Hướng dẫn làm mô hình trồng rau thủy canh

Trồng thủy canh là một trong những phương pháp không sử dụng đất để trồng rau tại nhà. Bạn chỉ cần dùng những vật liệu đơn giản làm giàn thủy canh cho các loại rau

Để chi phí cho giàn thủy canh giá rẻ nhất, thấp nhất nhưng lại hiệu quả nhất. Thì việc bắt tay vào làm những giàn thủy canh tĩnh sẽ dễ dàng nhất, các bà nội trợ có thể tự tay làm. Còn việc làm giàn thủy canh hồi lưu thì sự góp sức của ông xã cho bà nội trợ một giàn trồng rau sạch thật ưng ý trở lên dễ dàng

Làm Giàn Thủy Canh tại nhà mọi người cần những vậy dụng sau:

Dụng cụ làm giàn thủy canh gồm:

Ống nhựa PVC phi 6cm cho rọ nhựa thủy canh 7cm [nếu bạn dùng thùng xốp trồng thủy canh tính]

Mũi khoan bằng tay [Nếu dùng ống nhựa PVC làm giàn thủy canh hồi lưu hoặc tĩnh]

Keo dính silicon hoặc keo PVC [mua ở cửa hàng điện nước]

Vật tư cho giàn thủy canh:

– Thùng xốp có lắp hoặc dùng chậu nhựa trồng thủy canh không bị đục lỗ [như chậu trồng rau cỡ lớn của trồng thổ canh]

Nếu bạn không sử dụng thùng xốp bạn dùng chậu trồng rau cao16cm trồng thủy canh

Ống nhựa sử dụng làm giàn chính dùng Phi 90, ống dẫn giữa các ống thì dùng ống Phi 21.

Phụ kiện đi kèm cho giàn, Lắp ống phi 90, chuyển bậc 90 – 21 nếu bạn làm giàn thủy canh chữ A; Còn làm giàn chạy xung quanh tường bạn thêm chếch ống phi 90 … [Đây là thuật ngữ cho ngành điện nước, bạn chỉ nói vậy là bên cửa hàng bán điện nước họ sẽ hiểu]

Giàn đỡ ống làm bằng sắt V lỗ, ống kẽm, dây nhựa rút, đai sắt, vài ốc vít để lắp

Ngoài ra bạn mua thêm rọ nhựa trồng thủy canh chỉ có 2k cho 1 rọ rất nhiều nơi cung cấp. Hoặc bạn tận dụng những cốc nước, chai đựng nước

Thùng đựng dung dịch: Thùng xốp, bể chứa nước, thùng nhựa có lắp như thùng đựng nước 60L, 100L của háng việt nhật được bán ở cửa hàng đồ nhựa, đồ gia dụng

Máy bơn công suất nhỏ hoặc máy bơm dể cá cảnh bạn sử dụng được

Công tắc hẹn giờ tắt mở tự động theo chương trình bạn thiết lập

Cách làm giàn thủy canh tĩnh chi tiết

Đầu tiên xác định chiều dài, chiều rộng lắp thùng xốp và đường kính rọ thủy canh bao nhiêu chia đều các lỗ trên lắp, rồn dùng ống nhựa PVC đục lỗ.

Ví dụ: Nếu rọ có đường kính 7cm dùng ống nhựa PVC có Phi 60 có độ dài 20 để cầm rồi đục lỗ tương ứng.

Dùng tay cần ống nhựa PVC ấn xuống lắp xốp tạo lỗ đựng rọ

Khi đục lỗ xong trên miếng xốp bạn chuẩn bị giá thể [xơ dừa, sỏi nhẹ…] cho vào rọ chuẩn bị gieo hạt giống

Cho giá thẻ vào rọ

Tiếp theo đặt lắp lên thùng xốp hay chậu nhựa vào, đặt rọ vào những lỗ đã đục. Như Hình

Đặt lắp vào hộp, gieo hạt, hòa dung dịch vào hộp và sau khoảng 25 ngày rau sẽ tốt

Trên đây làm bạn đã hoàn thiện một hệ thống giàn thủy canh tĩnh cho các bà mẹ bỉm sữa nhé. Đơn giản hơn nhiều so với các mẹ nghĩ.

Cách làm vườn rau thủy canh là cụm từ được tìm kiếm nhiều trong những năm gần đây. Không chỉ đem lại nguồn rau sạch, an toàn môi trường, mà còn giải quyết bài toán thiếu đất canh tác. Cùng tìm hiểu cách làm cũng như ưu và nhược điểm của các mô hình trồng rau thủy canh ngay dưới đây nhé.

Chuẩn bị vật liệu để làm hệ thống trồng rau thủy canh

Nguyên vật liệu cần thiết để làm hệ thống trồng rau thuỷ canh

Nguyên vật liệu cần thiết cho một hệ thống làm vườn thủy canh sẽ có sự khác nhau cho từng mô hình trồng. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có ý định làm vườn rau thủy canh tại nhà. Thì bạn có thể tham khảo và chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây:

  • Ống nhựa PVC, đường kính 21cm.
  • Chai nhựa dung tích 02 lít.
  • Giá thể [mầm] rau định trồng.
  • Đầu nối chữ T, đường kính 21cm.
  • Co nối ống chữ L, đường kính 21cm.
  • Thùng nhựa đựng dung dịch trồng.
  • Máy khoan và mũi khoan, máy bơm, đồng hồ hẹn giờ.
  • Keo dán ống nước.

Hiện nay có 3 mô hình trồng rau thủy canh phổ biến là mô hình chữ A, hàng ngang và dạng thẳng đứng. Ứng với mỗi mô hình sẽ có cách trồng khác nhau, phù hợp với nhiều kiểu cây trồng.

Thiết kế mô hình chữ A

Thiết kế mô hình chữ A

Mô hình làm vườn thủy canh dạng chữ A rất thích hợp cho những không gian không có mái che chắn để đảm bảo đầy đủ ánh sáng. Như là ban công, sân thượng, sân vườn nhỏ trước nhà,…

Bạn chỉ cần một không gian rộng khoảng 2 – 4 mét vuông là đã có thể xây dựng được hệ thống giàn trồng thủy canh này. Trồng rau sạch đơn giản, mang đến nguồn rau xanh tốt, an toàn cho sức khỏe và môi trường.

Thiết kế chữ A này thường đi kèm với mái để tránh mưa trực tiếp lên giàn, tránh dập gãy cây non khi mưa to.

Một số ưu điểm của thiết kế vườn thủy canh dạng chữ A:

  • Dễ dàng lắp đặt nhanh gọn. Có thể tháo lắp và di chuyển nhiều vị trí thuận tiện, dễ dàng.
  • Thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt và vững chắc.
  • Hệ thống sắp xếp hình bậc thang, tạo điều kiện cho cây đón ánh sáng nhiều, tốt cho quang hợp.
  • Được phân nhiều tầng, số tầng tuỳ thuộc vào chi phí người dùng có thể chi trả.
  • Tạo không gian thoáng rộng cho cây phát triển lớn lên. Các cây bên tầng dưới vẫn có thể đón ánh nắng, không bị che lấp bởi cây ở tầng trên.

Thiết kế mô hình thủy canh hàng ngang

Thiết kế mô hình thủy canh hàng ngang

Mô hình thủy canh hàng ngang còn được gọi với cái tên là mô hình thủy canh trải phẳng, trải ngang. Mô hình này thích hợp ở những khu vực không có mái che và đảm bảo dồi dào ánh sáng.

Giàn thủy canh trải phẳng thường rộng từ 0.5 – 1.6m và tầng trên cách tầng dưới ít nhất 45cm.

Một số ưu điểm của mô hình trồng rau thủy canh hàng ngang:

  • Cây đón nắng tối đa, tốt cho quá trình quang hợp. Cho cây sinh trưởng xanh tốt, hạn chế sâu bệnh hại. Là mô hình thủy canh cho năng suất rau tốt nhất trong hệ thống vườn rau thủy canh.
  • Không gian rộng, thoáng, cho cây lớn lên và phát triển đến mức tối đa.
  • Hạn chế được việc thiếu hụt ánh sáng của các cây tầng dưới so với tầng trên.

Giàn trồng rau thủy canh thẳng đứng

Giàn trồng rau thủy canh thẳng đứng

Giàn trồng rau thủy canh thẳng đứng thích hợp cho những không gian hẹp về chiều ngang và rộng về chiều dọc. Những vị trí nhà có mái tôn che chắn nhưng vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cũng có thể sử dụng mô hình này.

Một số ưu điểm của giàn trồng rau thủy canh thẳng đứng:

  • Tiết kiệm không gian trồng rau, tận dụng diện tích trồng rau ở những không gian hẹp.
  • Có tính thẩm mỹ cao, thiết kế áp sát tường hoặc song song với các mặt phẳng thẳng đứng.
  • Thiết kế đơn giản, không cồng kềnh. Tuy nhiên quá trình lắp đặt hơi phức tạp hơn.

Tuy nhiên, mô hình này cũng tồn tại một số nhược điểm như khó thu hoạch, gieo trồng trên ống giàn cao, lượng rau cung cấp được ít hơn so với 2 mô hình ở trên.

Những ưu điểm và hạn chế của việc trồng rau thủy canh

Mặc dù thường xuyên được áp dụng để trồng các loại rau xanh, sạch. Các mô hình hệ thống trồng rau thủy canh vẫn sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng của mình. Trong đó:

Ưu điểm của hệ thống trồng rau thủy canh

Ưu điểm của hệ thống trồng rau thủy canh

  • Làm vườn thủy canh cung cấp được nguồn rau sạch, an toàn: Cây trồng thủy canh không sử dụng đất trồng. Do đó, cây rau sẽ không bị ảnh hưởng từ sự tấn công của mầm bệnh có trong đất. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian chăm sóc, cũng như hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Nhờ đó mà rau củ thu được luôn có hàm lượng dinh dưỡng ổn định, sạch, an toàn với người sử dụng.
  • Giúp tiết kiệm tối đa không gian trồng rau: Khi trồng rau trên đất, cần có khoảng cách nhất định giữa các cây để đảm bảo về mặt dinh dưỡng, oxy. Còn với các giàn rau thủy canh, cây được cung cấp chất dinh dưỡng có sẵn từ rọ. Do đó mà có thể trồng ở khoảng cách gần nhau. Các hộ gia đình có thể tận dụng không gian trống để thiết kế giàn thủy canh tự chế. Xây dựng các kệ, giàn treo trên ban công, sân thượng,… tự làm giàn rau trồng thủy canh một cách đơn giản.
  • Giúp tiết kiệm nước tưới: Dung dịch dinh dưỡng chuyển tới từng rọ rau khi không hấp thụ hết sẽ chuyển ngược về bồn chứa. Nhờ vòng tuần hoàn kín này mà mô hình trồng rau thủy canh sẽ giúp tiết kiệm nước tới 70%.
  • Giúp tăng năng suất rau lên gấp 2 – 3 lần. Nhờ vào tính kháng sâu bệnh, cũng như có thể gối vụ liên tiếp không cần nghỉ. Nên lượng rau cung cấp được lúc nào cũng nhiều và rất sạch.
  • Hạn chế tối đa sự xuất hiện của cỏ dại và sự phá hoại của sâu bọ.
  • Dễ dàng kiểm soát được các yếu tố tác động tới cây như nhiệt độ, ánh sáng, nước,..

Hạn chế của hệ thống trồng rau thủy canh

Hạn chế của hệ thống trồng rau thủy canh

Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống trồng rau thủy canh cũng tồn tại một số bạn chế:

  • Loại rau trồng thủy canh: Mô hình này không phù hợp cho các loại cây có bộ rễ lớn như cây ăn quả lâu năm. Vì thế, chỉ áp dụng được cho các loại rau ăn lá, gia vị và rau ăn quả ngắn ngày như cà chua, dưa chuột, tía tô, cải,…
  • Chi phí đầu tư cho hệ thống vườn rau thủy canh khá cao. Bao gồm hệ thống bể chứa, bơm dinh dưỡng, khung giàn, bộ hẹn giờ tự động,…
  • Ngoài ra, để có thể áp dụng tốt, đúng cách mô hình làm vườn rau trồng thủy canh. Bạn phải có kiến thức, am hiểu về dinh dưỡng, hệ thống cài đặt,… Mô hình càng lớn thì đòi hỏi về kiến thức càng nhiều và chuyên sâu.
  • Đặc biệt, một khi phát sâu bệnh, sẽ lan rất nhanh ra cả hệ thống. Nguyên nhân là bởi trồng rau thủy canh là một mô hình khép kín bằng nước. Vì thế, một khi có nhiễm trùng thực vật hoặc sâu bệnh, chúng lan rất nhanh đến cây trong cùng một bể chứa dinh dưỡng.
  • Nếu chỉ là mô hình nhỏ tại nhà, vấn đề sâu bệnh sẽ ít ảnh hưởng. Nhưng đối với hệ thống vườn lớn, sẽ gây thiệt hại rất nhiều.
  • Nếu sâu bệnh xảy ra, bạn cần phải khử trùng nước bị nhiễm sâu bệnh. Cũng như là khử trùng cả chất dinh dưỡng và toàn bộ hệ thống một cách nhanh chóng.

Cách chăm sóc mô hình trồng rau thủy canh

Cách chăm sóc và trồng rau thuỷ canh đạt năng suất cao

Để cây trồng theo cách thủy canh phát triển tốt và cho năng suất cao. Bạn cần phải biết cách chăm sóc vườn thủy canh mình đã làm. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc bạn có thể bỏ túi:

  • Sau khi cây ươm lên được 2 lá mầm, bạn có thể đưa lên giàn trồng để cây phát triển nhanh và tốt hơn. Thời gian tốt nhất để đưa cây lên giàn là khi đã lên được 5 mầm lá.
  • Sau khi đưa cây lên giàn, hãy thường xuyên kiểm tra nồng độ TDS [ppm] và pH trong dung dịch. Nồng độ TDS khuyến cáo đối với hệ thống thủy canh hồi lưu là từ 600 – 800 ppm cho các loại rau ăn lá. Và pH duy trì ở mức 5.8 – 6.2 để đạt chất lượng rau tốt nhất, an toàn nhất.
  • Thường xuyên kiểm tra dung dịch trong thùng. Tránh để dung dịch ngập quá cao làm cây khó hô hấp, thối rễ, úng cây trồng.
  • Che chắn cẩn thận cho cây khi trời mưa, tránh làm loãng dung dịch thủy canh. Cũng như là sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm gây hại có trong nước mưa.
  • Vào những ngày nắng gắt, nên phun thêm dung dịch dinh dưỡng lên lá. Tránh cho lá bị ánh sáng mạnh chiếu vào làm cháy lá, héo lá.
  • Đối với cây đã trưởng thành, chỉ nên để bộ rễ ngập 1 nửa trong dung dịch. Không cho chìm hoàn toàn vào dung dịch.
  • Đối với các loại rau ăn lá, bạn có thể thu hoạch sau 25 – 30 ngày kể từ ngày lên giàn.

Những lưu ý của cách làm vườn thủy canh

Ngoài việc chăm sóc kỹ cho vườn rau thủy canh, trong khi làm vườn thủy canh, bạn cũng cần lưu ý các điều sau:

  • Dung dịch dùng trong trồng rau thủy canh phải được pha theo đúng tỷ lệ. Đồng thời đựng dung dịch trong bình kín, tránh để bay hơi hoặc rơi ra sàn nhà.
  • Không gian trồng rau thủy canh cần thoáng khí và cung cấp đủ ánh sáng. Không lựa chọn không gian tù, ẩm ướt, không đủ nắng. Các vị trí như ban công, sân thượng, sân vườn trước nhà,… là thích hợp nhất.
  • Nên lựa chọn trồng rau thủy canh vào thời điểm mát, không quá nắng hoặc mưa nhiều. Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là từ 24 – 27 độ C, độ ẩm 65%.
  • Cây chọn để trồng theo phương pháp thủy canh có thời gian sinh trưởng không quá ngắn hoặc quá dài. Không phải là loại cây có yêu cầu về lượng nước tưới quá lớn. Hầu hết các loại rau ăn lá, rau gia vị hoặc cây ăn quả ngắn ngày đều trồng được theo phương pháp này.
  • Với những hệ thống thủy canh ngoài trời, nên chuẩn bị thêm mái che khi có mưa. Tránh để nước mưa rơi vào làm loãng dung dịch thủy canh.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ và thiết bị làm giàn trồng rau thủy canh sau vụ thu hoạch. Tránh để bám rong rêu, nấm mốc gây ảnh hưởng đến cây mùa vụ sau.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về các mô hình trồng rau thủy canh. Và chọn ra cách tự làm vườn rau trồng thủy canh phù hợp với gia đình mình. Hãy chia sẻ bài viết đến nhiều người nếu bạn thấy nó hữu ích nhé!

Chủ Đề