Hóa đơn đỏ tính bao nhiêu phần trăm

Vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất ở thời điểm này là việc giảm thuế giá trị gia tăng [thuế VAT] từ 10% xuống còn 8% trong nửa cuối năm 2023. Nhiều kế toán thắc mắc về việc "lỡ" xuất hóa đơn 10% đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm thuế suất còn 8% thì có sao không và phải làm gì trong trường hợp này?

Kế toán loay hoay xác định hàng hóa thuộc diện áp thuế 8% hay 10%

Tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP, Chính phủ không quy định giảm thuế VAT đồng loạt xuống còn 8% với tất cả các mặt hàng, dịch vụ mà đưa ra một Danh mục loại trừ một số hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện được giảm.

Do đó, công việc của kế toán trong các doanh nghiệp là cần phải rà soát, đối chiếu, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình có nằm trong danh mục đó hay không. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản, dù mất khá nhiều thời gian nhưng nhiều kế toán vẫn không biết chính xác doanh nghiệp mình có thuộc diện được giảm thuế suất xuống còn 8% hay vẫn áp dụng mức 10% như cũ.

Cách xử lý khi xuất hóa đơn 10% cho hàng hóa được giảm thuế còn 8%

Vấn đề này được quy định khá cụ thể tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, theo đó: Nếu doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất 10% [mức chưa được giảm] thì:

  1. Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót
  1. Người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua
  1. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào [nếu có].

Như vậy, khi lỡ xuất hóa đơn theo thuế suất VAT 10% cho hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm thuế suất còn 8%, kế toán cần thực hiện 03 việc trên. Trong đó quan trọng nhất cần có sự thỏa thuận giữa cả người bán và người mua.

Cũng theo hướng dẫn của Nghị định 15/2022/NĐ-CP tại khoản 6 Điều 1, trường hợp doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế VAT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đóng dấu theo giá đã giảm 2% hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Có bị xử phạt nếu được giảm thuế còn 8% nhưng vẫn xuất hóa đơn 10%?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt liên quan đến việc doanh nghiệp thuộc diện được giảm thuế VAT nhưng vẫn xuất hóa đơn theo đúng mức suất chưa được giảm.

Trên thực tế, thuế VAT là thuế đánh trực tiếp vào “túi tiền” của người mua, việc người bán không xuất hóa đơn theo mức thuế được giảm thì người mua là người bị thiệt, khoản thu của Nhà nước không bị ảnh hưởng mà còn được gia tăng theo mức thuế suất không giảm.

Tuy nhiên, chính sách giảm thuế VAT là chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Do đó, Tổng cục Thuế vừa ra Công điện số 02/CĐ-TCT yêu cầu giảm sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách này. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn đỏ là gì? Cách viết hóa đơn đỏ ra sao? Cần lưu ý những gì khi viết hóa đơn đỏ để có thể đảm bảo tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hóa đơn đỏ là gì?

1. Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ, còn được gọi là hóa đơn giá trị gia tăng, là loại hóa đơn được ban hành chính thức bởi Bộ Tài chính. Hóa đơn đỏ thường được áp dụng cho các đơn vị kinh doanh, tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động như: Hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; hoạt động xuất vào khu phi thuế quan; hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài,... Hiện nay, một số người dùng thường nhầm lẫn hóa đơn đỏ với hóa đơn bán hàng. Song, đây là hai loại hóa đơn hoàn toàn khác nhau. Cách phân biệt đơn giản nhất là hóa đơn bán hàng thường chỉ có màu trắng còn hóa đơn đỏ thường có màu đỏ hoặc màu hồng.

2. Một số lưu ý trước khi viết hóa đơn đỏ

Một số lưu ý cần quan tâm khi viết hóa đơn đỏ.

Trước khi tìm hiểu cách viết hóa đơn đỏ chuẩn xác, người viết cần phải ghi nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây: - Khi lập hóa đơn đỏ [hóa đơn GTGT] cần phải ghi đầy đủ và chính xác các tiêu thức quy định trên hóa đơn. - Nội dung hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, phụ thu và các phí tính ngoài giá bán [nếu có]; ghi rõ tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. - Hóa đơn GTGT phải ghi đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Người viết không được tẩy xóa, sửa chữa khi biết hóa đơn GTGT; chỉ được dùng cùng một màu mực, loại mực không phai và tuyệt đối không dùng mực đỏ. - Hóa đơn GTGT phải được lập theo số thứ tự liên tục từ bé đến lớn. - Các các trường hợp hóa đơn GTGT theo loại hình hóa đơn giấy thì cần phải lập thành nhiều liên, nội dung giữa các liên phải đảm bảo tính thống nhất. Hóa đơn GTGT điện tử thì không cần phải lập nhiều liên.

3. Cách viết hóa đơn đỏ chuẩn xác hiện nay

Thông thường, hóa đơn đỏ được lập theo một biểu mẫu nhất định, gồm đầy đủ các tiêu thức đã được quy định bởi pháp luật.

.jpg]

Hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT nhanh chóng, chuẩn xác.

Để lập hóa đơn đỏ chuẩn xác, hợp pháp thì người lập hóa đơn phải tuân thủ theo hướng dẫn dưới đây:

3.1. Viết đúng tiêu thức ngày/tháng/năm trên hóa đơn đỏ

Đối với thời điểm lập hóa đơn bán hàng hóa thì phải là ngày chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua. Không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Đối với thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ thì phải là ngày hoàn tất việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước thì ngày lập hóa đơn phải là ngày thu tiền trước đó. Lưu ý rằng, riêng với trường hợp kinh doanh dịch vụ thì hóa đơn GTGT được bỏ qua tiêu thức “đơn vị tính”. Một số trường hợp bán hàng, cung ứng dịch vụ khác, đã được quy định riêng thì người lập chỉ việc căn cứ vào quy định của Thông tư số 68/2019/TT-BTC về thời điểm lập hóa đơn.

3.2. Không cần viết thông tin bên bán trên hóa đơn đỏ

Vì thông tin bên bán đã được thể hiện sẵn trên hóa đơn rồi do đó tiêu thức này người lập hóa đơn không cần phải viết hay điền nữa.

Bao nhiêu tiền thì phải xuất hóa đơn đỏ?

1.3 Xuất hóa đơn đỏ tối thiểu bao nhiêu tiền Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” ⇒ Như vậy khi bán hàng hóa dịch vụ có tổng giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc phải lập hóa đơn.

Xuất hóa đơn 8% khi nào?

Nếu thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua trước ngày 01/7/2023 thì áp dụng thuế GTGT 10%. Như vậy, trong trường hợp đơn hàng đặt trước ngày 01/7/2023 nhưng giao hàng vào tháng 8 thì công ty của bạn phải xuất hóa đơn GTGT 8%.

Thuế suất 8% áp dụng từ khi nào?

Như vậy, theo quy định trên thì Nghị định 44/2023/NĐ-CP về giảm thuế GTGT xuống 8% sẽ có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2023.

8% VAT là bao nhiêu tiền?

Khi mua một chiếc tivi giá 20 triệu đồng nhưng trong hóa đơn có dòng "Thuế VAT" đi kèm đó là 8% giá trị hàng hóa, dịch vụ đó. Vậy, khi chiếc tivi giá 20 triệu đồng thì 8% VAT của chiếc ti vi là 1,6 triệu đồng. Nghĩa là bạn sẽ phải thanh toán 21,6 triệu đồng.

Chủ Đề