Làm ra sản phẩm văn học hay sản phẩm nghệ thuật

Bạn đang quan tâm đến Nghệ thuật trong văn học là gì phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Nghệ thuật làm một khái niệm sẽ khiến nhiều bạn đắn đo và suy nghĩ để tìm cho mình một câu trả lời đúng nhất về định nghĩa của nó. Để giải đáp những thắc mắc này bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kiến thức để bạn có thể hiểu đúng về nghệ thuật.

Khái niệm nghệ thuật là gì?

Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm [có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể] chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật.

Nghệ thuật là những cái hay, cái đẹp để khán giả chiêm nghiệm và ngưỡng mộ bởi kỹ năng, trình độ, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường. Theo nghĩa này thì đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật hay một nghệ sỹ cụ thể.

Khi được gọi là nghệ thuật là khi nghề nghiệp đó đạt đến mức hoàn hảo về trình độ điêu luyện và siêu việt. Theo định nghĩa này thì đòi hỏi một tài năng đặc biệt riêng biệt từng lĩnh vực.

Bạn đang xem:

Nghệ thuật là gì?

Xem thêm:

Hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu thì bạn có thể hiểu nghệ thuật qua 2 nghĩa cơ bản như:

Loại hình sáng tác văn học làm lay động tư tưởng và cảm xúc của con người. [Ví dụ: Điện ảnh, âm nhạc, hội họa,…] Những kỹ năng trong cuộc sống đạt đến mức độ chuyên nghiệp. [Ví dụ: nghệ thuật nấu ăn,…]

XEM THÊM:  Ngôn ngữ bác học và bình dân trong truyện kiều

Bản chất nghệ thuật là gì?

Nhiều người có suy nghĩ rằng nghệ thuật có tính thể hiện tư tưởng nhưng số khác lại cảm nhận nghệ thuật bởi vẻ đẹp, đặc điểm riêng chạm đến cảm xúc. Nhiều nghệ sĩ trường phái có ấn tượng khác nhau và nhiều tranh luận gay gắt về vấn đề này.

Bản chất của nghệ thuật không cố định dựa vào hứng thú và sự cảm nhận của mỗi người sẽ có thể định ra bản chất riêng cho nghệ thuật. Ví dụ, điều quan trọng là vẽ khung cảnh cuộc sống hiện đại nhưng nhiều người luôn chỉ chăm chú khảo sát những tác động lên vạn vật để phác họa nghệ thuật.

Tham khảo: Cách viết CV xin việc ấn tượng cho mọi ngành nghề

Có mấy loại hình nghệ thuật?

Hiện nay, có 6 loại hình nghệ thuật tiêu biểu đây chính là những hình thức nghệ thuật ổn định và tồn tại lâu dài. Bao gồm:

Hội họa Âm nhạc Điện ảnh Kiến trúc và trang trí Điêu khắc Sân khấu Văn chương

Loại hình nghệ thuật cơ bản

Sự hình thành và phát triển của các loại hình nghệ thuật gắn liền với lịch sử đây là một trong những tính chất đa dạng của các hiện tượng thực tại, những phương thức và nhiệm vụ phản ánh thẩm mỹ cao đáp ứng mọi mặt về nhu cầu của con người.

Mỗi một loại hình nghệ thuật sẽ có những quy định và đặc trưng riêng bởi đối tượng miêu tả, nhiệm vụ nghệ thuật, phương thức tái hiện và vật chất để có thể tạo nên hình tượng nghệ thuật.

XEM THÊM:  Soạn văn chí khí anh hùng truyện kiều

Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

Ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ thường xuyên được áp dụng trong văn chương đây là loại ngôn ngữ gợi hình mang chức năng truyền đạt thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mũ cho con người.

Xem thêm:

Ngôn ngữ nghệ thuật hiện nay

Trong văn bản nghệ thuật có 3 loại ngôn ngữ cơ bản như:

Ngôn ngữ sử dụng sân khấu như kịch, tuồng, chèo, cải lương Ngôn ngữ thơ sử dụng trong vè, thơ, cao dao, tục ngữ Ngôn ngữ tự sự sử dụng trong truyện, bút kí, tiểu thuyết

Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây các bạn sẽ có thêm những kiến thức và hiểu biết rõ hơn về nghệ thuật là gì cũng như những đặc điểm liên quan tới nghệ thuật cần nắm rõ.

►► Thông tin tuyển dụng việc làm Hải Phòng lương cao cho ứng viên

Chuyên mục:

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Nghệ thuật trong văn học là gì. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây.

Trong đời sống hàng ngày thì “tác phẩm” là một ngôn ngữ rất thông dụng trong cả văn nói và văn viết. Nhưng mọi người đều chưa có cái nhận định đúng là tác phẩm.

Vậy Tác phẩm là gì? Với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này.

Tác phẩm là gì?

Tác phẩm được hiểu là những sản phẩm trí tuệ do con người viết ra, tạo ra, là kết quả của trí tuệ, sự sáng tạo bên trong mỗi con người. Người tạo ra những tác phẩm sẽ được gọi chung là tác giả.

Hiểu theo nghĩa khác thì tác phẩm được hiểu là kết quả của hoạt động sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực từ văn học, nghệ thuật cho đến khoa học đã được ấn định trên một hình thái vật chất hoặc được mặc định thể hiện ra thế giới bên ngoài thông qua hình thức nhất định.

Còn trong Luật Sở hữu trí tuệ thì phạm vi và tính chất của các tác phẩm được bảo hộ theo điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ rất rộng, không chỉ là những tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của minh, không sao chép từ tác phẩm của người khác mà những tác phẩm phái sinh cũng thuộc đối tượng được bảo hộ với điều kiện người tạo ra những tác phẩm này không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để tạo ra tác phẩm phái sinh.

Do vậy, tại Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có đưa ra định nghĩa cụ thể về tác phẩm như sau: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học, được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện hay dưới hình thức thể hiện nào.

Sản phẩm của lao động trí tuệ sẽ được thừa nhận là tác phẩm và được bảo hộ khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

– Tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo;

– Tác phẩm được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định;

– Tác phẩm phải là sản phẩm thuộc vào lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hay khoa học.

Đặc điểm của tác phẩm

Tác phẩm – với tư cách là đối tượng của quyền tác giả – thì việc chỉ ra các đặc điểm để nó được bảo hộ là cần thiết. 

– Trước tiên, tác phẩm phải là sự sáng tạo trực tiếp của con người, bởi vậy tác phẩm phải mang dấu ấn cá nhân của con người/từng con người cụ thể. Chủ thể của hoạt động sáng tạo là các tác giả [con người cụ thể] thông qua quá trình hoạt động của trí não, kinh nghiệm của bản thân và các yếu tố hỗ trợ khác tạo ra thành quả chính là tác phẩm. Sự lao động sáng tạo trong lĩnh vực khoa học có những khám phá mới về đời sống xã hội, khám phá về cuộc sống, con người, phát hiện những chủ đề mới, nhân vật mới hay vấn đề mới thể hiện tính sáng tạo, tính độc đáo trong quan niệm, phương thức biểu hiện tư tưởng hay tình cảm.

Vì vậy, tác phẩm hết sức đa dạng và phong phú, chứa đựng những giá trị tinh thần. Thời gian sáng tạo ra tác phẩm có thể dài, ngắn, phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh của bản thân tác giả. Tác phẩm làm cho công chúng tiếp nhận được những nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định hay nói cách khác là thể hiện dấu ấn của cá nhân. Tuy nhiên, ngoài những giá trị tinh thần thì tác phẩm còn có khả năng mang lại những giá trị kinh tế – thương mại nên cần thiết phải có sự bảo hộ đặc biệt. 

Tác phẩm âm nhạc, bài hát “Tình cao của nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác vào năm 1957 trong hoàn cảnh rất đặc biệt lúc đó, nhạc sỹ là người con miền Nam tập kết ra miền Bắc và đang sống ở thủ đô Hà Nội. Trong một lần nhận được thư của người vợ yêu quý ở miền Nam ruột thịt, ông thật bất ngờ lá thư từ người vợ gửi khi đến được tay ông phải qua một thời gian dài, vượt qua hàng trăm ngàn cây số. Thư gửi từ quê ông đến Sài Gòn, chuyển qua Băng Cốc [Thái Lan], rồi được chuyển sang Pari [Pháp], cuối cùng mới chuyển về Hà Nội và đến tay nhạc sĩ Hoàng Việt. 

Bản “Tình ca” được sáng tác trong hoàn cảnh đó, cho dù hiện nay công chúng không phải ai cũng biết hoàn cảnh ra đời, nhưng “Tình ca” để lại trong lòng người yêu nhạc những tình cảm tốt đẹp như một lời nhắn nhủ, cảm xúc bồi hồi xao xuyến, chung thủy đợi chờ của những lứa đôi yêu nhau xa cách trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt lúc bấy giờ. 

– Thứ hai, tác phẩm phải là sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo chứ không chỉ đơn thuần là các dạng sản phẩm chỉ được hình thành bằng kết quả lao động của con người mà không chứa đựng một hàm lượng chất xám nhất định. 

– Thứ ba, tác phẩm là sản phẩm trí tuệ nguyên gốc mang đặc trưng riêng biệt của người sáng tạo. 

Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ quy định tác phẩm bảo hộ phải là tác phẩm gốc. Tác phẩm gốc là tác phẩm có xuất xứ trực tiếp từ quá trình lao động của tác giả mà không phải sao chép từ một tác phẩm đã có. Việc xác định tác phẩm “gốc” trong từng lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật dựa trên các căn cứ thể hiện quá trình lao động sáng tạo của tác giả, những điểm riêng thể hiện chất riêng” do tác giả sáng tạo ra. Thực tế, có những trường hợp sao chép, mà tác phẩm gốc và tác phẩm sao chép tương tự như nhau hoặc giống nhau dẫn đến việc người bình thường không thể nhận thấy [lĩnh vực nghệ thuật]. Để xác định tác phẩm gốc thì chính tác giả hoặc người có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó mới thực hiện được. 

Tiêu chí để xác định một tác phẩm gốc dựa trên cơ sở:

[i] nếu tác phẩm chứa đựng sự sao chép từ một hoặc một số tác phẩm có trước mà dấu ấn cá nhân hoặc tính cách riêng của tác giả không còn thể hiện trong tác phẩm nữa thì tác phẩm không coi là tác phẩm gốc;

[ii] nếu toàn bộ hoặc một phần quan trọng của một tác phẩm có trước và đang được bảo hộ bị chiếm đoạt để sử dụng trong một tác phẩm khác, tức là bị sao chép sang một tác phẩm khác thì trong trường hợp này có sự xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm trước đó.

Trong cuộc sống có thể tồn tại một đối tượng, một chủ đề nhưng mỗi người phản ánh đối tượng đó, chủ đề đó bằng cách riêng mang đặc trưng riêng biệt của mình, hay nói cách khác tác phẩm phải mang dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra nó chứ không phải là sản phẩm sao chép của người khác. Ví dụ, với chủ đề “hình tượng người chiến sĩ an ninh trong thời kỳ đổi mới có thể có nhiều tác phẩm âm nhạc khác biệt nhau, nhiều tiểu thuyết khác biệt nhau… phản ánh chủ đề đó. 

Do vậy, xem xét tính nguyên gốc để phân biệt với bản gốc của tác phẩm [bản thảo viết tay hoặc tranh] hoặc để phân biệt bản gốc với những tác phẩm phái sinh. Hiện nay, sự sao chép tác phẩm diễn ra hết sức tinh vị nhằm mục đích lấy tên tuổi để kinh doanh thu lợi nhuận diễn ra khá phổ biến và công khai. Nhiều tạp chí, sách báo, tài liệu sử dụng toàn văn các tác phẩm của người khác với mục đích kinh doanh mà không trích dẫn nguồn, không xin phép và không trả nhuận bút. Việc vi phạm bản quyền do tác phẩm bị sao chép đa dạng, phức tạp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó một phần do các tác giả ít quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ bản quyền nhất là các tác giả nổi tiếng, có nhiều tác phẩm có giá trị; mặt khác vì mục đích lợi nhuận, các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm dù biết rằng có bị kiện cũng không thể giải quyết dứt điểm ngay mà qua nhiều cấp giải quyết. 

Mặc dù đã có các tiêu chí xác định tác phẩm mang tính nguyên gốc nhưng khi có tranh chấp, tác giả phải chứng minh tác phẩm được sáng tạo độc lập hoặc nếu có sử dụng tác phẩm của người khác thì phải chỉ rõ phần sử dụng này để có thể xác định tính nguyên gốc của tác phẩm của mình và đảm bảo quyền của tác giả khác. 

Trong thực tế các nhà khoa học, các văn nghệ sỹ… chỉ quan tâm đến thành quả lao động cuối cùng là tác phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật mà ít quan tâm đến các căn cứ, chứng cứ chứng minh tính nguyên gốc trong quá trình sáng tạo tác phẩm [bản thảo, bản nháp, xác nhận, ghi nhận ý tưởng sáng tạo…] nên nhiều trường hợp khi bị sao chép hoặc bị đăng ký bảo hộ trước nhưng hoàn toàn không có các căn cứ chứng minh đó là tác phẩm gốc của mình. 

[ Ví dụ về trường hợp sao chép tinh vi các tác phẩm trong lĩnh vực mỹ thuật:  Hãng đấu giá Sotheby’s [Anh] dự định bán đấu giá tại Hồng Kông 05 bức tranh nổi tiếng của danh hoạ Bùi Xuân Phái gồm: Phác thảo, Chèo, Phố, Cảnh phố và Mèo đó. Tuy nhiên, hoạ sỹ Bùi Thanh Phương [con trai của cố hoạ sỹ Bùi Xuân Phái] chỉ công nhận bức Mèo đỏ vẽ nhân dịp tết Đinh Mão [1987] là tranh gốc còn lại bốn bức là sao chép. 

Ông Phương nêu ra những đặc trưng tranh của hoạ sỹ Bùi Xuân Phải mà bức tranh giả không thể bắt chước. Cụ thể, để diễn đạt cảm xúc mãnh liệt đồng thời thể hiện kỹ thuật điêu luyện, hoạ sỹ Bùi Xuân Phái dùng bay hoặc dao chứ ít khi dùng cọ. Vì vậy, bề mặt tranh của ông thường gồ ghề chứ không nhẵn. Về Phố hay vẽ Chèo, hoạ sỹ không sa vào miêu tả, ông thường lược bỏ những chi tiết vụn vặt để tạo ấn tượng cho tổng thể. 

– Thứ tư, tác phẩm mang đặc tính vô hình, nên việc chiếm hữu tác phẩm [kể cả chiếm hữu bản gốc của tác phẩm] cũng không thể là một trong các yếu tố xác nhận quyền sở hữu của người chiếm hữu tác phẩm. 

– Thứ năm, tác phẩm được thể hiện thông qua một dạng vật chất nhất định, hay nói cách khác tác phẩm phải được định hình trong một “phương tiện thể hiện cụ thể. Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 

Dạng vật chất nhất định mà tác phẩm định hình được hiểu là thông qua đó công chúng biết đến sự tồn tại của tác phẩm. Thuật ngữ “công chúng vừa nêu là con người, nhưng con người này khác biệt với người sáng tạo nên tác phẩm, trong một nghĩa nào đó còn khác biệt với người thân của người sáng tạo nên tác phẩm. Do đó, công chúng không thể là tác giả, vợ [chồng], con, bố, mẹ… của tác giả. Dạng vật chất nhất định mà tác phẩm được định hình có thể là chữ viết/các ký hiệu khác chữ viết, màu sắc… trên giấy/các chất liệu khác giấy, có thể là hình khối trên các chất liệu khác nhau, có thể là âm thanh, hình ảnh trên các chất liệu khác nhau. Khó có thể liệt kê tất cả dạng vật chất mà tác phẩm được định hình. 

Cần phải phân tích sâu thêm dạng vật chất nhất định mà tác phẩm định hình, được hiểu là thông qua đó công chúng biết đến sự tồn tại của tác phẩm. Việc công chúng nhận biết sự tồn tại của tác phẩm được hiểu là trực tiếp nhận biết và gián tiếp nhận biết. Trực tiếp nhận biết thông qua các giác quan: đọc bài thơ, nhìn bức tranh, nghe bản nhạc/bài thơ, sờ bức tượng… Những bản nhạc được định hình trên đĩa CD thì công chúng không thể trực tiếp nhận biết sự tồn tại của tác phẩm mà phải gián tiếp thông qua thiết bị trung gian.

Ngoài ra, tác phẩm phải là duy nhất và khác biệt với các tác phẩm tác phẩm đang xem xét. Kết quả sáng tạo của tác giả dưới hình thức nhất định tạo nên sự phong phú, đa dạng của tác phẩm được bảo hộ. Việc sao chép rập khuôn theo lối mòn không được bảo hộ. Kết quả sáng tạo của tác phẩm trong từng lĩnh vực xác định dựa trên cơ sở đánh giá của các nhà chuyên môn gắn với sự sáng tạo của tác giả”. Xác định tính “mới” tùy thuộc vào từng yêu cầu của tác phẩm hay lĩnh vực nhất định, có những trường hợp chỉ là sự sắp đặt, tuyển chọn lại những tác phẩm đang tồn tại và được bảo hộ [tuyển tập truyện ngắn, tuyển tập thơ, nghệ thuật sắp đặt…]. Tác phẩm được bảo hộ mà không phụ thuộc vào mục đích, ý nghĩa, nội dung, giá trị của tác phẩm. 

Từ các phân tích trên đây, có thể định nghĩa tác phẩm như sau: 

Tác phẩm là các sản phẩm trí tuệ do cá nhân/những cá nhân trực tiếp sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào thông qua một dạng vật chất nhất định.

Phân loại tác phẩm

Có hai tiêu chí để phân các tác phẩm ra thành hai loại, đó là:

– Dựa vào lĩnh vực sáng tạo. Như đã trình bày ở phía trên, một sản phẩm được coi là tác phẩm nếu nó thuộc một trong 3 lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật hoặc khoa học. Do đó các tác phẩm cũng sẽ được phân chia ra thành ba loại đó là: Tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học.

– Dựa vào nguồn gốc hình thành của tác phẩm, theo đó căm cứ vào đây mà tác phẩm được chia ra thành hai loại là tác phẩm nguyên sinh và tác phẩm phái sinh. Trong tác phẩm phái sinh đã bao gồm các loại như: Tác phẩm dịch thuật, tác phẩm phóng tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể…

Tóm lại, nói đến tác phẩm là nói đến nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể loại lại mang trong mình những đặc điểm riêng biệt và tùy từng loại khác nhau mà bắt buộc phải định hình thông qua một hình thái vật chất nhất định hoặc không bắt buộc điều này.

Những loại tác phẩm được bảo hộ

Tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các loại hình tác phẩm thuộc đối tượng được bảo hộ, bao gồm:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự, bao gồm như tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, tùy bút, hồi ký, thơ, kịch bản, bản nhạc, các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác.

Ngoài ra tác phẩm bảo hộ còn có thể là các tác phẩm được thể hiện bằng các kí tự khác thay thế cho chữ viết, ví dụ như bảng chữ nổi dành cho người khiếm thị, kí hiệu tóc kí hay các kí hiệu khác tương tự mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép nội dung bằng nhiều hình thức khác nhau.

– Các bài giảng, bài phát biểu, đây là những tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Ngoài ra còn có các loại tác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện… Tuy nhiên, bài giảng, bài phát biểu sẽ chỉ được coi là tác phẩm nếu nó được ghi âm lại hoặc được lưu và thể thể hiện dưới hình thức văn bản.

– Tác phẩm sân khấu được bảo hộ đó là những tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức trình diễn nghệ thuật trên sân khấu, như: nhạc kịch, ca kịch, kịch câm, múa, xiếc, múa rối nước…

– Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự. Đây là những tác phẩm được tác giả hợp thành bằng nhiều hình ảnh diễn ra liên tiếp tạo ra hiệu ứng chuyển động kèm theo âm thanh hoặc không, được thể hiện trên chất liệu nhất định và có thể truyền đạt đến công chúng bằng các thiết bị kĩ thuật công nghệ cao như phim truyền hình, phim tài liệu…

– Các tác phẩm nhiếp ảnh. Đây là những tác phẩm được thể hiện thông qua dạng hình ảnh của thế giới khác quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào.

– Tác phẩm báo chí, là tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức ghi nhanh, phóng sự, tường thuật, xã luận…được truyền tải đến công chúng thông qua sóng điện từ hoặc các trang báo, tạp chí, bao gồm cả phần hình ảnh lẫn phần chữ viết…

– Tác phẩm âm nhạc: Là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc trong các kí tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tuy nhiên, thường phải thông qua giọng hát, nhạc cụ thì mới có thể truyền các tác phẩm này đến công chúng.

>>>>> Tham khảo bài viết: Đăng ký bản quyền âm nhạc

– Tác phẩm kiến trúc: Là các bản vẽ thiết kế ngôi nhà, công trình xây dựng khác, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng, bao gồm các bản vẽ thiết kế, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng,…

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Tác phẩm là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Đăng ký bản quyền

Video liên quan

Chủ Đề