Hình ảnh nhân hóa về các loài chim

Đọc đoạn văn sau rồi điền vào bảng.Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.Tên sự vật được nhân hóaCác từ ngữ dùng để nhân hóa sự vậtCách nhân hóa P.s: Các thầy cô, anh chị,.. giúp em bài tập này với ạ. Em cảm ơn!!!

Đọc tiếp

Xem chi tiết

viết một đoạn văn kể về vườn hoa trường em [dùng hình ảnh nhân hóa và so sánh

đặt 3 câu so sánh về

Xem chi tiết

hãy viết 1 đoạn văn kể về vườn cây

[ có sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hóa ]

Xem chi tiết

Vì sao bạn nhỏ ko muốn chim chích chòe hót ? ý nghĩa của bài thơ Quạt cho bà ngủ là gì ?

Xem chi tiết

1 ,đọc và trả lời câu hỏi

lượm

chú bé loắt choắt

cái sắc xinh xinh

cái chân thoăn thoắt

cái đầu nghênh nghênh

ca nô đội lệch

mồm huýt sáo vang

như con chim chích

a , chú bé đc so sánh với hình ảnh gì?

b, tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm

2 , viết đoạn văn 2 -3 câu về buổi lao động của lớp em

Xem chi tiết

hãy viết đoạn văn về người chị của mình có sự dụng biện pháp nhân hóa

hãy viết đoạn văn về một buổi sáng bắt đầu có câu nhân hóa

Xem chi tiết

  • nhaty

29 tháng 4 2018 lúc 9:11

Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu. Mỗi sự vật in đậm được tả bằng những từ ngữ nào. Cách tả ấy có tác dụng gì. Tìm hình ảnh nhân hóa có trong mỗi đoạn văn dưới đây. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại các câu sau cho sinh động hơn.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Trông kìa: Quả thị vàng

Dắt mùa thu vào phố

Mang theo câu chuyện cổ

Thị kể bằng mùi hương.

Nguyễn Hoàng Sơn

Có một mùa vũ hội

Muôn loài chim hòa ca

Mây choàng khăn cho núi

Bâng khuâng bác lim già.

Lê Đăng Sơn

Sau trận mưa đầu mùa

Trời mây sạch thêm ra

Hàng xoan thay áo mới

Màu xanh, xanh nõn nà.

Những chùm hoa bối rối

Một mùi hương thơm nồng

Đàn chào mào trẩy hội

Rạng ngày đã sang đông

Nguyễn Thanh Toàn

  1. Mỗi sự vật in đậm được tả bằng những từ ngữ nào?
  1. Cách tả ấy có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

  1. Quả thị: dắt mùa thu vào phố, mang theo câu chuyện cổ, kể bằng múi hương

Chim: hòa ca

Mây: choàng khăn cho núi

Hàng xoan: thay áo mới

Chùm hoa: bối rối

Chào mào: trẩy hội

  1. Cách tả ấy làm cho thế giới loài vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người và giúp cho hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động hơn.

Câu 2

Tìm hình ảnh nhân hóa có trong mỗi đoạn văn dưới đây:

  1. Mùa xuân đến, mầm non cựa mình tỉnh giấc. Các loài chim đua nhau ca hát. Bầu trời say sưa lắng nghe khúc ca rộn rã và mải mê ngắm nhìn những chiếc lá xanh nõn nà.

Nguyên Anh

  1. Trăng lẩn trốn trong các tán lá xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.

Theo Phan Sĩ Châu

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh nhân hóa có trong mỗi đoạn văn trên là:

  1. Mầm non cựa mình tỉnh giấc.

Các loài chim đua nhau ca hát.

Bầu trời say sưa lắng nghe khúc ca rộn rã và mê mải ngắm nhìn những chiếc lá xanh nõn nà.

  1. Trăng lẩn trốn trong các tán lá xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn.

Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.

Trăng chìm vào đáy nước.

Trăng đậu vào ánh mắt.

Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.

Câu 3

Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại các câu sau cho sinh động hơn:

  1. Đàn kiến tha mồi về tổ
  1. Bụi tre rì rào trong gió
  1. Những vì sao sáng lấp lánh

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

  1. Những chú kiến đang tha mồi về tổ.
  1. Bụi tre rì rào ca hát cùng gió.
  1. Những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.
  • Bài 1: Viết đoạn văn tưởng tượng trang 114 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo Sau khi đọc xong bài “Ai tài giỏi nhất?” ở trang 96, 97 [Tiếng Việt 4, tập một], một bạn nhỏ đã tưởng tượng và viết thêm đoạn kết cho câu chuyện. đọc đoạn văn bạn nhỏ đã viết dưới đây và thực hiện yêu cầu. Câu đầu tiên của đoạn văn giới thiệu điều gì. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì. Tưởng tượng và trao đổi với bạn: Sau khi gặp gỡ và trò chuyện với những người bạn sắp ra đời, Tin-tin và Mi-tin sẽ làm gì. Viết ba điều nên làm và ba điều không nên làm để cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp.
  • Bài 2: Cậu bé ham học hỏi trang 116 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo Nói về 1 – 2 phát minh có ý nghĩa với cuộc sống con người. Cậu bé ham học hỏi. Bố tặng quà gì cho Xti-vơn Hoóc-king. Hoóc-king làm gì với món quà của bố. Hoóc-king đã làm những gì để tự trả lời câu hỏi của mình? Bố đã giúp đỡ cậu thế nào.
  • Bài 2: Nghe - kể câu chuyện về ước mơ trang 117 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo Nghe kể chuyện: Con đường ước mơ – Võ Thu Hương. Ghi chép tóm tắt nội dung câu chuyện dựa vào sơ đồ. Kể lại câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép.
  • Bài 2: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo Đề bài: Tưởng tượng, viết đoạn văn kể về việc làm của Tin-tin và Mi-tin sau khi tham quan Công xưởng Xanh. Dựa vào bài tập 2, trang 115 [Tiếng Việt 4, tập 1], viết đoạn văn kể về việc làm của Tin-tin và Mi-tin sau khi tham quan Công xưởng Xanh. Chọn một chủ đề trên Ngôi sao mơ ước. Nói về mơ ước của em liên quan tới chủ đề chọn được Bài 1: Ở Vương quốc Tương Lai trang 111 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ về ý tưởng chế tạo một đồ vật giúp con người hạnh phúc. Ở Vương quốc Tương Lai. Tin-tin và Mi-tin được bà tiên giúp đỡ đi đâu? Để làm gì? Tin-tin và Mi-tin thắc mắc gì về đồ vật em bé thứ nhất sáng chế. Các em bé khác trong Công xưởng Xanh sáng chế ra những gì. Mỗi phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người. Phân vai đọc lại đoạn kịch

Chủ Đề