Hồ nước ngọt ở miền Tây Trung Quốc là gì

Hồ Bà Dương nằm giữa vùng đồi núi hiểm trở của tỉnh Giang Tây, là hồ nước ngọt có diện tích bề mặt rộng nhất Trung Quốc, đang đối mặt với mùa khô đến sớm nhất trong lịch sử.

Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc cạn trơ đáy, lộ hòn đảo 1.000 năm tuổi

Được ví như "quả thận" đóng vai trò điều phối nước sông Trường Giang, nhưng năm nay, nắng nóng kỷ lục kéo dài hơn 70 ngày kết hợp với hạn hán kéo dài khiến hồ nước bị "thu nhỏ" hơn bình thường. Reuters đưa tin, hiện diện tích bề mặt nước của hồ chỉ còn bằng 1/5 so với cách đây vài tháng.

Lòng hồ Bà Dương nứt nẻ, cạn trơ đáy do hạn hán kéo dài [Ảnh cắt từ clip].

Người dân địa phương cho biết, họ chưa từng thấy cảnh tượng này từ trước tới nay.

"Năm ngoái hồ vẫn còn nước, trong khi năm nay lại quá khô hạn. Tôi không biết chuyện gì xảy ra", ông Zhang Daxian, một người dân kiếm sống trên hồ, chia sẻ.

Cũng vì lượng nước hạ sâu, hòn đảo Lạc Tinh Đôn với niên đại hơn 1.000 năm giữa hồ lộ rõ hoàn toàn. Bao quanh đảo là những vùng đất nứt nẻ, thay vì nước. Trước kia, hòn đảo này có tác dụng để dẫn đường, nhưng ngày nay, nó làm nhiệm vụ theo dõi mực nước.

Hòn đảo Lạc Tinh Đôn với tuổi đời hơn 1.000 năm lộ diện hoàn toàn giữa lòng hồ [Ảnh cắt từ clip].

Ngày 24/8, người dân và du khách thậm chí có thể đi bộ dưới đáy hồ khô cạn. Xung quanh là xác trai và cá chết. Bất chấp nước cạn, dòng du khách vẫn đổ về đây, ngắm nhìn khoảnh khắc đảo hơn 1.000 năm lộ diện giữa đám cỏ dại mọc phủ kín lòng hồ.

Đảo này từng được dùng như ngọn hải đăng để dẫn đường cho tàu thuyền qua lại trước kia [Ảnh: News].

Hồ Bà Dương là hồ nước ngọt có diện tích bề mặt rộng nhất Trung Quốc với chiều dài nam - bắc đạt 173km, chiều rộng hướng đông - tây đạt 74km, mực nước sâu trung bình 8,4 m.

Vào đời nhà Đường, hồ nước ngọt này từng đạt kích thước kỷ lục với diện tích bề mặt lên đến 6000km2. Đây là hồ nước thông ra sông Trường Giang.

Vẻ đẹp lãng mạn nên thơ của hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc [Ảnh: China].

Hiện hồ nước ngọt này là nơi sinh sống của những loài chim di cư và là điểm tham quan cho những ai ưa thích muốn tìm hiểu. Đây còn là môi trường sống của loài cá heo nước ngọt quý hiếm có tên jiangzhu.  

Vào mùa đông, hồ là nơi sinh sống của loài sếu Siberia cực kỳ nguy cấp. Ước tính, khoảng 90 % quần thể loài này tới đây trú đông. Hồ còn là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia.

Hồ Bà Dương nằm ở đoạn giữa của sông Dương Tử và thay đổi diện tích đáng kể mỗi năm theo nhịp của dòng sông. Hồ có thể trải rộng hơn 3.500 km2 khi sông đổ lũ vào mùa hè và thu nhỏ lại chưa đầy 200 km2 vào mùa đông, trở thành hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Đây là một trong những điểm dừng chân quan trọng nhất cho các loài chim di cư trên đường bay Đông Á – Úc Châu và là nơi trú đông cho hàng trăm ngàn cá thể chim kiếm ăn và đẻ trứng trên vùng đất ngập nước màu mỡ khi nước rút.

Nhưng nhịp điệu tự nhiên của hồ đã sớm bị đe dọa từ đầu thế kỷ 21. Các đập ở thượng nguồn sông Dương Tử, đặc biệt là đập Tam Hiệp đã làm thay đổi thủy văn của hồ, gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt sinh thái – xã hội.

Đề xuất xây đập để kiểm soát mực nước hồ tốt hơn đã được đưa ra từ 19 năm trước và thảo luận trong nhiều năm sau đó. Đầu năm 2021, rất nhiều tranh cãi tiếp tục nổ ra xoay quanh việc tỉnh Giang Tây [địa phận bao phủ gần như toàn bộ hồ Bà Dương] công bố địa điểm xây một cống đập [thay vì dự án đập như trước] nhằm ngăn hồ và sông Dương Tử. Nhiều ý kiến quan ngại giải pháp kỹ thuật này tuy có thể làm giảm phần nào ảnh hưởng thủy văn của đập ở thượng nguồn đối với Bà Dương nhưng lại nảy sinh những vấn đề mới ở khu vực hạ lưu.

Câu chuyện hồ Bà Dương cho thấy sự cần thiết phải có một cách tiếp cận toàn diện trong việc điều phối lưu vực sông của các dự án thủy văn dọc sông Trường Giang.

Hồ Bà Dương mùa khô năm 2019 [Ảnh: Alamy]

Mất nhịp vì Tam Hiệp?

Từ năm 2002, Hội đồng nhân dân tỉnh Giang Tây [địa phận bao phủ hồ Bà Dương] đã đề xuất xây một con đập để giữ mực nước hồ vào mùa đông ở độ sâu 18 m. Con đập về cơ bản sẽ biến Bà Dương trở thành một hồ chứa nước đa năng phục vụ kiểm soát lũ, sản xuất điện, giao thông thủy và nuôi trồng thủy sản. Đề xuất này cũng đồng thời xóa bỏ chức năng trong mùa khô của hồ và biến hồ thành vùng đất ngập nước cả năm. Tuy nhiên, ý tưởng xây đập đã bị gác lại khi vấp phải sự phản đối gay gắt từ chính quyền trung ương, các nhà khoa học và nhiều ý kiến khác.

Năm 2003, đập Tam Hiệp bắt đầu giữ lại nước mà lẽ ra có thể chảy vào hồ. Hồ chứa khổng lồ của Tam Hiệp trải dài hơn 600 km2 với mực nước dâng lên 175 m đã làm thay đổi hoàn toàn thủy văn của sông Dương Tử. Chính vì sự thay đổi này mà ngay cả những người từng kịch liệt phản đối xây đập ở hồ Bà Dương cũng quay sang ủng hộ các giải pháp kỹ thuật đối với hồ. Thay vì xây đập, họ ủng hộ xây một cống đập nhằm giảm thiểu hạn hán và đối phó với những tác động từ Tam Hiệp.

Hu Zhenpeng, nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh Giang Tây phụ trách kỹ thuật nước, một trong những người từng lưỡng lự về việc bảo tồn hồ Bà Dương bằng cách xây dựng hạ tầng nhiều hơn nói rằng: “đập Tam Hiệp khiến hồ bị hạn hán vào mùa thu và mùa đông, bất kể đó là năm có dòng chảy cao hay thấp. Hồ bị thu hẹp và mực nước cực thấp ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm suy thoái các vùng ngập nước, môi trường sống của các loài thực vật phù du, thực vật ngập nước, động vật đáy và các loài cá”. Vì vậy, quan điểm của ông khi phản đối xây đập khi xưa và giờ ủng hộ kế hoạch xây cống đập vẫn không thay đổi: để nhằm duy trì nhịp điệu tự nhiên độc đáo của hồ, không nên để mực nước cao một cách giả tạo, cũng không thể để thấp tới mức biến hồ thành đồng cỏ trong khi cần có một bãi bồi như một khu bảo tồn cuối cùng cho các loài thủy sinh có nguy cơ tuyệt chủng và các loài chim di cư ở lưu vực sông Dương Tử.

Mực nước hồ vào mùa đông thấp bất thường gây nguy hại cho các loài cá và chim di cư như loài sếu trắng [Ảnh: Alamy]

Năm 2016, nhiều tổ chức môi trường công khai phản đối ý tưởng xây cống đập chống hạn ngay khi chính quyền tỉnh Giang Tây công bố đánh giá tác động môi trường [ĐTM]. Họ cho rằng đó chỉ là kế hoạch tạm thời cho dự án xây đập ở hồ Bà Dương và đây là một dự án kỹ thuật nhân danh bảo tồn. Họ quan ngại công trình này sẽ gây tổn hại thêm đến môi trường tự nhiên ở sông Dương Tử, đe dọa sinh thái toàn bộ lưu vực sông cũng như sự an toàn của nguồn nước uống cấp cho hạ du.

Tuy dự án không được trao đổi tiếp trong những năm sau đó nhưng chính quyền Giang Tây vẫn không bỏ cuộc. Một bản ĐTM mới đã được chỉnh sửa và công bố vào tháng 12/2020 cho thấy tỉnh vẫn muốn quản lý mực nước hồ thông qua việc xây dựng cống đập, cụ thể: vào cuối mùa lũ [tháng 9 hàng năm], mực nước tại chân cống sẽ được hạ từ khoảng 14 m xuống khoảng 10 m và sẽ được giữ nguyên cho đến tháng 2 năm sau. Mực nước này mô phỏng theo đúng điều kiện tự nhiên của hồ trước năm 2002, dựa trên ghi chép thủy văn trong hơn 40 năm. Nếu không có dự án cống đập này, mực nước vào mùa đông sẽ xuống dưới 8 m. Những người ủng hộ cho rằng độ sâu 10 m ở cống thoát nước đồng nghĩa với việc có đủ nước trong hồ để duy trì các loài chim di cư và giao thông thủy vào mùa khô.

Tuy nhiên, những người phản đối dự án cống đập cho rằng mực nước sâu hơn vào mùa đông sẽ khiến hồ không thích hợp cho các loài chim di cư, mực nước hiện tại nằm trong phạm vi biến đổi tự nhiên và không ảnh hưởng đến số lượng các loài. Vậy nhưng dự thảo ĐTM đã phản bác lại lập luận này bằng dữ liệu quan trắc từ năm 2015 cho thấy xu hướng những loài chim ăn thực vật ngập nước đã dần di chuyển sang khu vực khác quanh hồ, tạo áp lực lên các vùng đất nông nghiệp như ruộng lúa và trang trại trồng sen, thậm chí có nguy cơ đụng độ con người.

Sếu trắng trên ruộng lúa. Khi hồ thu nhỏ lại, chỗ trú đông ưa thích của các loài chim cũng hẹp hơn nhiều, đẩy chúng di chuyển vào các khu vực đất nông nghiệp và có thể xung đột với con người. [Ảnh: Alamy]

Trong khi hai luồng ý kiến đồng thuận và phản đối bất phân thắng bại thì có thêm một giải pháp gợi ý được đưa ra là điều tiết nước từ các đập thượng nguồn. Việc sử dụng nước trữ tại các đập thượng nguồn [trong đó có đập Tam Hiệp] vào đầu năm nay có một số tác dụng nhất định trong việc kiểm soát mực nước xuống sớm hoặc nhanh ở hồ Bà Dương, theo nghiên cứu do Ủy ban Tài nguyên Nước sông Dương Tử thuộc Bộ Tài nguyên Nước và Viện Địa lý và Giới hạn Nam Kinh thực hiện.

Tuy nhiên, quy mô của hồ chứa Tam Hiệp quá lớn để có thể điều nước nhằm giải quyết vấn đề. Nếu muốn mực nước hồ Bà Dương ở cửa sông Dương Tử được khôi phục về trạng thái trước năm 2003 thì cách duy nhất là đập Tam Hiệp ngừng việc hạn chế dòng nước. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp khó xảy ra như vậy, hồ Bà Dương có thể vẫn xảy ra sự cố. Đập Tam Hiệp và các con đập ở thượng nguồn ngăn chặn trầm tích. Do đó, nguồn nước sông trong hơn có thể chuyển nhiều trầm tích từ các bờ sông về phía hạ nguồn, kết quả là khiến lòng sông sâu hơn và mực nước bị hạ thấp. Các con đập trên 5 nhánh chảy vào hồ thì không có tác động đáng kể do lượng nước từ các nhánh chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với sông Dương Tử. Ước tính mực nước hồ Bà Dương chỉ tăng 17 cm nếu tất cả 20 đập sông nhánh cùng giữ nước cho hồ để xả vào mùa đông.

Một chuyên gia đánh giá ĐTM dự án cống đập cho rằng Bà Dương về cơ bản đã mất nhịp: “Bất kể phương pháp nào, bạn cần phải kiểm soát và khôi phục sự thay đổi mực nước của hồ để ngăn chặn sự suy thoái của hệ sinh thái ngập nước quan trọng này, nơi nhiều loài nguy cấp và nguồn lợi thủy sản phụ thuộc”.

Người phụ nữ bên cạnh lưới bắt tôm trên lòng hồ Bà Dương khô cạn vào năm 2019. Những mùa khô ngày càng dữ dội từ năm 2003 ảnh hưởng đến sinh kế rất nhiều người dân. [Ảnh: Aly Song/Alamy]

Vai trò của điều phối lưu vực sông

Đập Tam Hiệp không chỉ ảnh hưởng đến hồ Bà Dương mà còn khiến cửa sông Dương Tử đang trở nên mặn hơn khi lượng nước đổ vào sông ít hơn. Điều này chủ yếu xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm khi đập trữ nước. Cùng thời điểm đó, nếu cống đập ở hồ Bà Dương tích trữ thêm nước [nhằm vô hiệu hóa tác động của đập Tam Hiệp] thì có thể làm vấn đề trầm trọng thêm. Vì vậy, kế hoạch của tỉnh Giang Tây bao gồm đề xuất để hở cống đập nếu tình trạng xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng ở cửa sông.

“Cuộc tranh luận không nên tập trung vào việc có nên xây cống đập hay không mà là cách vận hành nó như thế nào. Điều quan trọng là kiểm soát mực nước và thời gian vận hành”, chuyên gia ĐTM phát biểu. Cũng theo vị này, “cống đập sẽ không làm giảm tổng lượng nước chảy xuống hạ lưu nhưng nó có thể trữ nước vào những thời điểm quan trọng khi các tỉnh ở hạ lưu cần. Mặc dù tỉnh Giang Tây đã công khai cam kết giao quyền kiểm soát cống đập cho Ủy ban Tài nguyên Nước sông Dương Tử nhưng tỉnh vẫn có tiếng nói trong các cuộc đàm phán này”.

Vị này cũng lập luận do tác động tổng thể, không thể đảo ngược của các đập trên sông Dương Tử đối với thủy văn và sinh thái của lưu vực sông nên việc xây dựng một cống đập có thể cải thiện những vấn đề cấp bách mà hồ Bà Dương đang gặp phải. Tuy nhiên, dự án cũng sẽ làm phức tạp thêm các cuộc đấu tranh giữa các tỉnh về nước. Do đó, ông đề nghị cải thiện các cơ chế điều phối dọc theo lưu vực sông Dương Tử, trong đó cần phân định rõ trách nhiệm và ưu tiên sử dụng nước giữa các địa phương.

Ảnh chụp hồ Bà Dương từ trên không và sông Cám, phụ lưu của Bà Dương. Cả đập Tam Hiệp và dự án cống đập trên hồ sẽ đều tác động đến thủy văn và hệ sinh thái của lưu vực sông Dương Tử. [Ảnh: Stam Lee]

Giám đốc Viện Nghiên cứu Luật Môi trường, Đại học Vũ Hán Qin Tianbao chia sẻ sông Dương Tử chịu quá nhiều gánh nặng về phát triển và nhu cầu sử dụng nước. Lưu vực sông phức tạp cũng ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều bên, việc giải quyết một vấn đề cho một số bên có thể dẫn tới vấn đề mới cho những bên khác. Ông tin rằng các nỗ lực bảo tồn nên xem xét tới toàn bộ lưu vực sông và đó chính xác là những gì hiện vẫn còn thiếu.

Ngày 1/3/2021, Luật Bảo vệ Sông Dương Tử bắt đầu có hiệu lực. Luật kêu gọi thành lập cơ chế điều phối lưu vực sông Dương Tử. Tuy nhiên, vẫn chưa có lộ trình rõ ràng về cách thức thiết lập và phát huy vai trò của cơ chế quan trọng này.

Sơn Thủy [Theo chinadialogue.net]

Video liên quan

Chủ Đề