Hướng dẫn cho vay hộ nghèo làm nhà ở 167 năm 2024

Đề nghị cho biết chính sách của Nhà nước hỗ trợ xây nhà ở đối với hộ nghèo.

  • Ngày 10/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 [Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2]. Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg có hiệu lực vào ngày 01/10/2015, trong đó nhà nước quy định về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo như sau: Thứ nhất, về đối tượng hỗ trợ nhà ở các đối tương như sau - Hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Quyết định số 33/2015/QĐ có hiệu lực thi hành tối thiểu 05 năm. - Ngoài ra, hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo phải đang cư trú tại khu vực nông thôn hoặc đang cư trú tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc [gọi chung là thôn] trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp. Thứ hai, về điều kiện để được hỗ trợ về nhà ở: - Chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở; - Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác; - Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như: Bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại. Đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 08 năm trở lên tính đến thời điểm Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ. Thứ ba, về nguyên tắc hỗ trợ: - Hỗ trợ đến từng hộ gia đình; bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm; - Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ theo phương thức cho vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở với lãi suất ưu đãi, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở; - Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2 [đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18 m2] và “3 cứng” [nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng]; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên. Nhà ở phải đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc; - Hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở [bao gồm xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở] được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai [nếu có yêu cầu] và chỉ được chuyển nhượng sau khi đã trả hết nợ vay [cả gốc và lãi] cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

[VBSP] Trong dự thảo Quyết định về cơ chế, chính sách tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2011 - 2015 [gọi tắt là Chương trình 167 giai đoạn 2], mục tiêu đặt ra là tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhà ở cho khoảng 500.000 hộ nghèo, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24m2, tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.

Gia đình chị Vi Thị Mai [dân tộc Xinh Mun] ở xã Yên Sơn, huyện Yên Châu [Sơn La] trong ngôi nhà mới được cải tạo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước

Ai được hỗ trợ?

Theo dự thảo Quyết định, hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này phải đủ 3 điều kiện. Một là, hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ [về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015] và là hộ độc lập trong thời gian tối thiểu 1 năm tính từ thời điểm tách hộ đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành, được cấp có thẩm quyền công nhận. Hai là, hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở. Ba là, hộ không thuộc diện đối tượng đã và đang được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác, trừ các trường hợp hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hộ trợ nhà ở khác có thời gian từ 10 năm trở lên tính đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng nay đã hư hỏng, dột nát; hoặc hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác nhưng nay đã bị mất nhà ở hoặc nhà ở bị sập đổ, hư hỏng nặng do thiên tai gây ra như bão, lũ, lụt, sạt lở đất, hỏa hoạn…

Việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Hộ gia đình có công với Cách mạng; hộ nghèo có khó khăn về nhà ở tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a, hộ nghèo là đồng bào DTTS; hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai; hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn [già cả, neo đơn, tàn tật…]; hộ gia đình thuộc vùng khó khăn; các hộ gia đình còn lại.

Phương thức cho vay như thế nào?

Theo dự thảo Quyết định, ngân sách Nhà nước [gồm ngân sách Trung ương và địa phương] hỗ trợ 12 triệu đồng/hộ. Đối với hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg thì ngân sách Nhà nước hỗ trợ 14 triệu đồng/hộ. Đối với hộ cư trú tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thì ngân sách Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ.

Hộ dân có nhu cầu được vay tiền từ NHCSXH để làm nhà ở. Mức vay tối đa 13 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiều là 20% tổng số vốn đã vay. NHCSXH đảm bảo kinh phí cho các hộ dân thuộc diện đối tượng vay theo mức quy định. Nguồn vốn cho vay do ngân sách Trung ương cấp 50% trên tổng số vốn vay cho NHCSXH, 50% còn lại do NHCSXH huy động.

Dự kiến, trong quý IV năm 2012, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải cơ bản thực hiện xong việc bình xét, lập danh sách số hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Quyết định này, đồng thời lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Từ năm 2012 đến năm 2015, thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo quy định của Quyết định này. Việc tổng kết, đánh giá thực hiện vào quý I năm 2016.

Nói về việc thực hiện giai đoạn 2 của Chương trình 167, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, Nhà nước có thể cắt giảm chi tiêu, nhưng không cắt giảm kinh phí cho các chương trình xã hội, mà ngược lại, còn luôn cố gắng đảm bảo kinh phí cho các chương trình này. “3 năm qua, có 500.000 hộ nghèo có nhà mới kiên cố. Trong 3 năm nữa, thực hiện giai đoạn 2 Chương trình 167, sẽ có 500.000 hộ nghèo, hộ chính sách có nhà tốt hơn” - Thủ tướng nói “Đó là những niềm hạnh phúc cụ thể mà Nhà nước mong muốn đem đến cho người dân”.

Chủ Đề