Làm sao để thay đổi độ chua của nước chanh

CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 2: CHẤT
Dạng 3: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp
 – Tách chất

 Phương pháp
  
Bài tập vận dụng
 Hướng dẫn

Phương pháp
* Nắm lại định nghĩa:
- Hỗn hợp gồm nhiều chất, tính chất thay đổi.
- Chất tinh khiết chỉ có 1 chất, tinh chất nhất định.
* Dựa vào tính chất vật lý có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp. Ta cũng có thể tách chất bằng phương pháp hóa học [thường dùng]. Chẳng hạn cacbonic tác dụng với nước vôi, còn oxi thì không, ta có thể tách riêng oxi ra khỏi hỗn hợp cacbonic và oxi.
* Các PP tách chất thông dụng dựa vào tính chất vật lý:
-         PP gạn, lắng, lọc: tách chất rắn không tan trong chất lỏng.
-         PP bay hơi: chất lỏng kết tinh [t0 sôi của các chất khác nhau].
-         PP chưng cất: các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
-         PP chiết: các chất lỏng không tan vào nhau.

Bài tập vận dụng

Bài 1:
Trong các chất dưới đây, hãy xếp riêng một bên là chất tinh khiết, một bên là hỗn hợp.
Sữa đậu nành, xenlulozơ, sắt, nhôm, axit, nước biển, nước muối, khí oxi, đồng, không khí, nước tự nhiên, hơi nước, đường.

Bài 2:
a]   Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Có thể thay đổi độ chua của nước chanh bằng cách nào?
b]   Người ta trộn rất cẩn thận bột sắt và bột lưu huỳnh rất mịn, thu được một loại bột màu đen. Có thể xem bột đó là hỗn hợp không?

Bài 3:
Rượu để uống là một chất hay hỗn hợp? Vì sao?

Bài 4:  
Trình bày phương pháp:
a]   Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn.
b]   Tách dầu ăn có lẫn nước.

Bài 5:
Trình bày cách tách riêng từng chất trong các hỗn hợp sau:
1. Dầu hoả, nước.
2. Rượu, nước. Biết rượu sôi ở nhiệt độ 78,30C.
3. Muối, cát, nước.
4. Bột sắt, vụn gỗ, vụn đồng.
5. Tách đường cát ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột.
6. Tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic. Biết khí cacbonic làm đục nước vôi trong.

Bài 6:
Có 4 lọ mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: giấm ăn, nước đường, nước muối, cồn. Làm thế nào nhận biết được chất lỏng đựng trong mỗi lọ.

Bài 7:
Có hai lọ đậy kín, mỗi lọ đựng một chất khí oxi hoặc khí cacbonic.
a]   Làm thế nào có thể nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ?
b]   Nếu trộn 2 chất khí trên với nhau, bằng cách nào có thể tách riêng được khí oxi?

 Hướng dẫn và bật mí

Bài 4
a]   Xét về tính chất riêng, sắt bị nam châm hút, lưu huỳnh không tan trong nước, muối ăn tan trong nước. Chúng ta sẽ dùng những phương pháp nào?
Ta dùng nam châm hút riêng bột sắt. Hỗn hợp còn lại đem hòa tan vào nước. Khuấy đều, muối ăn tan hết. Rót toàn bộ hỗn hợp qua phễu lọc, ta tách riêng được lưu huỳnh [trên phễu] và nước muối. Dùng biện pháp chưng cất, tách riêng được nước và muối ăn.
Chú ý: do đề yêu cầu tách riêng từng chất, nên không được đem nước muối cô cạn [bay hơi], biện pháp này chỉ tách được muối.
b]   Do dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nên dùng phễu chiết, mở khóa cho nước chảy xuống vừa hết, khóa lại, ta tách được dầu ăn và nước riêng.   

Bài 5
2]Chú ý đun hỗn hợp đến 78,3 độ C. và đây là hai chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau, ta dùng phương pháp gì?
4]Chú ý vụn gỗ và vụn đồng khi cho vào nước, vụn gỗ nổi, ta sẽ gạn, lọc lấy vụn gỗ, còn vụn đồng chìm xuống đáy, ta rót hỗn hợp qua phễu lọc, tách được vụn đồng.
5] Đường cát tan trong nước, còn tinh bột thì không, ta tách tinh bột bằng phễu lọc. Hỗn hợp nước đường còn  lại ta đun nhẹ thu được đường.
6] Đây là phương pháp hóa học vì cacbonic làm đục nước vôi trong. Ta sẽ dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong, khí oxi không làm đục nước vôi, sẽ được tách riêng.

Bài 7
a]   Như ta đã biết khó oxi duy trì sự cháy, còn cacbonic thì không.
Ta cho vào lần lượt mỗi lọ que đóm [tàn đóm qua diêm], khí nào làm que đóm bùng cháy là oxi; làm tắt que đóm là cacbonic.
b]   Tương tự bài 5, câu 6.

Đối với loài chanh phổ biến trong tiếng Việt, xem chanh ta.

Đối với các định nghĩa khác, xem Chanh [định hướng].

Chanh là một số loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi Cam chanh [Citrus], khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới - chủ yếu dùng nước ép của nó, thế nhưng phần cơm [các múi của chanh] và vỏ [zest] cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn và nướng bánh. Nước ép chanh chứa khoảng 5% [khoảng 0,3 mol / lít] axit citric, điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Điều này làm cho nước ép chanh không đắt, có thể sử dụng thay axít cho các thí nghiệm khoa học trong giáo dục. Bởi vì có vị chua, nhiều thức uống và kẹo có mùi vị đã xuất hiện, bao gồm cả nước chanh.

Chanh, tươi [các phần ăn được]Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g [3,5 oz]Năng lượng126 kJ [30 kcal]

Cacbohydrat

11 g

Đường1.7 gChất xơ3 g

Chất béo

0.2 g

Chất đạm

0.7 g

VitaminVitamin C

[35%]

29 mg Thành phần khácNước88 g

  • Đơn vị quy đổi
  • μg = microgam • mg = miligam
  • IU = Đơn vị quốc tế [International unit]

Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu [Khuyến cáo của Hoa Kỳ] cho người trưởng thành.
Nguồn: CSDL Dinh dưỡng của USDA

  •  

    Chanh limau purut của Indonesia và Malaysia [Kaffir lime fruit]

  •  

    Chanh đã được bổ, thường để vắt vào đồ uống hoặc đồ ăn

  •  

    Chanh trong cửa hàng thực phẩm

  •  

    Chanh và hoa chanh ở miền Nam Tây Ban Nha

  • Chanh ta
  • Chanh tây
  • Chanh leo
  • Nước chanh

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chanh.
  • Citrus aurantifolia Swingle
  • Tahiti Lime
  • Hort 403 - Lecture32 Lưu trữ 2005-06-24 tại Wayback Machine
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chanh.

  Bài viết họ Cửu lý hương này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chanh&oldid=66221815”

Video liên quan

Chủ Đề