Hướng dẫn nghiệm thu công trình xây dựng năm 2024

Nghiệm thu công trình được hiểu là kiểm định chất lượng của công trình sau khi xây dựng để đưa vào sử dụng. Vậy việc tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng được thực hiện như thế nào? Trong quá trình nghiệm thu, bạn cần chú ý những vấn đề gì? Nếu bạn đang quan tâm đến quá trình thực hiện nghiệm thu công trình, hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!

  1. Thực trạng thực hiện nghiệm thu hiện nay

Nghiệm thu là quy trình kiểm tra công trình có đạt yêu cầu về chất lượng hay không, từ đó đưa ra kết luận công trình hoàn thành có đảm bảo đầy đủ các yếu tố về tiêu chuẩn, bản vẽ thiết kế và các quy phạm kỹ thuật khác có liên quan.

Theo đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện công tác nghiệm thu công trình xây dựng. Việc thực hiện nghiệm thu công trình là bước rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng, bởi đây là những cơ sở đảm bảo sự an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã cam kết thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng đã ký kết và tuân thủ theo các quy trình xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn xuất hiện nhiều tình trạng nghiệm thu công trình, dự án không đúng theo quy trình, việc thực hiện nghiệm thu không đảm bảo được điều kiện nghiệm thu, không có biên bản nghiệm thu,... Từ đó, gây ra nhiều ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án, công trình, ảnh hưởng đến chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan,...

II. Thực hiện nghiệm thu được hiểu như thế nào?

1. Khái niệm nghiệm thu là gì?

Nghiệm thu được hiểu là quá trình kiểm tra, thu nhận, kiểm định thi công công trình sau khi hoàn tất xây dựng hay ngắn gọn hơn là quy trình nhằm kiểm tra chất lượng thi công trước khi công trình được đưa vào sử dụng. Đây là một trong những bước rất quan trọng đối với bất động sản trước khi tiến hành bàn giao công trình.

Việc thực hiện nghiệm thu là quy trình kiểm tra công trình có đạt yêu cầu về chất lượng hay không, từ đó đưa ra kết luận công trình hoàn thành có đảm bảo đầy đủ các yếu tố về tiêu chuẩn, bản vẽ thiết kế và các quy phạm kỹ thuật khác có liên quan.

2. Quy trình để thực hiện nghiệm thu

Tùy thuộc vào quy định của mỗi công trình thì quy trình để thực hiện nghiệm thu của các dự án là khác nhau. Nhìn chung, quá trình nghiệm thu thường bao gồm nhiều bước, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

  • Nguyên vật liệu, hệ thống trang thiết bị, sản phẩm đã sử dụng.
  • Các hạng mục được thực hiện nằm trong công trình.
  • Các giai đoạn thi công, các bộ phận khác nhau của công trình.
  • Tất cả các sản phẩm - dịch vụ trước khi bàn giao và được đưa vào sử dụng.

3. Các loại biên bản nghiệm thu

Có nhiều loại biên bản nghiệm thu khác nhau, tùy thuộc vào công trình, dự án khác nhau mà sẽ sử dụng biên bản nghiệm thu khác. Công tác nghiệm thu cần được ghi chép lại bằng các biên bản, mỗi loại biên bản nghiệm thu sẽ có vai trò riêng.

- Biên bản nghiệm thu khối lượng: Biên bản nghiệm thu khối lượng đóng vai trò đánh giá chất lượng của đơn vị, người thực hiện công trình, dự án. Biên bản này sẽ tập trung vào khối lượng công việc, các dụng cụ lao động, công cụ, các nguyên vật liệu,…

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành: Biên bản nghiệm thu hoàn thành là bản ghi chép lại các hạng mục, các địa điểm, các thành phần tham gia vào quá trình đánh giá dự án. Biên bản này sẽ đưa đến kết luận cuối cùng là dự án có đảm bảo chất lượng để đi vào hoạt động hay không. Nếu không đạt, biên bản sẽ ghi lại chi tiết các yêu cầu cần được chỉnh sửa cụ thể.

- Biên bản nghiệm thu các yếu tố liên quan đến hồ sơ thiết kế: Trước khi đi đến giai đoạn xây dựng, các yếu tố liên quan đến hồ sơ thiết kế cần phải được thẩm định, nghiệm thu trước khi phê duyệt. Quá trình này sẽ được thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước.

- Nghiệm thu từng hạng mục: Biên bản nghiệm thu từng hạng mục là biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng các hạng mục khác nhau thuộc dự án, công trình. Các hạng mục phải được ghi rõ các thông tin về tên, địa điểm,… Biên bản này cần được trình bày chính xác, chi tiết để kiểm tra, đối chiếu theo thực tế. Bên cạnh đó, biên bản nghiệm thu từng hạng mục còn phục vụ cho việc nhận xét về công việc xây dựng của nhà thầu. Từ đó, quyết định về chất lượng đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng hay không sẽ được đưa ra. Trong trường hợp sai sót xảy ra, biên bản cần nêu rõ, đồng thời đưa ra các yêu cầu sửa chữa, thời gian sửa.

III. Thực hiện nghiệm thu theo các nguyên tắc gì?

1. Đối tượng thực hiện nghiệm thu gồm những ai?

Đối tượng tham gia thực hiện nghiệm thu gồm:

  • Các đối tác cung cấp nguyên vật liệu;
  • Trang thiết bị vật tư;
  • Đơn vị;
  • Cá nhân đại diện chủ thầu;
  • Đơn vị trực tiếp thi công;
  • Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

2. Các tiêu chí thực hiện nghiệm thu

Khi thực hiện nhiệm thu, bạn cần đảm bảo công trình, dự án đảm bảo được các tiêu chí sau:

  • Các nội dung nghiệm thu cần đầy đủ và chính xác;
  • Quá trình giám sát phải thường xuyên;
  • Phải có biên bản nghiệm thu ở các công đoạn hoặc hạng mục khác nhau;
  • Quá trình nghiệm thu nên cẩn thận và cần báo cáo ngay khi có vấn đề,..

IV. Quy định pháp luật về thực hiện nghiệm thu

1. Hồ sơ thực hiện nghiệm thu

Hồ sơ thực hiện nghiệm thu bao gồm:

  • Các biên bản nghiệm thu;
  • Các tài liệu được sử dụng làm căn cứ để thực hiện việc nghiệm thu nhanh hơn;
  • Bảng tính lượng công việc đã hoàn thành nghiệm thu và biên bản nghiệm thu là những giấy tờ buộc phải có trong hồ sơ thanh toán công việc. Trong giai đoạn thi công, hồ sơ cần có thêm các hạng mục của công trình.

2. Thời gian thực hiện nghiệm thu

Tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu công trình thì:

Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

Theo đó, thời gian thực hiện nghiệm thu công trình sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi người giám sát thi công xây dựng nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.

3. Các thủ tục tiến hành nghiệm thu

Những đơn vị được phép tham gia trực tiếp vào quá trình nghiệm thu một dự án, công trình bao gồm:

  • Đại diện cho phía nhà thầu.
  • Đại diện cho phía chủ đầu tư.
  • Đại diện của những bên thiết kế công trình và những bên được mời.

Thủ tục tiến hành nhiệm thu được thực hiện như sau:

  • Nghiệm thu sản phẩm, vật liệu, thiết bị đã được chế tạo sẵn nhằm đưa vào sử dụng trong thi công công trình.
  • Nghiệm thu tất cả công việc được thực hiện trong thời gian xây dựng công trình.
  • Nghiệm thu theo từng bộ phận, hạng mục của công trình và theo từng giai đoạn thi công xây dựng.
  • Nghiệm thu sau khi hạng mục đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.

4. Điều kiện để tiến hành nghiệm thu

Để tiến hành nghiệm thu, công trình muốn nghiệm thu phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Cần lập bảng thống kê, trong đó những vấn đề liên quan đến chất lượng được nêu rõ ràng, cẩn thận.
  • Quy định đầy đủ về thời hạn sửa chữa.
  • Nêu rõ các bên liên quan đến vấn đề sửa chữa.
  • Sau khi sửa chữa, khắc phục sai sót, tiến hành nghiệm thu lại.
  • Nếu công trình đáp ứng được các yêu cầu, sẽ được đưa vào hoạt động.

V. Giải đáp một số thắc mắc về thực hiện nghiệm thu

1. Thực hiện nghiệm thu sản phẩm của hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng công trình dựa trên những căn cứ nào?

Căn cứ 12 Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định về căn cứ nghiệm thu đối với sản phẩm tư vấn xây dựng như sau:

  • Hợp đồng tư vấn xây dựng đã ký kết giữa các bên.
  • Hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đối với tư vấn khảo sát xây dựng; Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi; Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đối với tư vấn thiết kế công trình xây dựng; Hồ sơ báo cáo kết quả giám sát thi công xây dựng đối với tư vấn giám sát thi công xây dựng.
  • Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt đối với tư vấn khảo sát xây dựng; Nhiệm vụ tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt đối với tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi; Nhiệm vụ thiết kế được duyệt, thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt đối với tư vấn thiết kế công trình xây dựng; Nhiệm vụ và quy trình giám sát thi công xây dựng được duyệt đối với tư vấn giám sát thi công xây dựng.
  • Quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng cho hợp đồng tư vấn xây dựng.

Như vậy, căn cứ nghiệm thu đối với sản phẩm tư vấn xây dựng được thực hiện dựa trên những căn cứ theo quy định pháp luật vừa nêu trên.

2. Chi phí thực hiện nghiệm thu có đắt không?

Các chi phí thực hiện nghiệm thu được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm xây dựng công trình, thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia [nếu có] tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện.

Một số chi phí khi thực hiện nghiệm thu:

  • Chi phí đánh giá an toàn công trình
  • Chi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
  • Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình [nếu có]
  • Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình
  • Chi phí thuê tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình [nếu có]
  • Các chi phí khác có liên quan.

Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà đầu tư nước ngoài, chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

3. Thực hiện nghiệm thu có cần thiết không?

Việc thực hiện nghiệm thu là rất cần thiết, là yếu tố bắt buộc khi quy hoạch một dự án, công trình. Nghiệm thu giúp đánh giá chất lượng, sự an toàn của công trình, giúp phát hiện, sửa chữa kịp thời những lỗi kém chất lượng,..

Việc nghiệm thu được đề ra với mục đích trở thành cơ sở đánh giá chất lượng, sự an toàn của toàn bộ công trình. Biên bản nghiệm thu sẽ hỗ trợ các bên liên quan đánh giá được quá trình thi công, xây dựng có tuân theo các thỏa thuận và các quy định của pháp luật hay không. Hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ giúp các bên liên quan kịp thời phát hiện ra lỗi trong thi công xây dựng. Những bộ phận kém chất lượng, mắc sai sót sẽ được phản ánh, ghi nhận. Từ đó, đưa ra các biện pháp kịp thời để sửa chữa, khắc phục.

4. Nghiệm thu có trước hay bàn giao có trước?

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 124 Luật Xây dựng 2014 có quy định về bàn giao công trình xây dựng thì:

Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định: đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.

Như vậy, phải nghiệm thu công trình phải được thực hiện trước rồi mới tiến hành thủ tục bàn giao công trình sau.

VI. Dịch vụ tư vấn và hướng dẫn thực hiện nghiệm thu

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về vấn đề thực hiện nghiệm thu uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về thực hiện nghiệm thu. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.

Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ thực hiện nghiệm thu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:

Chủ Đề