Hướng dẫn tính phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo đó, bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào? Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng như thế nào?

Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng như thế nào?

Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng
1. Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng là việc bên giao thầu thực hiện các biện pháp nhằm chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng xây dựng đã ký kết với bên nhận thầu thông qua các hình thức như kế hoạch bố trí vốn được phê duyệt, bảo đảm của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, hợp đồng cung cấp tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay vốn với các định chế tài chính.
2. Trước khi ký kết hợp đồng xây dựng, bên giao thầu phải có bảo đảm thanh toán phù hợp với tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghiêm cấm bên giao thầu ký kết hợp đồng xây dựng khi chưa có kế hoạch vốn để thanh toán theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng, trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.

Theo như quy định trên thì bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng là việc bên giao thầu thực hiện các biện pháp nhằm chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng xây dựng đã ký kết với bên nhận thầu.

Khi nào được tạm ứng hợp đồng xây dựng?

Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP [điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP] quy định như sau:

Khi Chủ đầu tư [Bên A] và Nhà thầu [Bên B] ký kết Hợp đồng xây dựng, theo điều khoản trong Hợp đồng đã ký kết, bên B phải nộp bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng [nếu có] của một Ngân hàng ; có các trường hợp xảy ra :

- Bảo lãnh được bên B cung cấp bởi Ngân hàng được ghi trong Hợp đồng.

- Bảo lãnh được bên B cung cấp bởi một Ngân hàng khác không phải Ngân hàng ghi trong hợp đồng.

- Hợp đồng không yêu cầu bảo lãnh Ngân hàng.

Câu hỏi :

1. Đối với từng trường hợp cụ thể ở trên, nếu đang trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, bên B đề nghị thay đổi tài khoản và thay đổi Ngân hàng trong hợp đồng thì có được không ?

2. Nếu sau khi Hợp đồng đã hết thời gian thực hiện, công trình đã được bàn giao và đã quyết toán A-B, nhưng bên A vẫn còn nợ bên B [bảo lãnh hợp đồng đã hết hiệu lực], bên B có đơn đề nghị bên A thay đổi tài khoản và thay đổi Ngân hàng trong Hợp đồng, như vậy có được không ? Và cần những thủ tục gì để thanh toán qua Kho bạc.

Câu trả lời :

1. Về thay đổi tài khoản và Ngân hàng trong Hợp đồng xây dựng :

- Theo quy định tại Điều 143 Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 thì :“Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng và do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan”. Như vậy, việc điều chỉnh tài khoản Ngân hàng và Ngân hàng do Bên A và Bên B tự thỏa thuận dựa trên nguyên tắc phù hợp quy định của Luật Xây dựng và pháp luật khác có liên quan đảm bảo trong thời gian Hợp đồng còn hiệu lực.

- Trường hợp cụ thể của độc giả nêu trên, để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc điều chỉnh tài khoản ngân hàng và ngân hàng trong Hợp đồng xây dựng, đề nghị độc giả có ý kiến với Bộ Xây dựng để có hướng dẫn cụ thể hơn.

2. Về thanh toán qua KBNN:

- Việc kiểm soát thanh toán đối với vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước qua KBNN được thực hiện theo quy định tại Điều 144 Luật Xây dựng ngày 18/6/2014: “Việc thanh toán Hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết”.

- Hồ sơ thanh toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016, Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 và Thông tư 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đối với Hợp đồng xây dựng có quy định thời hạn hiệu lực của Hợp đồng được tính từ khi nhà thầu có Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng, để đảm bảo nguyên tắc trên thì Chủ đầu tư gửi Bảo lãnh thực hiện hợp đồng [Bản sao, có đóng dấu xác nhận sao y bản chính] để KBNN có cơ sở kiểm soát thanh toán cho dự án.

Chủ Đề