Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép năm 2024

Dựa vào Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được định nghĩa là việc sử dụng xe ô tô để vận tải hàng hóa hay hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Đơn vị kinh doanh vận tải có thể là doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay hợp tác xã tham gia hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp cần được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để có thể hoạt động. Trong bài viết này, Quang Minh sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến việc xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Trao niềm tin đến cho các doanh nghiệp

Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được xem là giấy chứng nhận được cấp cho các cá nhân hay tổ chức kinh doanh vận tải bởi các cơ quan có thẩm quyền. Nhờ đó, doanh nghiệp này có thể hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp khi đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

Hiện nay, các lĩnh vực vận tải phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:

  • Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe ô tô.
  • Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt.
  • Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
  • Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách thông qua hợp đồng.
  • Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô.
  • Hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Trước khi xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cá nhân hay tổ chức cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trước. Có thể đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ cá thể hoặc doanh nghiệp, tùy theo mong muốn hoặc nhu cầu.

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Phương tiện vận tải cần bảo đảm chất lượng, số lượng và niên hạn sử dụng phù hợp với cách thức kinh doanh. Đồng thời, phương tiện kinh doanh vận tải cần được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
  • Số lượng nhân viên lái xe và phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động và phù hợp với phương án kinh doanh. Nhân viên trên xe cần được tập huấn nghiệp vụ về an toàn giao thông và kinh doanh vận tải. Người lái xe đang bị cấm hành nghề không được phục vụ trên xe.
  • Cá nhân điều hành trực tiếp hoạt động vận tải phải có trình độ chuyên môn liên quan đến vận tải.
  • Địa điểm đỗ xe phù hợp với quy mô hoạt động, bảo đảm trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ.

Các giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là cần thiết

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô [theo mẫu].
  • Bản sao chứng thực hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ chứng thực của người điều hành vận tải trực tiếp.
  • Văn bản quyết định thành lập và quy định của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông bản sao hoặc bản chính [đối với những hoạt động vận tải cụ thể].

Đối với hộ kinh doanh

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô [theo mẫu].
  • Bản sao chứng thực hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nơi nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cần nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Hồ sơ được tiếp nhận và xem xét tại Sở Giao thông Vận tải thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định tại khoản 1 Điều 17, doanh nghiệp tham gia hoạt động vận tải hàng hóa hay hành khách phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm các nội dung sau:

  • Thông tin về tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh.
  • Thông tin về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số, ngày cấp và cơ quan cấp.
  • Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh.
  • Các hình thức thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Cơ quan có chức năng cấp Giấy phép kinh doanh.

Công ty Dịch vụ Tư vấn Luật Quang Minh chất lượng hàng đầu

Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Sau khi soạn thảo hồ sơ gồm những văn bản nêu trên, đơn vị kinh doanh nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ

Trong vòng 03 ngày làm việc, Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ cần bổ sung hay sửa đổi, cơ quan cấp Giấy phép sẽ có văn bản thông báo đến đơn vị kinh doanh vận tải. Thông báo này được chuyển trực tiếp, bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 3: Nhận kết quả Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, trong 05 ngày làm việc, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh sẽ thẩm định và cấp Giấy phép cho đơn vị.

Nếu đơn vị xin cấp phép chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép, cơ quan chức năng sẽ trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, có nêu rõ lý do.

Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Công ty muốn giao hàng hóa cho khách bằng ô tô nhỏ 2,5 tấn thì có cần xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô không?

Căn cứ Nghị định 10/2020/NĐ-CP về cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được xem là việc thực hiện ít nhất một trong các hoạt động vận tải để vận chuyển hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm để sinh lợi. Do đó, công ty sử dụng ô tô nhỏ 2,5 tấn để giao hàng hóa cho mục đích sinh lợi cần xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thời hạn bao lâu theo quy định mới nhất hiện nay?

Nghị định 10/2020/NĐ-CP không quy định về thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Như thế, cho đến khi Nghị định này hết hiệu lực, Giấy phép kinh doanh vận tải của đơn vị kinh doanh không cần được cấp lại.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô được nộp tại đâu?

Khi có nhu cầu xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, bạn hãy soạn hồ sơ và nộp tại cơ quan chức năng. Cụ thể là tại Sở Giao thông Vận tải – nơi đơn vị đặt trụ sở chính.

Trên đây là những chia sẻ của Tư vấn Quang Minh về việc xin cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Quang Minh sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh cho khách hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu giải đáp mọi băn khoăn có liên quan, hãy gọi ngay đến hotline của Quang Minh 0932.068.886 nhé! Chuyên viên pháp lý của chúng tôi sẽ tư vấn nhanh chóng cho khách hàng.

Giấy phép kinh doanh vận tải do Ai Cập?

Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Kinh doanh vận tải cần những giấy tờ gì?

  1. Đăng ký xe; b] Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; c] Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; d] Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới".

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô có thời hạn bao lâu?

\=> Như vậy, theo quy định trên thì Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thời hạn trong vòng 7 năm. Được cấp lại trong các trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, hoặc giấy phép kinh doanh hết hạn.

Không có Giấy phép kinh doanh vận tải phạt bao nhiêu?

Theo đó, tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Chủ Đề