Hướng dẫn thi thăng hạng viên chức

Ngày 10/6/2022, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 2466/BNV-TCCB về việc tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức.

Dự kiến, kỳ thi thăng hạng viên chức được tổ chức vào tháng 7/2022. Theo đó, tiêu chuẩn, điêu kiện đăng ký dự thi thăng hạng viên chức năm 2022 cụ thể như sau:

Điều kiện chung

- Đơn vị có nhu cầu.

- Được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm 2021.

- Được người đứng đầu đơn vị nhận xét có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc xem xét xử lý kỷ luật.

Viên chức thi thăng hạng lên chuyên viên chính

- Viên chức đang xếp lương chuyên viên, mã số 01.003.

- Đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên chính quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV.

- Phải có thời gian bổ nhiệm, xếp lương chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên [không kể thời gian tập sự, thử việc], trong đó thời gian xếp lương chuyên viên tối thiểu 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.

- Trong thời gian bổ nhiệm, xếp lương chuyên viên và tương đương đã chủ trì/tham gia nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị nơi công tác.

Viên chức thi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính [hạng II]

- Viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên [hạng III], mã số V.07.01.03.

- Đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên chính theo quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BGDĐT.

Riêng viên chức giảng dạy tại Học viện Hành chính Quốc gia: Ngoài các tiêu chuẩn trên, viên chức còn phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên theo điểm d khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BNV.

- Có thời gian giữ chức danh giảng viên [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu 09 năm đối với người có bằng thạc sĩ, đủ 06 năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên [hạng III], mã số V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.

Viên chức thi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp lưu trữ viên chính [hạng II]

- Viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp lưu trữ viên [hạng III], mã số V.01.02.02.

- Đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng của lưu trữ viên chính theo quy định tại Thông tư 13/2014/TT-BNV.

- Có thời gian giữ chức danh lưu trữ viên [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu là đủ 09 năm [không kể thời gian tập sự, thử việc].

Trong đó, phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh nghề nghiệp lưu trữ viên [hạng III] và đã tốt nghiệp đại học từ đủ 03 năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.

Viên chức thi thăng hạng lên Kế toán viên chính

- Viên chức đang xếp lương kế toán viên, mã số 06.031.

- Đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp kế toán viên chính theo quy định tại Thông tư số 77/2019/TT-BTC.

- Phải có thời gian bổ nhiệm, xếp lương kế toán viên hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên [không kể thời gian tập sự, thử việc].

Trong đó phải có ít nhất 01 năm xếp lương kế toán viên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.

Viên chức dự thi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính [hạng II]

- Viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên [hạng III], mã số V.05.01.03.

- Đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng của nghiên cứu viên chính quy định tại Thông tư 08/2021/TT-BKHCN.

- Có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu là đủ 09 năm.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh nghiên cứu viên [hạng III] tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.

Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký thi thăng hạng viên chức năm 2022 [Ảnh minh họa]

Công chức, viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như trên có quyền đăng ký dự thi và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như người đứng đầu cơ quan, đơn vị về tính chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký dự thi.

Bước 1. Căn cứ tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức [Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 03/2019/TT-BNV]:

1. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp và điều kiện cụ thể của đơn vị, ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Điều 30 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 2 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP quyết định hình thức thi hoặc hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. 2. Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được căn cứ vào:

  1. Danh mục, số lượng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  2. Số lượng viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm;
  3. Đơn vị sự nghiệp có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
  4. Tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Bước 2. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp [Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 03/2019/TT-BNV]

1. Khi tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải xây dựng Đề án thi hoặc xét thăng hạng. Đề án bao gồm các nội dung sau:

  1. Báo cáo về số lượng, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
  2. Số lượng viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm;
  3. Danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
  4. Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ của người đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, thời gian thi; đ] Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
  5. Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. 2. Việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đối với chức danh tương đương chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và cán sự được thực hiện như sau:
  6. Chức danh viên chức tương đương chuyên viên cao cấp, bao gồm các chức danh viên chức loại A3 [nhóm A3.1 và nhóm A3.2] của Bảng 3 - Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP] và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP [sau đây viết tắt là Nghị định số 17/2013/NĐ-CP]: Sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung Đề án thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
  7. Chức danh viên chức tương đương chuyên viên chính, bao gồm các chức danh viên chức loại A2 [nhóm A2.1 và nhóm A2.2] của Bảng 3 - Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP: Sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung Đề án thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghiệp, người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
  8. Chức danh viên chức tương đương chuyên viên [chức danh viên chức loại A1 của Bảng 3 - Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP]; chức danh viên chức tương đương cán sự [chức danh viên chức loại A0 của Bảng 3 - Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP]: Căn cứ phân cấp của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 14 Điều 2 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng; tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp [Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 03/2019/TT-BNV]

1. Hội đồng thi hoặc Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp [sau đây gọi chung là Hội đồng thăng hạng chức danh nghề nghiệp] do người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Điều 30 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 2 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và các ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng. 2. Hội đồng thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP. 3. Hội đồng thăng hạng chức danh nghề nghiệp được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định. 4. Hội đồng thăng hạng chức danh nghiệp viên chức chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Quy chế, Nội quy ban hành kèm theo Thông tư này.

Bước 4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp [Khoản 5 Điều 2 Thông tư số 03/2019/TT-BNV]

1. Viên chức trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải dự thi đủ các bài thi của các môn thi, trừ những môn được miễn thi theo quy định của pháp luật; có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100. 2. Viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định về nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. 3. Không bảo lưu kết quả các kỳ thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bước 5. Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp [Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 03/2019/TT-BNV]

Chủ Đề