Khí thiết kế sản phẩm cơ khí, người ta cần các loại tài liệu kĩ thuật chủ yếu nào

A. Hoạt động khởi động

Với những kiến thức đã được học và hiểu biết thực tiễn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Để tạo ra một sản phẩm cơ khí, người ta cần thực hiện những công việc nào?
  • Hãy mô tả quá trình chế tạo ra một chiếc đục gỗ của thợ mộc?

Để tạo ra một sản phẩm cơ khí, người ta cần thực hiện những công việc:

Hình thành ý tưởng -> tạo thử sản phẩm mẫu -> thiết kế quy trình công nghệ -> trang bị công nghệ -> tiến hành chế tạo -> gia công chi tiết -> đưa ra thị trường.

Qúa trình chế tạo ra một chiếc đục gỗ của thợ mộc là:

Vật liệu cơ khí -> gia công cơ khí -> chi tiết -> lắp ráp -> sản phẩm cơ khí.


Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí ,người ta phải dựa vào những yếu tố nào ?

Đề bài

Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố nào ?

Lời giải chi tiết

Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố sau:

- Tính chất cơ học của vật liệu [độ cứng, độ dẻo, độ bền ...] phải chịu được tác động của các loại tải trọng.

+ Độ cứng: Là khả năng của vật liệu chống lại biến dạng dẻo khi có ngoại lực tác dụng.

+ Độ dẻo: Vật liệu có độ dãn dài sau khi kéo càng lớn thì vật liệu đó có độ dẻo tốt.

+ Độ bền: Vật liệu có khả năng chịu được tác động của ngoại lực mà không bị phá hủy.

- Tính công nghệ: Là khả năng thay đổi trạng thái của vật liệu [tính đúc, tính rèn. tính hàn].

- Lí tính: Nhiệt độ nóng chảy, tính dãn nở, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, từ tính, khối lượng riêng phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.

- Hoá tính: Là độ bền của kim loại đối với những tác dụng hóa học của các chất khác như: ô xi, nước, a xít. ... mà không bị phá hủy.

Loigiaihay.com

Câu hỏi: Tài liệu kĩ thuật chủ yếu của sản phẩm cơ khí là:

A. Bản vẽ chi tiết

B. Bản vẽ lắp

C. Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp

D. Bản vẽ chi tiết hoặc bản vẽ lắp

Trả lời:

Đáp án: C. Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp

Tài liệu kĩ thuật chủ yếu của sản phẩm cơ khí làbản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp nhé!

I. Bản vẽ chi tiết

1. Định nghĩa:

Bản vẽ chi tiết là bản vẽ vừa thể hiện được hình dạng, vừa thể hiện được kích thước và các yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ. Thường thì bản vẽ chi tiết gồm: Các hình biểu diễn, khung bản vẽ và khung tên, các con số kích thước và các yêu cầu kỹ thuật. Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.

2. Bản vẽ bao gồm:

-Hình biểu diễn gồm hình cắt [ở vị trí hình chiếu đứng] và hình chiếu cạnh.Hai hình chiếu ấy diễn tả hình dạng bên trong và bên ngoài của vật thể.

- Kích thước có kích thước chung và kích thước riêng.

-Yêu cầu kĩ thuật gồm chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt.

-Khung tên gồm tên gọi chi tiết máy, vật liệu, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế.

3. Cách đọc bản vẽ chi tiết

Trình tự đọc bản vẽ

Gồm 5 bước:

1. Đọc nội dung trong khung tên.

2. Phân tích các hình chiếu, hình cắt.

3. Phân tích kích thước.

4. Đọc yêu cầu kĩ thuật.

5. Mô tả hình dáng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết đó.

II. Bản vẽ lắp

1. Định nghĩa

- Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

-Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.

2. Bản vẽ lắp bao gồm:

-Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.

-Kích thước: Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.

-Bảng kê: Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu …

-Khung tên: Tên sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế …

3. Đọc bản vẽ lắp

Đọc bản vẽ lắp là thông qua các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng. Kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.

Khi đọc thường theo trình tự nhất định.

- Khung tên.

- Bảng kê.

- Hình biểu diễn.

- Kích thước.

- Phân tích chi tiết.

- Tổng hợp.

Lưu ý:

1. Cho phép vẽ một phần hình cắt [hình cắt cục bộ] ở trên hình chiếu.

2. Kích thước chung: kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của sản phẩm.

3. Kích thước lắp: kích thước chung của hai chi tiết ghép với nhau như đường kính của trục và lỗ, đường kính ren.

4. Vị trí của chi tiết: mỗi chi tiết được tô một màu để xác định vị trí của nó ở trên bản vẽ.

5. Trình tự tháo lắp: ghi số chi tiết theo trình tự tháo và lắp.

III. So sánh 2 loại bản vẽ

1. Giống nhau: đều có các hình biểu diễn các kích thước và khung tên, đều là bản vẽ kĩ thuật

2. Khác nhau: bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật, bản vẽ lắp có bảng kê

 Trong gia công cơ khí, để gia công một sản phẩm bất kì thì bản vẽ cơ khí là yếu tố quan trọng nhất. Nó đóng vai trò  quyết định đến hình dáng, kích thước chuẩn, độ chính xác và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm tạo ra. Vậy bản vẽ cơ khí là gì?

Bản vẽ cơ khí là gì?

Khái niệm bản vẽ cơ khí

Còn được biết đến với một tên gọi khác là bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ cơ khí là một sản phẩm của ngành kỹ thuật. Chúng là ngôn ngữ để các kỹ sư cơ khí mô tả hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật… của các vật thể, chi tiết.
Bản vẽ cơ khí là
sản phẩm của trí tuệ. Đây là kết quả của một quá trình tìm hiểu, tính toán, phác thảo kỹ lưỡng của các kỹ sư thiết kế khi họ xây dựng, chế tạo một sản phẩm cơ khí.

 Về cấu tạo, bản vẽ cơ khí bao gồm các hình biểu diễn, các số liệu ghi kích thước, yêu cầu kỹ thuật của một chi tiết hay một bộ phận. Tất cả đều được vẽ theo một quy tắc thống nhất và một tỷ lệ nhất định. Mà nhìn vào đó, người ta có thể biết được hình dạng, kết cấu, độ lớn, màu sắc… của chi tiết đó. 

Việc xây dựng bản vẽ cơ khí vốn không hề dễ dàng

Có hai cách biểu diễn bản vẽ kỹ thuật là bản vẽ dạng 2D và bản vẽ dạng 3D. Những năm trước đây bản vẽ 2D được xem như là ngôn ngữ chính trong sản xuất cơ khí. Tuy nhiên, do sự bùng nổ của ngành khoa học máy tính, sự phát triển và hiện đại hóa của ngành máy công cụ mà giờ đây bản vẽ 3D đã khẳng định được vị thế và dần thay thế các bản vẽ 2D.

Phân loại

Có nhiều cách phân loại bản vẽ cơ khí: theo hình chiếu, theo ứng dụng và theo chức năng. Trong đó, phổ biến và dễ hiểu nhất là cách phân loại theo chức năng. Bao gồm  4 loại chính:

  • Bản vẽ chi tiết: Là bản vẽ riêng từng chi tiết thường đi kèm với một bản vẽ tổng thể. Bản vẽ chi tiết giúp người đọc hình dung cách sửa chữa, lắp ráp hoặc chế tạo ra chi tiết đó. Nó được dùng trong chế tạo, kiểm tra, lắp giáp và vận hành các chi tiết máy.
  • Bản vẽ lắp giáp: Gồm các hình biểu diễn thể hiện hình dạng và kết cấu của nhóm bộ phận hay sản phẩm và những số liệu cần thiết để lắp ráp và kiểm tra. Bản vẽ lắp giáp được dùng chủ yếu trong thiết kế, chế tạo và sử dụng sản phẩm.
  • Bản vẽ tháo rời:  Được vẽ theo kiểu không gian ba chiều với các chi tiết đã tháo rời và đang ở đúng vị trí sẵn sàng lắp giáp. Nó dùng để giải thích, quảng cáo, trình bày cho những người không chuyên về kỹ thuật.
  • Bản vẽ sơ đồ: Là bản vẽ phẳng gồm những ký hiệu đơn giản quy ước nhằm thể hiện nguyên lý hoạt động của máy móc. Một số bản vẽ sơ đồphổ biến: Sơ đồ cơ cấu nguyên lý máy, sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ điều khiển PLC…

 Xem thêm: 10 loại dụng cụ cơ khí phổ biến nhất.

Vai trò của bản vẽ cơ khí

Bản vẽ cơ khí có ý nghĩa quan trọng với quy trình sản xuất, gia công cơ khí

Quá trình sản xuất cơ khí thường bao gồm nhiều công đoạn riêng biệt khác nhau. Mỗi công đoạn cần đạt những tiêu chí, yêu cầu nhất định. Để hoàn tất quá trình này, bản vẽ cơ khí là kim chỉ nam không thể thiếu. Chúng góp phần quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đạt chất lượng với độ chính xác cao. Và làm cho quá trình gia công, lắp giáp trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Có bản vẽ cơ khí, việc kiểm tra đánh giá sản phẩm sau khi hoàn thành cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Song song với đó, chúng còn giúp cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm một cách anh toàn và hiệu quả.

Yêu cầu cần thiết với bản vẽ cơ khí là gì?

 Một bản vẽ thiết kế trong lĩnh vực cơ khí cần phải thể hiện được đầy đủ hình dáng, kích thước và vật liệu sử dụng trong chế tạo sản phẩm. Sai số cho phép được gọi là dung sai sẽ áp dụng cụ thể cho từng chi tiết.

 Bản vẽ cơ khí cũng phải đảm bảo cho người đọc khi nhìn vào đó có thể hình dung ra cấu tạo, chức năng, vật liệu tạo thành và cách thức vận hành của sản phẩm, máy móc hay chi tiết đó. Đây chắc chắn là yêu cầu tối thiểu đối với mọi bản vẽ cơ khí.

Tiêu chuẩn cần có đối với bản vẽ gia công cơ khí

 Có rất nhiều tiêu chuẩn cần thiết đối với bản vẽ cơ khí. Nhưng bất kỳ bản vẽ nào cũng cần đảm bảo các yếu tố sau:

Bản vẽ cần đạt được những yêu cầu nhất định
  • Phải có độ chính xác cao. Điều này có nhờ sự tính toán kỹ lưỡng về quy trình cũng như thiết kế sản phẩm.
  • Cần thể hiện được tỷ mỉ từng chi tiết đồng nhất trên máy móc. Đồng thời, chúng cũng phải được thành lập dựa trên những chỉ tiêu, tiêu chuẩn thống nhất. Tất cả phải được xây dựng theo một quy ước chung.
  • Thể hiện rõ ràng hình dáng, đặc điểm của chi tiết thể hiện bên trong bản thiết kế.
  • Có sai số.
  • Giúp người dùng hình dung ra được sản phẩm có đặc điểm gì. Đồng thời biết quy trình, gia công sản phẩm cơ khí đó một cách hiệu quả nhất.

 Phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố trên, nó mới có thể đáp ứng được là bản vẽ kỹ thuật. Từ đó, cho ra những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn cao và dễ dàng sử dụng theo đúng nhu cầu thiết kế.

 Người kỹ sư phụ trách chính trong việc thiết kế thường có nhiều năm kinh nghiệm. Thêm nữa là phải sáng tạo và am hiểu về các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực cơ khí.

Đọc bản vẽ cơ khí có khó không?

Đối với bả n vẽ lắp và tách chi tiết, quá trình đọc trải qua 4 bước:

  • B1: Tìm hiểu khái quát về bản vẽ
  • B2: Phân tích các hình vẽ trên bản vẽ
  • B3: Nghiên cứu kỹ chi tiết cần vẽ tách
  • B4: Kiểm tra toàn bộ chi tiết
Việc đọc và chế tạo, gia công cơ khí theo bản vẽ không hề đơn giản

 Đối với bản vẽ chế tạo việc đọc sẽ phức tạp hơn. Nhưng cũng có thể tóm tắt thành 6 bước cơ bản:

  • B1: Đọc khung tên bản vẽ
  • B2: Đọc và phân tích các hình biểu diễn
  • B3: Đọc và phân tích các thông số kích thước
  • B4: Xác định độ nhám bề mặt
  • B5: Đọc các yêu cầu kỹ thuật
  • B6: Hình dung hình dáng chi tiết, các bước chế tạo và biện pháp công nghệ, phương pháp gia công. Đây là bước cuối cùng và quan trọng xác định chúng ta có thực sự hiểu hết các yêu cầu bản vẽ kỹ thuật.

Tóm lại để đọc được bản vẽ cơ khí ngoài việc trang bị cho mình kiến thức cơ bản. Bạn cần có sự tìm hiểu và học hỏi thêm ở những chuyên gia giỏi. Và càng tuyệt vời hơn nếu chúng ta phải có những trải nghiệm thực tế tại các xưởng gia công kim loại tấm

Còn nếu như bạn đang lo lắng về việc đọc bản vẽ hay gia công cơ khí theo bản vẽ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm gia công cơ khí cùng dây chuyền sản xuất hiện đại, Cơ khí Alpha Tech sẽ giúp bạn có được những sản phẩm chất lượng nhất.

Thông tin liên hệ Alpha Tech – Gia công cơ khí chính xác:

  • Địa chỉ: Lô 3 – Khu công nghiệp Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội – Việt Nam.
  • Số điện thoại: 0902 132 912 – 024 3200 8308
  • Email:   – 

Video liên quan

Chủ Đề