Hiện tượng kinh nguyệt vì sao có

Tại sao con gái lại có kinh nguyệt? Tưởng chừng là một thắc mắc thiển cận và vô lý. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng biết kinh nguyệt của phụ nữ đến từ đâu và tại sao lại xuất hiện vào mỗi tháng. Ngay cả chính chị em phụ nữ cũng chưa chắc đã biết điều này. Vậy tại sao con gái lại có kinh nguyệt?

Tại sao con gái lại có kinh nguyệt

Tại sao con gái lại có kinh nguyệt?

Từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh, kinh nguyệt là một phần không thể thiếu đối với mỗi người phụ nữ. Bởi nó chính là đại diện cho một sức khỏe phụ khoa, chức năng sinh sản – sinh dục bình thường và khỏe mạnh của chị em phụ nữ. Thế nhưng lại có một nghịch lý, nhiều bạn gái và chị em phụ nữ lại không biết tại sao mình có kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt là gì.

Giải thích về hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ, bác sĩ sản phụ khoa phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết:

Kinh nguyệt của nữ giới là một hiện tượng rất tuyệt vời và đáng kinh ngạc. Quá trình “sản xuất” ra kinh nguyệt được cơ thể tính toán một cách rất rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Và để có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, bộ máy vận hành đã phải làm việc không ngừng nghỉ. Nếu không sẽ gây rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt là do nội mạc tử cung bong tróc và chảy máu mà thành. Trong giai đoạn phóng noãn, hoàng thể sẽ tiết ra oestrogen và progestogen để làm dày niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho trứng rụng và làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì khoảng mười bốn ngày sau, [kể từ khi trứng rụng] hoàng thể sẽ thoái hóa, mức độ của oestrogen và progestogen cũng theo đó mà giảm bớt. Từ đó khiến cho niêm mạc tử cung trở nên mỏng, mạch máu bị chèn và co thắt, máu huyết không thông. Kết quả là niêm mạc tử cung bị thiếu máu, hoại tử, rụng, gây chảy máu và kinh nguyệt được hình thành.

Quá trình này được lặp đi lặp lại vào mỗi tháng nên được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Và ngày đầu tiên của chu kỳ cũng chính là ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện. Mỗi chu kỳ sẽ kéo dài khoảng 28 ± 3 ngày.

Một vài nét cơ bản về kinh nguyệt

  • Chu kỳ kinh nguyệt: Kinh nguyệt sẽ được lặp đi lặp lại vào một ngày nhất định trong một tháng và hiện tượng này được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi người phụ nữ khỏe mạnh và có chức năng sinh sản – sinh dục bình thường sẽ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 28 ± 3 ngày. Cá biệt có một số trường hợp đặc biệt thì chu kình kinh sẽ kéo dài khoảng 1 tháng. Chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng đều đặn. Do một số nguyên nhân mà có tháng dài, tháng ngắn. Và hiện tượng này là bình thường. Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt bất thường có đi kèm với những triệu chứng như đau bụng dữ dội, ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và máu kinh có màu sắc bất thường, thì chị em cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Số ngày hành kinh và máu kinh: Mỗi chu kỳ, phụ nữ sẽ chảy máu kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày. Nếu kéo dài hơn 7 – 10 ngày sẽ được gọi là rong kinh và hơn 15 ngày sẽ được gọi là rong huyết. Trong những trường hợp này cần đi thăm khám phụ khoa. Thông thường, máu kinh sẽ có màu đỏ sẫm, nhầy, không mùi và có lẫn một vài mảnh nội mạc tử cung bong tróc. Mỗi chu kỳ, lượng máu kinh mất đi là khoảng 40 – 60ml. Nếu mất đi ít hơn 20ml thì được gọi là thiểu kinh và hơn 80ml thì được gọi là cường kinh. Cả 2 trường hợp thiểu kinh và cường kinh đề do bệnh lý gây ra, chị em cần đi gặp bác sĩ để được điều trị sớm.
  • Triệu chứng kinh nguyệt: Đau bụng, đau đầu, đau tức ngực, mọc mụn, tính khí thay đổi, chóng mặt, buồn nôn, sốt nhẹ,…là những triệu chứng tiền kinh nguyệt. Những triệu chứng này ở mỗi người mỗi khác, chẳng hạn sẽ có người đau bụng kinh nhưng có người lại không hoặc cả 2 người đều đau bụng nhưng sẽ có người đau nặng, có người đau nhẹ.
  • Kinh nguyệt bất thường: Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh – rong huyết, chậm – mau kinh, đau bụng kinh dự dội, máu kinh thay đổi cả về chất, lượng, màu và mùi, mất kinh, vô kinh,…là những bất thường kinh nguyệt mà chị em cần đặc biệt chú ý trong mỗi kỳ kinh. Đặc biệt, nếu thấy những bất thường này kép dài 2 -3 chu kỳ thì nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu không muốn bị vô sinh – hiếm muộn.

Trên đây là những chia sẻ tổng quan của phòng khám đa khoa Thái Hà về vấn đề “tại sao con gái có kinh nguyệt”. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến hotline 0365 115 116 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà. Phòng khám đa khoa Thái Hà 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, địa chỉ chuyên khám chữa bệnh phụ khoa uy tín, chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh nhất mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp vào khung bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Thuốc tránh thai có thể khiến bạn ra ít máu âm đạo chứ không khiến bạn ra máu nhiều như kỳ kinh thật sự. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn trải qua các triệu chứng như đau căng vú tương tự như trong kỳ kinh.

5. Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh do stress

Căng thẳng hay stress là lý do thường gặp khi bạn bị mất kinh. Vì căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol trong máu, làm mất cân bằng nhiều hormone khác trong cơ thể bao gồm các hormone điều hòa sự rụng trứng và tử cung. Khi bạn bị căng thẳng, nội mạc tử cung vẫn phát triển nhưng lại không bong tróc được, kỳ kinh bạn sẽ không đều và bạn cũng sẽ bị co thắt bụng dưới.

Bạn nên khám bác sĩ, tập thể dục hay yoga, sử dụng thuốc cần thiết để giúp giảm thiểu căng thẳng cho bản thân, giúp kỳ kinh của bạn đều đặn trở lại.

6. Hội chứng đa nang buồng trứng

Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng.

Hội chứng đa nang buồng trứng là tình trạng mà bạn có dư lượng hormone androgen trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, phát triển lông tóc, tăng cân và nhạy cảm với insulin.

Bệnh có thể khiến bạn xuất hiện các chu kỳ kinh không rụng trứng, gây ra máu âm đạo bất thường. Hội chứng trên khiến nhiều nang tăng trưởng trong buồng trứng và khi các nang này vỡ ra có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng giống như trong kỳ kinh vậy. Lông tóc phát triển bất thường liên quan đến mất cân bằng hormone có thể bạn sẽ bỏ qua hay nhầm lẫn tăng cân trong hội chứng này liên quan đến sự chướng bụng trong kỳ kinh.

Có khoảng 20% phụ nữ trên thế giới mắc phải hội chứng này, thường gặp trên những người thừa cân béo phì hay mang tính di truyền. Bạn nên khám bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân mắc hội chứng này, mặc dù chưa có thuốc chữa nhưng bạn sẽ được dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng và khiến chu kỳ kinh đều đặn trở lại.

>>> Bạn có thể tham khảo: Buồng trứng nằm ở đâu? Bật mí mọi thông tin thú vị về buồng trứng

7. Đau bụng kinh nhưng không ra máu do polyp tử cung

Một nguyên nhân nữa khiến bạn có dấu hiệu kinh nguyệt nhưng không có kinh là do polyp tử cung. Đây là kết quả của sự tăng trưởng quá mức của lớp nội mạc tử cung. Polyp trong tử cung có thể khiến bạn bị đau bụng và khó chịu như khi bạn sắp hành kinh.

Bởi vì polyp có thể khiến bạn khó mang thai, thậm chí tiến triển ung thư tử cung, bác sĩ có thể sẽ phải cắt bỏ polyp. Hiện nay đã có biện pháp cắt polyp qua nội soi âm đạo tử cung khá đơn giản và phổ biến.

8. Tới thánh nhưng không ra máu do u nang buồng trứng

Mỗi tháng, buồng trứng của bạn sẽ phát triển vài nang để chuẩn bị cho việc rụng trứng, nhưng chỉ một nang là có thể phóng noãn. Mặc dù các nang khác thường sẽ tự thoái hóa, nhưng thỉnh thoảng các nang ấy vẫn tồn tại trong buồng trứng.

U nang buồng trứng cũng xảy ra khi bạn không có sự rụng trứng tương tự như hội chứng đa nang buồng trứng. U nang buồng trứng thường không gây triệu chứng nhưng thỉnh thoảng lại làm bạn thấy đau bụng dưới giống đau bụng kinh hay thậm chí đau dữ dội đến mức phải nhập cấp cứu. Vì thế, bạn nên khám bác sĩ nếu bị đau bụng bất thường như trên.

>>> Bạn có thể tham khảo: Vỡ u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Xử trí và phòng ngừa ra sao?

9. Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh do nhiễm trùng phụ khoa

Một vài vi khuẩn lây bệnh qua bệnh tình dục như lậu cầu và chlamydia có thể dẫn đến viêm vùng bụng chậu, gây co thắt hay đau vùng bụng dưới tương tự như khi bạn hành kinh.

Khi bị viêm nhiễm, bạn cần phải uống kháng sinh để điều trị bệnh. Vì thế, nếu bạn bị sốt, buồn nôn hay đau bụng mà dùng thuốc giảm đau không thấy thuyên giảm thì bạn cần đi khám.

Bạn không nên chủ quan khi thấy mình có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh. Đôi lúc đó chỉ là sự xáo trộn nhỏ của hormone trong cơ thể, nhưng cũng có thể là báo hiệu của mang thai hay nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Vì thế, bạn hãy trao đổi và đi khám bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường nhé!

Rong kinh là thuật ngữ y học chỉ tình trạng chảy máu kéo dài bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt, đây cũng được coi như biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3-5 ngày, phụ nữ sẽ mất khoảng 50-80ml máu, khi bị rong kinh, thời gian có kinh sẽ kéo dài hơn 7 ngày và mất hơn 80ml máu. 

Khi bị rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và báo động một vấn đề sức khỏe khác. 

Rong kinh sẽ bao gồm các dấu hiệu sau đây:

  • Ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, liên tục trong 7 ngày và phải thay nhiều băng vệ sinh mỗi giờ và tiếp diễn trong vài giờ liên tiếp
  • Sử dụng hai hoặc nhiều băng vệ sinh cùng lúc
  • Phải thay băng vệ sinh thường xuyên trong đêm do kinh nguyệt ra nhiều
  • Ra máu kéo dài hơn một tuần
  • Xuất hiện cục máu đông trong máu kinh 
  • Cảm thấy mệt mỏi và khó thở, triệu chứng thiếu máu
  • Đau bụng dưới

Đau bụng dưới khi bị rong kinh

Nguyên nhân phổ biến gây rong kinh bao gồm:

Sự mất cân bằng hormone

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone sẽ điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung [nội mạc tử cung] bị bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Nếu mất cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và bị bong ra do chảy máu kinh nguyệt nặng. 

Một số yếu tố gây mất cân bằng hormone bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS], béo phì, kháng insulin và các vấn đề tuyến giáp. 

Rối loạn chức năng buồng trứng

Nếu buồng trứng không giải phóng trứng [rụng trứng] trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ không sản xuất hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến mất cân bằng hormone và có thể dẫn đến rong kinh. 

U xơ tử cung

Những khối u không ung thư [lành tính] của tử cung xuất hiện trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ. U xơ tử cung có thể nặng hơn khi gây ra chảy máu kinh nguyệt bình thường hoặc kéo dài. 

U xơ tử cung

Polyp tử cung

Polyp có kích thước nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung có thể gây chảy mong kinh nguyệt nặng và kéo dài.

Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu nặng và đau đớn cho người mắc. 

Dụng cụ tử cung [DCTC]

Rong kinh là một tác dụng phụ thường gặp của việc sử dụng dụng cụ tử cung không có nội tiết tố để tránh thai.

Biến chứng thai kỳ

Ra máu khi mang thai có thể là biểu hiện của sảy thai hoặc nhau thai nằm ở vị trí bất thường. 

Ung thư

Ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt khi bạn đã mãn kinh hoặc đã có kết quả xét nghiệm PAP bất thường trước đó. 

Rối loạn chảy máu do di truyền

Một số rối loạn chảy máu – chẳng hạn như bệnh von Willebrand [thiếu yếu tố đông máu] – có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống viêm, thuốc nội tiết tố như estrogen và progestin, thuốc chống đông máu như warfarin [Coumadin, Jantoven] hoặc enoxaparin [Lovenox] có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài.

Một số loại thuốc có thể gây chảy máu kinh nguyệt kéo dài

Do bệnh lý

Một số điều kiện y tế khác, bao gồm bệnh gan hoặc thận, có thể liên quan đến rong kinh.

Các yếu tố rủi ro khác

Trong một chu kỳ bình thường, việc phóng trứng ra khỏi buồng trứng sẽ kích thích sản xuất progesterone của cơ thể, hormone nữ chịu trách nhiệm cao nhất trong việc giữ chu kỳ đều đặn. Khi không có trứng được giải phóng, progesterone không đủ có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng.

Rong kinh ở trẻ vị thành niên thường là do anovulation [một rối loạn dyshormonal của chu kỳ kinh nguyệt, trong đó một quả trứng trưởng thành không thể rời khỏi buồng trứng]. 

Rong kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường là do bệnh lý tử cung, bao gồm u xơ, polyp và lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các vấn đề khác, như ung thư tử cung, rối loạn chảy máu, tác dụng phụ của thuốc và bệnh gan hoặc thận có thể là yếu tố góp phần.

Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng khác bao gồm:

Thiếu máu

Rong kinh có thể gây thiếu máu, mất máu bằng cách giảm số lượng hồng cầu lưu thông. Số lượng tế bào hồng cầu lưu thông được đo bằng huyết sắc tố, một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô.

Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng bù đắp các tế bào hồng cầu bị mất bằng cách sử dụng sắt trong cơ thể để tạo ra nhiều huyết sắc tố, sau đó có thể mang oxy trên các tế bào hồng cầu. 

Rong kinh có thể làm giảm nồng độ sắt đủ để tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm da nhợt nhạt, yếu và mệt mỏi. Mặc dù chế độ ăn uống đóng vai trò trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt, nhưng vấn đề này rất phức tạp do kinh nguyệt nặng.

Đau dữ dội

Cùng với chảy máu kinh nguyệt nặng, bạn có thể bị đau bụng kinh. Đôi khi chuột rút liên quan đến rong kinh rất nghiêm trọng và cần đến bệnh viện.

Tình trạng rong kinh nặng nề có thể gây đau dữ dội ở bụng dưới

Rong kinh có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm sau: 

Xét nghiệm máu

Một mẫu máu của bạn có thể được đánh giá thiếu sắt [thiếu máu] và các tình trạng khác, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp hoặc bất thường đông máu.

Xét nghiệm Pap

Trong xét nghiệm này, các tế bào từ cổ tử cung của bạn được thu thập và kiểm tra nhiễm trùng, viêm hoặc thay đổi có thể là ung thư hoặc có thể dẫn đến ung thư.

Sinh thiết nội mạc tử cung

Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô từ bên trong tử cung để giải phẫu bệnh kiểm tra.

Siêu âm

Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tử cung, buồng trứng và xương chậu

Chụp siêu âm

Một chất lỏng được tiêm qua một ống vào tử cung của bạn bằng âm đạo và cổ tử cung. Bác sĩ sau đó sử dụng siêu âm để tìm kiếm các vấn đề trong niêm mạc tử cung của bạn.

Siêu âm là một trong những phương pháp dùng để chẩn đoán rong kinh 

Các lựa chọn điều trị trong giai đoạn nặng phụ thuộc vào hai yếu tố: nguyên nhân cơ bản và kế hoạch sinh con.

Chế độ ăn

Mặc dù chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể không giúp chấm dứt tình trạng rong kinh nhưng có thể bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể phụ nữ không bị suy nhược. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, rau xanh, trứng và thịt… để chống thiếu máu. 

Bổ sung sắt cho cơ thể

Để điều trị bệnh thiếu máu hiện có hoặc phòng ngừa, phụ nữ nên bổ sung sắt hoặc các chất giúp thúc đẩy cân bằng nội tiết tố và sức khỏe kinh nguyệt như phytoestrogen, estrogen.

Thuốc

Nếu bị rong kinh nặng và kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc để giảm mất máu như axit tranexamic để giảm đau, thuốc chống viêm không steroid [NSAID] như ibuprofen hoặc naproxen [cũng để giảm lưu lượng]; hoặc để cân bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai, thuốc progesterone hoặc dụng cụ tử cung [DCTC].

Phẫu thuật

Nếu rong kinh do u xơ hoặc polyp có thể phải thực hiện phẫu thuật như giãn và nạo [D&C], thuyên tắc động mạch tử cung và cắt bỏ nội mạc tử cung…

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề