Khu tây nam sài gòn gồm những quận nào năm 2024

TP.HCM đến năm 2025 sẽ phát triển theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các khu đô thị vệ tinh theo bốn hướng: bắc, đông, tây, nam. Khu đô thị trung tâm sẽ bao gồm các quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú, quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11. Các khu đô thị vệ tinh lần lượt như sau:

Khu đô thị Bắc TP.HCM

Còn được gọi là đô thị đại học bao gồm huyện Củ Chi và Hóc Môn. Đây là một đô thị mới, có diện tích quy hoạch lớn nhất TP.HCM: hơn 6.000 ha. Theo đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000, khu đô thị Bắc TP.HCM sẽ là một trung tâm giáo dục cấp thành phố với nhiều trường đại học tầm cỡ quốc gia và khu vực, khi hoàn thành, có khả năng tiếp nhận khoảng 75.000 người đến học tập và sinh sống. Đây sẽ còn là một trung tâm thương mại, y tế, thể dục, thể thao… cấp thành phố, với 11 phân khu chức năng như khu trung tâm công cộng, khu thương mại, dịch vụ, y tế, công nghiệp, kho bãi trung chuyển… Trong đó, sẽ có bảy trung tâm lớn, nhỏ với một cặp đô thị lớn cấp vùng theo hướng đông – tây, ba trung tâm nhỏ hơn và hai tiểu trung tâm dành cho phần còn lại của đô thị. Trong các trung tâm này là 35 trung tâm khu dân cư sẽ hình thành nên các hạt nhân của các cộng đồng dân cư nhỏ. Tập hợp các trung tâm khu dân cư sẽ tạo nên trung tâm đô thị.

Khu đô thị Đông TP.HCM

Với hạt nhân là khu công nghệ cao với quy mô 872ha, khu đại học quốc gia có quy mô 800ha, công viên văn hoá lịch sử dân tộc quy mô 395ha… Những cụm khu đô thị này khi nhìn tổng thể sẽ tạo thành khu đô thị khoa học – công nghệ ở Thủ Đức và quận 9.

Dự án nằm trong hướng phát triển không gian đô thị chủ đạo của TP.HCM và ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm thành phố 15 km. Tổng diện tích đầu tư – xây dựng của dự án được thành phố xác định là 913,16ha nằm trên địa bàn năm phường của quận 9: Tân Phú, Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B và Long Thạnh Mỹ. Trong tương lai, khu Công nghệ cao TP.HCM được xây dựng hoàn chỉnh và nối kết với khu đại học Quốc gia tạo thành khu khoa học công nghệ Đông Bắc thành phố. Cùng với khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu thể dục thể thao Rạch Chiếc, khu quần thể Lịch sử văn hoá dân tộc và khu Công nghiệp cảng Cát Lái, khu vực này sẽ trở thành vùng phát triển đô thị hiện đại phía đông.

Khu đô thị Nam TP.HCM

Trọng tâm là khu đô thị Nam Sài Gòn [quận 7] và khu đô thị cảng Hiệp Phước. Khu đô thị Nam Sài Gòn bao gồm quận 7 [phường Tân Phong, Tân Phú với diện tích 868ha]; nam quận 8 [một phần phường 7 với diện tích 268ha]; nam huyện Bình Chánh [xã An Phú Tây, Phong Phú, Bình Hưng, Hưng Long với diện tích 1.839ha]. Quy mô diện tích điều chỉnh là 2.975ha tổng diện tích tự nhiên [tổng diện tích phê duyệt trước đây chỉ 2.612ha].

Khu Nam sẽ là khu đô thị mới hiện đại, đồng thời là khu đô thị sinh thái, đô thị xanh mang sắc thái giữ gìn thiên nhiên, đặc trưng miền sông nước, và cũng là khu hỗn hợp đa chức năng gồm trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học, công nghiệp sạch, văn hoá giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí và dân cư. Khu đô thị cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè với diện tích 3.900ha, dự kiến dân số 180.000 người [năm 2020]. Đô thị cảng Hiệp Phước là khu đô thị cảng biển quốc tế quy mô lớn, khu đô thị công nghiệp, khu đô thị dịch vụ logistics và là khu đô thị hiện đại.

Khu đô thị Tây TP.HCM

Nằm gọn tại huyện Bình Chánh có diện tích khoảng 500ha. Hiện nay khu đô thị này đã được giao cho tổng công ty Sông Hồng làm chủ đầu tư. Ở khu đô thị này sẽ phát triển những cụm nhà ở, trung tâm thương mại quy mô lớn nhằm thay đổi bộ mặt đô thị tại phía tây TP.HCM.

Khu Tây sài Gòn gồm những quận nằm ở phía tây, những quận này đang ngày càng phát triển về mọi mặt. Cùng tìm hiểu tiềm năng phát triển của khu Tây Sài Gòn qua bài viết.

Khu tây sài gòn gồm những quận nào?

Khu Tây Sài Gòn trong giai đoạn những năm 2005 chủ yếu phát triển về mặt công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây những quận huyện của Tây Sài Gòn dần dần vươn mình trên thị trường bất động sản. Có thể nói tiềm năng phát triển khu Tây Sài Gòn rất nhiều. Các quận thuộc phía Tây Sài Gòn gồm có: quận 12, quận Bình Tân, quận 6, quận Tân Phú, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, Củ Chi. Hầu hết, các quận huyện này đều đã sở hữu một hạ tầng giao thông thuận tiện, tương đối hoàn thiện và đã và đang tăng nhiệt trên thị trường bất động sản thành phố.

Quy hoạch khu Tây TPHCM

Dưới đây là bản đồ quy hoạch các quận huyện thuộc khu tây Sài Gòn

Bản đồ quy hoạch huyện Bình Chánh

Bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi

Bản đồ quy hoạch huyện Hóc Môn

Bản đồ quy hoạch quận 6

Bản đồ quy hoạch quận 12

Bản đồ quy hoạch quận Tân Phú

Hệ thống hạ tầng giao thông khu Tây Sài Gòn

Nếu nói đến việc đầu tư vào hạ tầng khu vực thì Thành Phố HCM dồn phần lớn tiềm lực vào khu Đông Sài Gòn và khu Nam Sài Gòn. Tuy nhiên, không vì thế mà khu Tây Sài Gòn bị bỏ quên, bởi lẽ tiềm năng phát triển của khu Tây Sài Gòn cũng không hề kém cạnh so với các phân khu còn lại của thành phố.

Một trong những công trình hạ tầng quy mô giúp nâng tầm khu vực Tây Sài Gòn đó là tuyến metro số 2 [giai đoạn 3: Tham Lương- Củ Chi]. Tuyến metro số 4, kết nối quận 12, củ chi và khu Đông Sài Gòn, trung tâm thành phố.

\>>Đọc thêm: Tổng hợp thông tin mới nhất về tuyến Metro số 2

Sơ đồ các tuyến Metro TPHCM- Tuyến số 2 màu tím

Theo ông Nguyễn Thành Phong [chủ tịch UBND TPHCM] trong năm 2018, thành phố sẽ tập trung phát triển kết cấu của một số thị trường trọng điểm gắn với việc chỉnh trang đô thị. Theo đó, chính sách giãn dân sẽ được tiến hành, dân cư thành phố sẽ được kéo giãn ra các vùng ven và hạ tầng giao thông phục vụ cho chính sách cũng đã hoàn thiện.

Hạ tầng đã hoàn thiện nhằm kết nối khu Tây Sài Gòn với trung tâm thành phố như: đường Võ Văn Kiệt [Bình Tân] khu đường Lũy Bán Bích, Kinh Dương Vương [Tân Phú],… Những công trình hạ tầng này đã được đưa vào sử dụng và có tầm quan trọng trong việc giải tỏa áp lực giao thông và kết nối vùng ven với trung tâm thành phố.

Để từ các huyện vùng ven đi vào trung tâm thành phố thì chỉ có 1 còn đường ngắn nhất đó là đường Cộng Hòa- Trường Chinh. Từ lâu hai con đường này đã trở thành nỗi khiếp sợ cho dân vùng ven khi di chuyển vào thành phố vì tình trạng kẹt xe bất chấp thời gian của con đường.

UBND thành phố đã chọn xong nhà thầu vào tháng 8/2019 và chuẩn bị tiến hành dự án mở rộng nâng cấp đường Trường Chinh. Cụ thể là nâng cấp, mở rộng đường Trường Chinh đoạn từ đường Cộng Hòa đến đường Âu Cơ [Q.Tân Bình, và Tân Phú] dài 904m, rộng 60m cho 10-12 làn xe lưu thông. Tổng mức đầu tư là 2.147 tỉ đồng, trong đó vốn xây lắp 100,1 tỉ đồng, đền bù giải tỏa Q.Tân Bình là 1.288 tỉ đồng, đền bù giải tỏa Q.Tân Phú khoảng 759 tỉ đồng.

Ngoài ra, còn có dự án mở rộng đường Tân Qùy Tân Qúy đoạn từ đường Lê Trong Tấn đến đường Cộng Hòa [Q.Tân Bình và Tân Phú] đã chọn xong nhà đầu tư và đang trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Hầm chui An Sương đã được đưa vào sử dụng

Hầm chui An Sương nằm trên đường Trường Chinh- quốc lộ 22 ngay tại bến xe An Sương sau thời gian dài thi công cũng đã hoàn thành 90% và đã được đưa vào sử dụng. Những nơi được coi là điểm đen trong tắc nghẽn giao thông của thành phố đã nhanh chóng được xử lý.

Mở rộng đường tỉnh lộ 8 huyện Củ Chi: đã hoàn thành một số đoạn. Tỉnh lộ 8 là một trong những tuyến đường huyết mạch kết nối huyện Củ Chi với trung tâm thành phố, trải dài khu công nghiệp Đông Nam tiếp cận Khu Công nghiệp Tây Bắc [gần thị trấn Củ Chi] kéo dài đến Cụm công nghiệp Đức Hoà – Đức Huệ [Long An]. Từ vị trí này của Tỉnh lộ 8, đi theo Quốc lộ 22 có thể đến Cụm Công nghiệp Trảng Bàng [Tây Ninh].

Tỉnh lộ 8 kết nối củ chi với Tây Ninh, Tphcm, Bình Dương và Long An, mang ý nghĩ trọng yếu về kinh tế, giao thông và bất động sản

Tiềm năng phát triển lớn mạnh của khu Tây Sài Gòn

Hạ tầng giao thông kết nối dần hoàn thiện, từ khu Tây Sài Gòn có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm thành phố hoặc ra các tỉnh lân cận. Chính vì vậy, những nhà đầu tư đã nắm bắt cơ hội trước khi áp lực dân số tăng cao tại các vùng ven. Chỉ một vài động tĩnh từ hạ tầng cũng dần làm tăng nhiệt thị trường bất động sản Tây Sài Gòn.

Tiềm năng phát triển lớn mạnh của khu Tây Sài Gòn

Theo ông Lê Hoàng Châu, giá trị bất động sản khu Tây tuy chưa cao bằng khu Đông và Nam, nhưng là có tiềm năng lớn và giá cả hợp lý hơn trong thời điểm hiện tại. Nếu xét về hạ tầng giao thông thì nhiều công trình cũng đã được đầu tư trở thành công trình trọng điểm quốc gia. Xét về mặt cảnh quan, không khí khu vực Tây Sài Gòn vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ trong lành của nó. Khu Tây là khu vực sở hữu mật độ cây xanh lớn nhất Thành phố với hai công viên lớn là Công viên Gia định 32 ha và Công viên Hoàng Văn Thụ 11ha.

Chủ Đề