Hướng dẫn bóc khối lượng hoàn thiện

Mình xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm về Bóc khối lượng dự toán nhà cao tầng tích lũy từ quá trình tham gia kiểm toán các công trình, dự án hoàn thành. Hi vọng các kinh nghiệm chia sẻ của mình sẽ giúp bạn đọc bóc tách khối lượng, lập dự toán nhanh và chính xác hơn. Qua đây cũng giúp các nhà thầu thi công, anh em làm hồ sơ hoàn công, quyết toán A-B hiểu rõ hơn.

Cụ thể bao gồm:

+ Phần móng đào, đắp đất, bê tông, ván khuôn,…

+ Phần khối lượng bê tông, cốt thép, ván khuôn cột, dầm sàn, vách, thang bộ và các cấu kiện khác

+ Bóc khối lượng phần hoàn thiện: xây, trát, láng…

Chi tiết như sau:

+ Đào đất móng: Cái này tính toán bình thường, chú ý phần ta luy và phần đào thêm ra mỗi bên 0,5m sao với bề rộng thiết kế để thi công.

+ Phần bê tông móng: Phần này tính toán đơn giản, nếu gặp vài móng có cấu hình khó, bạn cứ chia nhỏ ra để tính khối lượng cho chính xác.

+ Phần ván khuôn: Căn cứ vào bê tông mà bạn tính được, mình nghĩ cái này cũng đơn giản.

+ Phần cốt thép: Phần này bạn phải bốc đầy đủ và chi tiết

+ Phần lấp cát nền móng và vận chuyển đất đổ đi: KL cát lấp = V đào – V Bê tông chiếm chỗ [BT móng + BT giằng móng]; KL vận chuyển đất đổ đi = V bê tông chiếm chỗ.

+ Đối với việc Vận chuyển đất đổ đi bạn để ý cự ly vận chuyển để có các công tác phù hợp. Khối lượng phần lợp mái: Bạn phải căn cứ vào bản vẽ chi tiết, có rất nhiều loại mái khác nhau, mình ví dụ mái lợp bằng tole sáng, xà gồ thép hộp 50×100, hồ sơ hoàn công phần xà gồ bạn cứ tính quy đổi ra thép hình [tính chiều dài rồi quy khối lượng ra tấn ], phần mái tôn bạn cứ tính diện tích 100m2 [Chú ý đơn vị để sau này lập dự toán cho dễ và không bị sai ]…

Nguyên tắc tính mình vẫn hay dùng như sau:

– Cột chiều cao đến mép dầm – Dầm sẽ tính trừ chiều cao sàn – Sàn tính phủ bì

Cách tính ván khuôn thì bạn căn cứ vào bê tông, ví dụ Ván khuôn cột bạn có bê tông cột rồi tính ván khuôn như sau:

Diện tích VK cột = n x [ a x c + b x c ] x 2 [n: số lần , a, b: kích thước chu vi cột, c: chiều cao cột]

Muốn tính phần hoàn thiện thì theo mình ban đầu bạn nên bốc hết diện tích cửa, có 2 cái lợi, thứ nhất sau này bạn có số liệu để tính phần lanh tô, thứ hai bạn tính diện tích xây gạch phải trừ cửa.

+ Công tác ốp, lát tường thì bạn căn cứ vào bản vẽ chi tiết mà tính, cái này tính cũng nhanh.

+ Công tác sơn, bả matit tường thì bạn căn cứ vào số liệu thi công xây dựng tường mà tính tiếp, ví dụ: trát tường ngoài có thể tính gần đúng bằng DT tường 200 bao ngoài và 1 số tường 100 bên ngoài, trát tường trong bằng diện tích tường 100 bên trong nhà nhân 2 lần cộng thêm 1 số DT tường 200 trong nhà + DT trát má cửa – DT ốp, có DT trát bạn tính được diện tích bả matit = DT trát – DT ốp, từ diện tích bả matit bạn tính được DT sơn , DT sơn = DT bả matit – trừ đi DT ốp lát tường [ốp lát tường Vệ sinh, tường ngoài nhà].

Tương tự bạn có cách tính cho phần trát, bả matit và sơn cho dầm, trần , và cột. Theo mình thì phần hoàn thiện nếu bốc xong tường coi như đã gần tính được cả mục hoàn thiện. Còn phần cốt thép thì bạn nên bốc chi tiết, chú ý mấy chỗ nối thép, nếu chỗ có thép đai đặc biệt… Phần M&E [điện, nước] mọi người nên tham khảo Kỹ ư điện và Kỹ ư cấp thoát nước.

Một số kinh nghiệm mà kiểm toán thường phát hiện ra sai sót, chưa chính xác so với thực tế thi công của kiểm tra như sau:

+ Mục xây tường gạch chưa trừ phần lanh tô và lam gió chiếm chỗ, chiều dày thực tế là 80 mm

+ Phần trát chưa trừ phần lanh tô, lam gió chiếm chỗ, phần tường giữa khe lún, ốp gạch

+ Phần trát trần: khảo sát địa chất phía trên không thực hiện mà vẫn quyết toán; Tương tự cho phần bả, sơn nước vào tường, trần

– Ép Trước: Thường là các công trình thi công mới, Cọc ép có đường kính phổ biến từ 20×20 đến 40×40 [thường là 25×25 và 30×30]

– Ép sau: Thường là khi cải tạo, sửa chữa móng công trình, Cọc ép chỉ tối đa 25×25 [thường là 15×15, 20×20, 22×22] 2/ Công nghệ máy ép:

– Ép Trước: Dùng các đối trọng chất tải, máy ép có chiều cao 4- 5m

– Ép sau: Dùng máy ép kích thủy lực + giá đỡ

3/ Đặc điểm từng biện pháp:

– Ép Trước: Ép nhanh, chiều sâu cọc là lớn, cọc có kích thước lớn, tải trọng ép do đó lớn. Máy thi công ép cọc sau không thể ép với công trình đã thi công nay cần sửa chữa, vì kích thước đồ sộ của máy kèm theo một lượng tải bê tông đúc sẵn phục vụ ép. Nhân công ép cọc trước chủ yếu là phục vụ việc cẩu cọc vào vị trí, điều chỉnh cọc vào vị trí ép.

– Ép sau: Ép chậm, phải có cọc dẫn, kích thước cọc ngắn và nhỏ, tải trọng ép không lớn. Máy chỉ là kích và giàn giá đỡ gọn nhẹ nên phù hợp với công trình mang tính chất sửa chữa, gia cố. Nhân công ép cọc trước chủ yếu là phục vụ việc vận chuyển cọc thủ công, đưa cọc vào vị trí, điều chỉnh cọc vào vị trí ép [công nhiều hơn ép cọc trước]

Về quy trình và nghiệm thu công tác ép cọc bạn có thể tham khảo bộ TCVN – TCXD

PHẦN 3:CHÚ Ý KHI LÀM DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC ĐÓNG ÉP CỌC

Để ép hay đóng 100m cọc, người ta phải dùng 101m. Với đóng cọc thì tốn thêm 1,5 % VL khác và ép cọc thì con số này là 1%, con số VL Khác tùy theo từng ĐM bạn nhé. Tuy nhiên khi lập dự toán ép cọc, người ta thường bỏ VL cọc ra ngoài dự toán, có nghĩa là để tách riêng thành dự toán đúc cọc hoặc mã hiệu TT [Mua cọc], mà hao hụt theo đm ở trên, là 1% VL cọc tức phải nhân 1,01, còn VL khác cũng phải được tính chứ? Vậy là Mua cọc hay Đúc cọc đều phải tính 1% VL khác! Trong quá trình ép cọc, khi ép cọc tới đoạn cuối cùng, ta phải có biện pháp đưa đầu cọc xuống một cốt âm nào đó so với cốt tự nhiên. Có thể dùng 2 phương pháp 1/ Phương pháp 1: Dùng cọc phụ

Dùng một cọc BTCT phụ có chiều dài lớn hơn chiều cao từ đỉnh ọc trong đài đến mặt đất tự nhiên một đoạn [1 – 1,5m] để ép hạ đầu cọc xuống cao trình cốt âm cần thiết. Thao tác: Khi ép tới đoạn cuối cùng, ta hàn nối tiếp một đoạn cọc phụ dài ≥ 2,5m lên đầu cọc, đánh dấu lên thân cọc phụ chiều sâu cần ép xuống để khi ép các đầu cọc sẽ tương đối đều nhau, không xảy ra tình trạng nhấp nhô không bằng nhau, giúp thi công đập đầu cọc và liên kết với đài thuận lợi hơn. Để xác định độ sâu này cần dùng máy kinh vĩ đặt lên mặt trên của dầm thép chữ I để xác định cao trình thực tế của dầm thép với cốt ±0,00, tính toán để xác định được chiều sâu cần ép và đánh dấu lên thân cọc phụ [chiều sâu này thay đổi theo từng vị trí mặt đất của đài mà ta đặt dầm thép của máy ép cọc]. Tiến hành thi công cọc phụ nhưng cọc chính tới chiều sâu đã vạch sẵn trên thân cọc phụ • Ưu điểm: không phải dùng cọc ép âm nhưng phải chế tạo thê số mét dài cọc BTCT làm cọc dẫn, thi công xong sẽ đập đi gây tốn kém, hiệu quả kinh tế không cao.

2/ Phương pháp 2: Phương pháp ép âm

Phương pháp này dùng một đoạn cọc dãn để ép cọc xuống cốt âm thiết kế sau đó lại rút cọc dẫn lên ép cho cọc khác, cấu tạo cọc ép âm do cán bộ thi công thiết kế và chế tạo. Cọc ép âm có thể là bằng BTCT hoặc thép Vì hành trình của pitông máy ép chỉ ép được cách mặt đất tự nhiên khoảng 0,6 – 0,7m, do vậy chiều dài cọc được lấy từ cao trình đỉnh cọc trong đài đến mặt đất tự nhiên cộng thâm một đoạn 0,7m là hành trình pitông như trên, có thể lấy ra thêm 0,5m nữa giúp thao tác ép dễ dàng hơn. Ưu điểm: Không phải dùng cọc phụ BTCT, hiệu quả kinh tế cao hơn, cọc dẫn lúc này trở thành cọc công cụ trong việc hạ cọc xuống cốt âm thiết kế. Nhược điểm: thao tác với cọc dẫn phải thận trọng tránh làm nghiêng đầu cọc chính vì cọc dẫn chỉ liên kết khớp tạm thời với đầu cọc chính [chụp mũ đầu cọc lên đầu cọc]. Việc thi công những công trình có tầng hầm, độ sâu đáy đài lớn hơn thi công dẫn khó hơn, khi ép xong rút cọc lên khó khăn hơn, nhiều trường hợp cọc ép chính bị nghiêng.

PHẦN 4: CƠ CẤU ĐỊNH MỨC 1776 VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

[Công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD- VP ngày 16- 8- 2007 của BXD] Chương I : [AA.xxxxx]Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng

Chương II :[AB.xxxxx] Công tác đào, đắp đất, đá, cát

Chương III : [AC.xxxxx] Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi

Chương IV : [AD.xxxxx]Công tác làm đường

Chương V : [AE.xxxxx] Công tác xây gạch đá

Chương VI : [AF.xxxxx] Công tác bê tông tại chỗ

Chương VII : [AG.xxxxx] Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn

Chương VIII : [AH.xxxxx] Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ

Chương IX :[AI.xxxxx] Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép

Chương X : [AK.xxxxx] Công tác làm mái, làm trần và các công tác hòan thiện khác

Chương XI : [AL.xxxxx] Các công tác khác

QUY ĐỊNH CHUNG KHI SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC 1776 – Phần xây dựng

Quy định chung:

Chiều cao thi công trong định mức là chiều cao tính từ cốt = ±0.000 và phân biệt thành các trường hợp sau: Từ cốt ±0.000 đến =4m; Từ cốt =±0.000 đến =16m; Từ cốt ±0.000 đến =50m; Từ cốt ±0.000 đến >50m. Những công việc không phân biệt độ cao thi công như công tác trát, láng, ốp v.v. khi thi công ở độ cao >16m được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao. Phân loại rừng dùng cho công tác phát rừng tạo mặt bằng xây dựng Loại rừng Nội dung I Bãi hoặc đồi tranh lau lách, sim mua, cỏ lau, cỏ lác trên địa hình khô ráo. Thỉnh thoảng có cây con hoặc cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 10cm. II – Rừng cây con, mật độ cây con, dây leo chiếm dưới 2/3 diện tích và cứ 100m2 có từ 5 đến 25 cây có đường kính từ 5 đến 10cm và xen lẫn cây có đườngkính lớn hơn 10cm. – Đồng đất có các loại cỏ lau, cỏ lác dầy đặc trên địa hình sình lầy, ngập nước.

– Đồng đất có các loại cây mắm, cốc, vẹt… trên địa hình khô ráo.

III – Rừng cây đã khai thác, cây con, dây leo chiếm hơn 2/3 diện tích và cứ 100m2 rừng có từ 30 đến 100 cây có đường kính từ 5 dến 10cm, có xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10cm. – Đồng đất có các loại tràm, đước… trên địa hình khô ráo

– Đồng đất có các loại cây mắm, cốc, vẹt… Trên địa hình lầy, thụt, nước nổi

IV – Rừng tre, nứa già, lồ ô hoặc le, mật độ tre, nứa, lồ ô le dầy đặc. Thỉnh thoảng có cây con có đường kính từ 5 dến 10 cm, dây leo, có lẫn cây có đườngkính lớn hơn 10cm. – Đồng đất có các loại tràm, đước… trên địa hình lầy thụt, nước nổi

Ghi chú:

– Đường kính cây được đo ở độ cao cách mặt đất 30cm.

– Đối với loại cây có đường kính > 10cm được qui đổi ra cây tiêu chuẩn [là cây có đường kính từ 10-20cm].

Phân loại bùn, dùng cho công tác đào bùn Loại bùn Đặc điểm và công cụ thi công Bùn đặc Dùng xẻng, cuốc bàn đào được và bùn không chảy ra ngoài Bùn lòng Dùng xô và gầu để múc Bùn rác Bùn đặc, có lẫn cỏ rác, lá cây, thân cây mục nát Bùn lẫn đá, sỏi, hầu hến Các loại bùn trên có lẫn đá, sỏi, hầu hến Phân loại cấp đá dùng cho công tác phá đá Cấp đá Cường độ chiu nén Đá cấp 1 Đá rất cứng, có cường độ chịu nén > 1000kg/cm2 Đá cấp 2 Đá cứng, cường độ chịu nén > 800kg/cm2 Đá cấp 3 Đá cứng trung bình, cường độ chịu nén >600kg/cm2 Đá cấp 4 Đá tương đối mềm, giòn dễ đập, cường độ chịu nén ≤ 600kg/cm2 Phân cấp đất dùng cho công tác đào, vận chuyển, đắp bằng máy Cấp đất Tên các loại đất Công cụ tiêu chuẩn xác định I Đất cát, đất phù sa cát bồi, đất mầu, đất đen, đất mùn, đất cát, cát pha sét, đất sét, đất hoàng thổ, đất bùn. Các loại đất trên có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, gạch vỡ, đá dăm , mảnh chai từ 20% trở lại, không có rễ cây to, có độ ẩm tự nhiên dạng nguyên thổ hoặc tơi xốp, hoặc từ nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt tự nhiên. Cát đen, cát vàng có độ ẩm tự nhiên, sỏi, đá dăm, đá vụn đổ thành đống. II Gồm các loại đất cấp I có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, gạch vỡ, đá dăm, mảnh chai từ 20% trở lên. Không lẫn rễ cây to, có độ ẩm tự nhiên hay khô. Đất á sét, cao lanh, đất sét trắng, sét vàng, có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, mảnh chai, gạch vỡ không quá 20% ở dạng nguyên thổ hoặc nơi khác đổ đến đã bị nén tự nhiên có độ ẩm tự nhiên hoặc khô rắn. Dùng xẻng, mai hoặc cuốc bàn xắn được miếng mỏng

III Đất á sét, cao lanh, sét trắng, sét vàng, sét đỏ, đất đồi núi lẫn sỏi sạn, mảnh sành, mảnh chai, gạch vỡ từ 20% trở lên có lẫn rễ cây. Các loại đất trên có trạng thái nguyên thổ có độ ẩm tự nhiên hoặc khô cứng hoặc đem đổ ở nơi khác đến có đầm nén. Dùng cuốc chim mới cuốc được

IV Các loại đất trong đất cấp III có lẫn đá hòn, đá tảng. Đá ong,đá phong hoá, đá vôi phong hoá có cuội sỏi dính kết bởi đá vôi,xít non, đá quặng các loại đã nổ mìn vỡ nhỏ, sét kết khô rắn chắc thành vỉa Bảng phân cấp đất dùng cho công tác đóng cọc Cấp đất Tên loại cấp đất I Cát pha lẫn 3-10% sét ởtrạng thái dẻo, sét và á sét mềm, than, bùn, đấtlẫn thựt vật, đất từnơi khác chuyển đến. II Cát đã được đầm chặt, sỏi, đất sét cứng, cát khô, cát bão hòa nước. Đất cấp I có chứa 10-30% sỏ, đá. Phân loại cấp đất dùng cho công tác cọc khoan nhồi Cấp đất đá Nhóm đất đá Tên các loại đất đá IV 4 – Đá phiến sét, phiến than, phiến Xeritxit – Cát kết, Dunit, Feridolit, Secpantinit… bị phong hoá mạnh tới mức vừa. Đá Macnơ chặt, than đá có độ cứng trung bình. Tup, bột kết bị phong hoá vừa.

– Có thể bẻ nõn đá bằng tay thành từng mảnh.

– Tạo được vết lõm trên bề mặt đá sâu tới 5mm bằng mũi nhọn của búa địa chất.

5 – Đá phiến sét Clorit, Phylit, cát kết với xi măng là vôi, oxit sắt, đá vôi và Đolomit không thuần. – Than Antraxxit, Porphiarrit, Secpantinit, Dunit, Keratophia phong hoá vừa. Tup núi lửa bị Kericit hoá.

– Mẫu nõn khoan gọt, bẻ khó, rạch được dễ dàng bằng dao, tạo được điểm lõm sâu bằng 1 nhát búa địa chất đập mạnh.

III 6 – Đá phiến Clorit thạch anh, đá phiến Xericit thạch anh. Sét kết bị silic hoá yếu. Anhydrric chặt xít lẫn vật liệu Tup. – Cuội kết hợp với xi măng gắn kết là vôi. Đá vôi và Đôlômit chặt xít. Đá Skanơ. Đunit phong hoá nhẹ đến tươi.

– Mẫu nõn có thể gọt hoặc cạo được bằng dao con. Đầu nhọn búa địa chất tạo được vết lõm tương đối sâu.

7 – Sét kết silic hoá, đá phiến giả sừng, đá giả sừng Clorit. Các loại đá Pocphiarit, Điabazơ, Tup bị phong hoá nhẹ – Cuội kết chứa trên 50% cuội có thành phần là đá Macna, xi măng gắn kết là Silic và sét.

– Cuội kết có thành phần là đá trầm tích với xi măng gắn kết là silic Điorit và Gabro hạt thô.

– Mẫu nõn có thể bị rạch nhưng không thể gọt hoặc cạođược bằng dao con. Đầu nhọn của búa địa chất có thể tạo được vết lõm nông.

II 8 – Cát kết thạch anh. Đá phiến Silic. Các loại đá Skanơ thạch anh Gơnat tinh thể lớn. Đá Granit hạt thô – Cuội kết có thành phần là đá Macna, đá Nai, Granit, Pecmanit, Syenit, Garbo, Tuôcmalin thạch anh bị phong hoá nhẹ.

– Chỉ cần một nhát búa đập mạnh mẫu đá đã bị vỡ. Đầu nhọn của búa địa chất đập mạnh chỉ làm xây xát mặt ngoài của mẫu nõn.

9 – Syenit, Granit hạt thô- nhỏ. Đá vôi hàm lượng silic cao. Cuội kết có thành phần là đá Macna. Đá Bazan. Các loại đá Nai-Granit, Nai Garbo, Pocphia thạch anh, Pecmatit, Skanơ tinh thể nhỏ, các Tup silic, Barit chặt xít. – Búa đập mạnh một vài lần mẫu nõn mới bị vỡ.

– Đầu nhọn búa địa chất đập nhiều lần tại 1 điểm tạo được vết lõm nông trên mặt đá.

I 10 – Đá Skanơ grơnat. Các đá Granit hạt nhỏ, đá Sranơdiorit, Liparit. Đá Skanơ silic, mạch thạch anh. Cuội kết núi lửa có thành phần Macna. Cát kết thạch anh rắn chắc, đá sừng. – Búa đập mạnh nhiều lần mẫu nõn mới bị vỡ.

11 – Đá Quăczit, đá sừng cứng chắc, chứa ít sắt. ĐáAnbiophia hạt mịn bị sừng hoá. Đá ngọc [ngọc bích…],các loại quặng chứa sắt. – Đá đặc biệt – Búa đập mạnh một nhát chỉ làm sứt mẫu đá.

Đặc biệt 12 – Đá Quắczit các loại. Đá Côranhđông. – Búa đập mạnh nhiều lần mới làm sứt đ−ợc mẫu đá

Ghi chú: Khoan tạo lỗ cọc nhồi vào đá đặc biệt nhóm 11,12 áp dụng định mức khoancọc nhồi đá cấp I nhân hệ số 1,35 so với định mức khoan tương ứng.

Chủ Đề