Làm cách nào để sữa về đều 2 bên

Theo các bác sĩ chuyên khoa, cách làm sữa mẹ xuống nhiều đôi khi rất đơn giản, chỉ cần áp dụng đúng cách cho bé bú là có thể "gọi" sữa về nhiều, khi bé bú mẹ, hành động mút của bé giúp mẹ giải phóng nhiều hormone prolactin giúp cơ thể mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Nếu càng cho con bú đúng cách thường xuyên thì người mẹ sẽ càng có nhiều prolactin trong máu và càng sản xuất nhiều sữa hơn. Mẹ nên cho con bú hoặc hút sữa trong vòng 1 giờ sau khi sinh, cho bé bú cách mỗi 2,5 – 3 giờ một lần.

Sữa mẹ nhiều hay ít không chỉ tùy vào cơ địa mỗi người mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác. Nếu sau sinh các bà mẹ gặp trường hợp ít sữa, mất sữa thì hãy thử các cách sau đây:

Cho con bú ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt

Dù sinh thường hay sinh mổ, các bà mẹ cần cho bé bú thường xuyên ngay sau khi sinh kể cả khi sữa chưa có mấy. Lúc này, nhu cầu sữa của bé không cao, việc cho bé bú sớm sẽ giúp bé được hưởng nguồn nguồn sữa non vô cùng quý giá vốn chỉ tồn tại trong 72 giờ đầu tiên sau sinh đồng thời kích thích sữa mẹ về nhiều hơn.

Khi bé bú, cơ thể mẹ sẽ tự động sản xuất sữa theo nhu cầu. Bé càng bú mẹ nhiều thì cơ thể sẽ càng tiết ra nhiều sữa hơn. Mẹ cứ thoải mái cho con bú theo nhu cầu của bé, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Sau khi bé bú no, mẹ có thể dùng máy hút hết lượng sữa còn lại để cơ thể tái tạo sữa mới bằng với lượng đã mất.

Gợi ý cách massage ngực giúp kích thích tuyến sữa

Massage ngực nhẹ nhàng

Việc massage ngực nhẹ nhàng giúp kích thích các tuyến sữa. Các bà mẹ có thể massage ngực mỗi bên từ 5 – 10 phút làm thông các tia sữa, giúp sữa về nhiều hơn. Khoa học đã chứng minh, massage quanh bầu ngực, cơ thể sẽ tăng tiết prolactin và oxytocin, giúp kích thích sữa tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, động tác mát xa cũng góp phần đánh tan các cục sữa đông, nếu có, giúp khơi dòng chảy của sữa trong các tiểu thùy và ống dẫn sữa, đây cũng là cách làm sữa mẹ xuống nhiều và đều hơn.

Cách massage như sau: dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa vuốt nhẹ theo hướng về phía quầng ti; hoặc chụm ba ngón tay quanh đầu vú, túm và kéo nhẹ ra ngoài mô phỏng cách bé bú nhằm kích sữa.

Uống nhiều nước ấm

Sữa mẹ chứa 90% nước. Chính vì vậy, nếu mẹ còn thắc mắc sữa mẹ ít phải làm sao, thì hãy uống thật nhiều nước. Lượng nước khuyên dùng với mẹ cho con bú là khoảng 3 lít nước ấm mỗi ngày.

Ăn uống khoa học, đa dạng các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất

Bà mẹ sau sinh không nên kiêng khem quá nhiều tránh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng từ đó ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Ăn đủ chất cũng là đáp án cho câu hỏi ăn gì để sữa mẹ đặc hơn. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể tham khảo nhóm thực phẩm lợi sữa như cà rốt, bí đỏ, các loại rau màu xanh đậm, ngũ cốc [đậu đen, đậu xanh,…], các loại hạt [hạnh nhân, óc chó, hạt điều].

Bà mẹ sau sinh cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa.

Cho con bú đúng cách

Trẻ sơ sinh cần bú ngay sau 1 giờ đầu khi sinh để kích thích sữa non xuống sớm. Các mẹ cần cho trẻ bú theo nhu cầu, bất cứ khi nào bé đói và đòi bú, không giới hạn thời gian của mỗi bữa bú, để bé bú đến khi nào tự ngưng thì thôi, chờ cho bé bú hết sữa một bên vú rồi mới tiếp tục cho bú vú còn lại, làm như thế cả hai vú đều được kích thích tạo sữa cân bằng.

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý

Không chỉ có chế độ ăn uống khoa học, mẹ cho con bú còn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, stress. Ngủ đủ là cách làm sữa mẹ xuống nhiều hơn. Bà mẹ sau sinh cần ngủ đủ 8-10h/ngày. Sau sinh người mẹ nên giữ tinh thần thư giãn, thoải mái, sữa sẽ nhanh về hơn. Mẹ cũng luôn phải có niềm tin vào bản thân, chắc chắn rằng mình sẽ có sữa. Khi mẹ có niềm tin chắc chắn, tinh thần sẽ được củng cố và kích thích cơ thể sớm khởi động quá trình tạo sữa. Khi người mẹ thoải mái, hạnh phúc, em bé cũng có cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực và trở nên vui vẻ hơn.

Hiện nay, hút sữa được nhiều mẹ bầu sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều chỉnh lượng sữa, đồng thời đáp ứng nhu cầu ăn của bé trong trường hợp mẹ không thể ở gần. Tuy nhiên, làm thế nào hút sữa đúng cách để không bị mất sữa là điều băn khoăn của không ít mẹ bầu.

Hút sữa là hành động sử dụng một thiết bị có lực hút để tác động lên bầu ngực giúp thúc đẩy ngực mẹ tiết sữa ra nhanh hơn. Hiện nay, phần lớn các mẹ bầu sau sinh đều kết hợp cách cho con bú truyền thống với phương pháp hút sữa. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách hút sữa để sữa về nhiều.

Có nhiều lợi ích của việc hút sữa bao gồm:

  • Tránh tắc tia sữa: Hút sữa đúng cách còn có thể ngăn chặn được tình trạng tắc tia sữa ở mẹ sau sinh, đặc biệt là những mẹ có nhiều sữa, từ đó hạn chế nguy cơ gây căng tức vú, viêm tắc tuyến sữa và áp xe vú.
  • Dự trữ sữa mẹ: Hút sữa là một biện pháp dễ dàng giúp dự trữ và bảo quản sữa.
  • Bảo vệ bầu ngực người mẹ: Tránh được những nguy cơ như tổn thương núm vú, nứt nẻ núm vú, viêm da, co thắt mạch máu và nhiễm trùng núm vú.
  • Giúp có lượng sữa nhiều hơn: Thực hiện hút sữa có kế hoạch cũng là một phương pháp giúp kích thích bà mẹ về nhiều sữa hơn. Do đó, đây cũng là một phương pháp giúp điều chỉnh lượng sữa dễ dàng và chủ động.
  • Hỗ trợ cho bé bú trong trường hợp không thể ngậm bắt vú mẹ tốt hay do dị tật bẩm sinh.
  • Hút và trữ sữa sẽ giúp cho bé có thể được ăn sữa ngay cả khi không có mẹ ở bên khi mẹ bị ốm phải cách ly với trẻ, trẻ sinh non nằm ở khu vực chăm sóc đặc biệt nên không thể ở cạnh mẹ, mẹ bị trầm cảm sau sinh, mất ngủ hoặc chỉ là muốn có thời gian nghỉ ngơi...

Mặc dù mỗi máy hút sữa có những đặc điểm riêng biệt, nhưng cách hút sữa cơ bản sẽ giống nhau. Ngoài ra, việc hút sữa đúng cách để sữa về nhiều còn dựa vào lượng sữa theo nhu cầu của bé, lịch hút sữa cho từng thời kỳ phát triển của bé và những phương pháp hỗ trợ khác như chế độ ăn uống, sinh hoạt, tâm lý của mẹ...

2.1. Cách hút sữa hiệu quả

Hút sữa bằng máy hút bằng điện

  • Rửa tay sạch sẽ và kiểm tra máy hút để đảm bảo hoạt động bình thường, đồng thời vệ sinh và đảm bảo tiệt trùng các thiết bị.
  • Massage ngực với khăn ấm trước khi hút.
  • Chọn tư thế sao cho thoải mái mất.
  • Đặt phễu hút vào giữa núm vú và ấn nhẹ vào vú. Lựa chọn phễu hút vừa với núm vú, tốt nhất là phải lớn hơn núm vú khoảng 3 - 4 mm, đồng thời phễu hút phải không gây khó chịu cho mẹ.
  • Bắt đầu hút ở áp lực thấp, sau đó tăng dần đến áp lực hút cao nhất mà các mẹ vẫn cảm thấy thoải mái. Hút mỗi bên vú từ 15 - 20 phút.
  • Sau khi sữa ngưng chảy, giữ thêm vài phút hoặc vắt sữa lại bằng tay để bảo đảm bầu ngực rỗng.
  • Nếu có thể hãy sử dụng loại máy hút đôi để tiết kiệm thời gian.

Hút sữa bằng máy hút bằng tay

  • Rửa tay và máy hút để đảm bảo sạch sẽ.
  • Đầu tiên hãy vắt sữa bằng tay bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng từng bên, có thể dùng khăn ấm lau quanh vú trước khi xoa bóp.
  • Khi đã kích thích vú, đặt một núm vú vào giữa phễu của máy bơm và đặt nó nằm ngang so với vú.
  • Bóp máy vắt nhịp nhàng giống theo nhịp bú của trẻ.
  • Thực hiện các bước tương tự ở bên ngực còn lại.
  • Vắt sữa bằng tay cho đến khi cảm giác trống sữa.

2.3. Lịch hút sữa

Nhiều bà mẹ thắc mắc rằng tại sao càng hút sữa càng ít, câu trả lời cho câu hỏi này chính là rất nhiều bà mẹ hiện nay dù biết cách hút sữa, những không biết chính xác thời gian và tần suất hút sữa trong một ngày và trong từng thời kỳ phát triển của thai nhi. Theo các chuyên gia, để đảm bảo cả thời gian cho sữa mẹ được sản xuất và cả nhu cầu của bé, các bà mẹ nên áp dụng lịch hút sữa theo nhiều thời gian khác nhau để đảm bảo sữa về nhiều trong mỗi cữ hút. Các chuyên gia thường hướng dẫn cho mẹ bầu áp dụng các lịch hút sữa L2, L3, L4, L5, L6...tùy vào từng thời kỳ phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các mẹ thường sử dụng lịch từ L2 đến L5.

Lịch hút sữa L2

Lịch hút sữa L2 tương ứng giữa các lần hút sữa cách nhau 2 giờ đồng hồ, có nghĩa là cần hút sữa từ 8 đến 10 cữ mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo, lịch hút sữa L2 nên được áp dụng ở những bà mẹ mới sinh và đang trong thời kỳ nghỉ thai sản tại nhà, nó phù hợp cho việc mẹ phải dành cả ngày để hút sữa cho bé.

Các cữ hút sữa của lịch L2 như sau: 7 giờ sáng - 9 giờ sáng - 11 giờ trưa - 13 giờ chiều - 15 giờ chiều - 17 giờ chiều - 19 giờ tối - 0 giờ sáng - 3 giờ sáng - 5 giờ sáng và tiếp tục xoay vòng.

Lịch hút sữa L3

Lịch hút sữa L3 tương ứng giữa các lần hút sữa cách nhau 3 giờ đồng hồ, có nghĩa là cần hút sữa 8 cữ mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo lịch hút sữa L3 nên được áp dụng trong thời kỳ trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi.

Các cữ hút sữa của lịch L3 như sau: 7 giờ sáng - 10 giờ sáng - 12 giờ trưa - 15 giờ chiều - 18 giờ chiều - 21 giờ tối - 0 giờ sáng - 4 giờ sáng và tiếp tục xoay vòng.

Lịch hút sữa L4

Lịch hút sữa L4 tương ứng giữa các lần hút sữa cách nhau 4 giờ đồng hồ, có nghĩa là cần hút sữa từ 5 - 6 cữ mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ hãy quan sát khả năng tiết sữa của mẹ và sức bú của bé. Thường là sau khi mẹ sử dụng xong lịch hút sữa L3, lúc này sữa mẹ đã sản xuất với lượng ổn, sức bú tăng rõ rệt thì có thể áp dụng lịch L4.

Các cữ hút sữa của lịch L4 như sau:

  • Đối với các mẹ nghỉ thai sản ở nhà: 8 giờ sáng - 12 giờ trưa - 16 giờ chiều - 20 giờ tối - 0 giờ sáng và tiếp tục xoay vòng
  • Đối với các mẹ đã đi làm có thể áp dụng theo hai khung giờ khác nhau tùy vời thời gian làm việc: 7 giờ sáng - 11 giờ trưa - 15 giờ chiều - 19 giờ tối hoặc 6 giờ sáng - 10 giờ sáng - 14 giờ chiều - 18 giờ tối và tiếp tục xoay vòng.

Lịch hút sữa L5

Lịch hút sữa L5 tương ứng giữa các lần hút sữa cách nhau 5 giờ đồng hồ, có nghĩa là cần hút sữa từ 4 - 5 cữ mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo lịch hút sữa L5 nên được áp dụng trong thời gian sau 6 tháng tuổi.

Các cữ hút sữa của lịch L5 như sau:

  • Chia 4 cữ một ngày: 7 giờ sáng - 12 giờ trưa - 17 giờ chiều - 22 giờ tối và tiếp tục xoay vòng.
  • Chia 5 cữ một ngày: 7 giờ sáng - 12 giờ trưa - 14 giờ chiều - 17 giờ chiều - 22 giờ tối và tiếp tục xoay vòng.

Với mỗi thời điểm phát triển của bé, các mẹ có thể áp dụng các lịch hút sữa khác nhau, điều này giúp kích thích được ngực mẹ sản xuất thêm sữa, từ đó giúp sữa về nhiều để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

2.3. Yếu tố thúc đẩy sữa xuống nhiều khi hút

Để giúp tăng cường phản xạ xuống sữa khi hút sữa mẹ, các mẹ có thể tham khảo một số tip nhỏ sau:

  • Hãy lựa chọn địa điểm hút sữa thoải mái, quen thuộc, kín đáo và quan trọng là phải duy trì tâm trạng dễ chịu khi hút.
  • Trong khi hút sữa, chị em có thể nghe nhạc, xem chương trình yêu thích, đọc sách... Tuy nhiên cần chú ý vào bình đựng sữa để kiểm tra lượng sữa đang hút.
  • Nếu có điều kiện, các mẹ nên lựa chọn loại máy hút có thể hút đồng thời 2 bên ngực. Một số bà mẹ không có khả năng mua có thể cho trẻ bú một bên, còn một bên thì dùng máy hút song song.
  • Ghi nhớ và tuân thủ theo đúng cũ hút theo lịch hút sữa [được nêu ở phần bên dưới]. Điều này có thể giúp mẹ có được đủ lượng sữa cho từng cữ bú, đồng thời tạo một khoảng thời gian hợp lý để cơ thể mẹ tạo được lựa sữa phù hợp.
  • Nên tham khảo một số động tác massage ngực nhẹ nhàng để giảm căng tức ngực trước khi hút, đồng thời kích thích sữa ra đều.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, điều này sẽ giúp giảm các áp lực, căng thẳng từ đó giảm nguy cơ ức chế phản xạ xuống sữa ở mẹ.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập trung vào các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm như chân giò, thịt bò, thịt dê... rau xanh và trái cây tươi để cung cấp Vitamin và chất xơ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú nên uống ít nhất 2 lít nước trong một ngày.

Hút sữa là một phương pháp khá quen thuộc đối với các bà mẹ nhằm hỗ trợ kích sữa hiệu quả. Các thông tin ở trên sẽ giúp các chị em hút sữa đúng cách hơn, biết được thời gian khi nào cần hút và các yếu tố khác giúp thúc đẩy sữa xuống nhiều khi hút. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến mẹ và bé làm cản trở việc ăn sữa, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chủ Đề