Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 121

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 27: Nguyên sinh vật

Quan sát hình 27.1, em có nhận xét gì về hình dạng của nguyên sinh vật.

Trả lời:

Hình dạng của nguyên sinh vật rất đa dạng: hình cầu [tảo lục], hình thoi, hình giày [trùng giày],... hoặc không có hình dạng nào cố định [trùng biến hình].

Câu 2

Dựa trên hình dạng của các nguyên sinh vật trong hình 27.1, em hãy xác định tên của các sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ ở Bài 21.

Trả lời:

Dựa vào mẫu vật nước ao hồ đã quan sát được ở bài 21, học sinh tự trả lời câu hỏi.

Câu 3

Nguyên sinh vật thường sống ở những môi trường nào? Lấy ví dụ.

Trả lời:

Nguyên sinh vật thường sống ở cơ thể sinh vật khác, môi trường nước,...

Ví dụ: Nấm nhầy sống ở mặt dưới lá và khúc gỗ; tảo lục sống ở nước ngọt;...

Câu 4

Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật bằng cách gọi tên các thành phần cấu tạo được đánh số từ [1] đến [4] trong hình 27.2. Từ đó, nhận xét về tổ chức cơ thể [đơn bào/đa bào] của nguyên sinh vật.

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật: [1] màng tế bào [2] chất tế bào [3] nhân tế bào [4] lục lạp

Tổ chức cơ thể của nguyên sinh vật là đơn bào.

Câu 5

Quan sát hình 27.3, 27.4 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Trả lời:

Hoàn thành bảng:

Câu 6

Quan sát hình 27.5, kết hợp với thông tin thực tế, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Trả lời:

Một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra: ngủ màn, diệt ruồi muỗi, vệ sinh cá nhân thường xuyên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ thoáng mát, tuyên truyền vận động vệ sinh môi trường cho mọi người xung quanh.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 27

Bài 1

Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm nguyên sinh vật

A. Trùng roi.B. Trùng kiết lị.C. Thực khuẩn thể.

D. Tảo lục đơn bào.

Đáp án: C

Bài 2

Hãy sử dụng các từ gợi ý: sinh vật, đơn bào, đa bào, tự dưỡng, dị dưỡng, nhân thực, nguyên sinh, tế bào, phân bố để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Nguyên sinh vật có cơ thể cầu tạo chỉ gồm một [1] .. Chúng xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta. Nguyên sinh vật [2] ... ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong

không khí và đặc biệt là trên cơ thể [3] ... khác.

Nguyên sinh vật thuộc Giới [4]... là những sinh vật [5] .... đơn bào. sống [6]...

Tảo thuộc giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực [7] ... hoặc [8]... sống [9]...

Đáp án:

[1] tế bào [2] phân bố [3] sinh vật [4] nguyên sinh [5] nhân thực

[6] tự dưỡng/dị dưỡng [7] đơn bào [8] đa bào [9] tự dưỡng

Bài 3

Vẽ sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị và biện pháp phòng chống.

Đáp án:

Sơ đồ con đường truyền bệnh kiết lị:

Phân người --> ruồi --> thức ăn --> cơ thể con người --> phát bệnh [dấu hiệu: đau bụng, tiêu chảy, sốt,...]

Biện pháp phòng chống:

    • Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
    • Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.
    • Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
    • Hạn chế các loại đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn…
    • Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.

Trả lời câu hỏi mở đầu, câu hỏi mục 1, mục 2 trang 120, 121, 122, 123, 124 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều – Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Những đặc điểm nào sau đây của động vật giúp em phân biệt được động vật với thực vật?

– Sinh vật đa bào.

– Thức ăn của chúng là các sinh vật khác.

– Có khả năng di chuyển.

Đặc điểm giúp phân biệt động vật và thực vật là:

– Thức ăn của chúng là các sinh vật khác [vì động vật không có lục lạp nên không quang hợp tự tổng hợp được chất dinh dưỡng, chúng là sinh vật dị dưỡng phải sử dụng các sinh vật khác làm thức ăn].

– Có khả năng di chuyển [thực vật sống cố định, không có khả năng di chuyển như động vật].

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 120 SGK KHTN 6 Cánh Diều

Lấy ví dụ động vật không xương sống và nêu môi trường sống của chúng.

Ví dụ về động vật không xương sống:

– Sống trong đất: Giun đất, bọ hung, …

– Sống dưới nước: cua, tôm, ốc, sứa, bạch tuộc, rươi, …

– Sống trên cạn: nhện, sâu, ốc sên, rết, bướm, …

Câu hỏi mục 2 trang 121 Khoa học 6 Cánh Diều

1. Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang.

Đặc điểm ngành Ruột khoang là:

– Không có xương sống.

– Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

2. Quan sát hình 22.2 và mô tả hình dạng của hải quỳ, sứa.

Hải quỳ: hình dạng giống một bông hoa, cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám, lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.

Sứa có cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn, thươnngf có màu trong suốt, miệng ở phía dưới, tua miệng dài, có tế bào tự vệ, di chuyển bằng cách co bóp dù.

Thực hành: Quan sát mẫu vật thật [sứa, thủy tức] hoặc mẫu ngâm, video, tranh ảnh và vẽ hình động vật quan sát được.

Thực hành 2. Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về san hô và viết một bài khoảng 300 từ giới thiệu về động vật này.

Rạn san hô là hệ sinh thái đa dạng nhất của đại dương và là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên hành tinh chúng ta. Các rạn san hô tuy chỉ chiếm chưa tới 1% diện tích đại dương nhưng lại có tới 25% số sinh vật biển sống ở đó, nhiều đến mức người thường ví những rạn san hô như những khu rừng nhiệt đới dưới đáy biển. San hô là các sinh vật biển tồn tại dưới dạng các thể polyp nhỏ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. San hô có thể tiết ra cấu truc canxi cacbonat tạo thành những bộ xương cứng. Phần lớn san hô phát triển tốt nhất trong môi trường nước ấm, nông, trong sạch, nhiều nắng và dao động.

San hô có tồn tại với rất nhiều hình dạng và màu sắc rực rỡ. Chẳng hạn san hô cứng có thể trông giống vỏ não [san hô não], hình sao, hình cành cây [san hô cành], hình đĩa,… Một số loại san hô mềm bao gồm san hô quạt, bút biển – trông giống như chiếc bút lông chim,…

Trong thế giới đại dương, các rạn san hô cung cấp nơi trú và thức ăn cho khoảng 4000 loài cá, 800 loài san hô và hàng trăm sinh vật biển khác.Trong nhiều trường hợp, rạn san hô còn là lá rào chắn bảo vệ chống xói lở bờ biển. Những lá chắn này còn làm giảm lực của sóng biển chuyển tới, giúp bảo vệ cho vùng đất và nước nằm phía sau rạn khi có bão.

Hiện nay, khoảng 70% các rạn san hô trên thế giới đang bị đe dọa do đó cần có các biện pháp cấp bách để bảo vệ hệ sinh thái san hô.

Câu hỏi 3: Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết sán dây, giun đũa, giun đất.

– Sán dây: cơ thể dẹp và mềm, phân đốt, chiều dài có thể 4-12m, đầu sán hơi dẹt, đường kính khoảng 1 đến 2 mm, có giác bám, không có vòng móc.

– Giun đũa có cơ thể hình ống, không phân đốt, chiều dài 20-30cm, thuôn nhọn 2 đầu.

– Giun đất có cơ thể hình ống dài 15-30cm, phân đốt, có các đôi chi bên.

THT1

Em hãy tìm hiểu các biện pháp phòng tránh các bệnh sau:

a] Bệnh do sán dây, sán lá gan gây nên.

b] Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên.

a] Bệnh do sán lá gan, sán dây gây nên. Người và động vật khi ăn phải trứng, ấu trùng sán chứa trong các thực phẩm sống, chưa được nấu chín kĩ. Trứng và ấu trùng đi vào cơ thể sẽ phát triển và gây bệnh cho người và động vật.

Biện pháp phòng tránh:

– Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.

– Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.

– Uống thuốc tẩy giun sán định kì cho cả người và vật nuôi.

– Tăng cường thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng bản thân trước những tác nhân gây bệnh.

b] Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên chủ yếu qua con đường ăn uống, ăn phải thực phẩm nhiễm trứng và ấu trùng giun.

Biện pháp phòng tránh:

– Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

– Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

– Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

– Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.

– Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.

– Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

– Tăng cường thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng bản thân trước những tác nhân gây bệnh.

Câu hỏi 4: Nêu những đặc điểm hình thái của ba loài động vật có trong hình 22.4.

Ốc sên: Vỏ ốc mỏng, có 4 đến 5 vòng xoắn, màu sắc thay đổi nhưng thường màu xám hạt dẻ nhạt, hay nâu có những vệt hay đốm vàng. Thân ốc mềm và nhớt màu nâu xám, thu hết vào bên trong vỏ khi không hoạt động. Khi hoạt động sên thò đầu và chân ra khỏi vỏ, đầu có 2 đôi râu vòi. Các râu vòi có thể thu rút vào trong đầu.

Con mực: Cơ thể gồm 2 phần: phần đầu có nhiều tua dài và phần thân trơn nhẵn.  Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng.

-Sò: hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn.

Câu hỏi: Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm.

Đặc điểm của các động vật ngành Thâm mềm:

– Cơ thể mềm.

– Không phân đốt.

– Đa số có lớp vỏ cứng bên goài bảo vệ cơ thể.

Luyện tập 1: Gọi tên các loài động vật trong hình 22.5 và nêu vai trò của các động vật trong đó.

Quan sát hình và dựa vào kiến thức thực tiễn.

Một số động vật thân mềm:

a] Sên trần: phá hại mùa màng, rau củ, thực vật.

b] Trai: thực phẩm, trang sức, lọc nước.

c] Ốc: Thực phẩm.

d] Bạch tuộc: thực phẩm.

e] Hàu: thực phẩm, làm thuốc.

Vận dụng 1. Kể tên một số động vật thân mềm có ở địa phương em. Nêu vai trò và tác hại của các loài đó trong thực tiễn.

Một số động vật thân mềm ở địa phương:

– Ngao: thực phẩm, sạch môi trường nước.

– Sò: thực phẩm, đồ trang trí.

– Mực: thực phẩm, làm thuốc.

TH3. Quan sát mẫu vật thật [mực, trai, ốc,…] hoặc mẫu vật ngâm, video, tranh ảnh và lập bảng về những đặc điểm hình thái cả đại diện quan sát theo gợi ý trong bảng 22.1.

CH6

Gọi tên các động vật trong hình 22.6, mô tả đặc điểm hình thái, nêu ích lợi và tác hại của chúng.

a] Con cua có lớp kitin cứng bao bọc toàn bộ cơ thể, 2 càng lớn, 8 chân phân đốt, mai cứng màu nâu xẫm. Cua dùng làm thực phẩm, làm thuốc.

b] Con châu chấu có màu xanh vàng hoặc nâu, râu hình sợi chỉ, hai bên đỉnh đầu về phía mắt kép có hai vệt sọc màu nâu kéo dài suốt ba đốt ngực, có cánh, 6 chân phân đốt, 2 chân sau phát triển dạng càng dài, lớn giúp chúng bật nhảy xa. Cào cào dùng làm thực phẩm, làm thuốc và còn gây hại cho mùa màng cây trồng.

c] Con nhện có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng, chúng có tám chân phân đốt, đôi kìm có tuyến độc, miệng không hàm nhai, không cánh. Nhện bắt các loại côn trùng bảo vệ cây trồng và còn dùng làm thuốc.

d] Con tôm có toàn bộ cơ thể được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin cứng, 10 chân phân đốt, có râu dài, phần đầu mai nhô ra sắc nhọn. Tôm dùng để làm thực phẩm.

CH7. Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết được các động vật thuộc ngành Chân khớp.

Đặc điểm của ngành Chân khớp là:

– có bộ xương ngài bằng chất kitin bảo vệ cơ thể

– các chân phân đốt, có khớp động linh hoạt

Tìm hiểu thêm: Quan sát mẫu vật thật [tôm, cua, nhện, châu chấu] hoặc lọ ngâm mẫu vật; mẫu khô; mô hình; video, tranh ảnh và mô tả hình thái ngoài của đại diện thuộc ngành Chân khớp mà em quan sát được.

Cua có lớp kitin cứng bao bọc toàn bộ cơ thể, 2 càng lớn, 8 chân phân đốt, mai cứng màu nâu xẫm.

Châu chấu có màu xanh vàng hoặc nâu, râu hình sợi chỉ, hai bên đỉnh đầu về phía mắt kép có hai vệt sọc màu nâu kéo dài suốt ba đốt ngực, có cánh, 6 chân phân đốt, 2 chân sau phát triển dạng càng dài, lớn giúp chúng bật nhảy xa.

Nhện có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng, chúng có tám chân phân đốt, đôi kìm có tuyến độc, miệng không hàm nhai, không cánh.

Tôm có toàn bộ cơ thể được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin cứng, 10 chân phân đốt, có râu dài, phần đầu mai nhô ra sắc nhọn.

Luyện tập 2. Nhận biết tên các động vật thuộc ngành Chân khớp trong hình 22.7 [gợi ý tên của các động vật: ve bò, ong, mọt ẩm, ve sầu, bọ ngựa, ruồi].

a] Mọt ẩm.

b] Ruồi.

c] Ve bò.

d] Ve sầu.

e] Bọ ngựa.

g] Ong.

Vận dụng 2. Lấy ví dụ động vật chân khớp có ở địa phương em và nêu ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người.

Một số động vật chân khớp ở địa phương:

– Ong: tiêu diệt một số côn trùng khác bảo vệ cây trồng, thụ phấn giúp cây, sản xuất mật ong tuy nhiên có thể đốt bị thương con người, vật nuôi.

– Ruồi: truyền nhiễm mầm bệnh, gây ô nhiễm môi trường.

– Bọ ngựa: tiêu diệt một số côn trùng bảo vệ cây trồng.

– Tôm: làm thực phẩm, làm thuốc.

– Muỗi: hút máu, truyền bệnh cho người và vật nuôi.

Luyện tập 3. Lập bảng phân biệt các ngành Động vật không xương sống theo các tiêu chí sau: đặc điểm nhận biết, các đại diện.

Video liên quan

Chủ Đề