Khoảng cách trong thực hiện công việc là gì

Chương 5. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN


Để:

Xem xét những việc đã qua: 44%

Chuẩn bị cho tương lai: 56%

1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH


1.1. Khái niệm

Đánh giá hiệu quả công việc là đánh giá cách làm việc trong quá khứ và hiện tại của một nhân viên dựa trên mức đánh giá hiệu quả công việc chuẩn.



1.2. Mục đích

Mục đích của đánh giá hiệu quả công việc là xem xét những việc đã qua [chiếm 45%] và chuẩn bị cho tương lai [chiếm 56%] nhằm:

[1]. Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên biết

Mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác;

Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc.

[2]. Có tác dụng kích thích, động viên công nhân viên thông qua:

Các thành tích được ghi nhận;

Có chế độ đãi ngộ hợp lý.

[3]. Tạo môi trường văn hóa hiểu biết lẫn nhau giữa nhân viên và nhà quản trị.

[4]. Nhà quản trị dựa vào kết quả đánh giá sẽ có quyết định đúng, chính xác về tiền lương; tiền thưởng cho công nhân viên;

[5]. Làm căn cứ để:

Xây dựng kế hoạch đào tạo và huấn luyện công nhân viên;

Hoạch định nhu cầu và tuyển dụng nhân viên;

Cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy


2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ


Các doanh nghiệp thường áp dụng nhiều cách đánh giá khác nhau. Phần lớn được thực hiện theo quy trình:

Xác định các yêu cầu cần đánh giá;

Chọn phương pháp đánh giá;

Tập huấn;

Thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá;

Triển khai thu thập thông tin;

Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá;

Xác định mục tiêu và yêu cầu mới cho nhân viên.



BưỚc 1: XáC ĐỊNH CáC YÊU CẦU CẦN ĐáNH GIá

Thường dựa vào kết quả phân tích công việc, bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc để xây dựng các tiêu chí cần đánh giá công nhân viên.

Ví dụ: Đánh giá thành tích công nhân sản xuất qua các tiêu chí:

Số lượng sản phẩm;

Chất lượng sản phẩm;

Định mức vật tư tiêu hao;

An toàn lao động, vệ sinh môi trường

Ví dụ: Đánh giá trưởng phòng kinh doanh thông qua các tiêu chí:

Doanh số bán hàng;

Tỉ lệ lợi nhuận;

Phát triển thị trường và sản phẩm mới;

Đào tạo và phát triển nhân viên trong phòng;

Sự hài lòng khách hàng: Khách hàng nội bộ & khách hàng bên ngoài:

BưỚc 2: CHỌN PHƯƠNG PHáP ĐáNH Giá

Trong thực tế có rất nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc như:

Phương pháp cho điểm.

Phương pháp xếp hạng.

Phương pháp quan sát hành vi.

Phương pháp phê bình lưu giữ.

Phương pháp phân tích định lượng

Không có phương pháp nào được cho là tót nhất cho tất cả các doanh nghiệp. Trong nội bộ một doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau cho từng đơn vị, bộ phận, cho các đối tượng công nhân viên khác nhau ở các lĩnh vực:

Công nhân lao động trực tiếp;

Nhân viên lao động gián tiếp;

Đối với cán bộ quản lý;

Vấn đề đặt ra là sự lựa chọn phương pháp phù hợp.



BƯỚC 3: TẬp HUẤN

Tập huấn hoặc kiểm tra lại kỹ năng đánh giá của cán bộ quản lý và các nhân viên phòng nhân sự tham gia vào chương trình đánh giá.



BƯỚC 4: THẢO LUẬN VỚI NHÂN VIÊN VỀ NỘI DUNG, PHẠM VI ĐáNH GIá

Các chỉ tiêu, thời gian, địa điểm, phương thức đánh giá. Việc làm này thỏa mãn tính công khai của công tác quản lý.

Ví dụ: Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên:

Kiến thức chuyên môn;

Quản lý công việc: hoạch định, truyền đạt/ hướng tới kết quả công việc, giải quyết vấn đề;

Sáng kiến lsáng tạo;

Phát triển con người: tính đồng đội, tự phát triển, phát triển người khác.

BưỚc 5: TRIỂN KHAI THU THẬP THÔNG TIN

Cách làm tương tự như phân tích công việc:

Phỏng vấn;

Trả lời câu hỏi

Quan sát.

Tiến hành đánh giá vừa theo định kỳ, vừa đột xuất.



BƯỚC 6: THẢO LUẬN VỚI NHÂN VIÊN VỀ KẾT QUẢ ĐáNH GIá

Nhà lãnh đạo nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá. Tìm hiểu những điềm nhất trí và chưa nhất trí trong đánh giá. Chỉ ra những điểm tốt, những điểm cần khắc phục, sửa chữa trong thực hiện công việc của nhân viên.



BưỚc 7: XáC ĐỊNH MỤC TIÊU Và YÊU CẦU MỚI CHO NHÂN VIÊN

Sau khi đánh giá cần đưa ra các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho từng loại nhân viên:

Đối với nhân viên giỏi;

Đối với nhân viên khá;

Đối với nhân viên trung bình;

Đối với nhân viên yếu, kém;

Để đảm do rằng các chỉ tiêu này là khả thi, lãnh đạo cần quan tâm tìm hiểu xem nhân viên cần được có những sự hỗ trợ nào từ phía doanh nghiệp và nhân viên phải có chương trình hành động cụ thể trong những khoảng thời gian nhất định.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ


Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Phương pháp cho điểm.

Phương pháp xếp hạng.

Phương pháp quan sát hành vi.

Phương pháp phê bình lưu giữ.

Phương pháp phân tích định lượng.



3.1. Phương pháp cho điểm

Là đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên căn cứ theo những yêu cầu, tiêu chuẩn chung đối với nhân viên về:

Số lượng công việc;

Chất lượng công việc;

Thái độ;

Khả năng;

Kỹ năng;

Cách cư xử;

Kiến thức

Đối với mỗi tiêu chí, nhà quản lý được yêu cầu chấm điểm theo bảng điểm



Ví dụ: Bảng 5.2. Hệ thống chấm điểm

Đáp ứng yêu cầu khách hàng trong vòng 24 giờ

1

2

3

Cần cải thiện

Có thể chấp nhận được

Xuất sắc




1

2

3

4

5

Không thể chấp nhận được

Dưới trung bình

Có thể chấp nhận được

Trên trung bình

Xuất sắc




1

2

3

4

Không bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường thường

Luôn luôn




1

2

3

4

5

0 10%

thời gian



11 40%

thời gian



41 60%

thời gian



61 90%

thời gian



91 100%

thời gian






1

2

3

4

5

Kém

Chất lượng phục vụ khách hàng

Xuất sắc




1

2

3

4

5

Không bao giờ




Luôn luôn

Nguồn: Tài liệu số [9], trang 21.

Mỗi nhân viên sẽ được đánh giá theo từng yêu cầu sau đó tổng hợp lại sẽ có kết quả đánh chung về tình hình thực hiện công việc của nhân viên đó.



3.2. Phương pháp xếp hạng

Tất cả nhân viên hoặc nhóm nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ người có kết quả giỏi nhất đến người có kết quả yếu nhất với những chỉ tiêu chính như: thái độ làm việc kết quả thực hiện công việc

Có thể xếp hạng nhân viên trong mỗi bộ phận hoặc từng nhóm nhân viên trong hàng khoáng thời gian nhất định: hàng tháng, quý, 6 tháng, năm.

Đây là phương pháp đánh giá nhân viên đơn giản và được áp dụng rất rộng rãi trong các doanh nghiệp nhỏ.



3.3. Phương pháp quan sát hành vi

Được thực hiện trên cơ sở quan sát các hành vi thực hiện công việc của nhân viên. Căn cứ vào hai yếu tố:

Số lần quan sát;

Tần số nhắc lại của các hành vi.

Nhà quản lý sẽ ghi nhận những sai lầm, những thành tích dù lớn, dù nhỏ được lặp đi, lặp lại nhiều lần để đi đến kết luận là.

Nhân viên tốt;

Nhân viên chưa tốt.

Ví dụ: đi trễ thường xuyên.



3.4. Phương pháp phê bình lưu giữ

Nhà quản lý chỉ ghi nhận lại những khuyết điểm lớn, ưu điểm lớn của nhân viên. Những kết quả bình thường không ghi lại. Như vậy, phương pháp này chỉ đánh giá những nhân viên thực hiện công việc rất tốt hoặc rất yếu.

Phương pháp phê bình lưu giữ sẽ nhắc nhở các nhà quản lý nhớ về những điểm yếu, những sai sót của cấp dưới và có biện pháp giúp đỡ họ làm việc tốt hơn.

3.5. Phương pháp phân tích định lượng

Đây là phương pháp được phát triển tiếp theo, cụ thể hơn của phương pháp cho điểm. Nhà quản lý phải:

Xác định các yêu cầu cần đánh giá;

Xác định các mức độ cho mỗi yêu cầu;

Xác định mức độ đạt được của người đánh giá;

Tính điểm cho người được đánh giá.

Ví dụ:

Bảng 5.3: Phiếu đánh giá

thư ký giám đốc Nguyễn Thị Kim Anh


Tiêu chí

Mức độ yêu cầu Ki

Mức độ đạt được Gi

Tổng điểm Ki.Gi

1 Tháo vát

8

7

56

2 Cẩn thận

8

9

72

3 Sử dụng TBVP

8

6

48

4 Ngoại ngữ

8

7

56

5 Ngoại hình

8

8

64

6 Trung thành

9

9

81

7 Ý thức

8

7

56

Cộng

57

53

433

Nguồn: Tài liệu số [9], trang 35.

Điểm trung bình của Nguyễn Thị Kim Anh là:

Đtb = [ Ki.Gi]: Ki

= 433 : 57 = 7.6

Quy định: Trên 8.5: giỏi

Từ 7 8.5: khá

Từ 6 6,9: trung bình

Dưới 6: kém

Lưu ý: Với cùng một loại công việc, tại các doanh nghiệp khác nhau, có thể sẽ có sự khác nhau về số lượng, nội dung các yêu cầu tiêu chuẩn và điểm trọng số các yêu cầu khi thực hiện công việc.

@. Ưu điểm của phương pháp phân tích định lượng:

Định lượng đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên giúp cho doanh nghiệp dễ dàng so sánh phân loại nhân viên;

Giúp cho nhân viên hiểu rõ, chính xác các yêu cầu của doanh nghiệp đối với họ. Nhân viên biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong quá trình thực hiện công việc, từ đó có thể điều chỉnh, cố gắng rèn luyện phấn đấu tốt hơn.



@. Nhược điểm:

Tốn kém thời gian


4. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ


Tiêu chuẩn đánh giá không rõ rằng;

Có sự đối đầu giữa nhà quản lý và người được đánh giá;

Thiếu sự chuẩn bị;

Không có thông tin phản hồi và chứng cứ đầy đủ;

Không lắng nghe;

Mặc cả về số điểm


CÂU HỎI ÔN TẬP Và BàI TẬP TìNH HUỐNG

1. Theo bạn, những sai lầm trong đánh giá thành tích nhân viên có thể dẫn đến những hậu quả gì?

2. Phân tích các ưu, nhược điểm của phương pháp đánh giá thành tích nhân viên.

3. Anh/ chị hãy xây dựng tiêu thức để đánh giá kết quả thực hiện công việc cho các chức danh:

Thư ký văn phòng;

Nhân viên bán hóa mỹ phẩm.

4. Bài tập tình huống:

Tuần trước, Giám đốc công ty đề nghị Loan Giám đốc nhân sự liên lạc với một số Trung tâm đào tạo để sắp xếp các khoá đào tạo kỹ năng quản lý cho các trưởng bộ phận trong công ty.

Theo giám đốc qua những lần tiếp xúc và làm việc với những người thuộc cấp quản lý của công ty khác trong ngành, ông thấy họ vượt trội so với những người đang giữ chức vụ tương tự trong công ty.

Điểm khác biệt rõ rệt nhất là những người trong công ty thiếu hẳn tác phong quản lý linh hoạt và khoa học. Tuy ở vai trò quản lý nhưng họ hành xử như những nhân viên bình thường. Họ không biết phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện công việc và luôn luôn hỏi ý kiến ông về tất cả mọi việc, không tự đưa ra quyết định hay giải pháp nào.

Các trưởng bộ phận còn cho biết họ cũng rất muốn tìm tòi thêm thông tin trên internet để hỗ trợ công việc quản lý, nhưng công ty vẫn chưa tạo điều kiện cho họ.

[1]. Theo bạn đề nghị của Loan sẽ giúp công ty tránh khỏi những sai lầm gì?

[2]. Khoảng cách trong thực hiện công việc là gì? Theo bạn đâu là nguyên nhân gây ra khoảng cách này?

[3]. Loan nên đề xuất đào tạo những kỹ năng gì để cải thiện tình hình? Có những giải pháp nào ngoài đào tạo.

[4]. Bạn hãy giúp Loan phác thảo một kế hoạch đào tạo bằng cách nêu ra những yếu tố cần cân nhắc trong kế hoạch.



Каталог: library
library -> Tiểu luậN : Ứng dụng mạng neural trong nhận dạng ký TỰ quang học gvhd : ts. Đỗ Phúc


Поделитесь с Вашими друзьями:

Video liên quan

Chủ Đề