Hướng dẫn kiểm toán phần hành phải thu

Kiểm toán năm đầu tiên là cuộc kiểm toán trong đó: Báo cáo tài chính kỳ trước đó không được kiểm toán; hoặc Báo cáo tài chính kỳ trước đó đã được kiểm toán bởi kiểm toán viên tiền nhiệm [là trường hợp Doanh nghiệp được kiểm toán đổi công ty kiểm toán]; […]

Kiểm toán viên cần nắm vững kiến thức của thông tư 200 để đảm bảo mình có thể thực hiện tốt phần hành này. Chi phí hoạt động bao gồm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh trong qua trình hoạt động của doanh nghiệp, tùy vào loại hình […]

Trong các thông tin tài chính, thông tin về doanh thu đặc biệt được quan tâm bởi doanh thu là một trong những điểm trọng yếu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là cơ sở để tiến hành xác định lãi, lỗ trong kỳ của doanh nghiệp, nó cũng là nhân tố quan […]

Trong phần hành hàng tồn kho thì mục tiêu chung của khoản mục này hướng tới như sau: tất cả các hàng hóa tồn kho đều biểu hiện hợp lý trên thẻ kho, bảng cân đối kế toán; tất cả các số dư hàng tồn kho trên Bảng cân đối hàng tồn kho và bảng […]

Phần hành nợ phải trả [Account Payable] là một phần hành khá phức tạp, đặc biệt sẽ có rất nhiều rủi ro trong doanh nghiệp chuyên về sản xuất và hệ thống kiểm soát nội bộ không tốt, đặc biệt khi kiểm soát các doanh nghiệp có nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu. 1. […]

Nợ phải thu từ khách hàng là những khỏan phải thu bằng tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp sẽ thu được từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Khách hàng là những đơn vị hoặc cá nhân bên ngòai doanh nghiệp. 1. Trước khi tiến hành các thủ tục […]

Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy việc hạch toán tài sản cố định cũng như việc trích khấu hao cần phải ghi chép đúng đắn và tính toán chính xác. Hơn […]

Tiền là một phần hành thường được giao cho các bạn trợ lý kiểm toán mới vào nghề hoặc kể cả những bạn sinh viên thực tập nếu khối lượng công việc ở các phần hành khác nhiều. Thực tế thì ở phần hành này không có quá nhiều sai sót vì nó là tiền, […]

  • 1. KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACA GROUP MÃ TÀI LIỆU: 80597 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào 7/11/2006, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong đường lối chính sách tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư. Số lượng các công ty tăng lên không ngừng và sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới dẫn đến nhu cầu công khai và lành mạnh hoá tài chính. Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kiểm toán - một lĩnh vực còn khá non trẻ và đầy tiềm năng ở Việt Nam. Trải qua 16 năm phát triển tại Việt Nam, hệ thống kiểm toán đã dần hoàn thiện, đạt đến trình độ chung của khu vực và thế giới. Do sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các khách hàng tìm đến công ty kiểm toán ngày càng đa dạng với các mục đích khác nhau: kiểm toán trước khi cổ phần hoá, kiểm toán trước khi giải thể, phá sản, sáp nhập... làm cho số lượng người sử dụng báo cáo kiểm toán tăng lên rất nhiều. Báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế xã hội. Để phát hành một Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải kiểm toán nhiều chu trình và khoản mục khác nhau. Trong đó các khoản phải thu thường phát sinh với khối lượng lớn, ảnh hưởng đến nhiều khoản mục trên Báo cáo tài chính. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt về giá cả, chính sách tín dụng, chiết khấu thương mại, hoa hồng… Vì vậy số lượng các khoản phải thu rất lớn, và đối tượng đa dạng. Tuỳ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh cũng như chính sách tín dụng thương mại của từng công ty mà tỉ trọng các khoản phải thu chiếm nhiều hay ít trong tổng tài sản. Nếu tỉ trọng này quá lớn có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, ngược lại nếu tỉ
  • 3. ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, lợi nhuận và thuế phải nộp. Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty không tốt sẽ dễ xảy ra gian lận hoặc sai sót trong quá trình ghi nhận, thu hồi, lập dự phòng các khoản phải thu. Xuất phát từ thực tế này đòi hỏi công ty kiểm toán phải có chương trình và thủ tục kiểm toán các khoản phải thu theo tiêu chuẩn quốc tế đồng thời phù hợp với hệ thống luật pháp, chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trong quá trình thực tập tại công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group, kết hợp với những kiến thức đã được học tại nhà trường, em nhận thấy kiểm toán các khoản phải thu là một phần hành quan trọng và ảnh hưởng lớn đến nhiều khoản mục trên Báo cáo tài chính. Vì vậy, em chọn đề tài: “Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 phần: Phần I. Lý luận chung về kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính. Phần II. Thực trạng kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính. Phần III. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính. Do kinh nghiệm thực tế còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn, Chuyên đề thực thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các kiểm toán viên để chuyên đề hoàn thiện hơn. PHẦN MỘT. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH
  • 4. CÁO TÀI CHÍNH I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 1. Khái quát chung về các khoản phải thu Các khoản phải thu trên Báo cáo tài chính là một phần tài sản mà doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai, do đó hạch toán đúng đắn các khoản phải thu là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Theo thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2005, các khoản phải thu được phân loại thành các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn. Sự phân chia này căn cứ vào thời gian thu hồi các khoản phải thu. Ngoài ra, căn cứ vào nội dung của khoản phải thu, các khoản phải thu có thể được chia thành 4 loại: 1.1. Phải thu khách hàng: là các khoản phải thu phát sinh trong quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi thời điểm bán háng và thu tiền diễn ra không đồng thời. Các khoản phải thu khách hàng là loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi trong tương lai. 1.2. Các khoản ứng trước cho người bán: là khoản phải thu mà doanh nghiệp ứng trước cho người bán để mua hàng hóa, dịch vụ. Các khoản ứng trước cho người bán có thể xem như phần đặt cọc để có được sự đảm bảo doanh nghiệp sẽ được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong tương lai. 1.3. Các khoản phải thu nội bộ: là các khoản công nợ mà doanh nghiệp phải thu của cấp trên hoặc đơn vị trực thuộc. Các khoản phải thu nội bộ chỉ phát sinh trong những doanh nghiệp có phân cấp kinh doanh, quản lý và công tác kế toán. 1.4. Các khoản phải thu khác: Theo thông tư số 23, các khoản phải thu khác bao gồm: tạm ứng nội bộ, các khoản kí cược, kí quỹ và các khoản phải thu khác. 1.4.1.Tạm ứng nội bộ: là nghiệp vụ phát sinh trong nội bộ mỗi doanh nghiệp; quan hệ thanh toán tạm ứng được xảy ra giữa doanh nghiệp với cán bộ nhân viên trong trường hợp doanh nghiệp cho công nhân tạm ứng trước tiền hoặc vật tư để thực thi công vụ cho kì kế toán. 1.4.2. Các khoản thế chấp, kí cược, kí quỹ
  • 5. thế chấp: thường xảy ra trong hoạt động tín dụng. Khi người cho vay không tín nhiệm khả năng thanh toán của người đi vay, họ có quyền yêu cầu bên đi vay phải thế chấp tài sản để đảm bảo an toàn cho khoản cho vay.  Các khoản kí cược: xảy ra trong quan hệ thuê, mượn tài sản, bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê đặt cược một khoản tiền nhất định để đảm bảo sự an toàn cho tài sản. Trường hợp tài sản cho thuê bị chiếm đoạt hoặc bị hư hỏng thì bên cho thuê có quyền thu toàn bộ hoặc một phần tiền đặt cược tùy theo hợp đồng thỏa thuận từ trước.  Các khoản kí quỹ: thường xảy ra trong quan hệ thực hiện các hợp đồng kinh tế hoặc giao nhận đại lý, đấu thầu. Thông thường trong quan hệ kinh tế, một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình sẽ gây ra thiệt hại cho bên kia. Các khoản kí quỹ là khoản bồi thường cho bên bị vi phạm khi có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế. 1.4.3. Các khoản phải thu khác: bao gồm các khoản phải thu có tính chất phi hàng hóa hoặc vãng lai như tiền phạt, tiền bồi thường của người vi phạm, khoản chi hộ tiền nhà, điện nước cho công nhân viên, thu thập từ hoạt động tài chính chưa nhận được, các khoản thu do đơn vị cho vay, mượn vật tư hay tiền vốn tạm thời…[Theo Giáo trình Kế toán tài chính - Nhà xuất bản Thống kê [2005] - PGS.TS Ngô Thế Chi]. Theo thông tư 23/2005/TT-BTC, các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, các khoản phải thu khác có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc 1 chu kì kinh doanh [sau khi trừ đi khoản phải thu khó đòi]. Các khoản phải thu dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, các khoản phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác. Các khoản phải thu khách hàng chỉ là một phần trong tổng số các khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Trong phạm vi đề tài này, em đi
  • 6. cứu các khoản phải thu khách hàng. 2. Bản chất của các khoản phải thu khách hàng Các khoản phải thu khách hàng là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ bị người mua chiếm dụng, đây là hình thức tín dụng thương mại phổ biến trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Thời hạn, quy mô các khoản phải thu khách hàng tùy thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và áp dụng với từng khách hàng khác nhau. Nợ phải thu khách hàng là khoản mục dễ xảy ra gian lận và sai sót, doanh nghiệp có xu hướng khai tăng các khoản phải thu để tăng tài sản. Mặt khác, nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trích lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính mang tính chủ quan nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. Bản chất của khoản dự phòng các khoản phải thu khách hàng là làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kì lập dự phòng, làm giảm lợi nhuận của kì báo cáo. Các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản quy định của chế độ tài chính hiện hành về những điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi. Để xác định được chính xác giá trị thực của các khoản phải thu, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng hợp lý, tránh tình trạng số dư các khoản phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán rất lớn nhưng trên thực tế nhiều khoản nợ không có khả năng thu hồi, dẫn đến không phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu khách hàng. Theo “Chế độ kế toán doanh nghiệp” của Bộ Tài Chính, ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 thàng 3 năm 2006 có đưa ra những nguyên tắc trong ghi nhận các khoản phải thu khách hàng: 3.1. Nợ phải thu được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn và ghi chéo theo từng lần thanh toán.
  • 7. thu là khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua bán sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ và bất động sản đầu tư. 3.2. Không phản ánh vào tài khoản 131 các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, BĐS đầu tư, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay [tiền mặt, séc, thu qua ngân hàng]. 3.3. Trong hạch toán chi tiết tài khoản 131, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, các loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ phải thu không đòi được. 3.4. Trong quan hệ mua bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng thì người mua có quyền yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng hoá hoặc trả lại hàng đã giao. 4. Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán các khoản phải thu khách hàng Để theo dõi các khoản phải thu có hiệu quả, doanh nghiệp cần có các loại sổ sách kế toán: Sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu đối với từng khách hàng cụ thể, Sổ cái tài khoản phải thu khách hàng, Bảng tổng hợp phải thu khách hàng, Bảng phân tích tuổi nợ, Sổ theo dõi chi tiết các khoản dự phòng phải thu khó đòi, Sổ cái tài khoản dự phòng phải thu khó đòi, quyết định của Ban giám đốc khi quyết định xử lý 1 khoản phải thu khó đòi và các sổ sách có liên quan. Cuối kì, kế toán lập bảng đối chiếu công nợ gửi đến khách hàng để phát hiện chênh lệch nếu có. Đây là biện pháp kiểm soát có tính chất bắt buộc ở nhiều công ty hiện nay. Các chứng từ liên quan đến việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng.  Hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu mua hàng;  Phiếu xuất kho;
  • 8. bán hàng;  Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo Có của Ngân hàng, Tiền đang chuyển;  Phiếu kế toán [khi trích lập dự phòng];  Các biên bản liên quan đến xoá sổ một khoản nợ khó đòi. 5. Chu trình hạch toán các khoản phải thu khách hàng Trình tự hạch toán các khoản phải thu khách hàng. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu khách hàng. TK 131 TK 111,112 Khách hàng thanh toán nợ TK 511 Bán chịu TK 521,531,532 hàng hoá dịch vụ Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại TK 33311 TK 33311 TK 139 Xoá các khoản nợ không có khả năng thu hồi TK 515 TK 635 Chênh lệch tăng đánh giá lại tỉ giá Chênh lệch giảm đánh giá lại tỉ giá các khoản phải thu có gốc ngoại tệ các khoản phải thu có gốc ngoại tệ Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi .
  • 9. 139 TK 642 Xoá các khoản phải thu Trích lập dự phòng không thu hồi được TK 642 Hoàn nhập dự phòng II. ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu khách hàng Mục tiêu của 1 cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán các khoản phải thu khách hàng nói riêng là thu thập các bằng chứng kiểm toán để chứng minh tính trung thực và hợp lý của các khoản mục. Nói cách khác, các khoản phải thu khách hàng trên BCTC được trình bày một cách trung thực và hợp lý xét trên khía cạnh trọng yếu. Có thể khái quát thành 6 mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với các khoản phải thu như sau: Mục tiêu hiệu lực: các khoản phải thu khách hàng phải có thực, có đối tượng và nội dung cụ thể. Các khoản phải thu khách hàng được ghi nhận phải thực tế phát sinh. Mục tiêu này được KTV đặc biệt quan tâm để phát hiện các khoản phải thu khách hàng bị khai khống. Mục tiêu trọn vẹn: các khoản phải thu khách hàng thực tế phát sinh phải được ghi nhận đầy đủ. Mục tiêu này nhằm phát phát hiện ra các khoản phải thu khách hàng bị bỏ sót. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: các khoản phải thu khách hàng tại thời điểm lập BCTC đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Mục tiêu chính xác cơ học: các khoản phải thu khách hàng được ghi chép đúng số tiền, các con số cộng sổ, chuyển sổ phải chính xác. Mục tiêu tính giá các khoản phải thu: các khoản phải thu khách hàng được
  • 10. Các khoản dự phòng phải thu khách hàng được trích lập chính xác để tính ra giá trị thuần của các khoản phải thu khách hàng. Mục tiêu phân loại và trình bày: các khoản phải thu khách hàng được trình bày đúng đắn, các vấn đề liên quan đến các khoản phải thu khách hàng được thuyết minh đầy đủ. Mục tiêu kiểm toán đặc thù các khoản phải thu khách hàng được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục này, cùng với việc xem xét hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này. Ngoài ra mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu khách hàng phải dựa vào đặc thù của từng công ty, xét đoán nghề nghiệp của KTV. 2. Kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu khách hàng Nếu doanh nghiệp không có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ dẫn đến phê chuẩn bán chịu hàng hoá, dịch vụ cho những khách hàng mang lại rủi ro cao, không kiểm soát được các khoản phải thu, các khoản phải thu khách hàng quá hạn hoặc không có khả năng thu hồi không được trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận của công ty. BCTC không phản ánh chính xác tình hình tài chính của công ty. Để tìm hiểu về KSNB đối với các khoản phải thu khách hàng, KTV thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với toàn bộ chu trình bán hàng - thu tiền. Một hệ thống KSNB được coi là hiệu quả phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: bất kiêm nhiệm, phân công - phân nhiệm, uỷ quyền và phê chuẩn. Hệ thống KSNB phải đảm bảo việc ghi nhận các khoản phải thu là đúng đắn, trích lập dự phòng đầy đủ, các chính sách tín dụng thương mại được tuân thủ, cuối kì tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng. Khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với chu trình bán hàng và thu tiền. Trong doanh nghiệp có quy mô lớn và có chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng, chu trình bán hàng – thu tiền thường được chia thành các chức năng sau:
  • 11. đơn đặt hàng  Xét duyệt bán chịụ: Công ty đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng. Đối với khách hàng cũ thì dựa vào bảng cân đối bán hàng - thu tiền. Đối với khách hàng mới thì tìm hiểu tình hình tài chính.  Chuyển giao hàng [vận đơn]  Gửi hoá đơn và ghi chép nghiệp vụ bán hàng [hoá đơn, nhật kí bán hàng].  Ghi sổ các khoản phải thu [sổ chi tiết các khoản phải thu]  Ghi sổ các khoản hàng bán trả lại, giảm giá [sổ ghi nhớ, nhật kí hàng bán bị trả lại].  Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi [bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu]  Thu tiền [Phiếu thu, hợp đồng, giấy báo Có] 3. Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán BCTC - Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ, quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ [chưa có quy định về số nợ tối đa đối với một khách hàng, thời hạn thanh toán…]. - Tại một số công ty chưa có sổ chi tiết theo dõi riêng cho từng khách hàng hoặc cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản, dẫn đến bù trừ không cùng đối tượng; cuối kì chưa đánh giá được các khoản phải thu có gốc ngoại tệ. - Chưa tiến hành đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu không đầy đủ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, chênh lệch giữa biên bản đối chiếu công nợ và sổ kế toán chưa giải thích rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời. - Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất nghiệp vụ khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất thương mại vào TK 131, hoặc hạch toán các khoản phải thu khách hàng vào TK 1388. - Hạch toán giảm khoản phải thu khách hàng do hàng bán bị trả lại, giảm giá
  • 12. không có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ, ghi nhận tăng các khoản phải thu không phù hợp với doanh thu. - Chưa tiến hành phân tích tuổi nợ đối với các khoản phải thu khách hàng. - Không trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi hoặc đã lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích quá tỉ lệ cho phép, hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định, không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi. Điều này dẫn đến việc phản ánh không chính xác giá trị thuần các khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán. III. TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG CHU TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN 1. Kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động đặc trưng và nằm trong hệ thống kiểm toán nói chung. Cũng như mọi loại hình kiểm toán khác, để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến , Kiểm toán Báo cáo tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ. Tuy nhiên, Kiểm toán Báo cáo tài chính có đặc điểm riêng về đối tượng, quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán nên cách thức kết hợp các phương pháp cơ bản có những điểm đặc thù. Kiểm toán Báo cáo tài chính là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán để xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý cùa các Bảng khai tài chính xét trên khía cạnh trọng yếu. Đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính được lập tại một thời điểm cụ thể. Quan hệ giữa chủ thể và khách thể của kiểm toán tài chính là quan hệ ngoại kiểm nên vấn đề hiểu biết của chủ thể về khách thể kiểm toán luôn luôn là trọng tâm của công việc kiểm toán. Sự hiểu biết này ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến quyết định lựa chọn khách thể kiểm toán mà còn ảnh hưởng đến cả việc hoạch định và triển khai chương trình kiểm toán và kết thúc công việc kiểm toán. 2. Tiếp cận kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán Báo cáo tài chính có hai cách để phân chia đối tượng kiểm toán
  • 13. hành kiểm toán: phân chia theo khoản mục và phân chia theo chu trình. Phân theo khoản mục: là cách chia máy móc từng nhóm khoản mục hoặc nhóm các khoản mục trên Báo cáo tài chính vào một phần hành. Cách phân chia này đơn giản nhưng có hạn chế là tách biệt những khoản mục có liên hệ chặt chẽ với nhau như doanh thu và các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho và giá vốn... Phân theo chu trình: là cách chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành cá yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính, như nghiệp vụ vè tiền lương, các khoản trích theo lương đều nằm trong chu trình lao động tiền lương... Các tiếp cận Báo cáo tài chính theo chu trình có hiệu quả hơn vì thấy được mối liên hệ giữa các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hiệu quả đó chỉ phát huy đầy đủ khi quy mô và tính phức tạp của mỗi yếu tố trong chu trình không quá lớn. Hiện nay, hầu hết các Công ty kiểm toán Việt Nam, trong đó có Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính theo chu trình. 3. Trình tự kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong chu trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group thực hiện 3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Công ty luôn coi việc lập kế hoạch kiểm toán là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu khi bắt đầu một cuộc kiểm toán. Có 3 lý do chính khiến KTV phải lập kế hoạch kiểm toán một cách đúng đắn: [1] giúp cho KTV có thể thu thập được các bằng chứng đầy đủ và hiệu lực trong mọi tình huống; [2] giữ cho chi phí kiểm toán ở mức hợp lý; [3] tránh những bất đồng với khách hàng. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán có 6 phần chính được khái quát trong sơ đồ sau:
  • 14. kiểm toán nhằm chuẩn bị các điều kiện vật chất kĩ thuật, con người, thời gian cần thiết để tiến hành kiểm toán. Trong quá trình lập kế hoạch, KTV có tính đến mối liên hệ giữa các khoản mục, ví dụ như kiểm toán các khoản phải thu khách hàng phải đặt trong mối liên hệ với khoản mục doanh thu, tiền, chi phí tài chính... Nếu hàng hoá, tiền mặt đã thu là những tài sản tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nên có thể kết hợp kiểm kê với các phương pháp kiểm toán khác thì các khoản phải thu khách hàng lại không xác minh dễ dàng như vậy. Kiểm toán các Chuẩn bị kế hoạch Thu thập thông tin cơ sở Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán, rủi ro kinh doanh, rủi ro cố hữu Tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Khai triển kế hoạch kiểm toán toán bộ và chương trình kiểm toán
  • 15. sử dụng phương pháp đặc thù là chọn mẫu và lấy xác nhận. KTV phải tính đến đặc điểm này để lập kế hoạch gửi thư xác nhận [chi phí, thời gian gửi...] Căn cứ vào đặc điểm của từng khách hàng, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đánh giá ban đầu, KTV vận dụng chương trình kiểm toán cho phù hợp, đồng thời hỗ trợ các phần hành kiểm toán có liên quan trong quá trình kiểm toán BCTC. Trước khi trở thành thành viên chính thức của Kreston International, Công ty đã xây dựng được chương trình kiểm toán khá hoàn thiện đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Từ tháng 11/2006, Công ty sử dụng chương trình kiểm toán do Kreston International chuyển giao theo tiêu chuẩn quốc tế. 3.2. Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính Đây là quá trình sử dụng các trắc nghiệm cơ bản để xác minh các thông tin trên Báo cáo tài chính. Trình tự kết hợp các trắc nghiệm này trước hết phụ thuộc vào kết quả đánh giá hệ thống KSNB ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Nếu HTKSNB được đánh giá là không có hiệu quả thì trắc nghiệm độ tin cậy sẽ được thực hiện ngay với số lượng lớn. Nếu HTKSNB được đánh giá có hiệu lực thì trước hết trắc nghiệm mức đạt yêu cầu được sử dụng để xác định khả năng sai phạm, tiếp đó trắc nghiệm độ tin cậy được sử dụng với số lượng ít để xác minh những sai sót có thể có. Nếu trắc nghiệm mức đạt yêu cầu lại cho kết quả là HTKSNB có hiệu lực thì trắc nghiệm độ tin cậy sẽ lại thực hiện với số lượng lớn. Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng cũng tuân theo nguyên tắc trên. KTV đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó tiến hành chọn mẫu khách hàng, gửi thư xác nhận và kiểm tra chi tiết TK 131 theo từng đối tượng.
  • 16. kiểm toán Kết quả kiểm toán các khoản mục sẽ được tập hợp, đánh giá và kiểm nghiệm trong quan hệ với các sự kiện bất thường, các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Trên cơ sở đó mới đưa ra được kết luận cuối cùng và lập báo cáo kiểm toán, đồng thời phát hành thư quản lý. Đối với kết quả của kiểm toán các khoản phải thu khách hàng, KTV đặt trong mối liên hệ với doanh thu bán hàng, tiền. Sai phạm trong khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến khoản mục kia. Tuỳ thuộc vào mức độ sai phạm của khoản mục có trọng yếu hay không, KTV sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp. Bên cạnh báo cáo kiểm toán, KTV còn phát hành thư quản lý, trong đó đề cập những hạn chế và biện Dựa vào HTKSNB Độ tin cậy của HTKSNB Cao Vừa Thấp Trắc nghiệm đạt yêu cầu Trắc nghiệm vững trãi Khả năng sai phạm Thấp Vừa Cao Thủ tục phân tích Xác minh khoản then chốt Xác minh chi tiết bổ sung Trắcnghiệm độ tin cậy Không Trắc nghiệm công việc Có Trắc nghiệm phân tích và trực tiếp số dư Bằng chứng kiểm toán Bằng chứng kiểm toán
  • 17. công tác tài chính - kế toán tại công ty khách hàng. Sau ngày kí báo cáo kiểm toán BCTC, các sự kiện có thể phát sinh ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCTC. Đối với các khoản phải thu khách hàng, Công ty có thể thu được các khoản nợ đã xoá sổ, phán quyết của toà án về khoản phải thu đang tranh chấp... Về mặt hình thức KTV không có bất cừ trách nhiệm tiếp tục rà soát nào sau ngày kí báo cáo kiểm toán, nhưng trong thực tế vẫn phát sinh những sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của đơn vị được kiểm toán. Trong từng trường hợp KTV sẽ phải xem xét và có biện pháp xử lý thích hợp. Kết thúc kiểm toán Thẩm tra sự kiện bất ngờ Thẩm tra sự kiện tiếp theo Đánh giá kết quả, lập Báo cáo Báo cáo kiểm toán Bằng chứng kiểm toán
  • 18. TẾ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACA GROUP I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH. 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính thành lập năm 2001 theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0102003347 cấp ngày 24/08/2001 bởi Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACA Group. Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép đăng kí kinh doanh:  Dịch vụ kiểm toán.  Đào tạo kế toán, kiểm toán.  Tư vấn về kế toán tài chính, thuế. Vốn điều lệ: 500 triệu đồng. Trụ sở chính: Phòng 504 Toà nhà 17T7, Trung Hoà, Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.281488/489 Fax: 04.2811499 Email: acagroup@vnn.vn Hiện nay, ACA Group hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp 2005, chủ sở hữu là các thành viên góp vốn và hoạt động theo mô hình công ty TNHH nhiều thành viên. Hiện nay, Ban giám đốc của Công ty bao gồm 4 thành viên: Thành viên Chứng chỉ chuyên môn Vốn góp Ông Trần Văn Dũng CPA,MBA, LLB 50% Bà Vũ Thị Bội Lan CPA 20% Ông Trần Văn Thức CPA 15% Ông Chu Quang Tùng CPA 15%
  • 19. hoạt động, Công ty đã trải qua 4 lần thay đổi về trụ sở, thành viên, tên gọi: Lần 1. Thay đổi trụ sở công ty theo quyết định 86/TB ngày 19/3/2002, công ty chuyển về số 105- Nghi Tàm- Yên Phụ- Tây Hồ- Hà Nội. Lần 2. Thay đổi về số thành viên góp vốn theo quyết định số 216/TB ngày 20/7/2002. Lần 3. Thay đổi địa chỉ công ty: Công ty chuyển trụ sở về số 2, E11, Quỳnh Mai- Hai Bà Trưng- Hà Nội. Lần 4. Thay đổi trụ sở công ty và cơ cấu góp vốn theo quyết định 08/ACCA- HDTV ngày 26/11/2005. Công ty lấy tên là ACA roup, trụ sở chính là phòng 504 Toà nhà 17T7, Trung Hoà Nhân Chính- Thanh Xuân- Hà Nội. Tháng 11/2006, Công ty ACA Group trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế Kreston International. Trong năm 2007, Công ty đang chuẩn bị những bước đệm đầu cho việc niêm yết trên thị trường chứng khoản. Đây sẽ là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của Công ty. 2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 2.1. Đặc điểm về cung cấp dịch vụ 2.1.1. Dịch vụ kiểm toán. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu, Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh, quản lý rủi ro ngành nghề và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Dịch vụ kiểm toán mà ACA Group cung cấp bao gồm:  Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định: Công ty tiến hành kiểm toán Công ty nhà nước, cổ phần, hoặc liên doanh...theo quy định bắt buộc hàng năm phải tiến hành kiểm toán.  Kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt: Công ty cung cấp
  • 20. toán cho các doanh nghiệp trước khi cổ phần, sáp nhập, giải thể, niêm yết trên thị trường chứng khoán...  Kiểm toán hoạt động: Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán để đưa ra ý kiến về việc quản lý tài sản, tuân thủ pháp luật, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý...của công ty khách hàng.  Kiểm toán tuân thủ: Công ty xem xét, đánh giá và đưa ra ý kiến về việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật, các chính sách liên quan... của công ty khách hàng.  Soát xét các thông tin tài chính trên báo cáo tài chính: Công ty sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra và đưa ra nhận xét về tính trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính trên Báo cáo tài chính.  Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước: Công ty xem xét, kiểm tra việc lập Báo cáo tài chính có tuân theo những thoả thuận đã được thiết lập sẵn hay không.  Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Công ty tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB trong Công ty khách hàng.  Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin: Công ty tìm điểm yếu dễ bị xâm nhập của hệ thống thông tin nội bộ, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo tính bảo mật của thông tin tài chính. 2.1.2. Dịch vụ tư vấn. 2.1.2.1 . Dịch vụ tư vấn giải pháp doanh nghiệp Khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp đứng trước cơ hội và thách thức mới. Muốn tồn tại, giới doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới sản phẩm, dịch vụ, thay đổi chiến lược kinh doanh để tăng cường khả năng cạnh tranh. Công ty ACA Group trợ giúp khách hàng thông qua các dịch vụ chủ yếu sau:  Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.: Công ty tư vấn cho khách hàng cơ cấu KSNB, thủ tục kiểm soát nội bộ đối với từng hoạt động trong công ty ...  Xây dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp: Căn cứ vào hình thức sở
  • 21. lĩnh vực hoạt động, Công ty thiết lập quy chế tài chính chung theo yêu cầu của khách hàng.  Xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh: Dựa vào việc phân tích tình hình thực tế và xu hướng biến động của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, Công ty hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp  Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Công ty đề ra giải pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp: Căn cứ vào lĩnh vực, mục tiêu của dự án, Công ty sẽ hỗ trợ khách hàng lập dự án sao cho khả thi nhất. 2.1.2.2. Dịch vụ hỗ trợ dự án. ACA Group cấp dịch vụ tư vấn dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến thực hiện dự án: Nghiên cứu ngành, phân tích khả thi và tiền khả thi, thiết kế dự án và xây dựng kế hoạch tổng thể, Quản lý dự án, Trợ giúp thủ tục đấu thầu, mua sắm, Xây dựng cẩm nang quản lý dự án, Thiết kế phần mềm kế toán và quản lý dự án,… Khách hàng luôn đánh giá cao dịch vụ tư vấn dự án mà Công ty cung cấp. Các dự án này bước đầu hoạt động đều mang lại hiệu quả cao 2.1.2.3. Dịch vụ kế toán. Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động đều phải có hệ thống kế toán để làm cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước... ACA Group cung cấp dịch vụ kế toán từ ghi sổ, lập kế hoạch ngân sách đến lập báo cáo tài chính, đồng thời chuyển đổi báo cáo tài chính lập theo chế độ kế toán Việt Nam sang hình thức phù hợp với chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế. 2.1.3. Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp ACA Group cung cấp các giải pháp tối ưu trong dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của ACA Group tập trung vào lĩnh vực:  Cổ phần hoá, tư nhân hoá và niêm yết chứng khoán: Căn cứ vào từng
  • 22. thể, Công ty sẽ tư vấn tài chính cho doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá, tư nhân... sao cho hiệu quả nhất.  Định giá doanh nghiệp: Đây là lĩnh vực còn mới mẻ nhưng Công ty đã tạo được uy tín khá tốt đối với khách hàng. Công ty định giá tài sản hữu hình và vô hình trước khi Công ty khách hàng sáp nhập, giải thể, cổ phần hoá...  Tư vấn về sáp nhập và mua lại công ty: Công ty phân tích đánh giá hiệu quả và triển vọng của việc mua lại hay sáp nhập của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp hợp lý nhất.  Nghiên cứu khả thi và đánh giá môi trường đầu tư: Công ty cung cấp cho những đồi tượng có ý định đầu tư vào thị trường Việt Nam những thông tin về môi trường đầu tư.  Tư vấn về khuôn khổ pháp lý và thủ tục hành chính: Công ty tư vấn thực hiện các thủ tục hành chính khi thành lập, phá sản, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp. 2.1.4. Dịch vụ tư vấn thuế Thuế là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn khoản thuế phải nộp là hợp lý nhất và không vi phạm pháp luật của nước sở tại. ACA Group trợ giúp khách hàng trong việc lập kế hoạch và tính toán các sắc thuế được áp dụng trong từng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ, giảm ảnh hưởng của thuế đến các giao dịch kinh doanh. Dịch vụ tư vấn thuế của ACA Group bao gồm:  Hoạch định chiến lược thuế: Công ty giúp công ty khách hàng dự tính trước các khoản thuế phải nộp trong kì lập báo cáo tài chính tiếp theo, lập dự toán thuế phải nộp cho cơ quan thuế.  Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế: Công ty tư vấn cho công ty khách hàng cơ cấu hoạt động sao cho số thuế phải nộp là tiết kiệm nhất.  Thuế nhà thầu: đây là loại thuế mới theo quy định của nhà nước, vì vậy
  • 23. còn khá lúng túng khi áp dụng loại thuế này. Công ty tư vấn cho khách hàng hạch toán, kê khai, đóng loại thuế này.  Lập kế hoạch, tính toán và kê khai VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.  Xem xét tính tuân thủ trong việc tính thuế của doanh nghiệp: Công ty kiểm tra việc hạch toán, tính và kê khai thuế có tuân thủ theo luật và các chính sách thuế hiện hành.  Tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế: Khi doanh nghiệp có khó khăn trong các thủ tục hành chính với cơ quan thuế, Công ty sẽ trợ giúp doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục này.  Tổ chức hội thảo và đào tạo kiến thức về thuế: theo yêu cầu của khách hàng, Công ty tổ chức các buổi cập nhật, đào tạo về từng loại thuế. 2.1.5. Đào tạo và hội thảo chuyên ngành Công ty tổ chức các chương trình đào trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, thuế… tại các doanh nghiệp hoặc các địa phương nhằm cập nhật kiến thức cũng như cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. ACA Group cấp chứng chỉ đào tạo cho các ứng viên sau khoá học. Khách hàng có nhu cầu đào tạo rất đa dạng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau [nhà nước, tư nhân, cổ phần…]. Công ty tổ chức các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của khách hàng, cập nhật những vướng mắc của khách hàng về chính sách tài chính để kiến nghị với Bộ Tài chính giải quyết. 2.2. Đặc điểm về khách hàng Mặc dù tuổi đời còn khá non trẻ so với các công ty kiểm toán khác như VACO, AASC…nhưng Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính đã dần dần khẳng định được tên tuổi và uy tín. Khách hàng của Công ty gồm các doanh nghiệp thuộc
  • 24. sở hữu và các dự án nước ngoài thuộc các lĩnh vực: Năng lượng, Bưu chính viễn thông, Vận tải, sản xuất, Tài chính Ngân hàng, Bảo hiểm… Các doanh nghiệp và dự án là khách hàng của ACA Group bao gồm: các đơn vị thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam [Bưu điện Vũng Tàu, Bưu điện Hà Tây, Bưu điện Hà Nội,…], các đơn vị thuộc Tổng công ty than Việt Nam, các đơn vị thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam, Công ty may Thăng Long, công ty môi giới bảo hiểm Quốc Việt..., dự án cải tạo và phát triển lưới điện 3 thành phố Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định của Ngân hàng ADB, Dự án cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn I của WB… Đặc biệt công ty còn có các khách hàng mới như công ty đầu tư và XNK cà phê Tây Nguyên, Công ty Soeg Woo, công ty Phượng Hồng… 2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Từ khi thành lập số nhân viên của công ty là 15, đến nay đã có 30 chuyên gia tư vấn và kiểm toán viên là nhân viên chính thức của công ty. Số lượng nhân viên ít nên bộ máy tổ chức của công ty còn khá đơn giản, được thể hiện qua sơ đồ sau:
  • 25. Sơ đồ tổ chức tại công ty ACA Group Mỗi cá nhân và phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng được quy định trong quy chế nội bộ của Công ty. Hội đồng thành viên: gồm các thành viên góp vốn, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Hội đồng thành viên quyết định tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển của Công ty... Giám đốc: là người đại diện cho Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty. Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty theo quy định của Nhà Nước, quyết định thành lập các phòng ban, quy định nhiệm vụ và biên chế của từng phòng… Phó giám đốc phụ trách tài chính: chịu trách nhiệm về các hoạt động thu - chi; điều hành các hoạt động tài chính của Công ty. Giám đốc Phó giám đốc phụ trách tài chính Phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ Phòng kiểm toán báo cáo tài chính Phòng kiểm toán ĐT& XDCB Phòng tư vấn và đào tạo Phòng hành chính - tổng hợp Hội đồng thành viên Kiểm toán viên cao cấp
  • 26. phụ trách nghiệp vụ: quản lý việc đào tạo, nâng cao trình độ của KTV trong Công ty, kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán. Phòng hành chính - tổng hợp: tham mưu cho giám đốc trong việc quyết định, quản lý công văn đi, công văn đến; Tổ chức nghiên cứu, sắp xếp cán bộ tiền lương; Bộ phận phiên dịch; Bộ phận tin học: phục hồi nội bộ và cung cấp dịch vụ. Phòng kiểm toán BCTC: thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC, các dịch vụ về kế toán, thuế… Phòng kiểm toán ĐT&XDCB: thực hiện việc kiểm toán các dự án xây dựng cơ bản và các dự án đầu tư được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế [WB, ADB hay từ nguồn vốn ODA…] 2.4. Kết quả hoạt động qua các năm của Công ty Từ khi thành lập cho đến nay, Doanh thu của Công ty tăng qua các năm…Kiểm toán là dịch vụ chủ yếu mà Công ty cung cấp vì đây là cơ sở và là nền tảng để Công ty phát triển các dịch vụ khác như tư vấn, đào tạo… Biểu đồ 2.1 . Doanh thu của Công ty qua các năm Biểu đồ doanh thu của Công ty qua các năm 113 338 160 85 175 150 7 190 20 100 70 50 72 120 165 240 450 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm Triệu đồng Kiểmtoán ĐT&XDCB Tư vấn Kiểmtoán BCTC Nhìn chung doanh thu của Công ty tăng trưởng đều đặn. Riêng năm 2002 do Công ty thực hiện kiểm toán dự án cải tạo và phát triển lưới điện 3 thành phố Hà
  • 27. Phòng - Nam Định, và dự án phát triển lưới điện thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn I làm cho doanh thu bộ phận kiểm toán ĐT&XDCB tăng. Qua đó chúng ta có thể khẳng định Công ty đã duy trì được các khách hàng truyền thống đồng thời kí kết hợp đồng kiểm toán với nhiều khách hàng mới. Tuy mới thành lập được 6 năm, Công ty đã dần dần khẳng định được uy tín trên thị trường kiểm toán Việt Nam. Số lượng khách hàng tìm đến với Công ngày càng nhiều với nhu cầu kiểm toán và tư vấn ngày càng đa dạng. Sự phát triển của nền kinh tế là cơ hội cũng như thách thức đối với Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính. 3. Tổ chức kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán Theo VSA 220 - Kiểm soát chất lượng kiểm toán - có quy định về việc kiểm tra chất lượng của các cuộc kiểm toán. Trên cơ sở chuẩn mực kết hợp với tình hình thực tế, Công ty đã xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng để kiểm tra sự tuân thủ các thủ tục cần áp dụng trong khuôn khổ một cuộc kiểm toán và được chia thành 3 phần:  Đánh giá khách hàng.  Kiểm soát hồ sơ.  Đánh giá sự hài lòng của khách hàng. 3.1. Đánh giá khách hàng. Định kì 3 tháng, Công ty tiến hành đánh giá danh sách các khách hàng tiềm năng và các khách hàng cũ. Từ đó Công ty có kế hoạch quảng cáo hình ảnh của mình. Trước khi quyết định chấp nhận hoặc giữ một khách hàng, Công ty phải tiến hành đánh giá mức độ độc lập của mình với khách hàng, khả năng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng cũng như mức độ liêm khiết của ban lãnh đạo khách hàng. 3.1.1. Đánh giá trước khi chấp nhận một hợp đồng. Việc đánh giá khả năng chấp nhận một khách hàng thuộc trách nhiệm của thành viên Ban giám đốc và bắt buộc thực hiện trước khi kí kết hợp đồng kiểm toán. Để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng, Công ty tiến hành:
  • 28. báo cáo tài chính.  Hỏi người ngoài như luật sư, ngân hàng, nhà cung cấp.  Thu thập các thông tin của KTV năm trước.  Xem các báo cáo chuyên ngành.  Đánh giá phương tiện của công ty để làm cho khách hàng [chuyên môn, nhân lực, hiểu biết về lĩnh vực…] 3.1.2. Đánh giá lại một khách hàng quen. Công ty thực hiện đánh giá lại một khách hàng quen khi có 1 sự kiện quan trọng có thể kéo theo sự thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa công ty và khách hàng như: một người lãnh đạo bị thải hồi hoặc từ chức, thay đổi hoạt động sang lĩnh vực khác, mở rộng hợp đồng kiểm toán... 3.1.3. Kết quả Dựa trên việc đánh giá khách hàng, Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận hoặc từ chối hợp đồng kiểm toán. Công ty chấp nhận cuộc kiểm toán khi xét thấy rủi ro của cuộc kiểm toán không quá lớn, Công ty có khả năng thực hiện tốt cuộc kiểm toán...Ban giám đốc sẽ đưa ra quyết định có kí kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng hay không. Công ty sẽ từ chối hợp đồng kiểm toán khi không có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện tốt hợp đồng kiểm toán [thiếu người, lĩnh vực hoạt động của khách hàng quá mới lạ, Công ty thiếu tính độc lập, rủi ro của cuộc kiểm toán quá lớn…]. 3.2. Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán. Để kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, ACA Group sử dụng tiến trình soát xét chất lượng hồ sơ kiểm toán. Trước Sau Nộp báo cáo kiểm toán Kiểm tra chuyên môn Kiểm tra chất lượng Kiểm tra việc sử dụng Kiểm tra việc áp dụng đúng các kĩ thuật kiểm toán đúng các thủ tục kiểm toán
  • 29. Kiểm tra rằng công việc kiểm toán đã được thực hiện phù hợp với chuẩn mực quốc gia, quốc tế và quy định của Công ty.  Xác định những lĩnh vực cần đào tạo hay hỗ trợ thêm.  Xác định những người lãnh đạo [BGĐ, trưởng phòng] yếu kém.  Đào tạo những người sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng cuộc kiểm toán. 3.2.2. Phương pháp Công việc kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán do phòng kiểm soát chất lượng thực hiện. Phòng này được tổ chức độc lập, do Ban Giám đốc [BGĐ] trực tiếp bổ nhiệm, có ít nhất một người là thành viên BGĐ và thực hiện các thủ tục sau: [1]. Chọn hồ sơ kiểm toán Nguyên tắc: Chọn 1 mẫu thích hợp cho phép đảm bảo chất lượng kiểm toán trong Công ty. Hồ sơ kiểm toán được chọn để kiểm tra dựa trên các tiêu chuẩn sau:  Độ lớn của hồ sơ trên phuơng diện doanh thu.  Hoạt động của khách hàng.  Kiểm toán cùng thực hiện với 1 công ty kiểm toán khác.  Khách hàng mới.  Doanh nghiệp Nhà nước.  Công ty gọi vốn rộng rãi. [2]. Chọn người kiểm tra. Căn cứ vào số lượng hồ sơ và loại hồ sơ được chọn, BGĐ chỉ định người thực hiện công việc kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán trên nguyên tắc đảm bảo tính độc lập. Thứ nhất. Thực hiện kiểm tra. Nhân viên hoặc nhóm nhân viên được phân công kiểm soát sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra phần hình thức của hồ sơ xem có đáp ứng các mục tiêu về
  • 30. sơ có bị mất mát hay không. Thứ hai. Lập báo cáo kiểm tra chất lượng của mỗi hồ sơ.  Báo cáo tổng hợp đệ trình BGĐ Báo cáo này bao gồm các kết luận về chất lượng các hồ sơ được kiểm tra, danh sách KTV cần được đánh giá lại hiệu quả làm việc, những kiến nghị để cải thiện chất lượng kiểm toán trong Công ty, nhu cầu hiện tại về đào tạo và hỗ trợ kĩ thuật.  Lưu trữ kết quả kiểm tra Công ty lưu trữ các giấy tờ liên quan đến quá trình kiểm tra chất lượng hồ sơ kiểm toán như: danh sách các hồ sơ đã được kiểm tra, báo cáo chất lượng của từng hồ sơ, báo cáo tổng kết kiểm tra chất lượng…Thời gian lưu trữ là 3 - 5 năm. Thông qua quá trình kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, Công ty có thể phát hiện ra những mặt hạn chế để kịp thời sửa chữa đồng thời phát huy những mặt tích cực đã đạt được. 4. Hồ sơ kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính. Theo VSA 230: “KTV cần thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán mọi tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình”. Hồ sơ kiểm toán của Công ty được trình bày một cách hệ thống, khoa học, dễ dàng cho việc kiểm tra, đối chiếu lại. Hệ thống chỉ mục trong hồ sơ kiểm toán bao gồm: A. Lập kế hoạch kiểm toán. B. Hệ thống báo cáo liên quan đến khách hàng. C. Quản lý kiểm toán. D. Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng. E. Kiểm tra chi tiết – Tài sản. E100. Tiền mặt.
  • 31. Các khoản phải thu. E400. Hàng tồn kho. E500. Chi phí trả trước. E600. Bất động sản. E700. Tài sản cố định vô hình và tài sản khác. F. Kiểm tra chi tiết – Nguồn vốn. F100. Các khoản phải trả. F200. Chi phí trích trước. F300. Nợ dài hạn. F400. Thuế trực thu F500. Thuế khác. G. Kiểm tra chi tiết – Vốn chủ sở hữu. G100. Vốn chủ sở hữu. H. Kiểm tra chi tiết – Báo cáo kết quả kinh doanh. H100. Doanh thu. H200. Giá vốn hàng bán. H300. Chi phí quản lý. H400. Chi phí tiền lương. H500. Thu nhập khác. H600. Chi phí khác. H700. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hồ sơ kiểm toán của ACA Group bao gồm:  Hợp đồng kiểm toán: được kí kết giữa khách hàng và công ty kiểm toán, quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên, thời gian kiểm toán, phí kiểm toán…  Các thông tin về khách hàng: Quyết định thành lập, đặc điểm ngành nghề, quy mô hoạt động, chính sách nhân sự tiền lương...  Các bảng khai tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
  • 32. luân chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.  Sổ sách, chứng từ…của khách hàng được KTV lựa chọn làm bằng chứng kiểm toán.  Giấy tờ làm việc: công ty có các mẫu Workinh paper, bao gồm giấy tờ làm việc chi tiết và các giấy tờ làm việc tổng hợp. Tuy nhiên mỗi KTV có thể thiết kế cho mình mẫu giấy tờ làm việc riêng cho phù hợp với từng khoản mục, đối tượng khách hàng. Ví dụ mẫu giấy tờ làm việc của công ty đối với kiểm toán các khoản phải trả người bán TK 331[Phải trả người bán] Preparer: PTMT/15/9/2006 Reviewer: [ ] E350 Mục đích : tính hiện hữu, đầy đủ của các khoản phải trả. Nguồn : bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết các khoản phải trả. Công việc : đối chiếu, gửi thư xác nhận, kiểm tra tài khoản. Customer Period Movement Balance Biên bản đối chiếu công nợ Tick Note Ghi chú: Đề nghị các bút toán điều chỉnh: Kết luận:  Thư quản lý.  Báo cáo kiểm toán BCTC.
  • 33. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY XYZ DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN. 1. Chuẩn bị kiểm toán 1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 1.1.1. Tiếp cận khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng Công ty XYZ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông, đá xây dựng. Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính đã tiến hành kiểm toán cho công ty này trong 2 kì kế toán của năm 2004 và năm 2005. Công ty XYZ là khách hàng cũ nên trước khi thực hiện cuộc kiểm toán chính thức, Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính phải xem xét khả năng tiếp tục kiểm toán cho công ty XYZ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm giảm uy tín của Công ty kiểm toán hay không. Công ty kiểm toán và công ty XYZ thường xuyên liên hệ với nhau để xem xét việc hoàn thiện hồ sơ sổ sách của Công ty XYZ vào cuối năm tài chính để Công ty kiểm toán có kế hoạch kiểm toán cụ thể. Công ty kiểm toán lựa chọn những KTV đã thực hiện kiểm toán công ty XYZ trong những năm trước. Kinh nghiệm qua các năm kiểm toán sẽ giúp cho KTV đánh giá được những khoản mục thường xảy ra sai phạm và có hay không những bất đồng giữa Công ty kiểm toán và Công ty XYZ trong những năm kiểm toán trước… 1.1.2. Nhận diện lý do kiểm toán của Công ty XYZ Qua phỏng vấn Ban giám đốc Công ty XYZ và dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểm toán đã thực hiện năm trước, Kiểm toán viên đã xác định được người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng Báo cáo của họ: Lí do kiểm toán của Công ty XYZ: Kiểm toán Báo cáo tài chính được lập cho giai đoạn từ 1/1/06 đến 30/6/06 nhằm mục đích chuyển đổi năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/7 và kết thúc vào 30/6. Kết luận của cuộc kiểm toán được Ban giám đốc Công ty XYZ, các bên liên doanh Việt Nam và Hàn Quốc dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận
  • 34. riêng và hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. 1.1.3. Lựa chọn đội ngũ KTV Trước khi kí hợp đồng kiểm toán, Công ty lựa chọn đội ngũ KTV và thời gian kiểm toán để thông qua hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Kế hoạch kiểm toán Công ty XYZ dự kiến thời gian thực hiện kiểm toán là 5 ngày, từ ngày 24/8/2006 đến ngày 29/8/2006 và số lượng KTV là 6 người. 1.1.4. Hợp đồng kiểm toán Ký kết hợp đồng kiểm toán: Công ty kiểm toán và Công ty XYZ thoả thuận các điều khoản, tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng ghi rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên.  Công ty XYZ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các các thông tin cần thiết cho KTV để phục vụ cho cuộc kiểm toán, Giám đốc chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của các Bảng khai tài chính năm 2006.  Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính có trách nhiệm kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty XYZ kết thúc vào 30/6/2006 theo đúng chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán hiện hành, phát hành thư quản lý và Báo cáo kiểm toán. Trong hợp đồng ghi rõ mức phí kiểm toán, thời gian thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ thực hiện cuộc kiểm toán, hình thức thanh toán giữa hai đơn vị, thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán… 1.2. Thu thập thông tin cơ sở về Công ty XYZ Công việc thu thập thông tin cơ sở này được KTV thực hiện trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu. Những thông tin thu thập được không chỉ phục vụ cho kiểm toán các khoản phải thu khách hàng mà còn kiểm toán các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính. 1.2.1. Thông tin về giấy phép đầu tư, vốn pháp định, vốn đầu tư Công ty XYZ là công ty liên doanh được thành lập tại Việt Nam, với thời gian hoạt động là 45 năm theo giấy phép đầu tư số 1180/GP do Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 11/4/1995. Đến nay, giấy phép đầu tư của công ty được điều chỉnh một số nội dung về:
  • 35. pháp định và vốn đầu tư. - Tăng thời gian hoạt động - Đổi tên công ty Công ty có trụ sở đặt tại Hà Nội, nhà xưởng sản xuất tại Hà Tây. Số vốn đầu tư là 400.000 USD, vốn pháp định là 150.000USD. Các bên tham gia liên doanh gồm Công ty A - Hàn Quốc và công ty đá ốp lát và vật liệu xây dựng B - Việt Nam với tỉ lệ góp vốn là 86% và 14%. 1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Hoạt động chính của công ty là khai thác và sản xuất đá ốp lát, đá xây dựng và bê tông trộn sẵn. Sản phẩm chính là bê tông trộn sẵn và đá xây dựng. Ngoài ra Công ty còn tham gia đầu tư vào các công trình xây dựng như chung cư, khu đô thị mới…. 1.2.3. Niên độ kế toán áp dụng tại Công ty Niên độ kế toán của công ty trùng với năm dương lịch, từ 1/1 đến 31/12. Bắt đầu từ năm 2006, niên độ kế toán của Công ty từ 1/7 đến 30/6. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán là VNĐ. 1.2.4. Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Luật Kế toán 2003, Quyết định 15 tháng 3 năm 2006. Công ty sử dụng hình thức chứng từ - ghi sổ. 1.2.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty.  Áp dụng các chuẩn mực kế toán mới Lần đầu tiên áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam mới ban hành: VSA27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ”.  Nguyên tắc xác định hàng tồn kho Hàng tồn kho được xác định theo nguyên tắc giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến, các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng.
  • 36. ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ Quyền sử dụng đất: Theo thoả thuận là quyền sử dụng đất tại tỉnh Hà Tây trong thời hạn 45 năm kể từ ngày bắt đầu liên doanh. Chi phí quyền sử dụng đất được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc liên doanh. Chi phí đầu tư phát triển: Chi phí đầu tư phát triển được sử dụng cho việc khai thác đá, bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng và nhà máy trộn bê tông. Chi phí được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong khoảng thời gian 25 năm kể từ ngày liên doanh . Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường thẳng. Tỉ lệ khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC. Loại TSCĐ Thời gian khấu hao [năm] Nhà cửa, Vật kiến trúc 10 Máy móc thiết bị 7 Phương tiện vận tải 6 Dụng cụ quản lý 3  Ghi nhận doanh thu. Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua.  Các khoản phải thu và dự phòng nợ khó đòi Dự phòng phải thu khó đòi của công ty được trích lập theo quy định về kế toán hiện hành. Theo đó, công ty được trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, đã quá hạn thanh toán từ 1 năm trở lên, hoặc các khoản phải thu mà người nợ khó có khả năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hay có khó khăn tương tự.
  • 37. chung về tình hình tài chính của Công ty XYZ KTV tiến hành phân tích tổng quát tình hình tài chính của Công ty XYZ thông qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán tại ngày 30/6/2006 Chỉ tiêu 30/6/2006 1/1/2006 Chênh lệch % A.TS ngắn hạn 90.600.599.990 77.626.348.000 +12.974.251.990 +16.71% I.Tiền, khoản tương đương tiền 4.784.768.450 4.101.960.410 +682.808.040 +16.64% II. Phải thu ngắn hạn. 72.741.156.020 64.525.097.770 +8.216.058.250 +12.73% 1. Phải thu khách hàng 64.652.535.100 53.221.322.850 +11.431.223.250 +21.47% 2. Trả trước người bán 3.247.929.520 1.556.634.700 +1.691.294.820 +108.6% 3. Phải thu nội bộ 2.678.892.580 2.367.654.810 +311.237.770 +13.14% 4. Phải thu khác 3.633.827.170 8.737.462.020 [5.103.634.850] -58.41% 5. Dự phòng phải thu khó đòi [1.472.028.350] [1.357.976.610] [114.051.740] +8.39% III. HTK 8.970.697.140 7.296.451.220 +1.674.245.920 +22.94% IV. TS ngắn hạn khác 4.103.978.390 1.702.839.280 +2.401.139.110 +141% B. TS dài hạn 62.565.099.020 64.288.776.430 [1.723.677.410] -2.68% 1. TSCĐHH 49.110.759.330 50.518.371.080 [1.407.611.750] -2.78% 2. TSCĐVH 13.454.339.690 13.770.405.350 [316.065.660] -2.29% TỔNG TÀI SẢN 153.165.699.000 141.915.125.100 +11.250.573.900 +7.93% Nguồn vốn A. Nợ phải trả 174.731.095.550 166.077.467.710 +8.653.627.840 +5.21% B. Nguồn vốn. [21.565.396.540] [24.162.342.600] [2.596.946.060] -10.75% I. NVCSH [21.565.396.540] [24.162.342.600] [2.596.946.060] -10.75% 1. Vốn pháp định 73.519.974.400 73.519.974.400 0 0 2. Lợi nhuận chưa phân phối [95.085.370.940] [97.682.317.000] [2.596.946.060] -10.75% TỔNG NGUỒN VỐN 153.165.699.000 141.915.125.100 +11.250.573.900 +7.93% Qua Bảng cân đối kế toán tại 30/6/2006, các khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản [42.21%], Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Tài sản được tài trợ chủ yếu bằng nợ phải trả [chiếm 114.07%], khả năng độc lập về tài chính của Công ty là rất thấp.
  • 38. và 6 tháng đầu năm 2006, số lỗ luỹ kế của Công ty lớn hơn vốn pháp định. Yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty trong tương lai. Công ty có tiếp tục hoạt động được hay không phụ thuộc vào sự hỗ trợ vốn của các đối tác liên doanh. Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu Từ 1/1/06 đến 30/6/06 Từ 1/1/06 đến 30/6/05 Chênh lệch % 1. Doanh thu thuần 65.013.014.800 60.295.780.600 +4.717.234.200 +7.82% 2. Giá vốn hàng bán 44.274.663.250 39.407.755.475 +4.866.907.775 +12.35% 3. Lãi gộp 20.738.351.550 20.888.025.125 -149.673.575 -7.16% 4. DT từ hoạt động TC 90.715.400 31.280.790 +59.434.610 +190% Trong đó: thu từ lãi 90.715.400 31.280.790 +59.434.610 +190% 5. Chi phí tài chính 4.550.008.010 3.366.646.905 +1.183.361.105 +35.15% - Lãi vay 3.850.936.660 2.824.811.680 +1.026.124.980 +36.32% - Lỗ chênh lệch tỉ giá 699.071.350 541.835.225 +157.236.125 +29% 6. Chi phí bán hàng 11.007.206.820 11.468.838.360 -461.631.540 -4% 7. Chi phí QLDN 2.926.686.510 2.841.781.210 +84.905.300 +2.99% 8. LN thuần từ HĐKD 2.345.165.610 3.242.039.440 -896.873.830 -27.67% 9. Thu nhập khác 251.780.450 13.338.070 +238.442.380 +178.77% 10. Chi phí khác - - - - 11. LN thuần từ HĐ khác 251.780.450 13.338.070 -896.873.830 -27.67% 12. LN thuần trước thuế 2.596.946.066 3.255.377.510 -658.431.444 -20.23% 13. Thuế TNDN - - - - 14.LN thuần sau thuế TNDN 2.596.946.066 3.255.377.510 -658.431.444 -20.23% Kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2006 giảm so với năm 2005. Điều này được giải thích do chi phí tài chính tăng nhiều hơn doanh thu tài chính. Tỉ lệ lợi nhuận gộp hai kì biến động không đáng kể. Các chỉ tiêu về chi phí ít thay đổi.
  • 39. chỉ tiêu tài chính của các khoản phải thu khách hàng Index 30/6/2006 31/12/2005 1. Gross profit margin 32% 35% 2. Operating profit margin 10% 10% 3. Net profit margin 4% 5% 4. Total assets turnover 44% 85% 5. Return on total assets 4% 4% 6. Return on Equity -12% -13% 7. Long-term debt to Equity 0% 0% 8. Total debt to Equity -810% -687% Kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty XYZ sẽ hỗ trợ cho KTV thiết kế chương trình kiểm toán các khoản phải thu nói riêng và các khoản mục khác trên BCTC, 1.4. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 1.4.1. Đánh giá tính trọng yếu Mức trọng yếu được đánh giá cho các khoản mục trên BCTC của Công ty XYZ phụ thuộc vào thực tế Công ty và xét đoán nghề nghiệp của KTV. Mức trọng yếu được đánh giá cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục. Mức trọng yếu thường được xác định: 1% Tổng tài sản ngắn hạn hay Vốn chủ sở hữu 5% Lợi nhuận sau thuế. 0.5% - 1.5 Tổng doanh thu. Sau khi xác định mức độ trọng yếu [PM] cho cả cuộc kiểm toán, KTV đưa ra mức rủi ro mong muốn nhằm giảm rủi ro kiểm toán. Giá trị này gọi là giá trị trọng yếu chi tiết MP = 80% - 90% PM Xác định MP và PM tại công ty XYZ dựa trên cơ sở tài sản ngắn hạn. PM =1%x 90.600.599.990 = 90.600.599.990 MP = 90%x 90.600.599.990 = 81.540.539.990
  • 40. phân bổ giá trị trọng yếu chi tiết MP cho từng khoản mục theo tỉ lệ: Hàng tồn kho hệ số 2, các khoản phải thu hệ số 1, tiền và các khoản tương đương tiền hệ số 0.5. Theo đó KTV phân bổ trọng yếu cho khoản mục phải thu là [81.540.539.990 / 3.5] x 1= 23.297.297VND. Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu này không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hoặc quá thấp. 1.4.2. Đánh giá rủi ro Mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán đ ược KTV xác định như sau: Mức độ Loại rủi ro Cao Trung bình Thấp Rủi ro tiềm tàng V Rủi ro kiểm soát V Rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức độ cao. KTV căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của Công ty XYZ là xây dựng nên sẽ đặc biệt khó khăn trong việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng. Do vậy kiểm toán đối với các khoản phải thu khách hàng sẽ có mức rủi ro tiềm tàng cao. Rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ trung bình do KTV ít thực hiện thủ tục kiểm soát, tập trung thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết đối với các khoản phải thu khách hàng. Tại Công ty XYZ, Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu khách hàng được đánh giá là không hiệu quả. Tồn tại các khoản nợ đọng kéo dài, việc đối chiếu công nợ không được thực hiện đầy đủ và thường xuyên, các chính sách kiểm soát các khoản phải thu khách hàng không được thực hiện một cách đầy đủ. 1.5. Thiết kế chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng Ngay từ khi thành lập năm 2001, Công ty đã không ngừng hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản phải thu nói riêng và các khoản mục trên BCTC nói
  • 41. khi trở thành thành viên chính thức của Kreston International, Công ty được hãng kiểm toán toàn cầu này chuyển giao cho các chương trình kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Các KTV tại Công ty đã không ngừng học hỏi, tìm tòi để ứng dụng các chương trình kiểm toán mới vào thực tế kiểm toán tại Việt Nam. Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng được đặt trong mối liên hệ với chương trình kiểm toán doanh thu, các khoản trích lập dự phòng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, quy mô của từng khách hàng, KTV sẽ vận dụng linh hoạt chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng. Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng [Trích] THỦ TỤC KIỂM TRA CƠ BẢN Chương trình kiểm toán mẫu có thể được sử dụng để hướng dẫn thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết tài khoản này.Các câu trả lời khẳng định trong các câu hỏi liên quan đến kiểm toán số dư tài khoản này trong "Audit Plan by Account" sẽ tạo ra các thủ tục bổ sung hoặc thay thế trong chương trình kiểm toán mẫu. Chương trình này cần được sửa đổi, bổ sung nếu theo xét đoán của kiểm toán viên các thủ tục được mô tả chưa đủ để cover các rủi ro tiềm tàng liên quan hoặc chưa đưa ra các chỉ dẫn đầy đủ để thực hiện kiểm tra chi tiết số dư tài khoản này trong từng trường hợp cụ thể. Thủ tục kiểm toán 01. Kiểm tra thủ tục và các chính sách ghi nhận doanh thu phải thu khách hàng [Validity, Cutoff] 02. Xác nhận công nợ phải thu [Câu hỏi 1 - No] [Validity, Completeness, Recording, Cutoff] 03. Kiểm tra các khoản dự phòng phải thu khó đòi và chi phí dự phòng phải thu khó đòi [Valuation] 04. Kiểm tra việc trình bày công nợ phải thu khách hàng [Presentation] 05. Kiểm tra late cutoff của doanh thu [Câu hỏi 1A - Sales Invoices] [Cutoff] 05. Kiểm tra late cutoff của doanh thu [Câu hỏi 1A - Initial Records] [Cutoff] 06. TEST EARLY CUTOFF OF CREDIT NOTES [Tailoring Question 1 - Yes] [Cutoff]
  • 42. các khoản phải thu được kiểm tra interim [Câu hỏi 3 - Analytical] [Validity, Completeness, Recording, Cutoff] 07. ROLL-FORWARD cho các khoản phải thu được kiểm tra interim [Câu hỏi 3 - Details] [Validity, Completeness, Recording, Cutoff] 08. SUBSEQUENT TEST cho các khoản phải thu [Câu hỏi 4 - Yes] [Validity, Completeness, Recording, Cutoff] 09. Dự phòng hàng bán trả lại và các khoản chiết khấu [Câu hỏi 5 - Yes] [Valuation] 10. Kiểm tra việc trình bày số dư phải thu các bên liên quan[Câu hỏi 6 - Yes] [Presentation] 11. Kiểm tra số dư các khoản phải thu bằng ngoại tệ [Tailoring Question 7 - Yes] [Valuation] 12. Kiểm tra chính sách tín dụng và việc tuân thủ chính sách tín dụng [Valuation] 13. Các ý kiến tư vấn cho khách hàng [Tailoring Question 8 - Yes] Kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật liên quan Thủ tục kiểm toán Nội dung chi tiết Người thực hiện Tham chiếu 01. Kiểm tra thủ tục và các chính sách ghi nhận doanh thu phải thu khách hàng [Validity, Cutoff] A. Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có phù hợp và được áp dụng nhất quán không 01. Kiểm tra thủ tục và các chính sách ghi nhận doanh thu phải thu khách hàng [Validity, Cutoff] B. Xác định xem các loại doanh thu dưới đây, nếu có, có được hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không: doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu với bên liên quan, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu ghi nhận trước [doanh thu được ghi nhận nhưng hàng hoá chưa được giao hay dịch vụ chưa được thực hiện], doanh thu trả chậm, doanh thu hàng gửi bán, doanh thu hàng bán khối lượng lớn được giao làm nhiều lần. 01. Kiểm tra thủ tục và các chính sách ghi nhận doanh thu phải thu khách hàng [Validity, Cutoff] C. Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây, xét xem liệu các bằng chứng thu thập được có bổ trợ cho sự hiểu biết của KTV về các chính sách và phương pháp ghi nhận doanh thu cũng như sự phù hợp của chúng hay không ? 02. Xác nhận công nợ phải thu [Câu hỏi 1-No] [Validity, Completeness, Recording, Cutoff] A. Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp số dư công nợ phải thu [ phân loại theo tuổi nợ và chi tiết theo đối tượng], phản ánh số dư đầu kỳ và số
  • 43. Kiểm tra số tổng cộng, đối chiếu với sổ cái và báo cáo của đơn vị. 02. Xác nhận công nợ phải thu [Câu hỏi 1 - No] [Validity, Completeness, Recording, Cutoff] B. Lựa chọn một số khoản phải thu từ bảng tổng hợp số dư và thực hiện các bước sau: 02. Xác nhận công nợ phải thu [Câu hỏi 1 - No] [Validity, Completeness, Recording, Cutoff] 1. Lập [hoặc yêu cầu khách hàng lập] thư xác nhận số dư tại thời điểm báo cáo dưới tên của khách hàng và gửi cho các đối tượng cần xác nhận nợ dưới sự kiểm soát của KTV 02. Xác nhận công nợ phải thu [Câu hỏi 1 - No] [Validity, Completeness, Recording, Cutoff] 2. Gửi thư xác nhận nợ lần 2 nếu không nhận được hồi đáp Trên đây là chương trình kiểm toán chuẩn các khoản phải thu khách hàng mà KTV phải tuân theo khi tiến hành kiểm toán. Nhưng tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, quy mô và tính chất phức tạp của các khoản phải thu mà KTV có thể ứng dụng 1 cách linh hoạt chương trình kiểm toán này. 2. Thực hiện kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty XYZ 2..1. Thực hiện các thủ tục kiểm soát và các thủ tục phân tích. Trước tiên, KTV tìm hiểu các quy định về phê duyệt bán chịu, thời hạn thanh toán, mức phạt khi khách hàng thanh toán chậm… KTV thu thập các thông tin này từ việc phỏng vấn nhân viên và Ban giám đốc công ty XYZ. KTV thu thập các quyết định có liên quan đến chính sách bán chịu, đọc lướt qua các sổ chi tiết báo cáo bán hàng, bảng phân tích tuổi nợ... , xem xét các báo cáo này có được lập 1 cách đúng đắn và đầy đủ hay không. Kết quả cho thấy, các chứng từ sổ sách này được lập khá đầy đủ. Đồng thời KTV chọn ngẫu nhiên tài liệu của tháng 1 và 3 để xem xét việc đối chiếu giữa kế toán thanh toán, kế toán vật tư...có được thực hiện đúng đắn và đảm bảo tính trung thực, khách quan hay không. KTV nhận thấy công việc đối chiếu này không được thực hiện đầy đủ. KSNB đối với khoản phải thu khách hàng được đánh giá là không hiệu quả. KTV đã tổng hợp các thông tin thu thập được trên giấy tờ làm việc.
  • 44. hệ thống kiểm soát nội bộ Preparer: DTH9/16/2006 Reviewer: [ ] E310:1/1 Tìm hiểu hệ thống quản lý nhập - xuất và theo dõi công nợ. Quy trình xuất hàng. Hợp đồng kinh tế được kí kết hai bên là cơ sở đầu tiên của những phát sinh những cung cấp dịch vụ sau này. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, phòng kế toán sản xuất sẽ sắp xếp các lịch, thời gian cụ thể cho từng đơn đặt hàng. Căn cứ vào khối lượng mỗi lần sản xuất phòng kế hoạch sẽ lập 5 liên theo dõi: Liên 1 lưu tại nơi trộn bê tông: trên đó ghi số lượng mà máy đã trộn. Lưu ý kế toán sẽ không chỉ căn cứ vào khối lượng máy ghi vì đôi khi có những khối lượng trộn hỏng không xuất bán được nhưng máy vẫn ghi. Liên 2 sẽ được bảo vệ giữ lại và đối chiếu thời gian đi và thời gian về của xe chở hàng. Bảo vệ có sổ theo dõi và chữ kí của lái xe. Khi chở đến khách hàng, hai bên đối chiếu số lượng và xác nhận. Liên 3 sẽ lưu ở công trường Liên 4 gửi về phòng kế toán khách hàng. Liên 5 sẽ được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ viết hoá đơn. Hoá đơn cùng với các phiếu xuất mang sang cho khách hàng đối chiếu và kí nhận. Sau khi khách hàng đối chiếu đúng và gửi liên hoá đơn màu xanh về trả lại cho doanh nghiệp và là cơ sở pháp lý để lưu file Quy trình phát hành hoá đơn. Hoá đơn do công ty in theo mẫu đã đăng kí với cơ quan thuế. Sau khi nhận các phiếu xuất đã tuân theo quy trình kế toán làm căn cứ ghi nhận doanh thu và lưu file. Chính sách tín dụng: Công nợ không quá 500.000 đ đối với những công trình có giá trị lớn. Nếu vượt quá sẽ tính lãi 0.85%. Nhưng thực tế không thu hết nợ gốc, chưa
  • 45. lãi. Thời hạn tín dụng không quá 1 tháng, nhưng do đặc điểm ngành nghề nên 1 số khoản phải thu khách hàng quá hạn tín dụng. Cuối kì, Công ty không tiến hành đối chiếu công nợ đầy đủ. Công ty không tiến hành phân tích tuổi nợ. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, nên công ty có chính sách tín dụng khá thông thoáng. Tuy nhiên việc thực hiện các chính sách kiểm soát tín dụng chưa tốt. Theo đánh giá ban đầu của KTV, KSNB đối với các khoản phải thu khách hàng là không hiệu quả. Số nợ gốc còn phải thu quá lớn [64.652.535.100 đ]. Bên cạnh đó, kế toán công nợ không tiến hành đối chiếu công nợ, phân tích tuổi nợ một cách đầy đủ gây khó khăn cho việc kiểm soát các khoản phải thu và trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi. Sau đó, KTV tiến hành các thủ tục phân tích nhằm đánh giá tình hình biến động của các khoản phải thu khách hàng và mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể, KTV tiến hành tính toán, so sánh, phân tích sự biến động của số dư các khoản phải thu khách hàng, số vòng quay các khoản phải thu khách hàng, thời gian một vòng quay của 6 tháng đầu năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006. Số vòng quay các = Doanh thu bán chịu khoản phải thu khách hàng Số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng Thời gian 1 vòng quay = Thời gian kì phân tích các khoản phải thu khách hàng Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng
  • 46. các khoản phải thu khách hàng Preparer: DTH15/8/2006 Reviewer: [ ] E320 O: Đánh giá sự biến động của chỉ tiêu khoản phải thu khách hàng. S: Bảng cân đối kế toán, BCKQKD W: Tính toán và so sánh các chỉ tiêu. Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2006 6 tháng đầu năm 2005 Chênh lệch 1. Doanh thu bán hàng 65.013.014.800 60.295.780.600 +4.717.234.200 2. Phải thu KH 64.652.535.100 53.221.322.850 +11.431.212.250 3.Khách hàng đặt trước 3.290.169.790 4.396.711.580 4.Số vòng quay khoản phải thu KH 1 1.9 -0.9 5. Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu KH 406.2 390.3 +15.9 Như vậy các khoản phải thu khách hàng 6 tháng đầu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 21.47%, trong khi đó doanh thu chỉ tăng 7.1%. Tốc độ tăng các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy chính sách tín dụng thương mại của Công ty XYZ được mở rộng. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu 6 tháng đầu năm 2006 giảm 0.9 so với 2005, dẫn đến để thu hồi các khoản phải mất 406.2 ngày. Đây là thời gian quá dài để thu hồi được một khoản nợ. Như vậy việc quản lý các khoản phải thu là không tốt. Công ty XYZ phải xem xét lại chính sách tín dụng đối với 1 số khách hàng.
  • 47. sẽ đối chiếu số liệu của các khoản phải thu giữa Bảng cân đối kế toán, sổ cái và sổ chi tiết xem có khớp đúng hay không, đồng thời KTV tiến hành cộng lại số dư nợ của từng khách hàng và toàn bộ khách hàng. Tổng dư nợ của các khoản phải thu khách hàng từ sổ chi tiết của 42 khách hàng, sổ tổng hợp các khoản phải thu là 64.652.535.100đ, khách hàng ặt trước là 3.290.169.790đ, số tiền trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi trên phiêus kế toán là 1.472.028.350đ. Các con số này đều khớp đúng với Bảng cân đối kế toán. Tại Công ty XYZ, KTV nhận thấy số liệu giữa các sổ và số cộng lại của KTV là khớp đúng. Như vậy bước đầu, xét trên khía cạnh trọng yếu, việc ghi chép các khoản phải thu khách hàng là trung thực và hợp lý.
  • 48. Preparer: DCQ 9/1/2006 Reviewer: [ ] E300:1/1 TK Name Preliminary AJE Adjusted RJE Final PY1 %Diff Diference 131 Phải thu KH 64.652.535.100 0 64.652.535.100 0 64.652.535.100 53.221.322.850 +21.5% 11.431.212.250 132 Đặt trước của KH [3.290.169.790] 0 [3.290.169.790] 0 [3.290.169.790] [4.396.711.580] -25.2% 1.106.541.790 136 Phải thu nội bộ 2.678.892.580 0 2.678.892.580 0 2.678.892.580 2.367.654.810 +13.1% 311.237.770 138 Phải thu khác 1.872.605.270 0 1.872.605.270 0 1.872.605.270 2.117.550.740 -11.6% [244.945.470] 139 Dự phòng phải thu khó đòi [1.472.028.350] 0 [1.472.028.350] 0 [1.472.028.350] [1.357.976.610] +8.4% [114.051.740] Total 64.441.834.810 0 64.441.834.810 0 64.441.834.810 51.951.840.210 +24% 12.489994.600 Note: Khớp đúng giữa bảng cân đối kế toán, sổ cái và sổ chi tiết các khoản phải thu. Conclusion: Đạt đuợc mục tiêu đề ra.
  • 49. và thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Công việc đầu tiên, KTV xem xét nội dung của các khoản phải thu khách hàng, đối tượng, thời hạn, sự biến động trong kì của từng đối tượng. Qua tìm hiểu, KTV xác định được hiện tại Công ty XYZ có 42 đối tượng còn nợ đọng tiền hàng. Đây là số lượng khách hàng lớn, với số nợ lên tới 64.652.535.100đ, chiếm 42.21% tổng tài sản. Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều. KTV tiến hành phân loại các khoản phải thu khách hàng, Trong tổng số nợ phải thu 64.652.535.100 đ, toàn bộ các khoản phải thu của các Công ty bên ngoài, không có khoản nợ nào của các công ty hữu quan hay công ty góp vồn liên doanh. Kết quả phân loại này được thể hiện trên Working Paper 4.
  • 50. Preparer: DTH 9/16/06 Reviwer: [ ] E340:1/1 Acount ID Account Description PY1 Movement Preminary AJE Final 131-1311 Khách hàng đặt trước [4.396.711.580] 1.103.541.790 [3.290.169.790] - [3.290.169.790] 131 Phải thu khách hàng 53.221.322.850 64.652.535.100 - 64.652.535.100 131-1311 Related Co 3.620.019.230 [3.620.019.230] - - 131-1312 External Co 42.845.294.200 [41.704.643.840] 1.140.650.360 - 1.140.650.360 131-1312 External Co 67.101.500 44.666.043.140 44.733.144.640 - 44.733.140.640 131-1312 External Co - 6.640.381.150 6.640.381.150 - 6.640.381.150 131-1312 External Co 3.786.494.500 [3.719.393.000] 67.101.500 - 67.101.500 131-1312 External Co 1.801.429.950 4.005.127.250 5.806.557.200 - 5.806.557.200 131-1312 External Co 1.100.983.470 1.077.306.330 2.178.289.800 - 2.178.289.800 131-1312 External Co - 4.086.410.450 4.086.410.450 - 4.086.410.450 Total 48.824.611.270 61.362.365.310 61.362.365.310 Conclusions: Ngoại trừ những ghi chú ở trên mục tiêu đạt được.
  • 51. tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV lựa chọn mẫu trong tổng thể 42 khách hàng.. Tại Công ty XYZ, KTV tập trung kiểm tra chi tiết đối với những khách hàng có số dư nợ lớn, số phát sinh trong kì lớn, nội dung nghiệp vụ bất thường. Ngoài ra, kiểm toán các khoản phải thu khách hàng đặt trong mối quan hệ với kiểm toán doanh thu, kiểm toán tiền .... Vì vậy, việc lựa chọn khách hàng để kiểm tra chi tiết còn phụ thuộc vào những phát hiện khi KTV tiến hành kiểm toán doanh thu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... KTV kiểm tra chi tiết 21 khách hàng chiếm 42.8% tổng số khách hàng, với số dư nợ là 33.565.756.040 đ, chiếm 52% giá trị các khoản phải thu khách hàng. Trong số 21 khách hàng được chọn đã có 15 khách hàng có biên bản đối chiếu công nợ. Số dư nợ trên sổ chi tiết của các khách hàng này khớp đúng với biên bản đối chiếu công nợ. Đối với những khách hàng này, KTV có thể không phải thực hiện thủ tục bổ sung như kiểm tra chứng từ bán hàng, chứng từ thanh toán, gửi thư xác nhận.
  • 52. detail receivable. Preparer : ĐT 9/16/2006 Reviewer: [ ] Objective : Đảm bảo số dư công nợ các khoản phải thu khách hàng là có thực, chính xác. Source : Sổ chi tiết công nợ, Bảng tổng hợp đối chiếu công nợ, Biên bản đối chiếu công nợ. Workdone: Gửi thư xác nhận công nợ, tiến hành thực hiện bút toán thay thế, thu thập đối chiếu công nợ, kiểm tra tới chứng từ. Customer Perior Year Movement Balance Biên bản đối tick mark Note chiếu công nợ tại ngày 31/6/06 Cty A 526790000 0 526790000 v Cty B 568890000 804458000 173348000 x v Cty XD 1 525225000 [114195000] 411030000 x v Cty XD 2 0 576087500 576087500 v Cty XD 3 648055000 [278062500] 369992500 v Cty đầu tư 226175500 507670000 766845500 v Chung cư X 2184765000 [2184765000] 0 v {a} Cty Lạc Hồng 0 625665000 625665000 x v {b} Khu đô thị Y 2460227500 549969980 3010197480 x v {b}
  • 53. 0 1346433020 1346433020 v {c} Bệnh viện T 0 937360000 937360000 x {b} Cty Cơ khí I 442537500 [100000000] 342537500 x Cty Long Giang 0 654675000 654675000 x Cty Thái Hà 0 825079950 825079950 x {d} Công ty XD H 0 1373348000 1373348000 x ………… T ổng 10.714.388.320 33.656.756.040 Note: V: Kiểm tra hợp đồng, hoá đơn, các chứng từ có liên quan khác. X: Đã có biên bản đối chiếu công nợ khớp đúng. {a } Hiện tại công ty không còn cung cấp dịch vụ cho đơn vị này. {b } Kiểm tra việc thanh toán kết hợp với kiểm tra chứng từ gốc.. {c }Hiện tại khách hàng đã trả. KTV đã kiểm tra việc thanh toán. {d }Đây là khoản phải thu của công ty Thái Hà cho công trình X. Tại ngày 30/6/2006 số tiền là 125080000 nhưng chưa có biên bản đối chiếu công nợ. Tại ngày 31/7/2006 có biên bản đối chiếu công nợ số tiền còn lại là 825080000đ. KTV kiểm tra việc thanh toán số tiền 300.000.000 đ. Kết luận: Ngoài những ghi chú trên mục tiêu đã đạt được
  • 54. ty XYZ tiến hành đối chiếu công nợ với 30 khách hàng, chiếm 71.42% tổng số khách hàng. Trong số 12 khách hàng còn lại, có những khách hàng có số dư nợ lớn nhưng Công ty không tiến hành đối chiếu công nợ. KTV sử dụng các biên bản đối chiếu công nợ này như bằng chứng kiểm toán về tính hiện hữu, phát sinh, tính giá... của các khoản phải thu khách hàng. Bảng 6 BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ Với : Chi nhánh công ty xây dựng H Công trình: Nhà chung cư Thành phố Nam Định. Ngày 07/07/2006 Mã khách hàng Khách hàng Ngày Số hoá đơn Giá trị hoá đơn Số thanh toán Số dư COFI-4 CTXD- H 15/8/05 AA/02002906 24910000 24910000 COFI-4 CTXD- H 31/8/05 AA/02002940 368440000 393350000 COFI-4 CTXD- H 15/9/05 AA/02003015 317285000 710635000 COFI-4 CTXD- H 30/9/05 AA/02003117 24775000 735410000 COFI-4 CTXD- H 15/10/05 DN030 132593000 868003000 COFI-4 CTXD- H 26/10/05 AA/02003189 24910000 843093000 COFI-4 CTXD- H 31/10/05 DN008 179414000 1022507000 COFI-4 CTXD- H 4/11/05 AA/2005Y006 368440000 654067000 COFI-4 CTXD- H 15/11/05 DC003 269610000 923677000 COFI-4 CTXD- H 01/12/05 AA/2005T194 342060000 581617000 COFI-4 CTXD- H 15/12/05 AA/2005T262 156600000 738217000 COFI-4 CTXD- H 27/12/05 DO009 132593000 605624000 COFI-4 CTXD- H 30/12/05 AA/2005T293 179414000 426210000 COFI-4 CTXD- H 31/12/05 DC052 142680000 568890000 COFI-4 CTXD- H 15/1/06 AA/2005T029 120060000 688950000 COFI-4 CTXD- H 28/1/06 AA/2005T405 83810000 772760000 COFI-4 CTXD- H 03/01/06 DN016 86130000 858890000 COFI-4 CTXD- H 15/03/06 AA/2005T458 269610000 589280000 COFI-4 CTXD- H 27/3/06 DN019 259260000 848540000
  • 55. 31/3/06 AA205T500 156600000 691940000 COFI-4 CTXD- H 04/03/06 0012 231780000 923720000 COFI-4 CTXD- H 15/4/06 AA/20050588 697230000 COFI-4 CTXD- H 30/4/06 AA/20050628 147410000 226490000 844640000 COFI-4 CTXD- H 15/5/06 AA/2005T703 264020000 1108660000 COFI-4 CTXD- H 29/5/06 0071 182148000 1290808000 COFI-4 CTXD- H 31/5/06 AA/2005T720 86130000 1204678000 COFI-4 CTXD- H 06/08/06 0080 80240000 1284948000 COFI-4 CTXD- H 10/6/06 AA/2005T802 120060000 1164858000 COFI-4 CTXD- H 15/06/06 AA200500825 121200000 128605000 COFI-4 CTXD- H 30/06/06 0090 87290000 1373348000 3.279.655.000 190.307.000 1.373.348.000 Giá trị bên mua còn phải thanh toán cho công ty Liên doanh xây dựng XYZ đến hết ngày 30/6/2006 là : 1.373.348.000đ. Bằng chữ: Một tỷ ba trăm bảy mươi ba tỷ ba trăn bốn mươi tám nghìn đồng chẵn./. Công ty xây dựng H Công ty Liên doanh xây dựng XYZ [ Kí tên, đóng dấu] [ Kí tên, đóng dấu] Tiếp theo, KTV tiến hành thủ tục kiểm toán bổ sung gửi thư xác nhận đối với những khách hàng có số dư nợ lớn hoặc có những biến động bất thường trong kì. Mẫu được chọn để gửi thư xác nhận tuỳ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV, vì vậy trình độ chuyên môn của người thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu được. Thư xác nhận do KTV soạn thảo, được người có đủ thẩm quyền phía Công ty XYZ kí. Thư xác nhận được lập thành 2 bản đề phòng trường hợp phải gửi lại lần 2 cho đối tượng xác nhận công nợ. Để đảm bảo tính khách quan, số tiền trên thư xác nhận được bỏ trống để đối tượng xác nhận công nợ tự điền. Thư xác nhận được gửi qua đường bưu điện để tạo cơ sở cho việc thu thập bằng chứng khách quan.

Chủ Đề