Hướng dẫn đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp tham gia vào quá trình: sản xuất, lưu trữ, phân phối hoặc bán lẻ các sản phẩm thực phẩm. Để được cấp chứng nhận, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền xem xét và đánh giá. Kết thúc quá trình thẩm duyệt, nếu đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì tổ chức sẽ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đi vào hoạt động hợp pháp.

Vậy hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ ? Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp ngay những thắc mắc này.

Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn được gọi với nhiều tên khác như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,…tùy theo cách gọi của mỗi người. Ở đây, theo cách phổ biến nhất chúng tôi sẽ gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Căn cứ Nghị Định 155/2018/NĐ-CP các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
  • Danh sách tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do doanh nghiệp tự thực hiện
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của những người trực tiếp kinh doanh sản xuất

Doanh nghiệp lưu ý: Việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đã chính thức được bãi bỏ. Điều này có nghĩa là việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và được chủ cơ sở xác nhận. Xem hướng dẫn tự tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. TẠI ĐÂY

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị: Làm theo mẫu quy định gồm chữ ký và đóng dấu của cơ sở
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Chỉ cần nộp bản photo có công chứng hoặc bản sao có chữ ký và đóng dấu của chủ cơ sở. Nếu có từ 2 trang trở lên thì phải đóng giáp lai
  • Giấy xác nhận kiến thức ATTP: Danh sách tập huấn của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh có đóng dấu xác nhận của cơ sở. Giấy xác nhận kiến thức có thể nộp bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của cơ sở
  • Giấy khám sức khỏe: Được cấp bởi sở Y tế cấp huyện trở lên, có ảnh thẻ giáp lai

Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm phải được thể hiện bằng tiếng việt. Ngoài ra, để tránh mất thời gian, cần xác định doanh nghiệp có thuộc đối tượng phải xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hay không ? Vì có một trường hợp được miễn xin cấp giấy phép, chỉ cần đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm là đã được phép đi vào hoạt động. Xem danh sách các cơ sở không thuộc diện xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. TẠI ĐÂY

Mỗi lĩnh vực sản xuất, chế biến hoặc tùy theo địa phương sẽ yêu cầu thêm một số giấy từ khác. Sau khi nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền, doanh nghiệp phải theo dõi kết quả, nếu cơ quan tiếp nhận bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ thì phải thực hiện trong vòng 30 ngày. Nếu quá thời hạn cho phép, doanh nghiệp không bổ sung kịp thời thì hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị hủy.

Các tài liệu trong hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm phải được thể hiện bằng tiếng việt

Nộp hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu ?

Trong quá trình tư vấn, FSC thấy có rất nhiều doanh nghiệp bối rối trong việc xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi vì mỗi sản phẩm sẽ do cơ quan có thẩm quyền khác nhau xem xét, đặc biệt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau thì vấn đề này càng khó xác định.

Hiểu được khó khăn của doanh nghiệp, dựa trên kinh nghiệm làm việc thực tế, FSC đã soạn thảo chi tiết cách xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua bài viết dưới đây.

Mời doanh nghiệp BẤM VÀO ĐÂY để xem toàn bộ bài viết. Chúng tôi tin rằng những kinh nghiệm chia sẻ này sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho loại sản phẩm và mô hình hoạt động của quý doanh nghiệp.

Điều kiện để được cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Để đủ điền kiện được cấp chứng nhận ATTP, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hợp lệ thì cơ sở còn phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nếu hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hợp lệ, đoàn thanh tra sẽ thông báo thời gian đến trực tiếp cơ sở để tiến hành thẩm định. Do đó, song song với việc chuẩn bị hồ sơ doanh nghiệp phải khắc phục sữa chữa những tồn đọng cơ sở để chuẩn bị cho đợt đánh giá hiện trường.

Mỗi loại sản phẩm và loại hình sẽ có yêu cầu khác nhau về điều kiện cơ sở. Sau đây là điều kiện ATTP của một số cơ sở cụ thể. Mời doanh nghiệp tham khảo:

  • Điều kiện đảm bảo ATTP cho cơ sở sản xuất cafe
  • Điều kiện đảm bảo ATTP cho nhà hàng
  • Điều kiện đảm bảo ATTP cho cơ sở sản xuất nước đá
  • Điều kiện đảm bảo ATTP cho cơ sở sản xuất trà sữa, nước ép trái cây đóng chai

Trên đây là một số ví dụ về điều kiện đảm bảo ATTP của các loại hình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Để được tư vấn chính xác và khắc phục các tồn đọng tại cơ sở, FSC sẽ đến trực tiếp hiện trường để khảo sát và đưa ra giải pháp phù hợp nhất giúp doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp chứng nhận ngay từ lần thẩm định đầu tiên.

FSC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục cơ sở

Để được tư vấn khắc phục điều kiện cơ sở và chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline: 0937 719 694 [Ms. Phụng] – 0903 809 567 [Mr. An Đỗ] hoặc gửi về địa chỉ email:lienhefsc@gmail.com để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tốt nhất.

\>> Xem thêm:

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất

  • Cơ sở sản xuất nước giải khát
  • Cơ sở sản xuất cà phê
  • Cơ sở sản xuất trái cây sấy
  • Cơ sở sản xuất bún
  • Cơ sở sản xuất mật ong
  • Cơ sở sản xuất bánh kẹo
  • Cơ sở sản xuất nước đóng bình
  • Cơ sở sản xuất nước đá
  • Cơ sở sản xuất trà sữa
  • Cơ sở sản xuất rượu
  • Cơ sở sản xuất nước giải khát

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh

  • Cửa hàng bánh kem
  • Cửa hàng bán thịt
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
  • Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống

  • Nhà hàng
  • Quán cà phê, quán trà sữa,…
  • Suất ăn công nghiệp
  • Dịch vụ ăn uống các loại

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác

  • Giấy phép ATTP hộ kinh doanh
  • Giấy phép ATTP kho chứa thực phẩm

Tác giả Nguyễn Ngọc Phụng - Với kinh nghiệm thực chiến hơn 10 năm trong ngành thực phẩm, tôi hy vọng những thông tin chia sẻ này sẽ hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm do Ai Cập?

Tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm, có 3 cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương.

Đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm ở đâu?

Hoặc nộp hồ sơ và nhận kết quả kiểm tra online trên Cổng thông tin một của quốc gia //vnsw.gov.vn/ đối với các mặt hàng thuộc quản lý của Bộ Y tế theo Quyết định số 5026/QĐ-BYT về việc áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia đối với 02 thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế ...

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các công ty, hộ kinh doanh cá thể có phát sinh hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở chế biến,..

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?

Khi Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực đã quy định Giấy Chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 3 năm [Điều 37 Luật An toàn thực phẩm].

Chủ Đề