Hướng dẫn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: Những quy định cần biết

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để tính cho lần hưởng trợ cấp tiếp theo là quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

  • Người lao động được hỗ trợ cao nhất 3,3 triệu đồng từ 30.000 tỉ đồng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

  • Tìm thêm nguồn hỗ trợ lao động thất nghiệp

  • Quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư hơn 89.000 tỉ đồng

  • Người lao động sẽ sớm được làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp online

Dưới đây là những quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động cần biết.

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là: người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp đã đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định. Tuy nhiên vì một số lý do như chưa muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp ngay, đã làm hồ sơ nhưng không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp … thì thời gian chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính cho lần hưởng tiếp theo.

Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóngbảo hiểm thất nghiệp

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo trong các trường hợp sau:

[1]Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Ví dụ:Ông Trần Văn Đ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 3 tháng. Ngày trả kết quả ghi trong phiếu hẹn trả kết quả của ông Đ là ngày 16-3-2015. Tuy nhiên đến hết ngày 18-3-2015 [tức là sau 2 ngày làm việc] ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Do vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Đ. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Đ được bảo lưu là 36 tháng.

[2] Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp;

Ví dụ: Ông Trần Văn S có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông S tính từ ngày 20-2-2015 đến ngày 19-5-2015. Tuy nhiên, đến ngày 19-8-2015 [tức là sau 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp] ông S vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông S được bảo lưu là 12 tháng [tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông S không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp].

[3] Người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp [có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu];

Ví dụ:Ngày 24-3-2015, ông Trần Quang P chấm dứt hợp đồng lao động. Ông P có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 47 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng [tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp]. Do đó, thời gian ông P được bảo lưu là 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông P giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng với doanh nghiệp F [từ ngày 5-9-2015 đến ngày 4-12-2015] và tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp F, ông P nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông P là 14 tháng. Nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông P được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng.

[4] Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

+ Tìm được việc làm;

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tòa án tuyên bố mất tích;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH , thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

-

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trung Tài [thuvienphapluat.vn]

Không thông báo đã tìm được việc có được bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Người lao động đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp [TCTN] tìm được việc làm, không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm [TTDVVL] và không hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì thời gian NLĐ chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp có được bảo lưu không?

Không thông báo đã tìm được việc có được bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp?

1. Các trường hợp NLĐ được bảo lưu thời gian đóng BHTN

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động [NLĐ] được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp [BHTN] làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo trong các trường hợp:

- NLĐ không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp [TCTN]

- NLĐ không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp;

- NLĐ có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng TCTN và có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng TCTN được bảo lưu

- NLĐ đang hưởng TCTN bị chấm dứt hưởng TCTN:

+ Tìm được việc làm;

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tòa án tuyên bố mất tích;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

2. NLĐ không thông báo đã tìm được việc có được bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

NLĐ không thông báo đã tìm được việc có được bảo lưu thời gian chưa hưởng TCTN không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Việt Làm năm 2013 quy định về việc thông báo tìm kiếm việc làm:

Trong thời gian hưởng TNCT, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp: NLĐ đang ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc trường hợp bất khả kháng.

Theo nội dung được quy định tại Điểm e Khoản 3 và Khoản 4 Điều 53 Luật Việt Làm năm 2013:  NLĐ không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định trong vòng 03 tháng liên tục thì sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng TCTN cho lần tiếp.

Như vậy, NLĐ đang trong thời gian hưởng TCTN phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm trừ một số trường hợp đặc biệt. Người lao động không thông báo trong vòng 3 tháng liên tục sẽ bị chấm dứt hưởng và thời gian chưa hưởng không được tính hưởng TCTN cho lần tiếp theo.

3. Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian đóng BHXH được bảo lưu được tính như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

-

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về nội dung không thông báo đã tìm được việc có được bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Người lao động cần nắm được điều kiện áp dụng trường hợp của mình nhằm thực hiện các thủ tục hưởng chế độ đúng quy định.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Dương 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

EFY Việt Nam

Tin tức liên quan

Video liên quan

Chủ Đề