Khiếu nại kết quả định giá tài sản

Việc định giá tài sản đóng một vai trò quan trọng trong tố tụng. Qua quá trình thực tiễn làm việc và tìm hiểu quy định pháp luật, Luật sư nhận thấy một số thực trạng về định giá tài sản trong BLTTDS và đề ra giải pháp khắc phục như sau:

Thứ nhất, về định giá tài sản:

Khoản 1 Điều 104 của BLTTDS quy định:

“1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.

2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
…”

Quy định trên hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc về quyền tự định đoạt, nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ của các đương sự. Tòa án sẽ ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

– Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

– Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

Về trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản khoản 4 điều 104 BLTTDS quy định:

– Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.

– Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;

– Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;

– Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.

– Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.

Thứ hai, những bất cập trong việc định giá tài sản:

– Thành phần Hội đồng định giá không vô tư khách quan; tòa án không thành lập Hội đồng định giá, khi giải quyết vụ án, Tòa án không căn cứ vào giá mà Hội đồng định giá đã định giá.

Trường hợp một hoặc các bên đương sự có yêu cầu Hội đồng định giá định giá tài sản; các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản; các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra Quyết định định giá tài sản. Mọi phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào giá mà Hội đồng định giá đã định giá. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hay không hợp với giá thị trường mà không cho định giá lại là thực hiện không đúng theo khoản 5 Điều 104 của BLTTDS năm 2015.

– Hội đồng định giá không định giá hoặc định giá không sát với giá thị trường.

Theo nguyên tắc thì việc định giá phải xác định theo giá của tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì việc định giá của các Hội đồng định giá tài sản chỉ là việc áp giá theo khung bảng giá theo quyết định do Ủy ban nhân dân tỉnh [thành phố] trực thuộc trung ương ban hành. Kết quả định giá thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

Đã có nhiều vụ án bị hủy, sửa chỉ do việc định giá tài sản đơn thuần căn cứ vào khung giá nhà đất mà Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, không theo giá thị trường. Bị đơn khiếu nại không đồng ý Tòa án vẫn mà tiến hành đưa vụ án ra xét xử mà không làm thủ tục định giá lại theo quy định.

– Đương sự gây khó khăn, cản trở việc định giá của Hội đồng định giá.

Khi Tòa án tiến hành hoạt động định giá tài sản, bên đang quản lý tài sản thường chống đối, có hành vi cản trở hoạt động định giá như không nhận giấy triệu tập của Tòa án về phiên định giá, không cho Hội đồng định giá tiếp cận với tài sản cần định giá, chửi bới, dọa đánh cán bộ Tòa án, cản trở không cho Hội đồng định giá vào làm việc; đóng cửa không cho Hội đồng định giá kiểm tra và định giá tài sản; Tòa án chưa làm tốt công tác phối hợp với lực lượng Công an xã, UBND xã, xử lý tình huống cản trở còn lúng túng … Những hành vi trên đã và đang diễn ra một cách gây gắt, gây khó khăn cho Tòa án.

Điều 16 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC hướng dẫn, trường hợp có hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản thì Chủ tịch Hội đồng định giá yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan Công an và các cơ quan chức năng khác có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cản trở mà người có hành vi cản trở Hội đồng định giá bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể tiến hành định giá tài sản, Hội đồng định giá lập biên bản về việc không thể tiến hành định giá tài sản do có hành vi cản trở và lưu vào hồ sơ vụ án dân sự. Còn việc xác định giá tài sản sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư liên tịch này. Trên thực tế khi tiến hành định giá tài sản, gặp trường hợp đương sự có hành vi cản trở định giá tài sản, Thẩm phán xử lí còn lúng túng, chưa đúng với quy định, hướng dẫn trên của pháp luật dẫn đến án bị hủy, sửa.

Thứ ba, một số kiến nghị về hoàn thiện định giá tài sản:

– Theo luật sư, các đương sự có quyền lựa chọn Hội đồng định giá tài sản hoặc tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành định giá tài sản. Trừ trường hợp phát sinh căn cứ định giá lại, đối với tài sản cần được định giá không cần phải tiến hành nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

– Đương sự cản trở hoạt động của Hội đồng thẩm định giá: Đối với trường hợp này cần có những biện pháp phối hợp giữa tòa án, hội đồng thẩm định thẩm định giá, cơ quan công an,…để bảo vệ Hội đồng định giá trong việc định giá đối với những vụ án phức tạp. Nếu người có hành vi cản trở đó không dừng hành vi thì Hội đồng định giá đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người có hành vi thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nào đó tương ứng theo quy định tại Điều 127 BLTTDS.

– Để khắc phục tình trạng Hội đồng định giá chỉ căn cứ vào khung giá mà địa phương ban hành để định giá, không tính theo giá thị trường hoặc nêu lý do không biết giá thị trường thế nào để xác định. Hội đồng định giá có thể tham khảo mức giá tại địa phương thông qua đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường có mặt chứng kiến tại phiên định giá. Chỉ định giá theo khung giá khi thu thập được các chứng cứ chứng minh khung giá đó cũng phù hợp với giá thị trường. Cần phải xác định việc định giá theo giá thị trường là nội dung bắt buộc được quy định trong của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự yêu cầu Hội đồng định gía phải định giá theo giá thị trường.

Fanpage:   Văn phòng Luật sư Hùng Phúc

Luathungphuc.vn

Định giá tài sản là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án, ngoài ra còn nhằm mục đích để bán đấu giá, thi hành nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp định giá tài sản sai lệch xảy ra tranh chấp, trong trường hợp cơ quan thi hành án định giá thấp hơn giá thị trường thì làm như thế nào?

Cơ quan thi hành án định giá tài sản

Quy định về định giá tài sản kê biên để thi hành án

Thỏa thuận được về giá

Theo quy định tại khoản 1 điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, 2018 trong trường hợp đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá ngay khi kê biên tài sản thì Chấp hành viên sẽ biên bản về thỏa thuận này. Đối với trường hợp này ít khi xảy ra việc yêu cầu định giá lại hoặc khiếu nại về giá.

Không thỏa thuận được về giá

Theo quy định tại khoản 2 điều  98 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, 2018 trong các trường hợp sau:

  • Đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được về tổ chức thẩm định giá
  • Nếu tổ chức thẩm định giá mà đương sự lựa chọn từ chối ký hợp đồng;
  • Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 điều 36 Luật thi hành án dân sự
  • Thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên

Và theo quy định tại Điều 104 BLTTDS 2015 định giá còn được thực hiện trong các trường hợp các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

>> Xem thêm: Thủ tục định giá tài sản giải quyết tranh chấp tài sản ai phải đóng tiền?

Định giá tài sản thấp hơn giá thị trường thì làm thế nào?

Thực hiện quyền khiếu nại

Theo quy định tại khoản 1 điều 140 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, 2018: “Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Tuy nhiên, việc xác định căn cứ trong trường hợp này tốn nhiều thời gian và công sức.

 Yêu cầu định giá lại tài sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, 2018: việc định giá được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại điều 98 của luật này dẫn đến sai lệch định giá tài sản
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá thì đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản và phải nộp chi phí tạm ứng định giá lại tài sản. Nếu nộp đơn yêu cầu định giá lại mà quá thời hạn 5 ngày làm việc thì yêu cầu định giá lại tài sản sẽ không được chấp nhận.

>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu định giá tài sản tranh chấp

Mẫu đơn yêu cầu định lại giá tài sản tranh chấp

 Trình tự, thủ tục yêu cầu định giá lại tài sản

Sau khi đã định giá tài sản, trong trường hợp các đương sự không đồng ý với đơn định giá tài sản thì có quyền yêu cầu định giá lại trình tự định giá được tiến hành theo quy định tại điều 18, điều 19 Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28/3/2014 như sau:

  • Tòa án đang giải quyết ra Quyết định định giá lại tài sản theo đơn yêu cầu của một hoặc các bên đương sự nếu có căn cứ rõ ràng cho thấy kết quả định giá tài sản không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá; hoặc Có căn cứ cho thấy Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thiếu trung thực, khách quan.
  • Tiếp đến, Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiến hành định giá lại tài sản. Nếu Tòa án cấp phúc thẩm đang giải quyết vụ việc dân sự mà phải định giá lại tài sản, thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể ủy thác cho Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ việc đó tiến hành định giá lại tài sản.
  • Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá khác thực hiện, thủ tục thành lập và các quy định về Hội đồng định giá lại tài sản thực hiện

Quyền yêu cầu định giá lại tài sản có bị giới hạn số lần hay không?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 99 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, 2018: “Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản.”

Như vậy, quyền yêu cầu định giá lại tài sản chỉ thực hiện một lần duy nhất kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.

Quyền yêu cầu định giá tài sản

Trên đây là bài viết về việc cơ quan thi hành án định giá tài sản thấp hơn giá thị trường thì phải làm gì?. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được  tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề