Hướng dẫn cách tính lương và phụ cấp công vụ

Ngày 26/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký ban hành Thông tư số 10/2023/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

Theo đó, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được tính lương, phụ cấp và hoạt động phí từ 1/7/2023 như sau: Mức lương = Mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng.

Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng.

Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]: Mức phụ cấp = [Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung] x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng.

Đối với các khoản phụ cấp tính bằng tiền cụ thể thì giữ nguyên quy định hiện hành.

Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu [nếu có]: Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu = Mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng.

Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: Mức hoạt động phí = Mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí.

Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố: Từ ngày 1/7/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP.

Từ ngày 1/8/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu: Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội [không thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an], thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu [nếu có] theo cách tính trên.

Thông tư 10/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.

Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở từ 1/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng. Mức lương cơ sở này được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Đồng thời dùng để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

Thông tư có hiệu lực từ 1-7.

Theo đó, căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại nghị định số 23/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu [nếu có] như sau:

Cụ thể, công thức tính mức lương:

Mức lương thực hiện từ ngày 1-7 = mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng.

Công thức tính mức phụ cấp:

Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1-7 = mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng.

Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]:

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1-7 = [Mức lương thực hiện từ ngày 1-7 + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 1-7 [nếu có] + mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 1-7 [nếu có]] x tỉ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.

Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu [nếu có]: Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 1-7 = mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng [nếu có].

Cách tính đối với đại biểu HĐND các cấp:

Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu HĐND các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:

Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 1-7 = mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x hệ số hoạt động phí theo quy định.

Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố:

Từ ngày 1-7 quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại nghị định 34/2019 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng.

Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại nghị định 34/2019 của Chính phủ.

Từ ngày 1-8, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán với mỗi xã, thôn, tổ dân phố theo quy định tại nghị định 33/2023 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng.

Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại nghị định 33/2023 của Chính phủ.

Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu:

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội [không thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an], thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu [nếu có] theo cách tính như trên.

Phụ cấp thu hút được tính như thế nào?

Phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng Theo đó, mức hưởng phụ cấp thu hút cho cán bộ, công chức, viên chức được tính theo công thức: Mức hưởng = 70% mức lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

Phụ cấp công vụ 25% tính như thế nào?

Theo đó, hiện nay, phụ cấp công vụ được tính theo 2 cách sau: Cách 1: Phụ cấp công vụ = [25% x Lương hiện hưởng] + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niêm vượt khung [nếu có]. Cách 2: Phụ cấp công vụ = [25% x Lương hiện hưởng] + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp quân hàm.

Phụ cấp 0 25 là bao nhiêu?

Theo đó, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã bằng 0.25 mức lương cơ sở [tương đương 450.000 đồng].

Lương công chức được tính như thế nào?

Lương cán bộ, công chức, viên chức = Lương cơ bản [70% tổng quỹ lương] + phụ cấp [30% quỹ lương]. Bên cạnh đó, bổ sung thêm tiền thưởng chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp. Như vậy, đã có sự thay đổi trong việc tính lương của cán bộ, công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền lương.

Chủ Đề