Hướng dẫn cách chữa bệnh bong gân

1. Chườm nước nóng sẽ giúp bạn nhanh chóng loại trừ cảm giác đau đớn. Chính vì thế, khi bị bong gân muốn làm dịu cơn đau đừng quên chườm nước nóng.

2. Cần chườm đá và cố định bàn chân bị bong gân.

3. Làm nóng trái me [có thể đem nướng hay hấp trái me], sau đó lấy cùi trái me đem đắp lên vùng bị bong gân hay sưng phồng. Cách làm này sẽ giúp bạn giảm nhẹ cơn đau và nhanh chóng bình phục.

4. Bạn cũng có thể ngâm trái me trong một cốc nước, sau đó chắt lấy nước của nó. Đem nước này đun nóng lên, rồi cho thêm một thìa muối và 1 thìa đường thốt nốt. Đun sôi hỗn hợp cho đến khi nó cô đặc lại như một dạng keo. Dùng hỗn hợp cô đặc đó đắp lên vùng bị bong gân khi còn nóng, mỗi ngày làm đều đặn một lần, bạn sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng.

5. Trộn lẫn nước chanh vắt và mật ong, rồi bôi lên vùng bị tổn thương.

6. Dùng đường thốt nốt trộn lẫn với bơ sữa. Đun nóng hỗn hợp lên và thoa lên chỗ bị bong gân khi dung dịch còn nóng và dùng dải vải để buộc chỗ đó lại.

7. Dùng bột của lá cây cà ri trộn lẫn với nước cốt chanh, để đắp lên chỗ sưng phồng. Cách làm này còn hiệu quả trong những trường hợp bạn bị sưng mọng nước và đau đớn khi bị bỏng.

8. Dầu của cây đinh hương rất hiệu quả trong việc điều trị chứng bong gân và chuột rút. Hãy sử dụng nó như một loại thuốc đắp và thoa trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

9. Dùng cam thảo ngâm trong nước, để qua đêm và hôm sau lấy nước này bôi lên vùng bị bong gân.

10. Dầu của cây kinh giới ô rất hiệu qủa trong việc trị bong gân. Bạn hãy dùng loại dầu này thoa lên vùng bị đau.

11. Dùng bột nghệ trộn với nước chanh và muối, rồi đắp lên vùng bị bong gân, bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả.

12. Dùng củ hành khô thái nhỏ, sau đó đắp lên vùng bị bong gân, rồi lấy một miếng vải để băng kín lại.

13. Dùng hỗn hợp bột lá chanh và bơ để tạo thành một dạng hồ nhão, đắp lên vùng bị tổn thương.

14. Lấy một thìa dầu quả hạnh, 1 thìa dầu tỏi, trộn lẫn với nhau và đắp lên vùng bị bong gân.

15. Hơ nóng một lá bắp cải và dùng một dây vải để băng lá bắp cải lên vùng bị thương.

16. Trộn một thìa muối cùng với 2 thìa bột nghệ, cùng một ít nước. Đun lên cho tới sôi và cô lại thành một dạng bột nhão. Đắp lên vùng bị tổn thương khi lớp hồ nhão này vẫn còn nóng.

Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, không được tự ý chữa trị mà hãy đến ngay tới bệnh viện.

Với trường hợp bong gân ảnh hưởng đến khớp, sau khi cố định khớp, chúng ta có thể nhanh chóng sử dụng một số bài thuốc Nam đơn giản sau

Thuốc đắp ngoài: 1. Lá ngải cứu, lá cúc tần, nghệ vàng, tất cả lấy một lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhuyễn và bó vào vùng tổn thương.

2. Lá náng, quả đu đủ non, vỏ cây gạo lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, bó vào khớp đau.

3. Lá dây chìa vôi, lá dây đau xương, lá huyết dụ, lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào vùng tổn thương.

4. Dây chìa vôi 50g, gừng tươi 50g, rượu trắng 20ml, tất cả đem giã nhuyễn rồi bó vào khớp đau.

5. Lá náng 1 phần, vỏ cây gạo gọt bỏ vỏ cứng thái nhỏ 1 phần, dọc cây đu đủ 1 phần, giã nát với một ít rượu trắng và nước tiểu trẻ em [đồng tiện] bó vào khớp đau.

6. Rễ cây cỏ xước 30g, lá lốt 20g, lá huyết dụ 10g, cây lưỡi hổ 20g, lá nhài quạt 20g, tất cả rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt hòa với một chút rượu uống, phần bã đem xào với dây chìa vôi 50g, rượu tốt 50ml, gừng tươi 10g [giã nhỏ] rồi chườm vào tổn thương.

7. Xuyên ô 12g, thương truật 08g, đại hồi 05g, quế chi 05g, long não 03g, huyết giác 05g, đinh hương 05g, tất cả tán vụn ngâm với 1 lít rượu, sau 10 ngày là dùng được. Tất nhiên bài này phải chuẩn bị dự phòng từ trước.

8. Củ cây chìa vôi 60g, giã nát, sao nóng cùng với chút rượu và dấm thanh chườm vào chỗ đau.

9. Hồ tiêu 10g giã nhỏ, tỏi 5 củ giã nhỏ, lòng trắng trứng gà 2 quả, mía roi 3 gang tay giã nát. Hồ tiêu, tỏi và mía đem sao nóng với 1 lít nước tiểu trẻ em rồi đổ lòng trắng trứng vào quấy đều, đắp vào chỗ đau.

10. Lá tre 20g, muối ăn 08g, dấm thanh lượng vừa đủ. Giã nát lá tre với muối, hòa với dấm thanh, xào chín, sau đó lấy lá chuối xé rách đặt vào chỗ đau, đắp thuốc lên trên, lại dùng lá chuối bọc ngoài, để qua đêm.

Bong gân là tình trạng xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề. Với kinh nghiệm y khoa lâu năm, Bác sỹ Nguyễn Anh Trung - Phó trưởng khoa ngoại - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ chia sẻ trong chương trình “Nhật Ký Hạnh Phúc” những kiến thức quan trọng về bệnh bong gân và phương pháp chữa trị.

Bong gân là gì?

Bong gân là chấn thương xảy ra ở vùng khớp gây đau nhức và khó chịu. Đây là tình trạng xuất hiện những tổn thương phần mềm ở vùng gần khớp, ví dụ như gân, dây chằng,... Bong gân thường đặc biệt dễ xuất hiện khi vận động mạnh và chơi thể thao.

Bong gân thường xuất hiện khi vận động mạnh và chơi thể thao - Hình minh hoạ

Phân biệt giữa bong gân và căng cơ

Theo bác sĩ Nguyễn Anh Trung - Phó trưởng khoa ngoại - Bệnh viên Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ chia sẻ “bong gân là những tổn thương ở vùng khớp, điểm bám của gân là phần dễ bị tổn thương đặc biệt là khi vận động và chơi thể thao quá mức hoặc có chấn thương”.

Trong khi đó căng cơ là những tổn thương vùng cơ. Phần cơ nằm cách xa phần đầu xương hơn vì đây là vị trí nối phần đầu xương qua phần gân. Vì vậy, tổn thương vùng cơ sẽ xảy ra do căng cơ quá mức hoặc vận động quá mức.

Nguyên nhân gây ra bong gân

Những chấn thương ở vùng gần khớp sẽ gây ra chấn thương bong gân. Những chấn thương bong gân có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như đi bộ, lật sơ mi…

Vận động viên thường bị bong gân do hoạt động nhiều - Hình minh hoạ

Đặc biệt đối với những động viên thường xuyên hoạt động thể thao với cường độ cao hoặc có chấn thương va chạm cũng thường bị bong gân hơn người thường. Khi mang vác nặng, trật chân cầu thang cũng có thể xảy ra bong gân.

Vì vậy, bong gân thường gặp nhất là do chấn thương và tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày.

Phương pháp điều trị bong gân

Với kinh nghiệm lâu năm trong việc điều trị, bác sĩ Trung chia sẽ bác sĩ rằng phương pháp điều trị bong gân sẽ được đưa ra dựa trên mức độ hiện tại của bệnh.

  • Đối với bong gân mức độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất của bong gân, bệnh nhân trong giai đoạn này có thể điều trị bằng cách nghĩ ngơi và chườm đá lên vị trí bong gân. Bác sĩ cũng có thể cung cấp và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện thêm một số bài tập vật lý trị liệu tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân nhằm giúp gân mau phục hồi. Ở mức độ bong gân này, bệnh nhân nên ưu tiên nghĩ ngơi nhiều hơn. Thời gian hồi phục khi bong gân ở mức độ 1 là từ 4 - 6 tuần
  • Đối với bong gân mức độ 2 - 3: Đây là những trường hợp bong gân nặng, có thể dẫn đến các tình trạng rách gân, đứt gân nên cần phải có các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn. Bác sĩ có thể sử dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu và dụng cụ hỗ trợ như siêu âm, laser, điện xung,... để hỗ trợ cho gân mau chóng hồi phục. Đối với những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như tiêm vào gân, tiêm thuốc hỗ trợ giúp hồi phục gân như collagen, tế bào gốc, phẫu thuật.

Cách chữa trị bong gân

Bác sĩ Nguyễn Anh Trung cho biết bệnh nhân có thể tự dưỡng bệnh và chữa trị tại nhà nếu như bong gân chỉ xuất hiện ở cấp độ 1 và chưa tiến triển nặng nề.

Để tiến hành chữa trị tại nhà, bệnh nhân nên chườm đá vào nơi bị bong gân từ 5 - 10 phút. Cách khoảng 30 phút bệnh nhân nên chườm lại từ 1 - 2 lần. Khi cơn đau ngưng hoàn toàn thì bệnh nhân nên nghỉ ngơi chờ đến khi gân được hồi phục.

Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi, nếu bệnh nhân cử động lại được bình thường và không cảm thấy đau nhức thì có thể tham gia các hoạt động nhẹ nhàng hằng ngày. Tuyệt đối không được làm gắng sức hoặc quá sức vì có thể tái phát bong gân.

Đối với những trường hợp nặng hơn như đứt gân, rách gân… bệnh nhân nên giữ nguyên tư thế bất động và nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ và các chuyên gia có phương pháp điều trị phù hợp. Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như kê đơn thuốc, chụp MRI, băng bó,...

Bong gân là căn bệnh thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày, vì vậy mọi người cần hiểu rõ phương pháp chữa trị khi gặp bong gân để tránh những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng cách.

Chủ Đề