Khi nào mới hết cách ly toàn xã hội

Dịch COVID-19: Nhiều địa phương kéo dài thời gian giãn cách xã hội

Hà Nội [TTXVN 24/8]

Ngày 24/8, Phú Yên, Cần Thơ, Vĩnh Long tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới.

* Tại tỉnh Phú Yên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác phòng, chống dịch COVID-19. Qua hai tháng quyết liệt chống dịch, số ca F0 tại tỉnh Phú Yên đã giảm. Tuy nhiên, sau khi đánh giá nguy cơ dịch COVID-19 tại các địa phương, Phú Yên quyết định tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT tại thành phố Tuy Hòa, thị xã Đông Hòa, huyện Phú Hòa, và 4 xã nguy cơ rất cao của huyện Tuy An gồm: An Mỹ, An Chấn, An Hòa Hải và An Hiệp. Các địa phương còn lại áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg. Thời gian áp dụng giãn cách xã hội theo các Chỉ thị đến hết ngày 5/9.

Theo báo cáo, từ ngày 23/6 đến 8 giờ ngày 24/8, toàn tỉnh có 2.489 người dương tính với SARS-CoV-2, trong đó tử vong 26 trường hợp. Số bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh, xuất viện 1.873 trường hợp. Hiện còn 590 bệnh nhân đang điều trị. Sở Y tế tỉnh đã thiết lập 9 bệnh viện dã chiến; khả năng thu dung 1.700 bệnh nhân để điều trị. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên có 70 giường ICU. Ngoài ra, các địa phương đã thiết lập 90 cơ sở cách ly tập trung với sức chứa khoảng 7.000 người; thiết lập 8 chốt kiểm dịch ở các cửa ra, vào Phú Yên trên các tuyến quốc lộ.

Bác sỹ Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế cho biết, hiện có 5/9 huyện, thị xã trong tỉnh qua 14 ngày không có trường hợp F0 ngoài cộng đồng, Tuy nhiên, một số khu vực tại thành phố Tuy Hòa, huyện Phú Hòa và thị xã Đông Hòa còn phát hiện trường hợp F0 ngoài cộng đồng với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Để khẩn trương bóc tách các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng, lực lượng chức năng đã truy vết được 8.250 trường hợp F1 và 21.471 trường hợp F2; phong tỏa 76 khu vực dân cư. Công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 được nâng cao với tổng số mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh là 761.508 mẫu. Khi dịch mới bắt đầu, toàn tỉnh có 1 phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR chỉ thực hiện được 200 mẫu/ngày. Đến nay, tỉnh đã lập thêm 2 phòng xét nghiệm và năng lực xét nghiệm nâng lên hơn 4.000 mẫu đơn/ngày, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm diện rộng của tỉnh.             Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các địa phương giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg phải có kế hoạch lấy mẫu nhanh, gọn để sàng lọc hết F0 khỏi cộng đồng. Bên cạnh đó, phải quản lý chặt việc đi lại, di chuyển của người dân trong các khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội. Đối với công dân được đón từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về cần được cách ly, giám sát để tránh lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng. Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương lưu ý, mặc dù công tác phòng, chống dịch có tín hiệu khả quan nhưng cả hệ thống chính trị không được lơ là, chủ quan, cần tiếp tục thực hiện nghiêm 5K+vaccine+công nghệ thông tin trong chống dịch COVID-19. Với phương châm "chống dịch như chống giặc" các địa phương phải chủ động các phương án chống dịch theo tinh thần sớm hơn một bước và nhanh hơn một bước.

Tại Vĩnh Long, Tỉnh ủy họp trực tuyến với các địa phương để đánh giá việc thực hiện kế hoạch tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 ở giai đoạn giãn cách xã hội thứ ba từ 0 giờ ngày 16/8 đến hết ngày 25/8, qua đó đề ra những giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm đánh giá, qua 38 ngày thực hiện giãn cách xã hội, tỉnh cơ bản kiểm soát được dịch, số ca mắc trên địa bàn giảm và một số địa phương từng bước khống chế số ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số địa phương chưa kiểm soát dịch tốt, còn chủ quan, lơ là, chưa thật sự bám sát địa bàn để xảy ra ca mắc mới trong cộng đồng. Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long đề nghị các địa phương, các ngành triển khai quyết liệt những biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Ban thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long quyết định kéo dài thời gian thực Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 10 ngày, từ ngày 26/8 đến ngày 4/9/2021 nhằm tận dụng thời gian giãn cách tiếp theo để kiểm soát, dập dịch triệt để; đồng thời đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, nhất là với những khu phong tỏa để sớm tách F0 đi cách ly, điều trị, nỗ lực "làm sạch và giữ sạch" địa bàn để sớm trở lại trạng thái bình thường mới trên phạm vi toàn tỉnh.

Các địa phương phải thực hiện nghiêm "ai ở đâu ở yên đó", tăng cường giám sát, quản lý và cách ly kịp thời các trường hợp người từ vùng dịch trở về. Đối với các "vùng xanh", địa phương phải bảo vệ chặt chẽ, phát huy vai trò của tổ COVID-19 cộng đồng, nhất là vai trò tự quản, tự giám sát của người dân để cùng chung tay chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, giữ vững các vùng an toàn.

Đối với việc hỗ trợ người dân theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính Phủ, các ngành, địa phương cần rà soát kỹ, đảm bảo hỗ trợ kịp thời và đúng đối tượng. Trong tình hình nguồn kinh phí của tỉnh còn hạn hẹp, các địa phương cần tăng cường công tác xã hội hóa, vận động các tổ chức, cá nhân cùng chung tay với tỉnh chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng dịch, nhất là những người chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Dự kiến đến ngày 4/9, tỉnh Vĩnh Long sẽ tổ chức đón khoảng 800 người dân của tỉnh đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trở về, chủ yếu là ưu tiên người già, phụ nữ mang thai và trẻ em. Do đó, các ngành, các địa phương phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để tiếp nhận và cách ly tập trung, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Theo báo cáo, tính đến ngày 24/8, toàn tỉnh có 2.115 ca mắc COVID-19, trong đó có 771 ca đang được điều trị. Tỉnh đã có 1.312 trường hợp mắc COVID19 được điều trị khỏi, 32 trường hợp tử vong. Từ ngày 16-23/8/2021, tỉnh đã ghi nhận 345 ca mắc COVID-19, trung bình mỗi ngày ghi nhận 49 trường hợp mắc mới.

* Tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Trần Việt Trường đã ký ban hành Công văn số 3508 về việc tiếp tục thực hiện và tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn địa bàn thành phố từ 0 giờ ngày 25/8 đến 0 giờ ngày 8/9/2021.

Chỉ thị cũng yêu cầu các ngành, các cấp, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND thành phố, tăng cường một số biện pháp để thực hiện hiệu quả giãn cách xã hội như: mỗi hộ gia đình chỉ cử 1 người ra khỏi nơi ở để mua, nhận lương thực, thực phẩm thiết yếu từ 8 giờ đến 17 giờ hằng ngày và không quá 2 lần/tuần, đồng thời phải xuất trình các văn bản, giấy tờ tùy thân, phiếu mua, nhận hàng hóa, giấy mua, nhận lương thực, thực phẩm thiết yếu do UBND cấp xã cấp.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, đơn vị Nhà nước và người lao động làm việc ở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh... ngoài Nhà nước đang được phép hoạt động, chỉ được di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong khoảng thời gian: sáng từ 6-8 giờ, chiều từ 17-19 giờ, đồng thời phải xuất trình các văn bản, giấy tờ khi được cơ quan chức năng kiểm tra...

Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cũng giao các ngành, các cấp, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, chặt chẽ hơn nữa các biện pháp giãn cách xã hội; thần tốc xét nghiệm trên diện rộng là then chốt; điều trị giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu; bảo đảm an sinh xã hội là trọng yếu; vaccine, thuốc điều trị là chiến lược và đảm bảo an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng.

Công văn cũng yêu cầu các ngành, các cấp và địa phương tăng cường vận động, kêu gọi, giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu người dân "ai ở đâu thì ở yên đó", hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa người với người để ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

Theo Sở Y tế thành phố Cần Thơ, trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn đang có chiều hướng giảm mạnh. Cụ thể, từ 17 giờ ngày 23/8 đến 17 giờ ngày 24/8, thành phố Cần Thơ ghi nhận thêm 28 ca mắc COVID-19 mới, giảm 11 ca so với ngày trước đó. Tính chung từ ngày 8/7 đến 17 giờ ngày 24/8, trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã ghi nhận 3.837 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 2.221 trường hợp đã được điều trị khỏi, 51 ca tử vong./.

Nhóm phóng viên TTXVN tại các địa phương

Khái niệm cách ly xã hộigiãn cách xã hội là phương pháp để hạn chế sự bùng phát và lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng. Vậy cách ly toàn xã hội là gì? Giãn cách xã hội là gì? Đâu là những cần lưu ý quan trọng nhất định phải nắm vững?

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC

Cách ly xã hội là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh. Quy định cách ly xã hội là không đóng cửa hay dừng hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; các nhà máy vẫn hoạt động nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động; các cơ quan có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ nhân viên làm việc tại nhà; người dân nên ở nhà chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người; xe cộ được đi lại giữa các tỉnh lân cận nhưng phải khi thật sự cần thiết.

Thuật ngữ “cách ly xã hội” được dùng trong chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19 được ban hành ngày 31/3/2020. Theo dõi bài viết quy định giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

Đối với việc khu trú người bệnh, có hai mức độ được áp dụng tùy hoàn cảnh khác nhau là: “Quarantine” và “Isolation” [Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ].

“Quarantine” là biện pháp hạn chế việc di chuyển của một cá nhân/khu vực với cộng đồng, áp dụng với những cá nhân chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh, nhưng trước đó đã có tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

“Isolation” là trường hợp cách ly, ngăn ngừa sự lây truyền từ người này sang người khác, từ bệnh nhân sang người thân hoặc từ bệnh nhân sang nhân viên y tế. Khái niệm này được dùng với những cá nhân đã có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Vậy điểm khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này nằm ở đối tượng cách ly. “Isolation” áp dụng cho những bệnh nhân dương tính với Covid-19, nhằm tách biệt người bệnh với người lành, chặn đứng khả năng lây lan bệnh trong cộng đồng. “Quarantine” lại áp dụng cho những người khỏe mạnh nhưng có thể đã từng tiếp xúc với người bệnh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Để giải thích cho sự cần thiết của cách ly xã hội, chúng ta có thể giả định tình huống virus xâm lăng khi Robinson ngoài đảo hoang. Trong trường hợp một loại virus đột biến, không biết tên lây từ động vật sang người, nếu đó là Robinson vậy không ai sẽ phải mắc bệnh trừ chính bản thân anh ấy. Khi đó, có hai tình huống có thể xảy ra, sau khi virus xâm nhập vào cơ thể Robinson.

Tình huống thứ nhất, Robinson tử vong vì kháng thể do cơ thể sản xuất không đủ khả năng chống lại virus. Tình huống thứ hai, Robinson khỏi bệnh nhờ vào kháng thể trong cơ thể. Nhưng dù là tình huống nào, chúng ta cũng có thể thấy được virus gây bệnh sẽ không thể tiếp tục phát triển và lây lan, do không tìm được bất cứ sinh vật sống nào trên hoang đảo. Quay lại thực tế, kết quả sẽ hoàn toàn thay đổi nếu người bị nhiễm virus sinh sống ở khu vực đông dân cư. Virus sẽ tiếp tục nhân lên và lây truyền từ người này sang người khác, nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp cách ly xã hội.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống VNVC: “Chỉ cần một chút lơi lỏng trong cách ly xã hội, virus sẽ lần theo khe hở đó và tiếp tục gây nên những hậu quả thảm khốc trong cộng đồng. Chính vì vậy, chúng ta cần tuân thủ nghiêm chế độ cách ly xã hội, để chung tay cùng cộng đồng khống chế và ngăn ngừa căn bệnh này”.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Tuyệt đối không rời khỏi nhà trừ khi thật sự cần thiết như cần được chăm sóc y tế. Nghỉ ngơi và chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân, tránh dùng phương tiện giao thông công cộng và không đến các khu vực đông người;
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với những người xung quanh trong thời gian cách ly xã hội. Ở phòng riêng, tránh xa người thân và cả thú cưng trong nhà. Nếu cần tiếp xúc gần với người hoặc thú cưng trong nhà, hãy đeo khẩu trang;
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và thông báo ngay cho các cơ quan y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng bệnh;
  • Đeo khẩu trang, che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân và đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m.

Bất cứ ai từng tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus gây Covid-19 cần ở nhà hoặc nơi tập trung cách ly trong vòng 21 ngày, từ lần phơi nhiễm gần nhất của họ với người người bệnh. Sau thời gian cách ly 21 ngày, bạn cần được thăm khám sức khỏe để chắc chắn rằng bản thân không nhiễm bệnh, trước khi tiếp xúc với bất kỳ cá nhân nào.

Giãn cách xã hội là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Giãn cách xã hội được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m, đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hay hạn chế đi lại.

Nếu không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội có thể làm quá tải hệ thống Y tế khi dịch bệnh bùng phát. Theo các nghiên cứu dịch tễ học, 1 người nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho 2 người khác, 2 người nhiễm bệnh có thể lây cho 4 người khác, 4 người nhiễm có thể lây cho 16 người khác. Số lượng người nhiễm bệnh sẽ tăng nhanh theo cấp số nhân đến một con số mà mọi người không thể tưởng tượng được, nếu không có các biện pháp phòng, tránh, hạn chế lây lan.

Lúc đó, Hệ thống Y tế không có khả năng điều trị cho toàn bộ người nhiễm bệnh. Những hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực sẽ khiến nhiều người bệnh không được điều trị hoặc chậm trễ trong điều trị, gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội. Mọi chuyện sẽ hoàn toàn thay đổi nếu chúng ta áp dụng tốt biện pháp giãn cách xã hội:

  • Tốc độ lây lan của dịch bệnh sẽ được kiềm hãm;
  • Nền y tế sẽ không bị quá tải và mọi người đều sẽ có cơ hội được điều trị;
  • Có đủ thời gian để những người đã nhiễm bệnh được điều trị và phục hồi.

Để chặt đứt mắt xích lây lan của Covid-19, đảm bảo việc giãn cách xã hội phát huy hiệu quả cao nhất, người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp sau:

  • Giữ khoảng cách an toàn nơi công cộng. Hãy đảm bảo rằng bạn giữ được khoảng cách an toàn tối thiểu 2m khi làm việc trong công sở, xếp hàng tại siêu thị, hay đi dạo tại công viên;
  • Hạn chế tụ tập nơi đông người như các dịp lễ, ma chay, cưới hỏi; thay vào đó có thể gọi điện, gọi video, liên hệ với người thân qua mạng xã hội.
  • Tham khảo thêm bài viết hướng dẫn cách phòng tránh Covid-19 theo quy định của bộ Y tế Việt Nam.

Xem thêm:

  • Chỉ thị số 12
  • Chỉ thị số 10
  • Chỉ thị số 15

Ngày cách ly cuối cùng là ngày thứ 21, kể từ lần cuối bạn tiếp xúc với cá nhân dương tính hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19. Nếu đã kết thúc thời gian cách ly 21 ngày, nhưng sau đó bạn lại có tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 [như tiếp xúc với dịch nhầy, dịch tiết từ cơ thể người bệnh; tiếp xúc trong khoảng cách gần hơn 2m; tiếp xúc với người bệnh khi không có dụng cụ bảo vệ hoặc dùng chung đồ đạc với người bệnh] cần phải tiếp tục cách ly thêm 21 ngày. Sau thời gian cách ly, nếu dịch vụ xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu cho ra kết quả âm tính, bạn không cần phải tiếp tục cách ly.

Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài phải trả toàn bộ chi phí cách ly khi nhập cảnh về Việt Nam. Theo đó, trường hợp người nhập cảnh vào Việt Nam có nhu cầu cách ly tại khách sạn, resort, mà không phải cơ sở cách ly tập trung thì phải tự chi trả chi phí về sinh hoạt, ăn, ở. Trong trường hợp người nhập cảnh cách ly tại doanh trại quân đội, hoặc các cơ sở khác do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định làm nơi cách ly tập trung sẽ tự chi trả các khoản chi phí sau: [1]

  • Tiền ăn: 80.000 VND/ ngày;
  • Tiền sinh hoạt: 40.000 VND/ ngày.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tất cả người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải mua bảo hiểm y tế quốc tế có phạm vi thanh toán, chữa bệnh tại Việt Nam, có thời gian phù hợp với thời gian lưu trú tại Việt Nam. Ngoài ra, tất cả trường hợp nhập cảnh Việt Nam đều phải tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2 và tự chi trả chi phí cho cơ sở y tế, theo mức giá hiện hành.

Theo quy định hiện hành về việc nhập cảnh Việt Nam, tất cả nhóm đối tượng phải thực hiện cách ly tại cơ sở cách y tập trung, tại khách sạn, tại nhà hay cơ sở lưu trú,… trong vòng 21 ngày cách ly y tế bắt buộc và theo dõi giám sát sau đó 21 ngày. Hiện vẫn chưa có bất cứ quy định hay văn bản ban hành nào về việc chấm dứt cách ly khi bay từ nước ngoài về Việt Nam.

Cách ly xã hội và giãn cách xã hội giúp hạn chế số lần tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus và người bị lây nhiễm, giúp hạn chế nguy cơ dịch bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Người dân cần chấp hành nghiêm cách ly toàn xã hội của bộ Y tế, theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, người thân và báo ngay cho các cơ quan y tế khi xuất hiện dấu hiệu bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề