, kế toán dựa vào Bảng lương hạch toán các khoản trích theo lương [GỒM BHXH;BHYT;BHTN] mà người lao động phải gánh chịu, lấy số liệu tại cột BHXH [8%], BHYT [1.5%], BHTN [1%] trên bảng lương để ghi sổ như sau

a. Khi trừ vào lương của nhân viên:

Nợ TK 334 [Phải trả công nhân viên] : Lương cơ bản x 10,5%

Có TK 3383 [Bảo hiểm xã hội] : Lương Cơ bản x 8% Có TK 3384 [Bảo hiểm Y tế] : Lương cơ bản x 1,5%

Có TK 3389 [Bảo hiểm thất nghiệp] : Lương cơ bản x 1%

b. Khi tính vào chi phí của DN:
Dựa vào bảng lương , các bạn lập ra một bảng các khoản BHXH, YT, TN, KPCĐ bắt buộc mà doanh nghiệp phải gánh chịu. [BHXH : 18%; BHYT: 3%; BHTN: 1%; KPCĐ: 2% *mức lương cơ bản]. Các bạn phải chi tiết theo từng bộ phận nhé: VD: Bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý, Bộ phận sản xuất…

Nợ 241, 622, 623, 627, 641, 642 : Lương cơ bản x 24%

Có TK 3383 [BHXH]: Lương cơ bản x 18% Có TK 3384 [BHYT] : Lương cơ bản x 3% Có TK 3389 [BHTN]: Lương cơ bản x 1% Có TK 3382 [KPCĐ]: Lương cơ bản x 2%

[Lưu ý: Mức lương cơ bản do doanh nghiệp tự XD khi làm hệ thống thang bảng lương miễn sao cao hơn mức lương tối thiếu vùng được quy định là được, mức lương tối thiếu vùng các bạn xem TT 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2013]

c. Khi nộp tiền bảo hiểm và kinh phí công đoàn, dựa vào giấy nộp tiền vào NSNN, Phiếu chi+Giấy báo nợ +Sổ phụ ngân hàng, kế toán hạch toán Nợ TK 3383 [Bảo hiểm xã hội] : Số tiền đã trích BHXH Nợ TK 3384 [Bảo hiểm y tế]: Số tiền đã trích BHYT Nợ TK 3389 [Bảo hiểm thất nghiệp]: Số tiền đã trích BHTN

Nợ TK 3382 [Kinh phí công đoàn]: Số tiền đóng kinh phí công đoàn

Có TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi Ngân hàng chi tiết cho từng ngân hàng ]

3. Tính thuế TNCN phải nộp [ nếu có]

a. Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên, Kế toán dựa vào bảng lương tại cột thuế TNCN phải nộp ghi

Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN khấu trừ

Có TK 3335 : Thuế TNCN

b. Khi nộp tiền thuế TNCN, dựa vào giấy nộp tiền NSNN [nếu nộp theo tháng thì từ ngày 1 đến ngày 20 của tháng sau, nếu nộp theo quý thì từ ngày 1 đến ngày 30 của đầu quý sau]:

Nợ TK 3335 [thuế TNCN] : số Thuế TNCN phải nộp

Có TK 1111 [Tiền mặt] hoặc 1121 [Tiền gửi ngân hàng: phải ghi chi tiết theo từng đối tượng ngân hàng]

4. Khi tạm ứng tiền lương đợt 1 cho người lao động, Dựa vào phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi và danh sách nhân viên ứng lương, ghi sổ như sau

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 111 [Tiền mặt], 112 [Tiền gửi ngân hàng: ghi chi tiết từng ngân hàng]

5. Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá:

– Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, Kế toán phải xuất hóa đơn GTGT theo giá bán lẻ, kế toán dựa vào hóa đơn xuất trả lương cho người lao động, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động [3341, 3348]

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [33311]
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ [Giá bán chưa có thuế GTGT].

Đồng thời hạch toán giá vốn hàng bán
Nợ 632: Số lượng *Đơn giá xuất [Đơn giá xuất Áp dụng giá xuất theo 1 trong 4 phương pháp]

Có 155;156: Số lượng *Đơn giá xuất [Đơn giá xuất Áp dụng giá xuất theo 1 trong 4 phương pháp]

– Nếu sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán dựa vào hóa đơn tài chính mà dòng thuế suất gạch chéo hoặc hóa đơn bán hàng không có thuế GTGT phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động [3341, 3348]

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ [Giá thanh toán].

Đồng thời hạch toán Giá vốn hàng bán
Nợ 632: Số lượng *Đơn giá xuất [Đơn giá xuất Áp dụng giá xuất theo 1 trong 4 phương pháp]

Có 155;156: Số lượng *Đơn giá xuất [Đơn giá xuất Áp dụng giá xuất theo 1 trong 4 phương pháp]
[Và nếu Cty tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, cuối tháng thì kế toán dựa vào tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hạch toán: Nơ 512 có 33311]

6. Khi tính tiền thưởng phải trả:

– Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng: Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi [Nếu lấy từ quỹ]

Nợ 6421;6411;622;623;627 [Nếu không dùng quỹ thì hạch toán vào chi phí của Công ty]

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

– Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.

Có các TK 111 [Tiền mặt], 112 [Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết cụ thể từng ngân hàng]

[Kể từ ngày 1/1/2014 theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định: Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương cụ thể như sau:]

Bài tập và bài giải  của buổi 3 các bạn xem trong file đính kèm

  • Buổi 4: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Tài sản cố định và chi phí trả trước +Bài tập và bài giải minh họ
  • Buổi 5+7: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Kế toán hàng tồn kho + Giá thành+Bai tập và bài giải
  • Buổi 6: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Kế toán  bán hàng +các khoản giảm trừ doanh thu+doanh thu tài chính+thu nhập khác và những khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc bán hàng+Bài tập và bài giải minh họa
  • Buổi 8+9+10:  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Kế toán các bút toán cuối tháng+Bút toán kết chuyển+Khóa sổ=> Lập báo cáo tài chính [Có bài tập và bài giải minh họa của Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán.

[Tượng tự như buổi 1-3 các bạn sẽ học được buổi 4-10 về mặt lý thuyết và bài tập trong file TU.HOC.KETOAN.Nghiepvukinhtephatsinhtaidoanhnghiep_www.ketoanantam.com]

Để việc tự học kế toán các phần hành trên thì các bạn có thể xem tại website: tuhocketoan.com.
Ngoài ra các bạn có thể tham gia  //www.facebook.com/groups/tuhocketoan/ để cùng trao đổi những kinh nghiệm thực tế về thuế và Kế toán để cùng nhau học hỏi kinh nghiệm.

Download toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh và bài giải tại đây:
TU.HOC..KE.TOAN_Nghiepvukinhtephatsinhtaidoanhnghiep_www.ketoanantam
Download: Bảng cân đối số phát sinh để làm bài tập của buổi 8910:BCDSPS

Mời bạn tham khảo bộ sách tự học kế toán tổng hợp bằng hình ảnh minh họa

Sách Tự học kế toán bằng hình ảnh minh họa

Sách Bài tập & Bài giải của công ty sản xuất

Sách Tự học lập BCTC và thực hành khai báo thuế

Sách Tự học làm kế toán bằng phần mềm Misa

Video liên quan

Chủ Đề