Hóa đơn đỏ khác hóa đơn thường như thế nào năm 2024

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng có điểm nào giống và khác nhau. Nhiều người vẫn có thể chưa phân biệt được 2 loại hóa đơn này. Cùng xem phân biệt hóa đơn ngay dưới đây.

Hai loại hóa đơn này đều phổ biến trong doanh nghiệp, nhưng loại không giống nhau. Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đều lập sau khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng. Việc phân biệt chúng rất quan trọng đối với kế toán để công tác kê khai, hoạch toán cho doanh nghiệp hiệu quả.

Dưới đây là 8 tiêu chỉ để phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng:

1. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng

2. Về đối tượng lập hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Doanh nghiệp khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trong các hoạt động sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa trong khu phi thuế quan;
  • Những hộ kinh doanh cá thẻ nộp thuế theo hình thức thuế khóa, hóa đơn của cơ quan thuế;
  • Một số dịch vụ đặc thù theo quy định. Hóa đơn giá trị gia tăng Các doanh nghiệp khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
  • Doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

3. Đối tượng phát hành hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Doanh nghiệp/ tổ chức phải lên cơ quan thuế để mua Hóa đơn giá trị gia tăng Doanh nghiệp/ tổ chức có thể tự tin, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in

4. Thuế suất của hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Không có dòng thuế xuất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn. Hóa đơn giá trị gia tăng Có dòng thuế và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn.

5. Chữ ký trên hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Chỉ có chữ ký của người bán hàng hóa Hóa đơn giá trị gia tăng Bao gồm cả chữ ký của người bán và chữ ký của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền.

6. Hình thức kê khai hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Kê khai hóa đơn đầu ra, không kê khai hóa đơn đầu vào Hóa đơn giá trị gia tăng Phải kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ.

7. Quy định về Thuế GTGT

7.1 Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng Không được khấu trừ nên chỉ cần kê khai vào Chỉ tiêu 23 trên Tờ khai 01/GTGT [hoặc không cần kê khai vì không có thuế GTGT] Hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT Trong trường hợp đủ điều kiện khấu trừ, được khấu trừ và kê khai vào Chỉ tiêu 25 trên tời khai 01/GTGT

7.2 Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng Không cần phải kê khai, chỉ hoạch toán

–> Những doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tuếp chỉ phải kê khai những hóa đơn bán hàng đầu ra [Đầu vào không cần kê khai]

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT Không cần kê khai hóa đơn đầu vào, phần thuế GTGT hoạch toán vào nguyên giá của hàng hóa, tài sản, chi phí.

Minh hoạ: Công ty X mua bàn ghế văn phòng: Trị giá 10 triệu, tiền thuế là 1 triệu, tổng phải trả là 11 triệu [Hóa đơn GTGT và công ty A kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp]

Chỉ cần hạch toán như sau:

Nợ TK 153…: 11 triệu

Có 111: 11 triệu

8. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hóa đơn bán hàng hay hóa đơn GTGT nếu hợp lệ, hợp lý và hợp pháp thì đều được ghi nhận vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên đây, MISA MEINVOICE đã giúp các bạn phân biệt được điểm khác nhau giữa hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng. Bên cạnh đấy, các bạn có thể tham khảo phần mềm hóa đơn điện tử MISA MEINVOICE, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hóa đơn và tiết kiệm 80% chi phí.

Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA meInvoice trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Hóa đơn đỏ là một khía cạnh quan trọng trong quản lý tài chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tránh những hậu quả không mong muốn, xuất hóa đơn đỏ đòi hỏi sự cẩn thận và tuân thủ các quy định. Việc không chú ý và tuân thủ quy trình đúng có thể dẫn đến những khoản phạt nặng nề từ cơ quan quản lý thuế.

Hóa đơn đỏ trong nhà hàng - khách sạn

Trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn [NH-KS], hóa đơn đỏ có thể là một công cụ quản lý tài chính hữu ích, nhưng cũng đồng thời là một rủi ro nếu không được kiểm soát cẩn thận. Cùng Hoteljob tìm hiểu kỹ hơn về định nghĩa hóa đơn đỏ là gì? Và những lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ trong ngành Nhà hàng - khách sạn nếu không muốn ăn phạt trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là một loại hóa đơn xuất trình trong quá trình giao dịch, còn có tên gọi khác là hóa đơn GTGT. Mẫu hóa đơn này là một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế. Hóa đơn GTGT thường được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn như khi khách hàng yêu cầu hay khi doanh nghiệp không thể xuất hóa đơn chính thức.

Hóa đơn đỏ là gì?

Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải có hóa đơn. Tuy nhiên, phải phân biệt rõ giữa hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng. Lập hóa đơn đỏ là trách nhiệm của người bán hàng hóa, hay cung cấp các dịch vụ để ghi nhận giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp. Hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua, cũng là người lưu giữ hoá đơn, kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, hoàn thuế…

Phân biệt hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng thông thường?

Như những chia sẻ ở trên, hóa đơn đỏ khác với hóa đơn bán hàng. Sự khác biệt này không chỉ ở tên gọi, hình thức, mà còn nằm trong giá trị pháp lý và cách sử dụng. Dưới đây là bảng so sánh 2 loại hóa đơn này căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Tiêu chí

Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn đỏ

Tên gọi pháp lý

Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn giá trị gia tăng

Đối tượng lập hóa đơn

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

+ Hoạt động vận tải quốc tế;

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Chữ ký

Chữ ký của người bán

Chữ ký của người bán, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức [hoặc người được ủy quyền]

Thuế suất

Áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Nhà hàng - khách sạn có cần xuất hóa đơn đỏ không?

Tại Việt Nam, việc xuất hóa đơn là một yếu tố quan trọng và bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn. Hóa đơn không chỉ là một bằng chứng về giao dịch mà còn là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính và thuế.

Một số khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp và tổ chức, có thể yêu cầu hóa đơn để thực hiện quy trình kế toán và chứng minh các chi phí liên quan đến dịch vụ nhà hàng - khách sạn. Ngay cả khi không có yêu cầu thuế cụ thể, nhiều doanh nghiệp nhà hàng - khách sạn vẫn có thể xuất hóa đơn để quản lý tài chính nội bộ và thể hiện rõ các giao dịch. Xuất hóa đơn có thể là một phần của quy trình lưu trữ và báo cáo tài chính theo quy định pháp luật.

Lĩnh vực nào cũng cần phải xuất Hóa đơn đỏ

Tóm lại, xuất hóa đơn đỏ là một phần quan trọng của quản lý tài chính và thuế đối với nhà hàng - khách sạn. Việc này thường là bắt buộc để đảm bảo tuân thủ luật pháp và thuế.

Cách viết hóa đơn đỏ cho nhà hàng - khách sạn

Việc viết hóa đơn đỏ cần được thực hiện một cách cẩn thận trong tất cả các ngành nghề. Xuất hóa đơn đỏ sai có thể dẫn đến những rắc rối liên quan đến pháp lý. Trong ngành NH-KS, viết hóa đơn cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Dưới đây là một số lưu ý mà NH-KS phải chú ý khi viết hóa đơn đỏ

  1. Viết đúng ngày/tháng/năm trên hóa đơn: Thời gian ghi trên hóa đơn phải chuẩn [ngày dịch vụ hoàn tất] không biết đã tất toán chi phí hay chưa. Ngành dịch vụ hóa đơn VAT có thể sẽ được bỏ qua tiêu thức.
  2. Đầy đủ thông tin bên mua bao gồm: họ tên, tên công ty, địa chỉ [trùng khớp với thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh..], mã số thuế, hình thức thanh toán [tiền mặt, chuyển khoản]
  3. Bảng kê chi tiết hàng hóa bán ra đầy đủ thông tin vào cột số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền. Sau khi đã hoàn tất các bước trên, nếu phía dưới bảng vẫn còn thừa dòng, cần gạch chéo toàn bộ phần trống từ trái qua phải.
  4. Phần tổng bên dưới phải chính xác 100%. Tiền hàng, thuế suất GTGT, tổng cộng tiền thanh toán, số tiền viết bằng chữ.
  5. Phải có chữ ký trên hóa đơn, cả bên sử dụng và cung ứng dịch vụ. Người mua hàng - người trực tiếp thực hiện giao dịch ký tên. Người bán hàng - Nhân viên lập hóa đơn đỏ là người trực tiếp ký tên. Ngoài ra cần có chữ ký của Giám đốc đơn vị [Ủy quyền cùng cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trên].

NH-KS là doanh nghiệp liên quan đến ngành dịch vụ, việc xuất hóa đơn có thể khá rắc rối. Tuy nhiên, vẫn cần phải thực hiện chuẩn chỉnh để không phải đối mặt với các hậu quả pháp lý và các biện pháp trừng phạt từ cơ quan quản lý thuế.

Lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ trong ngành NH-KS

Việc xuất hóa đơn đỏ trong ngành nhà hàng - khách sạn đôi khi có thể tiềm ẩn rủi ro và hậu quả pháp lý nếu không thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các quy định. Nếu không thực hiện đúng quy định, DN có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.

Cần phải lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ Nh-KS để tránh vi phạm

So với các lĩnh vực khác, NH-KS là lĩnh vực có khá nhiều điều cần chú ý. Dưới đây là một số lưu ý để tránh phạt khi xuất hóa đơn đỏ trong ngành NH-KS:

  • Đảm bảo rằng quy trình xuất hóa đơn đỏ tuân thủ đầy đủ các quy định và luật pháp liên quan đến thuế và quản lý tài chính.
  • Chỉ xuất khi có lý do hợp lý: Hóa đơn đỏ nên được xuất chỉ khi có lý do hợp lý và theo yêu cầu của khách hàng hoặc trong các tình huống đặc biệt.
  • Chú ý đến số lượng và giá trị: Hạn chế việc xuất hóa đơn đỏ ở mức tối thiểu và chỉ khi thực sự cần thiết, tránh tình trạng lạm dụng để tăng giá trị giao dịch một cách không hợp lý.
  • Bảo quản chứng từ đầy đủ: Giữ chứng từ và bằng chứng liên quan cẩn thận để có thể chứng minh tính hợp lý và đúng đắn của quá trình xuất hóa đơn đỏ. Nếu NH-KS tự quy định mã hàng hóa, dịch vụ thì hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa, dịch vụ. Lưu ý, các loại hàng hóa phải đúng ký hiệu, số hiệu đăng ký pháp luật có yêu cầu đúng như NH-KS đã đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu

Ngoài ra, NH-KS cũng cần chủ động kiểm tra thường xuyên về nội dung và thông tin trên hóa đơn đỏ để đảm bảo độ chính xác và tránh sai sót. Nhân viên xuất hóa đơn cũng phải được đào tạo về quy trình và quy định khi xuất hóa đơn để tránh những lỗi không chấp nhận được.

Việc hiểu hóa đơn đỏ là gì? thực sự quan trọng đối với các NH-KS, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Những chia sẻ trên của Hoteljob sẽ giúp doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn tránh được những rủi ro và hậu quả pháp lý liên quan đến việc xuất hóa đơn đỏ. Muốn kinh doanh tốt và ổn định thì đây là những kiến thức mà Chủ doanh nghiệp cần phải biết và lưu tâm!

Chủ Đề