Hướng dẫn cấu trúc viết tin bài

Notice: Undefined offset: 1 in /var/www/vhosts/cdcangiang.vn/httpdocs/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 86

Notice: Undefined offset: 1 in /var/www/vhosts/cdcangiang.vn/httpdocs/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 86

Tin, bài là những thể loại văn bản báo chí vô cùng phổ biến. Để việc viết và đưa thông tin một cách hiệu quả, đạt được mục đích gia tăng lượng người quan tâm, tương tác, nhà báo cần trang bị cho mình những khái niệm cơ bản nhất về các kết cấu thường gặp khi viết tin, bài.

  1. Kết cấu kim tự tháp ngược:

Các kết cấu thường gặp khi viết tin, bài

Thứ nhất, đây được xem là kết cấu khá phổ biến vì những ưu điểm mà nó mang lại. Với việc sắp xếp thông tin theo thứ tự quan trọng giảm dần. Thông tin quan trọng nhất, cần thiết nhất phải được đề cập ngay ở câu đầu, đoạn đầu.

Ở các đoạn sau của bài báo, giá trị và lượng thông tin giảm dần. Nội dung của các đoạn này chủ yếu tập trung giải thích các thông tin giật gân được đưa ra ở đầu bài viết hoặc đưa thêm thông tin phụ. Ưu điểm của kết cấu này là dễ thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ ban đầu nhưng lại dễ gây nhàm chán khi về sau.

  1. Kết cấu thời gian:

Việc sắp xếp nội dung bài viết theo kết cấu thời gian có thể hiểu như chúng ta đang tường thuật sự kiện. Nhược điểm của kết cấu này là dễ tạo ra cảm giác làm cho những gì mới diễn ra trở nên xa xôi. Song chúng ta có thể khắc phục bằng cách sắp xếp trộn lẫn hai cách giữa trình tự thời gian với đảo ngược trình tự: bắt đầu bằng một dự án quan trọng trong tương lai, hiện tại hoặc quá khứ vừa diễn ra, sau đó quay trở lại kết cấu thời gian.

  1. Kết cấu tổng hợp:

Kiểu kết cấu này tương tự kết cấu một bài phát biểu về lịch sử. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng sự việc hoặc tình trạng, sau đó nói đến nguyên nhân hoặc kết quả. Kết cấu này đơn giản và logic, cho phép đề cập kỹ một vấn đề mà không làm độc giả chán. Tuy nhiên nó không hề dễ dàng, đòi hỏi nhà báo phải có tư duy tổng hợp, nhìn nhận và am hiểu toàn bộ cốt lõi vấn đề.

  1. Kết cấu dạng chứng minh:

Cuối cùng là kết cấu dạng chứng minh. Với nội dung đề cập đến thông tin chính, sau đó chứng minh bằng một loạt lý lẽ dựa trên các sự việc. Điểm mấu chốt khi sử dụng kết cấu này là bạn phải tìm ra đâu là vấn đề chính và đâu là những vấn đề phụ xoay quanh nó để kết nối với nhau một cách thật logic.

Trên đây là những kết cấu thường gặp khi viết tin, bài. Tuy nhiên bạn hãy nhớ, dù sử dụng bất kỳ cấu trúc nào, người viết cũng phải giữ lối hành văn mạch lạc, đúng ngữ pháp, sử dụng ngôn từ một cách có chủ đích. Hạn chế tối đa việc sai chính tả, lặp từ, sử dụng ngôn ngữ địa phương hoặc viết quá hoa mỹ, rườm rà.

Mô hình Hình tháp xuôi: Cấu trúc của nó sắp xếp các chi tiết theo trình tự: mở đầu là chi tiết, dữ kiện ít quan trọng. Mức độ quan trọng và tính hấp dẫn tăng dần lên và có sức nặng nhất ở phần kết, tạo ra một ấn tượng mạnh.

  • Mô hình Hình tháp ngược: Mô hình này là sự đảo ngược của mô hình thứ nhất. Các chi tiết, dữ kiện được sắp xếp theo nguyên tắc giảm dần mức độ quan trọng.
  • Mô hình Viên kim cương: Là mô hình được biểu hiện theo hình dạng của một viên kim cương. Điểm khác biệt của nó với mô hình Hình tháp ngược là ở chỗ: Tác phẩm mở đầu bằng một chi tiết tương đối quan trọng. Các chi tiết tiếp tục tăng dần mức độ quan trọng và chi tiết có tầm quan trọng nhất thường được đặt ở gần đầu tác phẩm.
  • Mô hình Đồng hồ cát: Những chi tiết quan trọng được đặt ở phần đầu và phần cuối tác phẩm. Các chi tiết khác được bố trí theo trình tự giảm dần mức độ quan trọng từ trên xuống rồi lại tăng dần độ quan trọng lên cho đến cuối bài và kết thúc bằng một chi tiết quan trọng có khả năng gây ấn tượng cao. Nó có thể kết hợp được ưu thế của cả hai mô hình Hình tháp xuôi và Hình tháp ngược.
  • Mô hình Hình chữ nhật: Các chi tiết quan trọng được bố trí từ đầu đến cuối, tạo ra sự hấp dẫn chung cho toàn bài nhưng cũng có thể gây ra sự nhàm chán do sự dàn trải. Người ta thường áp dụng mô hình này để viết một số thể loại như: Bài viết, tin tổng hợp, tường thuật.

Chú ý: Các mô hình nêu trên chỉ là những mô hình cơ bản người viết báo thường áp dụng. Có thể được sử dụng một cách độc lập nhưng cũng có thể được sử dụng trong sự kết hợp với nhau một cách linh hoạt.

II. CÁCH VIẾT THỂ LOẠI TIN.

  1. Khái niệm và kỹ năng viết Tin:
  2. Khái niệm: Tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí. Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu.

Nhanh chóng, kịp thời *Ba đặc điểm của tin tức Ngắn gọn, cô đọng. Phản ánh cái mới Ví dụ: Trước sự kiện xảy ra động đất ở Điện Biên, người đọc bao giờ cũng cần những thông tin như: Cái gì? [trận động đất], ở đâu? [xảy ra ở Điện Biên], khi nào? [giả dụ vào lúc 16 giờ ngày 12/9], ai? [trận động đất ảnh hưởng trực tiếp đến những ai], tại sao? [do Điện Biên nằm trên dải đứt gãy tây bắc], như thế nào? [trận động đất diễn ra như thế nào: cường độ, mức ảnh hưởng...].

  1. Phân loại Tin:
  2. Tin vắn: Là một tin rất ngắn, cấu tạo bằng một vài câu trong đó phản ánh những thông điệp cô đọng, nhất là sự kiện thời sự.
  3. Tin ngắn: Là một thể loại tin có các thành phần kết cấu tương đối đầy đủ trong đó chủ yếu phản ánh những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện thời sự.
  4. Tin sâu: Là tin có chiều sâu, dung lượng lớn, phản ánh trình độ nhận thức sâu về sự kiện thời sự, khám phá các bình diện khác nhau, phân tích đánh giá tính chất đặc điểm nhận định và xu thế vận động ý nghĩa, hậu quả của sự kiện đối với xã hội.
  5. Về bản chất , tin tổng hợp cũng là một hình thức của tin sâu.
  6. Tin tường thuật: Là thể tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của nó. Phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng song nó tập trung chú ý khai thác logic vận động của mỗi sự kiện.
  7. Tin công báo: Là thể tin thông báo chính thức về hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan nhà nước..
  8. Kỹ năng viết Tin Các bước viết tin: Để có thể viết được một Tin theo đúng những tiêu chí thể loại, thông thường người ta tiến hành theo các bước như sau :
  9. Lựa chọn sự kiện: Là bước quan trọng đầu tiên. Một sự kiện để viết Tin đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
  10. Xác thực: Sự việc, sự kiện phải là sự thật, có thời gian, có địa chỉ cụ thể.
  11. Mới xảy ra: Được hiểu theo hai cách: một là sự kiện vừa mới xảy ra [mà người viết Tin là người đầu tiên phát hiện, chứng kiến và viết về nó]; hai là những khía cạnh mới được biết đến của những sự kiện đã biết.
  12. Tiêu biểu: Những sự việc sự kiện mà Tin phản ánh phải tiêu biểu cho sự vận động đích thực của đời sống.
  13. Lựa chọn dạng và mô hình: Căn cứ vào tính chất, mức độ, tầm quan trọng của sự kiện và ý đồ, mục đích thông tin, thái độ chính trị mà người viết Tin tiến hành lựa chọn dạng và mô hình thích hợp cho Tin.

Tóm lại: Sự xác thực và tính thời sự của nội dung cùng với sự mềm dẻo sinh động của hình thức là những đặc điểm chung của Bài phản ánh.

  1. Các dạng bài phản ánh
  • Trong thực tế, chúng ta thường gặp các dạng Bài phản ánh sau đây :
  • Bài phản ánh về sự kiện, sự việc.
  • Bài phản ánh về quang cảnh, hiện trạng.
  • Bài phản ánh về tình huống, vấn đề.
  • Bài phản ánh về người thật việc thật.
  • Bài phản ánh về suy nghĩ, cảm xúc. e] Kỹ năng viết bài phản ánh
  • Người đọc thường đánh giá nó qua mấy câu hỏi sau đây:
  • Bài viết có phản ánh đúng sự thật không?
  • Sự thật đó có đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự không?
  • Nội dung bài viết có logic không?
  • Hình thức thể hiện [kết cấu, ngôn ngữ, văn phong] có tốt không? v... Những đòi hỏi đó cho thấy khi viết một bài phản ánh, người viết phải chú ý đến một số thao tác cơ bản sau đây:
  • Lựa chọn đúng vấn đề, sự kiện:
  • Lựa chọn cách thể hiện thích hợp: g] Các cách thể hiện một bài phản ánh: Có ba cách thể hiện bài phản ánh.
  • Một là: Theo trục thời gian từ quá khứ đến hiện tại: Đây là cách thể hiện truyền thống. Ưu điểm là dễ hiểu, dễ theo dõi. Nhược điểm cơ bản là dễ bị nhàm chán vì những cái quan trọng, hấp dẫn nhất có thể lại không nằm ở đầu bài.
  • Hai là: Bắt đầu từ hiện tại, sau đó quay lại quá khứ theo kiểu một cuốn phim chiếu ngược [đây là cách thể hiện thường gặp trong các tác phẩm báo chí nói chung. Ưu điểm là có thể đưa ngay kết qủa hoặc những chi tiết quan trọng lên đầu bài viết, tạo ra sự hấp dẫn đối công chúng. Tuy nhiên, do trật tự thời gian bị đảo ngược nên nếu người viết không vững tay, bài viết có thể trở nên khó hiểu...]
  • Ba là: Kết hợp cả hai cách nêu trên theo lối kết cấu: hiện tại - quá khứ - hiện tại [đây là lối thể hiện thường gặp nhất của các dạng Bài phản ánh trên báo chí hiện nay. Do đã kết hợp được những ưu điểm của cả hai dạng kết cấu trước, những bài viết theo cách này thường hấp dẫn, chặt chẽ].

Chú ý: Không có một quy định cụ thể nào cho các dạng bài báo. Ngụyên tắc chủ yếu ở đây là nội dung nào, hình thức ấy. Cách tốt nhất là để cho mạch viết tự nó tìm đường đi.

Chủ Đề