Khi nói về các Khái niệm cơ học phát biểu nào sau đây sai

Câu hỏi

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Sóng cơ lan truyền được trong chân không.

  2. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.

  3.  Sóng cơ lan truyền được trong chất khí.

  4. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng.

Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây sai ?


A.

 Sóng cơ học lan truyền tên mặt nước là sóng ngang

B.

Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không

C.

Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất

D.

Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc

Độ khó: Nhận biết

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ?

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Sóng cơ truyền trong chất rắn có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang.

Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng dọc.

Trong cùng môi trường, tốc độ truyền sóng dọc và sóng ngang có thể khác nhau.

Để xem lời giải chi tiết câu hỏi này bạn cần đăng ký khoá học chứa câu hỏi này.

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Khi nói về sóng cơ phát biểu nào sau đây sai?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lí 12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc Nghiệm: Khi nói về sóng cơ phát biểu nào sau đây sai?

A.Sóng cơ lan truyền được trong chân không

B.Sóng cơ lan truyền được trong chất khí

C.Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn

D.Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng

Trả lời:

Đáp án: A. Sóng cơ lan truyền được trong chân không

Giải thích: Sóng cơ học không lan truyền được trong chân không

Kiến thức tham khảo về Sóng cơ

1. Sóng cơ - Định nghĩa - phân loại

- Sóng cơ là những dao độnglan truyền trong môi trường .

- Khi sóng cơ truyền đi chỉ có pha dao động của các phần tử vật chất lan truyền còn các phần tử vật chất thì dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định.

Nhận xét:

- Sóng cơ học là sự lan truyền dao động, lan truyền năng lượng, lan truyền pha dao động [trạng thái dao động] chứ không phải quá trình lan truyển vật chất [các phần tử sóng].

Ví dụ: Trên mặt nước cánh bèo hay chiếc phao chỉ dao động tại chỗ khi sóng truyền qua.

- Sóng cơ chỉ lan truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi, không lan truyền được trong chân không. Đây là khác biệt cơ bản giữa sóng cơ và sóng điện từ [sóng điện từ lan truyền rất tốt trong chân không].

Ví dụ: Ngoài không gian vũ trụ các phi hành gia phải liên lạc với nhau bằng bộ đàm hoặc kí hiệu.

- Tốc độ và mức độ lan truyền của sóng cơ phụ thuộc rất nhiều vào tính đàn hồi của môi trường, môi trường có tính đàn hồi càng cao tốc độ sóng cơ càng lớn và khả năng lan truyền càng xa, bởi vậy tốc độ và mức độ lan truyền sóng cơ giảm theo thứ tự môi trường: Rắn > lỏng > khí. Các vật liệu như bông, xốp, nhung… có tính đàn hồi nhỏ nên khả năng lan truyền sóng cơ rất kém bởi vậy các vật liệu này thường được dùng để cách âm, cách rung [chống rung]…

Ví dụ: Áp tai xuống đường ray ta có thể nghe thấy tiếng tàu hỏa từ xa mà ngay lúc đó ta không thể nghe thấy trong không khí.

- Sóng cơ 2 là quá trình lan truyền theo thời gian chứ không phải hiện tượng tức thời, trong môi trường vật chất đồng tính và đẳng hướng các phần tử gần nguồn sóng sẽ nhận được sóng sớm hơn các phần tử ở xa nguồn.

2. Phân loại sóng

- Dựa vào phương dao động của các phần tử và phương lan truyền của sóng người ta phân sóng thành hai loại là sóng dọc và sóng ngang.

- Sóng nganglà sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

Ví dụ: sóng trên mặt nước, sóng trên sợi dây cao su.

- Sóng dọclà sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

Ví dụ: sóng âm, sóng trên một lò xo.

Lưu ý:

- Sóng có vận tốc lớn nhất trong chất rắn và nhỏ nhất trong chất khí.

- Các tính chất đặc trưng của sóng: phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, giao thoa.

3.Các đại lượng đặc trưng của sóng

-Biên độcủa sóngA: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

-Chu kỳsóngT: là chu kỳ dao động của một phần tử của môi trường sóng truyền qua.

-Tần sốf:là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng:f=1T

-Tốc độ truyền sóngvv: là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường

- Phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền [tính đàn hồi và mật độ môi trường]:vR>vL>vK

- Tốc độ truyền sóng khác vận tốc dao động của các phần tử vật chất khi sóng truyền qua.

- Bước sóngλ:là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ. λ=vT=vf

[Bước sóng l cũng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha].

- Năng lượng sóng:Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua. Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì biên độ và năng lượng sóng càng giảm

Đối với sóng truyền đi từ một nguồn điểm:

+Trong không gianthì năng lượng sóng trải ra trên các mặt cầu có bán kính tăng dần nên năng lượng giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng

+Trong mặt phẳngthì năng lượng sóng trải ra trên các đường tròn có bán kính tăng dần nên năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng

+ Khi sóng chỉ truyền theo một phương trênmột đường thẳng[trong trường hợp lí tưởng], thì năng lượng của sóng không bị giảm và biên độ sóng ở mọi điểm sóng truyền tới là như nhau, nghĩa là biên độ dao động của mọi phần tử mà sóng truyền tới là như nhau

Đáp án A

Sóng cơ không lan truyền được trong chân không

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?


A.

Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất

B.

Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

C.

Sóng âmtruyền trong không khí là sóng dọc.

D.

Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang

Video liên quan

Chủ Đề