Hướng dẫn số 126 của ban tổ chức trung ương

Sáng này 10/11/2022, tại Hội trường Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, Đảng bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đảng bộ Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt văn bản về bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kiểm tra, giám sát và phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Hội nghị với sự tham gia của toàn thể đảng viên là công chức, viên chức, người lao động Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ. Đồng chí Hồ Thị Lan Hương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan báo cáo tại Hội nghị.

Hội nghị tập trung nghiên cứu, học tập, quán triệt triển khai các nội dung về:

- Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 Quy định về một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, Hướng dẫn số 19-HD/BTCTW, ngày 12/9/2019 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện một số Điều trong Quy định 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018;

- Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về những điều đảng viên không được làm;

- Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm;

- Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực.

Tại Hội nghị, đ/c Hồ Thị Lan Hương đã truyền đạt tinh thần, nội dung Quy định số 126-QĐ/TW, Quy định số 69-QĐ/TW, Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, Quy định số 37-QĐ/TW đến cấp ủy, đảng viên, CCVCNLĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ nắm bắt một cách đầy đủ và có hệ thống. Trên cơ sở đó, định hướng cấp ủy, đơn vị tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và triển khai trong toàn cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc. Xây dựng kế hoạch công tác, chương trình hành động thực hiện hằng năm theo quy định, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ của ngành Kế hoạch và Đầu tư, ngành Nội vụ. Góp phần đưa các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kiểm tra, giám sát và phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhanh chóng đi vào thực tiễn hoạt động và hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đơn vị./.

Ngày 14/2, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 58-QĐ/TW, ngày 8/2/2022 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” và lấy ý kiến về dự thảo Hướng dẫn thực hiện Quy định. Hội nghị được tổ chức trực tuyến, kết nối với 63 điểm cầu ở các địa phương trên cả nước. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương và đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương đồng chủ trì Hội nghị.

Theo báo cáo tại Hội nghị, Quy định số 58-QĐ/TW [gọi tắt là Quy định 58] được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành ngày 8/2/2022 là văn bản thay thế Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.

Quang cảnh Hội nghị

Quán triệt Quy định 58 của Bộ Chính trị, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương cho biết, về cơ bản, Quy định 58 gồm 6 Chương, 22 Điều, giảm 3 Điều do với Quy định số 126 trước đây.

Theo đó, 7 điểm mới về nội dung của Quy định 58 so với Quy định 126 trước đây, bao gồm: [1] Bổ sung quy định mức giới hạn bố trí đối với cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị phức tạp nhưng không vi phạm Quy định này [những trường hợp này được bố trí cao nhất đến ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương; bổ sung trường hợp cán bộ, đảng viên là con liệt sỹ, con thương binh ¼ nhưng có cha, mẹ, người nuôi dưỡng trực tiếp của vợ hoặc chồng vi phạm do làm việc cho chế độ cũ thì có thể bố trí đến uỷ viên ban thường vụ cấp ủy tỉnh và tương đương].

Theo đồng chí Nguyễn Quang Dương, đây là điểm rất mới so với các quy định, kết luận về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Bộ Chính trị các khoá trước. [2] Trường hợp cán bộ, đảng viên có con dâu, con rể là người nước ngoài thì bố trí, sử dụng cao nhất đến tỉnh ủy viên và tương đương; có thể làm đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, bố trí đến vụ trưởng và tương đương. Đây là nội dung mới, lần đầu đưa vào quy định của Bộ Chính trị. [3] Chính sách bố trí, sử dụng và mức bố trí sử dụng đối với cán bộ, đảng viên vi phạm hoặc phức tạp do quan hệ gia đình trực tiếp [bên bản thân] thấp hơn một bậc so với trường hợp gián tiếp [bên vợ hoặc chồng]. [4] Ngoài việc quy định mức trần tham gia cấp ủy, mức trần ứng cử làm đại biểu cơ quan dân cử ở các cấp và làm việc trong cơ quan, bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật thì Quy định 58 đã chỉ dẫn tương đương đối với các chức vụ chính quyền trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Điều này đã khắc phục được hạn chế do các nội dung này chưa được quy định cụ thể trong quy định trước đây. [5] Khắc phục triệt để mâu thuẫn bất cập trong việc cho phép một số trường hợp được tham gia đến cấp ủy cấp tỉnh, bố trí đến trưởng ngành cấp tỉnh, nhưng lại không được làm việc trong cơ quan, bộ phận và vị trí trọng yếu, cơ mật. [6] Đối với những trường hợp có vấn đề liên quan đến bản thân và quan hệ gia đình [tập trung là những vấn đề chính trị hiện nay], căn cứ mức độ của vấn đề chính trị; uy tín, phẩm chất, năng lực, quá trình phấn đấu, đóng góp của bản thân cán bộ, sẽ do cấp uỷ có thẩm quyền quy định tại Điều 15 xem xét, bố trí phù hợp. [7] Điều 15 của Quy định chỉ rõ diện cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị mà cấp ủy cấp dưới cần phải xin ý kiến cấp ủy hoặc cơ quan tổ chức cấp trên khi bố trí, sử dụng.

Hội nghị cũng đã tiến hành thảo luận, góp ý một số vấn đề liên quan đến Dự thảo Hướng dẫn thực hiện Quy định 58. Theo đó, các địa phương và các đại biểu có mặt tại điểm cầu Ban Tổ chức Trung ương đã cho nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo Hướng dẫn, đặc biệt về các phần: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; những vấn đề liên quan đến chế độ cũ; những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, vấn đề suy thoái về tư tưởng chính trị, hồ sơ, lý lịch, những yếu tố liên quan đến nước ngoài; vấn đề chính trị nội bộ liên quan đến quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại…

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, bảo vệ chính trị nội bộ là vấn đề hệ trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ, cẩn trọng để đảm bảo vấn đề chính trị nội bộ không chỉ cho Đảng mà còn là sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng viên.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ là nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, liên quan đến sự sống còn, tồn vong của chế độ. Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ đường lối, quan điểm, Cương lĩnh, pháp luật; bảo vệ sự đoàn kết nội bộ trong Đảng; sự trong sạch của đội ngũ cán bộ; bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, ngăn chặn âm mưu chống phá của các thế lực địch. Bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị mà trước hết là cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ phải chấp hành nghiêm Quy định, Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật…

Đối với Quy định 58, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương cho rằng có một số chương có những điểm hết sức quan trọng như Chương II liên quan đến tiêu chuẩn chính trị; Chương III về xem xét kết nạp người có vấn đề chính trị vào Đảng; Chương IV xem xét bố trí cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị và Chương V về thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

Đồng chí Trương Thị Mai cũng đề nghị các đơn vị gửi lại các kiến nghị, đề xuất bằng văn bản để Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo và nhanh chóng ban hành Hướng dẫn nhằm tạo sự thống nhất với Quy định 58. Quá trình triển khai các quy định, hướng dẫn, nếu có vấn đề thực tiễn phát sinh, đề nghị các đơn vị có phản hồi để Ban Tổ chức Trung ương kịp thời báo cáo Tiểu Ban Chính trị nội bộ Trung ương và Bộ Chính trị sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn.

Chủ Đề