Khai thác thủy ngân như thế nào

Trang chủ » Khoa y học lao động – sức khỏe môi trường

 Thủy ngân có thể sinh ra từ hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng.

Thiết bị quan trắc phát hiện chất độc thủy ngân trong không khí ở Hà Nội. Ảnh:Tr.Phan.

Theo một nghiên cứu của Đại học Vermont, Mỹ, thủy ngân có thể tồn tại ở 4 dạng. Kim loại thủy ngân là một chất lỏng màu xám bạc, gây hại cho con người khi tiếp xúc với không khí và được hít vào phổi. Methyl thủy ngân [MeHg] có thể ngấm vào cơ thể khi con người ăn một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn, như cá mập, cá kiếm, cá vược và cá chó. Hợp chất thủy ngân vô cơ có thể được tìm thấy trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi và một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Hợp chất này có thể gây hại nếu con người hít hoặc nuốt vào cơ thể. Dạng cuối cùng là thủy ngân phenyl [phenylmercury] thường có mặt trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Phenylmercury xâm nhập vào cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc qua đường tiêu hóa. Thủy ngân có thể sinh ra từ hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng. Ngoài ra, một số đồ vật quen thuộc thường chứa thủy ngân gồm: đèn huỳnh quang, đèn neon, thiết bị sưởi và làm nóng, nhiệt kế, dung môi phòng thí nghiệm và hỗn hợp hàn răng trong phòng khám nha khoa. Thủy ngân gây ra nhiều tác hại đối với cá, chim và động vật có vú như cản trở sự tăng trưởng và phát triển, thúc đẩy hành vi bất thường, khó sinh và thậm chí tử vong. Thủy ngân xâm nhập vào không khí thông qua các quá trình đốt cháy nhiên liệu, đốt rác thải y tế và sản xuất công nghiệp, cùng với một số nguồn tự nhiên. Ở các môi trường khác, thủy ngân lắng đọng trong đất thông qua quá trình thấm ướt và phơi khô của hệ sinh thái rừng. Sau đó, nguyên tố này tích tụ ở dạng độc tố cao trong mắt xích thức ăn của hệ sinh thái dưới nước. Việc tiếp xúc với thủy ngân diễn ra phổ biến nhất qua đường thức ăn khi tiêu thụ hải sản hoặc thực vật nhiễm độc thủy ngân. Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô bao gồm bộ não. Nó cũng truyền qua nhau thai đến thai nhi và não thai nhi. Dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cam [paresthesia]. Việc tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi. Các triệu chứng này xảy ra khi một người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3 [một microgram bằng một phần triệu gram].

Theo các nhà nghiên cứu ở Đại học Colgate, New York, Mỹ, thủy ngân có thể rất độc hại khi đổ ra ngoài. Cách tốt nhất để xử lý thủy ngân bị đổ là rắc bột lưu huỳnh nhằm biến nó thành dạng cứng dễ thu dọn.

Phương Hoa

[Theo vnexpress.net>>>>]

Thủy ngân là kim loại xuất hiện tự nhiên trong môi trường do hoạt động của núi lửa, thời tiết, nhất là do con người. Các nhà máy sử dụng than đá, khai thác kim loại, vàng... là nguồn chính phóng thích thủy ngân vào môi trường. Thủy ngân ở dạng nguyên chất thì không độc nhưng dạng hơi và ion thì độc tính của thủy ngân rất mạnh. Chất này dễ bị ôxy hóa thành Hg2+. Trong nước, Hg chuyển hóa thành Hg[CH3]2 độc hại. Tác hại của thủy ngân trong môi trường là sẽ đi vào nguồn nước, cây trồng và thâm nhiễm vào các loài sinh vật, nhất là cá, theo chuỗi thức ăn xâm nhập cơ thể vật nuôi và con người. Hiểu được  thủy ngân độc hại như thế nào là một trong những kiến thức mà bạn cần biết để kịp thời đưa ra những biện pháp phù hợp nếu chẳng may bị nhiễm độc tính của thủy ngân.

Hình ảnh thủy ngân ở dạng lỏng trông như giọt nước màu bạc

Tác hại của thủy ngân

Khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô, bao gồm bộ não. Sau đó, nó được thải loại 10 g qua nước tiểu và 10mg qua phân trong mỗi ngày. Số còn lại, độc tính của thủy ngân tích lũy ở gan, ruột, thận, tổ chức thần kinh và một số bộ phận khác.

Nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất là thai nhi khi người mẹ tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân sẽ gây tổn thương hệ thần kinh, làm trẻ chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ... Nó cũng truyền qua nhau thai đến thai nhi và não thai nhi. Người thợ trong các nhà máy than đá, khai thác kim loại, hoặc do ăn nhiều các loại cá, hàu có chứa nhiều thủy ngân, cũng dễ nhiễm.

Thủy ngân độc hại như thế nào?

Khi nhiễm độc tính của thủy ngân mức độ thấp, người ta bị tê và đau nhói ở môi, ngón tay, ngón chân; nếu nặng có thể phù phổi cấp, suy hô hấp.

Hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay, ngón chân do ngộ độc thủy ngân gọi là chứng dị cảm [paresthesia].

Tùy thuộc dạng thủy ngân, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện ngộ độc ở mỗi người khác nhau. Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần kể từ khi tiếp xúc với nguồn.

Nuốt thủy ngân vô cơ gây ngộ độc cấp; tiếp xúc với dạng hữu cơ như ăn phải cá chứa thủy ngân thường gây ngộ độc mạn tính; hít phải hơi thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính.

Người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3 trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng như run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý, viêm lợi... Nặng hơn có thể dẫn đến phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Nhiễm độc thủy ngân gây nên những cơn ngứa khủng khiếp

Phương pháp điều trị nhiễm độc thủy ngân

Điều trị ban đầu ngộ độc thủy ngân tương tự những ngộ độc khác, phải nhanh chóng đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn. Loại độc tính của thủy ngân ở da bằng cách cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn, rửa da, mắt nếu bị nhiễm.

Ngộ độc do nuốt không gây nôn và cũng không rửa dạ dày, do nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt do không có tác dụng hấp phụ kim loại.

Trường hợp ngộ độc thủy ngân vô cơ cần được truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch. Nếu tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề nhiều, nên đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp.

Bệnh nhân bị ngộ độc do nuốt phải thủy ngân, bác sĩ sẽ không cho gây nôn và cũng không rửa dạ dày, vì nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt tính giải độc bởi than không có tác dụng hấp thụ độc tính của thủy ngân.

Trường hợp ngộ độc thủy ngân vô cơ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch. Nếu có tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề nhiều, bệnh nhân phải được đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp. Khi xuất hiện triệu chứng toàn thân có sự chuyển đổi thủy ngân hữu cơ thành vô cơ trong cơ thể, bệnh nhân được dùng thuốc giải độc đặc hiệu ngay.

Biện pháp phòng tránh tác hại của thủy ngân

  • Vì các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe do phơi nhiễm thủy ngân, cần có những qui định giới hạn chất thải chứa thủy ngân ra môi trường sống, kiểm soát ngưỡng cho phép tiếp xúc với các dạng khác nhau của Hg để phòng chống ngộ độc thủy ngân trong môi trường.
  • Những qui định hạn chế những sản phẩm chứa thủy ngân dễ vỡ, các sản phẩm thuốc, phấn trong thành phần có chứa thủy ngân để hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với thủy ngân.
  • Để phòng tránh trẻ nuốt phải thủy ngân tại nhà, các bậc phụ huynh cẩn thận với nhiệt kế thủy ngân: không đặt trên bàn, kệ trong tầm nhìn, tầm tay của trẻ. Không cho trẻ chơi nghịch với nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, luôn bên cạnh trẻ và quan sát trong suốt thời gian đo, cho đến khi có kết quả nhiệt độ. Cất giữ nhiệt kế trong tủ cao có khóa hoặc chốt cài cẩn thận.
  • Nếu phát hiện trẻ nuốt thủy ngân trong nhiệt kế, các bậc phụ huynh tuyệt đối không móc họng, gây ói vì sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nếu không hít sặc, chỉ cần theo dõi phân của trẻ trong vài ngày để xác định và đánh giá lượng thủy ngân đã nuốt được bài tiết ra ngoài. Lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ để tránh táo bón.
  • Tránh phơi nhiễm với hơi thủy ngân, đặc biệt là các khu vực có đám cháy, nhiệt độ cao vì hơi thủy ngân rất độc.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cao, đặc biệt là các loại cá sống ở khu vực sâu của biển.

Cần tránh những khu vực có đám cháy thủy ngân vì hơi thủy ngân rất độc

Khi nào cần đi khám?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nếu có bất cứ triệu chứng nào ở trên. Rửa da hoặc mắt bằng nước ấm trong ít nhất 10-15 phút nếu chúng tiếp xúc với thủy ngân. Thay quần áo và cho quần áo dính bẩn vào túi dán kín. Trường hợp nhận thấy những dấu hiệu nhiễm độc, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Nhân Tâm

Một nạn nhân nhiễm độc thủy ngân tại Minamata - Ảnh: CBS NEWS

Tháng 8-2017, Công ước đầu tiên về thủy ngân của Liên Hiệp Quốc - Công ước Minamata bắt đầu có hiệu lực sau khi được 76 bên phê chuẩn trên 128 bên ký kết, nhằm kiểm soát việc thải thủy ngân trong công nghiệp, cấm mở các mỏ khai thác thủy ngân và hạn chế sử dụng kim loại độc hại này trong các mỏ vàng nhỏ và thủ công.

Công ước được đặt theo tên thảm họa nhiễm độc thủy ngân gây chấn động thế giới tại vịnh Minamata của Nhật Bản với hơn 600 tấn thủy ngân bị thải ra biển từ 1932 đến 1968. Hậu quả của nó vẫn còn kéo dài đến ngày nay.

Ác mộng Minamata

Vào một ngày của tháng 5-1956, bốn bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tại thành phố Minamata ở bờ tây của đảo Kyushu, Nhật Bản, với các triệu chứng giống nhau: sốt cao, co giật, loạn tinh thần, mất nhận thức, hôn mê và sau đó tử vong. Sau đó, hàng loạt trường hợp tử vong tương tự khiến các bác sĩ lập tức bật báo động. Không chỉ con người, các loài động vật, chim địa phương cũng chết vô số.

Nguyên nhân được xác định là nhiễm độc thủy ngân. Kết quả xét nghiệm hàm lượng thủy ngân trong tóc các bệnh nhân tại Minamata lên đến 705 ppm, trong khi ở những người không có biểu hiện mắc bệnh, hàm lượng này cũng lên đến 191 ppm. Ngày nay, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ giới hạn ngưỡng an toàn đối với thủy ngân chỉ là 1 ppm.

Rimiko Yoshinaga, một nhân chứng của thảm họa, nhớ lại khoảng thời gian mà cả gia đình bà cùng đổ bệnh, họ đã chứng kiến nhiều điều bất thường: cá nổi lềnh bềnh khắp mặt biển và thịt khi ăn vẫn rất ngon, chuột sinh sôi do mèo chết hàng loạt và quạ rớt từ trên trời xuống. Rimiko còn quá nhỏ để nhớ về triệu chứng của người thân trong gia đình, nhưng mẹ bà, bà Mitsuko Oya - 92 tuổi, còn thì nhớ rõ. "Chồng tôi hay than phiền rằng ông ấy không thể nói chuyện bình thường được. Ông ấy muốn nói nhưng không thể thành lời".

Thủ phạm được nghi là nhà máy hóa chất của tập đoàn sản xuất phân bón Chisso đã xả thủy ngân hữu cơ dạng methyl [methylmercury] ra vịnh Minamata nhưng tập đoàn này chối bỏ trách nhiệm, cho rằng mình đã hoạt động từ 1907 và không có vấn đề gì xảy ra.

Đến năm 1959, chính phủ Nhật Bản mới tiến hành điều tra và mất 12 năm kể từ khi trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận, người ta mới kết luận hung thủ chính là Chisso. Thật ra, nhà máy của Chisso đã điều chỉnh hoạt động từ 1951 và bắt đầu thải một lượng lớn thủy ngân ra môi trường. Chất hóa học kịch độc này tích tụ trong cá và các loài hải sản ở vịnh Minamata. Và người dân địa phương bị nhiễm độc thủy ngân vì ăn cá.

Shinobu Sakamoto [phải], 61 tuổi và là một nạn nhân nhiễm độc thủy ngân, cùng mẹ đến khám tại bệnh viện Minamata - Ảnh: REUTERS

Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 900 người thiệt mạng và 2.256 người được xác nhận nhận nhiễm độc thủy ngân trong thảm họa Minamata. Tuy nhiên, hậu quả vẫn tiếp tục kéo dài khi nhiều trẻ em tại Minamata sau đó với những triệu chứng thần kinh nghiêm trọng mà các nghiên cứu sau này cho thấy là do thủy ngân truyền từ người mẹ sang thai nhi.

Tính đến 2004, Chisso đã phải bồi thường hơn 86 triệu USD cho các nạn nhân và phải dọn sạch thủy ngân trong khu vực theo yêu của chính phủ. Đến 2017, vẫn còn hàng ngàn người đòi bồi thường từ tập đoàn này.

Ám ảnh hiện tại

Nhiều năm sau thảm họa Minamata, thế giới tiếp tục chứng kiến nhiều vụ nhiễm độc thủy ngân nghiêm trọng như nhiễm thủy ngân ở công ty Kodaikanal của tập đoàn Hindustan Unilever ở Ấn Độ. Từ 2001, hàng loạt công nhân của cho thấy các dấu hiệu nhiễm độc mà nguyên nhân được cho là do công ty Kodaikanal xử lý thủy ngân không đúng quy định.

Hơn 1.000 cựu công nhân Kodaikanal được xác nhận bị nhiễm độc thủy ngân nặng. Theo điều tra của chính phủ Ấn Độ, mức thủy ngân trong không khí, nước, đất ở xung quanh Kodaikanal nhiều hơn 1.000 lần so với tiêu chuẩn bình thường.

Hay năm 2017, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đã khởi kiện ba công ty ở các bang Mississippi, Illinois và Texas làm rò rỉ thủy ngân ra môi trường, đòi bồi thường hàng triệu USD. Các công ty này được cho là đã làm rò rỉ thủy ngân trong hàng chục năm trước khi bị phát hiện.

Nhưng đó chưa phải là tất cả, nhiễm độc thủy ngân đang có xu hướng trở thành một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

Trong một trăm năm qua, các hoạt động của con người đã làm tăng gấp đôi lượng thủy ngân trong 100 m nước trên bề mặt các đại dương. Ngày nay, con người tiếp tục thải ra trung bình 2.960 tấn thủy ngân ra biển mỗi năm, theo LHQ.

Lượng thủy ngân ngày càng cao ở đại dương không chỉ đầu độc các sinh vật mà còn đe dọa con người - Ảnh: SEAS

Không chỉ đầu độc hành tinh, hành động này còn gây hại đến sức khỏe chính con người, nhất là tại các đảo quốc và lãnh thổ nằm trên biển.

Theo một nghiên cứu mới đây của tổ chức y tế môi trường IPEN, khi phân tích mẫu tóc của 757 phụ nữ tại 21 đảo quốc trên toàn cầu, đại diện cho 66 triệu dân, hầu hết các mẫu đều vượt ngưỡng an toàn 1 ppm.

Cuộc khủng hoảng thủy ngân ngày nay được cho là xuất phát từ các nhà máy năng lượng than cùng với việc khai thác vàng quy mô nhỏ và sản xuất metal, vinyl, vốn tập trung tại Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc.

Nhưng việc thực thi Công ước Minamata được hy vọng sẽ là bước đầu kiểm soát cuộc khủng hoảng. "Công ước Minamata cho thấy nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ hành tinh và mọi người có thể tiếp tục đưa các quốc gia lại gần nhau. Cùng nhau, chúng ta có thể dọn dẹp những hành động của mình" - giám đốc môi trường LHQ Erik Solheim nói. "Đây không phải là biến đổi khí hậu. Đây là một vấn đề mà hầu hết thế giới đều đồng ý rằng chúng ta có thể làm gì đó" - Susan Keane của tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhận định.

Dù vậy, một số ý kiến dù đánh giá cao việc Công ước Minamata nâng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng cho rằng cách trực tiếp và đơn giản nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng thủy ngân là cắt giảm khí thải, ngưng việc sử dụng than và chuyển sang các loại năng lượng mới.

Vụ cháy kho Công ty Rạng Đông: Thủy ngân vượt ngưỡng 10-30 lần

TRẦN PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề